lập dàn ý 1 số đề văn 11

H

hoahuongduong93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cần trợ giúp gấp của mọi người nha
nhanh nhanh nhanh có thanks
đề 1, phân tích bài thơ thương vợ của tú xương để thấy rõ hình ảnh bà tú và tâm sự của nhà thơ của tú xương
đề2. cảm nhận của em về truyênk ngắn hai đứa trẻ
đề3 hãy phân tích vẻ đẹp \, sự độc đáo của nhân vật huấn cao
 
H

haia_pro_vodoi

Vì bạn là bạn mình nên ko có kí do j` để bạn ko thanks mình sau khi đọc xong bại này!!!(Mong là vậy)
Đề 1 :

Thơ xưa viết về người vợ đã ít , mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn.Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời.Kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca.

Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được :Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương yêu ,trân trọng của chồng .Trong thơ Tú Xương ,có một mảng lớc viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất.
Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ.

Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú .Hoàn cảnh vất vả ,lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian ,cách nêu địa điểm .Quanh năm là suốt cả năm ,không trừ ngày nào dù mưa hay nắng.Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt , đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm . Địa điểm bà Tú buôn bán là mom sông ,cái doi đất nhô như lời giưói thiệu ,lại như một bối cảnh làm hiện lên hình bà Tú tần tảo ,tất bật ngược xuôi :

Quanh năm buôn bán ở mom sông.

Thấm thía nỗi vất vả ,gian lao của vợ,Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú .Có điều hình ảnh con cò trong ca dao dầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn.Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian ( như con cò trong ca dao ) mà cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ khi quãng vắng tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút ,rợn ngợp ,chứa đầy lo âu cái rợn ngợp của thời gian , đã làm hao hụt cả ý thơ .So với câu ca dao :Con cò lặn lội bờ sông ,câu thơ của Tú Xương:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Là cả một sự sáng tạo .Cách đảo ngữ - đưa ra từ lặn lội lên đàu câu , cách thay từ - thay từ con cò bằng thân cò ,càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú.Từ thân cò gợi cả nỗi đau thân phận ,so với từ con của Tú Xương cũng sâu sắc ,thấm thía hơn.

Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Câu thơ gợi cảnh chen chúc ,bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ.Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại .Buổi đò đông đâu phải là ít lo âu ,nguy hiểm hơn khi quãng vắng.Trong ca dao ,người men\j từng dặn con : Con oi nhơ lấy câu này / Sông sâu chớ lội , đò đầy chớ qua. “Buổi đò đông” không chỉ có những lời phàn nàn ,mè nheo , cau gắt , những sự chen lán xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy .Hai câu thực đối nhau về ngữ ( khi quãng vắng đối với buổi đò đông ) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả , đơn chiếc ,lại thêm sự bươn bả trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn .Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương :tấm lòng xót thương da diết.

Cuộc sống vâts vả gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú .Bà là người đảm đang tháo vát :
Nuôi đủ năm con với một chông

Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý ,từ đủ trong nuôi đủ vừa nói số lượng ,vừa nói chất lượng .Bà Tú nuôi đủ cả con ,cả chồng , nuôi đảm bảo đén mức: “Cơm hai bữa :cá kho rau muốn – Quà một chiều : khoai lang ,lúa ngô” (Thầy đồ dậy học).

Trong hai câu luận ,Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hy sinh rất mực của vợ:
Năm nắng mười mưa dám quản công

Ở câu thơ này , “nắng mưa” chỉ sự vất vả , “năm mười” là số lượng phiếm chỉ ,để nói số nhiều , được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo (năm nắng mười mưa) vừa nói lên sự vất vả gian lao ,vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó ,hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương ,bao giờ ta cũng bắt gặp hình ảnh hai người: bà Tú hiện lên phía trước , ông Tú khuất lấp ở phía sau ,nhìn tinh mới thấy .Khi đã thấy rối thì ấn tượng thật sâu đậm. Ở bài thơ thương vợ cũng vậy. Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhunge vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài , trào phúng là cả một tấm lòng ,không chỉ thương mà còn tri ân vợ.Về câu thơ Nuôi đủ năm con với một chồng,có người cho rằng ở đây ông Tú tự coi mình là một thứ con đặc biệt để bà Tú phải nuôi.Tú Xương đã không gộp mình với con để nói mà tách riêng ,con riêng rất rạch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ.

