Kinh tế khu vực Đông Nam Á

H

hocdesong_98s

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1,Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực I của quốc gia rõ nhất là:

Việt Nam là quốc gia tiêu biểu về sự chuyển dịch cơ cấu GDP ở khu vực I

Nguyên nhân để kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng trong những năm qua:

Do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhờ sự chuyển dịch kinh tế một cách hợp lí ở mỗi quốc gia và khu vực do vậy mà nó đã mang lại thành quả lớn

VD: Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao đạt 6,8% (2009), do nước ta đang có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế bằng cách giảm tỉ trọng khu vực I ( 20,25%), phát triển công nghiệp (38,14%) và dịch vụ (41,61%)


- Phát triển các ngành kinh tế dựa vào những điều kiện có sẵn ( tài nguyên thiên nhiên, lao động…)
- Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa: phát triển các ngành công nghiệp chế biến, ưu tiên phát triển các ngành sử dụng nhiều nguyên liệu, thu hút nhiều lao động, vốn ít, không yêu cầu công nghệ cao, sản phẩm tiêu thụ trong thị trường nội địa như công nghiệp thực phẩm, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng.

Sở dĩ các nước trong khu vực phát triển mạnh những ngành đó bởi nó phù hợp với điều kiện của các nước trong khu vực Đông Nam Á, hơn nữa qua việc phát triển các ngành trên nó còn thể hiện được trình độ phát triển kinh tế. Hiện nay Việt Nam đang tiếp cận với xu hướng này với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.
VD:
Năm 2009 do thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất báo nhân dân, Việt Nam đã phải nhập khẩu giấy để in báo khiến giá giấy lên cao. Trước tình trạng đó nhà máy giấy Tân Mai đã sản xuất loại giấy này để cứu nguy cho nước ta ( nhà máy giấy Tân Mai đã tận dụng nguồn nguyên liệu từ bã mía để sản xuất giấy)

Các hãng nước ngoài liên doanh với các nước Đông Nam Á:
Honda, Mitxubixi, Panasonic, Tosiba….

- Các nước đã xây dựng được tuyến đường sắt xuyên Á dài 5569km với trị giá 2,5 tỉ USD nối liền Xingapo, Malaixia, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Mianma với Côn Minh (Trung Quốc) và đã xây dựng được tuyến đường ô tô xuyên Á, xây dựng được hành lang Đông- Tây với với chiều dài lớn hơn 1450 km đi qua Lào, Thái Lan, Việt Nam, Mianma, nối Ấn Độ Dương với Biển Đông ( có 270km chạy qua lãnh thổ Việt Nam từ Lao Bảo (Quảng Trị) đến Tiên Sa (Đà Nẵng)

- Một số cảng lớn của Đông Nam Á: Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng (Việt Nam); Rangun (Mianma); Băng Cốc (Thái Lan); Xiangapo; Klang (Malaixia).

Cảng Klang (Malaixia)- trung tâm bốc dỡ hàng đang khẳng định vị trí của mình như cánh cổng đường biển mở ra thế giới.

- Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển
VD: Hệ thống thông tin và giao thông vận tải ở Malaixia được kết nối rộng khắp trong cả nước và thế giới. Các dịch vụ y tế, ngân hàng và viễn thông( điện thoại cố định, điện thoại công cộng, quán Internet công cộng) đều có ở mọi nơi trong tỉnh, thành phố.

