Văn 9 Làm sáng tỏ nhận định trong Tiếng nói của văn nghệ

Nguyễn Cao Trường

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng sáu 2019
365
58
61
Quảng Bình
Trường THCS Tiến Hoá
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh” (Nguyễn Đình Thi, “Tiếng nói của văn nghệ”)
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một tác phẩm đã học trong chương trình.
------------------------------------------------------
Mọi người giúp mình nhé, ngày mai phải nộp bài rồi T^T
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh” (Nguyễn Đình Thi, “Tiếng nói của văn nghệ”)
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một tác phẩm đã học trong chương trình.
------------------------------------------------------
Mọi người giúp mình nhé, ngày mai phải nộp bài rồi T^T
1. Giải thích
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: Tác phẩm nghệ thuật là tấm gương soi vào cuộc đời, vào thực tế cuộc sống. Vì thế, các tác giả phải luôn hướng ngòi bút của mình chấm vào nghiêng mực của hiện thực cuộc sống, những chất liệu thi ca để diễn đạt trong từng lời văn, con chữ trong tác phẩm của mình. "Những vật liệu mượn ở thực tại" tức là trong chính cuộc sống của chúng ta, không được xa rời thực tế khách quan. Nhờ đó, tác phẩm mới có sức hấp dẫn, sự gần gũi với người đọc, tạo nên một tác phẩm thành công.

Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ : Mục đích của văn nghệ không chỉ nói những thứ đã có sẵn, đã hiện hữu trước mắt ta mà sâu ở đó, người đọc còn nhận thấy nét sáng tạo, sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật, bút pháp đặc sắc, những tình huống truyện được xây dựng mới mẻ, độc lập, khác biệt trở nên một nét riêng trong một chủ đề chung như một giai điệu hay trong một bài ca dâng tặng đến cuộc đời.

"Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh” : Mục đích của văn nghệ không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người mà "làm chúng ta rung động với cái đẹp" ,văn nghệ có sức mạnh tác động tới tâm hồn, tình cảm của con người. Mặt khác, tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng, nhưng không giống sự tác động tư tưởng của những lĩnh vực nhận thức khác, tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng bằng cách "làm cho chúng ta nhìn, nghe" và "những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi mung lung trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ".

2 Chứng minh qua các tác phẩm đã học:
(Trình bày sự hiểu biết qua các tác phẩm đã học, nêu lên được chủ đề, sự giống và khác nhau giữa các bài có cùng chủ đề và chỉ ra được tâm tưởng của nhà thơ, nhà văn, tư tưởng của mỗi tác phẩm văn học) Chọn 1 trong các bài sau, những bài cùng chủ đề làm dãn chứng so sánh cho bài chính:
  • Chủ đề người lính: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi
  • Chủ đề gia đình: Kiều, Bếp lửa, Nói với con,...
  • Chủ đề quê hương: Bến quê, Làng,...
  • Chủ đề thiên nhiên: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu, Cảnh ngày xuân,...
  • ...
 
Top Bottom