Nhà thơ không chỉ cảm phục ,biết ơn sự hy sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách , tự lên án bản thân . Ông không dựa vào duyên số đẻ trút bỏ trách nhiệm.Bà Tú lấy ông là do duyên nhưng duyên một mà nợ hai.Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu.Nợ gấp đôi duyên,duyên ít nợ nhiều . Ông chửi thói đời bạc bẽo ,vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ.Nhưng Tú Xương cũng không đoẻ vấy cho thói đời .Sự hờ hững của ông với con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo.Câu thơ tú Xương tự rủa mát mình cũng là lời tự phán xét ,tự lên án:
Có chông hờ hững cũng như không

Ở cái thời mà xã hội đã có luật không thành văn bẳn đối với người phụ nữ: “xuất giá tòng phu” ( lấy chồng theo chồng ), đối với mối quan hệ vợ chồng thì “phụ xướng ,phụ tuỳ” (chồng nói ,vợ theo), thế mà có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân ,với cuộc đời,dám tự thừa nhận mình là quân ăn lương vợ ,không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhân khuyết điểm .Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao.

Nhan đề Thương vợ chưa nói hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thơ Tú Xương. Ở bài thơ này,tác giả không chỉ thương vợ mà còn ơn vợ,không chỉ lên án “thói đời” mà còn tự trách.

Nhà thơ dám tự nhân khuyết điểm ,càng thấy mình khiếm khuyết càng thương yêu ,quý trọng vợ hơn.

Tình thương yêu ,quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại .Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian ,chứng tỏ hồn thơ Tú Xương dù mới lạ , độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người ,vẫn có gố rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.
 
H

haia_pro_vodoi

Đề 2 :