Hay đối với Việt Nam hệ thống thông tin liên lạc cũng đang được phát triển mạnh

VD: Duyệt trình Web trên điện thoại di động tại Việt Nam tăng trưởng nhất trong khu vực: theo thống kê 12/2009 thế giới có 46,3 triệu người sử dụng Opera mini trên toàn cầu, tăng 159% trong đó Việt Nam là nước xếp thứ 8 trong 10 nước có người sử dụng Opera Mini nhiều nhất thế giới và cũng là nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Tiểu kết:
Như vậy có thể thấy cùng với việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ Đông Nam Á ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển ý:
Ở bài học trước cô trò chúng ta đã biết rằng Đông Nam Á là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi cả về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội để phát triển nganh nông nghiệp. Vậy với những điều kiện đó các nước Đông Nam Á đã đạt đến trình độ phát triển nông nghiệp như thế nào. Chúng ta cùng chuyển sang nghiên cứu phần IV…




Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới giữ vị trí quan trọng trong việc nuôi sống hơn 1 tỉ dân của khu vực này. Trong đó một số nước đã có bước phát triển theo hướng nông- công nghiệp như: Thái Lan, Malaixia. Các ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của các nước Đông Nam Á: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.


- Lúa nước là cây trồng truyền thống của các nước Đông Nam Á:

Lúa nước là cây trồng lâu đời của cư dân khu vực vì nó phù hợp với nền nhiệt cao, nhiều ánh sáng, chế độ mưa và đất phù sa màu mỡ và trở thành cây lương thực chính.

Phân bố ở tất cả các nước trong khu vực nhưng sản lượng nhiều nhất là ở các nước: In-đô-nê-xia, Thái Lan, Việt Nam, Philippin, Malaixia.

Trong những năm gần đây Thái Lan và Việt Nam là 2 trong 3 nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Năm 2007 Thái Lan sản xuất 23,8 triệu tấn và xuất khẩu 10 triệu tấn. In-đô-nê-xia do dân số đông nên sản xuất lúa gạo chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước.

Philippin và Malaixia sản xuất lương thực không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Năm 2007 Việt Nam sản xuất 35,8 triệu tấn lúa gạo và xuất khẩu 4 triệu tấn. Sản lượng lúa gạo của Việt Nam liên tục tăng và đạt được những thành tựu đáng kể.

VD: Năm 2009 sản xuất được 38,9 triệu tấn lúa, sản lượng xuất khẩu gạo tăng nhanh và năm 2009 cũng được xem là một kỉ lục xuất khẩu gạo của Việt Nam với 5,8 triệu tấn thu được giá trị là 2,6 tỉ USD. Việt Nam là một trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Nếu đặt địa vị em là Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn em sẽ đưa ra những giải pháp nào để vừa có thể tăng được sản lượng lương thực vừa có đất phát triển công nghiệp?
- Cần áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật tác động vào giống cây trồng
- Tăng cường đầu tư vốn…vv

Ngoài các biện pháp mà các em kể trên chúng ta cần quy hoạch phát triển hợp lí quỹ đất vì ở mỗi quốc gia diện tích đất trống có thể còn nhiều nhưng diện tích đất trồng lúa có thể rất hạn chế. Do vậy các nước trong khu vực cần sử dụng hợp lí đất gieo trồng lúa nước, tránh tình trạng lãng phí đất, phải quy hoạch dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển.

- Các loại cây trồng được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á:
Cao su, hồ tiêu, cà phê, một số cây lấy sợi
- Các nước Đông Nam Á nổi tiếng về trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới: cà phê, cao su… Hiện nay các nước Đông Nam Á cung cấp 90% sản lượng cao su tự nhiên của thế giới (với tổng sản lượng khoảng 5,5 triệu tấn).

Cọ dầu được trồng nhiều và trở thành cây công nghiệp quan trọng ở Malaixia, In-đô-nê-xia, Thái Lan trong đó Malaixia có diện tích trồng cao su khoảng 1,3-1,5 triệu ha và là nước xuất khẩu dầu cọ đứng đầu thế giới.

- Ngoài ra khu vực còn trồng nhiều loại cây cung cấp đồ uống ở In-đô-nê-xia, Việt Nam, Philippin (cà phê), Việt Nam là nước đứng đầu về diện tích cây cà phê, chè cũng được trồng nhiều ở Việt Nam, In-đô-nê-xia. Năm 2007 Việt Nam sản xuất 705 nghìn tấn chè (xuất khẩu 114.000 tấn) và xuất khẩu 1194 nghìn tấn cà phê.