Thạch Lam (1910 - 1942) là thành viên của "Tự lực văn đoàn".
Ông thành công về truyện ngắn và bút kí qua các tác phẩm
như: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Hà Nội 36 phố phường... Tác
phẩm của Thạch Lam có "cốt cách và phẩm chất văn học", để lại "cái
dư vị và cái nhã thú" cho người đọc. Đó là chữ nghĩa của Nguyễn Tuân
trong Lời bạt cho Tuyển tập Thạch Lam.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn (1938).
Truyện ngắn này có những nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu cho
phong cách của Thạch Lam.
Có thể nói rằng những truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa
trẻ và Dưới bóng hoàng lan là những truyện ngắn không .có cốt
truyện, mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn. Gió lạnh
đầu mùa nói về chuyện cho áo và trả áo, cho vay tiền để mua áo
ấm giữa ba đứa trẻ và hai người mẹ. Dưới bóng hoàng lan có bốn
nhân vật: hai bà cháu, cô thôn nữ Nga và cây hoàng lan. Mái nhà
xưa và bóng bà che mát tâm hồn đứa cháu; hương thơm và bóng
hoàng lan ướp hương và ủ ấp cho một mối tình êm đẹp dịu ngọt
chăng tơ... Còn truyện Hai đứa trẻ nói về một phố huyện nghèo và
tâm trạng thao thức của hai chị em Liên và An khắc khoái đợi chờ
một chuyến tàu đêm đi qua. Hình ảnh đoàn tàu và tiếng còi tàu đã
trở thành một thói quen của cảm xúc và ước vọng. Tuy không có
cốt truyện, nhưng Hai đứa trẻ có một hương vị thật là man mác.
Đó là chất thơ.
Hai đứa trẻ có bao chi tiết nghệ thuật giàu sức gợi sâu xa,
Thạch Lam tả cảnh, tả người hay kể chuyện đều chọn lọc, tạo nên
ấn tượng, nhiều xao xác và bâng khuâng. Cảnh phố huyện tối dần,
ngoài đồng thì ếch nhái kêu ran; trong nhà thì tiếng muỗi vo ve.
Liên ngồi yên lặng, đôi mắt bóng tối ngập đầy dần, tâm hồn thơ
ngây thấm thía cái buồn của buổi chiều quê. Bà cụ Thi hơi điên,
nghiện rượu, tiếng cười khanh khách. Tiếng đàn bầu của bác Xẩm
thì bẩn bật. Mẹ con chị Tí bán nước chè. Thằng ** khiêng hai cái
ghế trên lưng; mẹ nó đội cái chõng tre trên đầu... Thật là vất vả,
cực nhọc và nghèo khổ. Những chi tiết ấy rất sống, rất hiện thực.
Tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn thuộc khuynh hướng lãng mạn.
Nhưng truyện của Thạch Lam, đặc biệt là truyện Hai đứa trẻ, thì
nội dung hiện thực - nhân đạo hòa quyện đầy ám ảnh và lay động.
Một nét đặc sắc trong nghệ thuật của Thạch Lam là tinh tế và
sâu sắc trong phân tích thế giới nội tâm nhân vật, gợi tả xúc động
những biến thái mơ hồ, mong manh trong lòng người. Những dòng
viết về tâm trạng của nhân vật Liên với bao buồn vui lẫn lộn,
nhiều xao xác bâng khuâng. Trời tối dần, Liên ngồi nhìn phố
huyện, không hiểu sao chị thấy lòng buồn man mác. Ngồi đợi tàu
trong màn đêm, dưới ngàn sao lấp lánh, và ánh sáng của những
con đom đóm nhấp nháy, tâm hôn Liên yên tĩnh hắn, có những
cảm giác mơ không hiểu.
Tàu đến, Liên vội đánh thức em dậy, hai chị em nhìn đoàn xe
vút qua, nhìn theo cái chấm nhỏ đèn xanh, xa mãi dần rồi khuất
sau rặng tre. Liên cầm tay em, lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa
xăm. Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Liên nhớ lại tuổi thơ
và ước vọng Rồi Liên chìm dần trong giấc ngủ yên tĩnh của phố
huyện về khuya tịch mịch và đầy bóng tối.
Truyện Hai đứa trẻ có một giọng điệu rất riêng, giọng điệu tâm
tình thủ thỉ. Đó là tiếng nói của một con người, như Nguyễn Tuân
nhận xét là "tính 'tình nhẹ nhàng tinh tê , "vừa sống vừa lắng
nghe chung quanh" với bao chuyện buồn vui đang xảy ra. Cái dây
xà tích bằng bạc của Liên, Thạch Lam đã phát hiện ra thứ vật
dụng mà chị quý mến và hãnh diện vì nó tỏ ra chị là người con gái
lớn và đảm đang. Gánh phở bác Siêu là một thứ quà xa xỉ, nhiều
tiền mà hai chị em Liên không bao giờ mua được, vì thế hai chị em
Liên chỉ biết ngửi thấy mùi phở thơm. Liên nhớ về Hà Nội.là nhớ
những kỉ niệm tuổi thơ, ngày bố còn đi làm, mẹ nhiều tiền, 'hai chị
em được đi chơi Bờ Hồ, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ.
Phải chăng đó là những kí ức tuổi thơ êm đềm của Thạch Lam ?
Thạch Lam sử dụng thành công ' thủ pháp nghệ thuật tương
phản dối lập để làm nổi bật những cảnh đời lầm than nơi phố
huyện. Phố huyện ngập đầy bóng tối. Chỉ có vài ngọn đèn le lói.
Riêng ngọn đèn nơi chõng hàng chị Tí được nhắc đi nhắc lại nhiều
lần. Càng về khuya, phố huyện càng im lìm tịch mịch. Đêm nào
cũng có một chuyến tàu chạy qua phố huyện. Dù chỉ trong khoảnh
khắc, nhưng con tàu đã mang đến một thế giới đầy ánh sáng và
náo động. Lân khói bừng sáng. Các toa đèn sáng trưng. Đồng và
kềnh lấp lánh. Các cửa kính sáng. Đốm than đỏ bay tung trên
đường sắt Tiếng xe rít lên. Tiếng hành khách ồn ào, khe khẽ.
Tiếng còi rít lên. Đoàn tàu rầm rộ đi tới và vút qua.. ánh sáng và
bóng tối, ồn ào náo động và tịch mịch; tương phản ấy đã làm nổi
bật những cảnh ngộ nghịch trái, đồng thời đi sâu vào những tâm
tình, tâm trạng, những cảm xúc, cảm giác đầy ám ảnh.
Một nét đặc sắc nữa về nghệ thuật của Thạch Lam là câu văn
dưới ngòi bút của ông thanh nhẹ, trong sáng, giàu hình ảnh và gợi
cảm. Ví dụ, cảnh phố huyện lúc chiều tàn: Phương Tây, đỏ rực như
lửa cháy (..). Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng
tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào...
Đây là cảnh đầu đêm nơi phố huyện: Trời bắt đầu đêm, một đêm
nwa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các
con ngõ dần dần chứa đầy bóng tối... Nói về câu văn Thạch Lam.
Nguyễn Tuân nhận xét: "Bằng sáng tác văn học, Thạch Lam đã
làm cho tiếng nói Việt Nam gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại ra,
và tươi đậm hơn".
Sự đào thải và thanh lọc 1à vô cùng nghiêm khắc và nghiệt ngã
đối với bất kì ai, sự vật nào, nhất là đối với văn chương nghệ
thuật Nhiều cây bút trong Tự lực văn đoàn đã bị độc giả ngày nay
hờ hững! Riêng tác phẩm của Thạch Lam, hơn 60 năm sau, vẫn
được chúng ta yêu thích.
Cái đẹp trong văn chương Thạch Lam, trước hết, là cái đẹp của
tình người, cái đẹp của một trái tim nhân hậu. Là cái đẹp của chất
thơ đậm hương đời và vị đời, là một cái đẹp của ngòi bút giàu bản
sắc là tinh thần nhân đạo sáng bừng trang văn... Con người và văn
chương của Thạch Lam đáng để ta trân trọng và mến mộ.
 
Last edited by a moderator:
H

haia_pro_vodoi

Đề 3 :

Nguyễn Tuân, một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam; có những sang tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phầm Chữ người tử tù.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng của Cao Bá Quát vớI văn chương “vô tiền Hán”, còn nhân cách thì “một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai” làm nguồn cảm hứng sang tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sang ngời và rất đỗI tài hoa.
Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cái cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu đến tấm long trong sang của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp.
Huấn Cao với tư cách là người nho sĩ viết chữ đẹp thể hiện ở cái tài viết chữ. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách của con người. Chữ của Huấn Cao “vuông lắm” cho thấy ông có khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một báu vật trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn là chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn.
Huấn Cao trong cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, lầm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng cho bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác : con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khoá, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời.
Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lí của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang,kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỵch một cái” và “lãnh đạm” khong thèm chấp sự đe doạ của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu goong, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dùng cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục !
Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời:
“Người hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây nữa thôi”
Cách trả lời ngang tàn, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ nữa là...” Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội.
“Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Nhân cách của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước nào. Theo ông, chỉ có “thiên lương” , bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý.
Thế nhưng khi biết được nỗi lòng viên quản ngục, Húan Cao không nhữg vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt ra rằng :
“Ta cảm tấm lòng biệt nhãn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.
Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay quyền uy mà ép cho chữ bao giờ”.
Hành động cho chữ viên quản ngụ chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang tàng với mình.
Quay cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử từ “cổ đeo gông, chân vướng xích” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, tác giả Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa của con người.
Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu trách nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người ca khuyên bảo con:
“Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành lắm rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện”.
Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi.
Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi’ Huấn Cao , người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xoá tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.
Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau.
 