Một số cây ăn quả chủ yếu được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á:
Dừa, xoài, chuối, bưởi, cam, đu đủ, nhãn được trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xia.

- Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm (ánh sáng dồi dào, nhiệt ẩm phong phú), đất đai (đất feralit và nhất là đất badan) tốt, màu mỡ rất thích hợp cho việc trồng các loại cây trên

- Cao su: sản lượng cao su Đông Nam Á nhiều hơn thế giới. Từ năm 1985-2005 sản lượng cao su của thế giới và khu vực Đông Nam Á đều tăng.
- Cà phê: sản lượng cà phê của Đông Nam Á chiếm tỉ trọng lớn, tăng nhanh và đều nhưng sản lượng của thế giới tăng chậm.
Khái quát: Nhìn vào bản đồ ta thấy
- Cao su
+ Sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm phần lớn sản lượng cao su của thế giới (khoảng 2/3 sản lượng cao su của thế giới)
+ Từ 1985-2005 sản lượng cao su của Đông Nam Á và toàn thế giới đều tăng nhưng sản lượng cao su của toàn thế giới tăng nhanh hơn.
- Cà phê
+ Sản lượng cà phê của khu vực Đông Nam Á chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng sản lượng cà phê của thế giới. Năm 2005 tỉ trọng này là 23%
+ Sản lượng cà phê của khu vực Đông Nam á tăng khá nhanh và tăng đều, trong đó sản lượng cà phế của thế giới tăng chậm, thậm chí thế giới còn giảm năm 1995.
Như vậy, Đông Nam Á là khu vực phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su. Sản lượng cà phê, cao su của khu vực chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng của thế giới. Đông Nam Á là khu vực cung cấp một phần rất lớn nhu cầu về cà phê, cao su trên thị trường thế giới.

Tuy trong những năm gần đây chăn nuôi có sự thay đổi đáng kể.Tuy nhiên vẫn chưa trở thành ngành chính, chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp chưa nhiều. Chăn nuôi gia súc lớn: trâu, bò, ngựa chủ yếu là cung cấp sức kéo.

Hiện nay các nước Đông Nam Á việc đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính trong nông nghiệp là một phương châm đúng nhưng không dễ dàng thực hiện:

* Là một phương châm đúng vì:
- Chăn nuôi cung cấp thực phẩm, đạm nuôi sống con người
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
- Cung cấp hàng xuất khẩu
- Tạo việc làm cho người lao động
- Góp phần củng cố quốc gia

* Không dễ thực hiện vì:
- Thiếu vốn
- Trình độ khoa học kĩ thuật thấp
- Sức mua trong nước kém
- Sản xuất kém chất lượng, khó cạnh tranh với thị trường
- Thiếu đất trồng, ít đồng cỏ
- Lương thực chưa đủ cung cấp cho người, chưa dư thừa để phục vụ phát triển chăn nuôi
- Công nghệ sinh học còn non yếu, chưa lai tạo được nhiều giống tốt. Dịch vụ thú y kém phát triển.

Ngoài chăn nuôi gia súc lớn còn chăn nuôi gia cầm
VD: Năm 2005 chăn nuôi 27 triệu con lợn, 220 triệu con gà
Là khu vực có nhiều lợi thế riêng về sông, biển nên đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên việc khai thác các tài nguyên này so với nơi khác chưa nhiều, nguyên nhân là do phương tiện đánh bắt của cư dân các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng còn lạc hậu, điều đó được thể hiện ở phương tiện chuyên chở (tàu, thuyền), phương tiện đánh bắt (lưới), nhân lực chế biến tại chỗ còn thô sơ, công cụ lao động lạc hậu nên chỉ đánh bắt thủ công và đánh bắt gần bờ, ít có tàu lớn để đánh bắt ra các đại dương.