H

haia_pro_vodoi

Đề 3 :;);)

Nguyễn Tuân, một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam; có những sang tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phầm Chữ người tử tù.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng của Cao Bá Quát vớI văn chương “vô tiền Hán”, còn nhân cách thì “một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai” làm nguồn cảm hứng sang tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sang ngời và rất đỗI tài hoa.
Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cái cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu đến tấm long trong sang của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp.
Huấn Cao với tư cách là người nho sĩ viết chữ đẹp thể hiện ở cái tài viết chữ. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách của con người. Chữ của Huấn Cao “vuông lắm” cho thấy ông có khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một báu vật trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn là chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn.
Huấn Cao trong cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, lầm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng cho bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác : con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khoá, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời.
Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lí của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang,kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỵch một cái” và “lãnh đạm” khong thèm chấp sự đe doạ của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu goong, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dùng cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục !
Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời:
“Người hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây nữa thôi”
Cách trả lời ngang tàn, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ nữa là...” Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội.
“Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Nhân cách của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước nào. Theo ông, chỉ có “thiên lương” , bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý.
Thế nhưng khi biết được nỗi lòng viên quản ngục, Húan Cao không nhữg vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt ra rằng :
“Ta cảm tấm lòng biệt nhãn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.
Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay quyền uy mà ép cho chữ bao giờ”.
Hành động cho chữ viên quản ngụ chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang tàng với mình.
Quay cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử từ “cổ đeo gông, chân vướng xích” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, tác giả Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa của con người.
Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu trách nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người ca khuyên bảo con:
“Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành lắm rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện”.
Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi.
Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi’ Huấn Cao , người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xoá tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.
Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau.:D:D
 
N

narcissus234

dan ý

sau khj đọc những bài văn trên, thật sự, mình ko còn lời nào để nói dc nữa, viết khá hay, có nhiều chỗ mình cần học hỏi. tuy vậy, mình xin bổ sung vài ý có tính chất tham khảo hen.
vì là dàn ý + ko có time -> minh viết ngắn gọn thôi, ^^
đề 1: hih ảnh bà tú: phân tích ở "lặn lội...buổi đò đông" ban tập trung phân tích ở đó, vừa nói lên dc nghệ thuật, hih ảnh bà tú vất vả mà còn cả hih ảnh ông tú như ẩn mình ở đâu đó để quan sát bà vậy. mặc dù thương vợ, tinh cảm ấy dc trải dài toàn bộ bài thơ, nhưng đặc sắc nhất, là cặp câu ý, minh có phân tích wa 1 vài đoạn, ban đọc thử xem sao nha:
"Con coø trong ca dao laø 1 söï löïa choïn hình töôïng raát ngheä thuaät. Trong caûnh kieám aên maët ruoäng, bôø soâng, con coø troâng thaät toäi nghieäp: gaày leâu kheâu, löõng thöõng, 1 thaân 1 mình, laáy hình aûnh ñoù töôïng tröng cho ngöôøi phuï nöõ lao ñoäng taûo taàn 1 naéng 2 söông, vì choàng, vì con, laïi caøng toâi nghieäp hôn.

“Con coø laën loäi bôø ao, gaùnh gaïo ñöa choàng tieáng khoùc næ non”

Tuù Xöông ñi xa hôn, oâng ñoàng nhaát con coø vôùi thaân baø Tuù thaønh thaân coø. Taám thaân maûnh deû nhö thaân coø cuûa baø Tuù maø phaûi naéng söông taát taû thì thaät gian nan. Vì mieáng côm manh aùo, baø phaûi laën loäi treân quaõng vaéng, ñöôøng xa, noåi baät leân söï leû loi, hiu quaïnh, luùc caàn khoâng bieát ñaâu maø nöông töïa, chöa noùi ñeán söï hieåm nguy baát traéc coù theå xaûy ra baát cöù khi naøo. Vaéng veû ñaõ khoå vì hiu quaïnh, ñoâng ñuùc laïi meät vì eo seøo. ñoâng ngöôøi ít choã ít haøng maø muoán ñöôïc baùn, muoán ñöôïc mua, aét phaûi chen laán tranh giaønh , caõi coï, “eo seøo”. Neáu laø chuyeán ñoø ñoâng thì söï hieåm ngheøo caøng laøm noåi baät hôn nöõa.Meï thöôøng daïy con:

“Con ôi nhôù laáy caâu naøy


Soâng saâu chôù loäi, ñoø ñaày chôù qua”.

Duø laø ñoø ngang hay ñoø doïc buoân haøng thì söï vieäc ñeàu xaûy ra treân maët nöôùc, maø choã soâng nöôùc laïi laø nôi hieåm nguy naëng nhoïc. Aáy vaäy maø laïi laø nôi laøm aên, caùch laøm aên cuûa baø Tu ù: hieåm nguy khoâng sôï, naëng nhoïc khoâng töø , taát caû cuõng chæ vì möu sinh, vì cuoäc soáng gia ñình, maø baø ñaõ vöôït qua taát caû chöùng toû baø laø 1 ngöôøi meï hieàn, ngöôøi vôï ñaûm, vôùi taám loøng yeâu thöông choàng con, baø luoân ñöùng ñaàu ngoïn soùng, saün saøng laøm thay caû vieäc naëng nhoïc maø ñaùng ra ñaøn oâng phaûi laø ngöôøi gaùnh vaùc. "

coøn veà tuù xöông, tình caûm thöông vôï cuûa oâng ñaõ theå hieän ngay ôû nhan ñeà, toaøn boä bai thô, ñaëc bòeât laø caëp caâu keát...
ñeà 2: phaân tích 2ñöùa treû, minh xin boå sung theâm, neân ñöa vaøo ngheä thuaät xaây döïng aùnh saùng vaø boùng toái, chuùng ñoái laäp maø cuõng töông wan nhau, aùnh saùng ieâu taû nhölaø nhöõng khe saùng, nhaèm khaéc hoaï saâu theâm "boùng toái", hay oùi khaùc hôn chính laø ñôøi soáng cuûa phoá huyeän, kiếp người tàn lụi.... cùng já trị, ý nghĩa của chi tiết đoàn tàu dj wa, gợi nhớ về 1 ha nội xa xăm cũng là nuôi dưỡng mơ ước cho 1 phố huyện nhiều đèn, cũng rực rỡ, cũng huyên náo, sung túc như hà nội..., đoàn tàu dj wa, mang theo cả sự nuối tiếc của ng dân nơi đây....
đề 3:đây là bài "chán" nhất, nguyễn tuân sử dụng nghệ thuật lý tưởng hoá nhân vật, nên phân tích = "bài ca con cá" vậy, khó phân tích và khó hoc nhất(đối vs mình)^^.chứ khj đeo gông, thì làm sao mà viết chữ thư pháp dc, lại còn tư thế hiên ngang, đứng thẳng người, thật là kho tả, tưởng tượng sao mà jống ...."chim cánh cụt" hi.vs lại, vqn xin chữ ng ta, mà cũng ko gỡ giúp gông xiềng ra tí xíu nữa, đã bất chấp tính mạng biệt đãi huấn cao, thì gỡ gông ra tí xíu, có mất ,át j đâu nè, đúng hok. bởi tế, mới lý tưởng hoá, khó phân tích chết dc. so,minh nghĩ nên bổ sung thêm về quan niệm cái đẹp của nguyễn tuân thi, đai khái là, môi trường xấu, có thể có ng tốt, tuy vậy, trong môi trường xấu, khả năng của con ng khó phát huy, nhất là"thiên lương" . Sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống của huấn cao, lời khuyên xuất phát ừ tấm lòng chân thành(HC khuyên VQN chuyển chỗ ở) + sự cúi đầu của VQN(viên quản ngục) là trứơc lẽ phải, công lý not quyền uy....
minh chỉ biết thế thôi, hi
 
H

hoahuongduong93

như đã nói ở trên, mình cảm ơn mọi người nhiều, nhưng mà hơi dài và không được cụ thể từng luận điểm 1. các bạn nhớ ghi rõ từng luận điểm, gạch chân luôn cho mình nha:D:D:D
 
T

thuha_148

-Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Đề tài về bà Tú – người phụ nữ chịu nhiều gian truân và vất vả trong cuộc đời thực, nhưng đã đi vào sáng tác của Tú Xương.
+Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú
1. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú

a. Nỗi vất vả, gian khó của bà Tú
- Quanh năm buôn bán ở mom sông:
+ Thời gian: Quanh năm: suốt cả năm, từ năm này qua năm khác, không kể mưa hay nắng
+ Địa điểm: ở mom sông: chỗ chênh vênh, nguy hiểm
+ Công việc: buôn bán

- Lặn lội thân cò khi quãng vắng:

+ Con cò xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian và thời gian g Heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy hiểm



+ Thân cò: Đơn chiếc

- Eo sèo mặt nước buổi đò đông
+ Những lời phàn nàn,cáu gắt,cộng với sự chen lấn, xô đẩy = chứa đầy sự bất trắc

+ Đối : khi quãng vắng >< buổi đò đông g Đã vất vả, đơn chiếc, lại phải bươn chải trong cảnh chen chúc làm ăn
+ Đảo ngữ: Nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân.
a Tấm lòng TX: xót thương , cảm phục, biêt ơn.
b. Đức tính của bà Tú

- Nuôi đủ năm con với một chồng: nuôi con + chồng (gánh nặng gia đình) g Đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con
- Một duyên hai … dám quản công:
+ Duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con
+ Đành phận (thân(cò) g phận): số phận, định mệnh cả kiếp người, nên phải chịu, phải chấp nhận, phải trả
+ Sử dụng thành ngữ: Một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa: Sự vất vả gian truân + đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú
a TX cảm phục sự quên mình của vợ: bà Tú vừa đáng thương nhỏ bé giữa bao la không gian, thời gian, vừa đáng phục và cao cả, lồng lộng.

Qua đó thể hiện đức tính cao quý của ông Tú
2. Chân dung nhà thơ
a. Yêu thương, quý trọng, tri ân vợ
- Nhận ra sự đảm đang quán xuyến của người vợ.
+ Đặt mình ngang hàng với năm đứa con thành kẻ ăn bám vợ g Hóm hỉnh
+ Cách đếm: 5con với 1chồng g Gánh nặng
g TX tri công + tri ân vợ
- Thấy được sự vất vả của vợ .
- Cảm nhận được sự vô tích sự của mình và cả thói đời (xh)
b.Tự trách mình


- Tự coi mình là món nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu
- Lời chửi - tự rủa mát mìn+ GV: sự hờ hững của ông đối với vợ cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo g Ý nghĩa xã hội: thói đời là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ

- Tự trách mình, nhận ra khiếm khuyết của bản thân lại càng thương yêu, quý trọng vợ

-Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, Tú Xương là một nhà nho lại dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quan ăn lương vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót mà còn dám tự nhận khiếm khuyết. Một con người như thế là một nhân cách đẹp
Kết bài:
Nội dung: Tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua bài thơ, người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương.
- Nghệ thuật: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian (hình ảnh thân cò lặn lội, sử dụng nhiều thành ngữ), ngôn ngữ đời sống (cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi)
 
T

thuha_148

*Mở bài:
về nhóm Tự lực văn đoàn noi`1 chung và Thạch Lam nói riêng.( ông tìm một lối đi riêng bằng ngòi bút lãng mạn giàu cảm xúc nhẹ nhàng và tinh tế vào những kiếp người nghèo khổ. Và Hai đứa trẻ là một truyện ngắn như thế)(Giới thiệu đôi nét)

-Trích từ tập truyện ngắn Nắng trong vườn.
-Truyện có cốt truyện đơn giản_truyện ngắn trữ tình.
*Thân bài
Bối cảnh truyện từ quê ngoại của tác giả: phố huyện, ga xép Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.
1. Cảnh chiều tàn.- Nhịp điệu các câu văn đầu truyện chậm, cô đọng, giàu nhạc điệu.
- Nó cho người đọc nghe thấy, nhìn thấy và khơi gợi cảm xúc
- Toàn bộ cảnh vật, cuộc sống được cảm nhận qua cái nhìn của nhân vật Liên.
- Ngôi kể thứ ba giúp câu chuyện trở nên khách quan.
- Cảnh vật và tâm trạng hòa nhịp một cách tự nhiên.
- Cảnh mẹ con chị Tí dọn hàng: hàng đơn sơ lại vắng khách. Hình ảnh chiếc đèn Hoa Kì của chị vừa thực vừa có tính biểu tượng.
- Gia đình bác xẩm hát thuê, bà cụ Thi hơi điên.
- Chị em Liên ngồi ngồi buồn lặng, dọn hàng đếm tiền.
=.>Mỗi người mỗi cảnh, nhưng họ đều có chung cái nghèo túng, buồn chán, mỏi mòn của những kiếp người nhỏ bé.
2. Cảnh đợi tàu. - Ngày nào họ cũng đợi tàu vì đó là hoạt động sôi nổi huyên náo cuối cùng của một ngày dài buồn.
- Con tàu là một thế giới khác hẳn với ánh đèn lấp lánh, các toa táu tràn ngập ánh sáng…khác hẳn với ánh đèn nhỏ của chị Tí.
- Ý nghĩa: thể hiện niềm trân trọng, lòng thương xót những kiếp người đang sống quẩn quanh, nhỏ bé nơi phố huyện. Thức tỉnh họ, hãy cố vươn ra ánh sáng.
3. Nhân vật Liên.
- Hoàn cảnh
+ Từng có cuộc sống sôi nổi ,vui tươi ở Hà Nội, nhưng bố Liên mất việc, cô phải về quê coi cửa hàng tạp hóa.
+ Dù sống ở phố huyện nghèo nàn nhưng vẫn yêu cuộc sống bằng tâm hồn thuần phác.
- Tâm trạng:
+ Nhìn buổi chiều: lòng buồn man mác, có những rung động trong trẻo.
+ Tối: quan sát bầu trời, trông ngóng đoàn tàu.Hồi tưởng Hà Nội, nơi có quá khứ êm đẹp của mình.
Liên đợi tàu không chỉ như người khác mà còn để được hồi tưởng, khao khát cuộc sống êm đẹp hơn.
*KB
Bằng một truyện ngắ có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước mong tuy còn mơ hồ của họ
 
T

thuha_148

Vào bài:về Nguyễn Tuân, về Cao Bá Quát, giá trị của hình tượng Huấn Cao.Có thể trưng ra hoặc viết một chữ dạng thư pháp.
1. Hình tượng nhân vật Huấn Cao.
I. Một người nghệ sĩ tài hoa.- Viết chữ” rất nhanh và rất đẹp”. Tài viết chữ Hán - nghệ thuật thư pháp
- “ Chữ ông HC đẹp lắm, vuông lắm…có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”.
=> Ca ngợi tài của HC, nhà văn thể hiện quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của mình, kính trọng, ngưỡng người tài, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc.
II. Một con người có khí phách hiên ngang.
- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.
- Văn võ toàn tài cả.
- Khinh bỉ coi thường bọn tiểu nhân đắc ý.
- Bình tĩnh ung dung sống nốt những ngày cuối của cuộc đời oanh liệt
- Lên tiếng mắng quản ngục.
=>Đó là khí phách, tiết tháo của nhà Nho uy vũ bất nắng khuất.
III. Một nhân cách, một thiên lương cao cả.
- Không vì quyền lực hay danh lợi mà ép mình viết chữ, cho chữ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục => coi thường , cư xử cao ngạo.
Khi biết tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục
 ngạc nhiên, băn khuăn rồi cho chữ, coi qủan ngục như bạn tri âm.
Huấn Cao là một anh hùng_ nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.
.
3. Cảnh cho chữ.
- Về nội dung: khắc họa rõ hình tượng hai nhân vật chính.
- Về nghệ thuật: bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa, biên pháp tương phản.
- Là cảnh tượng xưa nay chưa từng có vì:
+ Cái đẹp được tạo ra nơi ngục tù nhơ bẩn, thiên lương cao cả lại tỏa sáng nơi cái ác và bóng tối đang tồn tại, trị vì.
+ Trật tự thông thường bị đaỏ lộn: kẻ cho là tử tù, người nhận là qủan ngục.
Âm thanh, ánh sáng, mùi vị, không gian càng làm nổi bật bức tranh bi hùng này.
=>Cái đẹp, cái thiện chiến thắng cái xấu, cái ác.
 
N

narcissus234

thuha_48 viết như thế cũng rõ lắm, mình bổ sung thêm đôi nét: nguyễn tuân : ng theo chủ nghĩa duy mĩ , thach lam viết truyện mà ko có chuyện, từ đó, dễ khạ tháx vào bai văn -> dễ làm ^^
 
Top Bottom