- Năm 2003 sản lượng cá khai thác đạt 14,5 triệu tấn, trong đó có 5 nước đứng đầu là In-đô-nê-xia, ( 4,7 triệu tấn), Thái Lan (2,8 triệu tấn), Philippin (2,2 triệu tấn), Việt Nam (1,8 triệu tấn) và Malaixia (1,3 triệu tấn)

- Ở Việt Nam sản lượng thủy sản đạt 3,4 triệu tấn ( năm 2005), lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản lượng thủy sản bình quân đầu người hiện nay khoảng 42kg/ người.
Em hãy kể tên những loài thủy hải sản nhiệt đới có giá trị ở Đông Nam Á?
Tôm (tôm hùm, tôm he…), cá chim biển, cá tráp, cá chình, cá song…

Đông Nam Á nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa do vậy mà vùng có nhiều loại thủy hải sản có giá trị điển hình như Việt Nam: với đường bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2 . Biển Việt Nam có nhiều loài cá trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế cao.

Do đặc điểm của vùng biển nhiệt đới nên cá biển của Việt Nam phần lớn là các loài cá có kích thước nhỏ, chu kì sinh sản ngắn. VD: cá chim biển, cá chình, cá thu, cá hồng...

Hàng năm các mặt hàng cá biển của Việt Nam được xuất khẩu sang hầu khắp các thị trường thế giới tập trung ở Nhật Bản và các nước thuộc châu Á, châu Mỹ, châu Âu, các nước châu Đại Dương. Giá trị xuất khẩu mặt hàng cá đông lạnh chiếm khoảng 15-20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm.

Trong đó giá trị xuất khẩu các mặt hàng cá biển chiếm khoảng 40-50% tổng giá trị các mặt hàng cá đông lạnh.
Đông Nam Á là khu vực có nhiều lợi thế để phát triển ngành chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. Tuy giá trị kinh tế mang lại chưa cao so với những lợi thế của vùng song nếu như đầu tư trang thiết bị đánh bắt và các cơ sở chế biến hiện đại thì trong tương lai đây sẽ là ngành hứa hẹn một triển vọng phát triển cho nền kinh tế khu vực.
(*) ko dùng mực đỏ nha bạn !!
 
Last edited by a moderator:
X

xungba_giangho

Sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở đồng bằng sông Hồng như thế nào? Những định hướng chính trong tương lai.

a. Thực trạng chuyển dịch

- Từ 1986 đến nay, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp

- Chiều hướng trên là tích cực và phù hợp với thời kì mới CNH, HĐH, tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm

b.Các định hướng

- Tiếp tục giảm tỉ trọng của nông lâm ngư, tăng nhanh tỉ trọng CN – XD và DV

- Trong từng ngành: tập trung phát triển và hiện đại hóa CN chế biến, các ngành công nghiệp khác phát triển gắn với nông nghiệp hàng hóa

+ Đối với N – L – Ng: giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi, thủy sản. Trong trồng trọt giảm cây lương thực, tăng cây công nghiệp, thực phẩm và rau quả

+ Đối với CN - XD: Phát triển mạnh các ngành CN trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, dày da, vật liệu xây dựng, cơ khí điện tử

+ Đối với dịch vụ: tăng du lịch, tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo…
 
X

xungba_giangho

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông hồng
1/ CÁC THẾ MẠNH CHỦ YẾU CỦA VÙNG:
- Gồm 11 tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, thành phố Hà Nội và Hải Phòng.
- Diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5% diện tích toàn quốc) và số dân (năm 2006) 18,2 triệu người (chiếm 4,5% diện tích và 21,6% dân số cả nước).
a) Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giáp Biển Đông.
b) Tài nguyên thiên nhiên:
- Đất nông nghiệp: 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Tài nguyên nước: phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).
- Biển: có khả năng phát triển cảng biển, du lịch, thuỷ hải sản.
- Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh; ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về khí đốt.
c) Điều kiện kinh tế – xã hội:
- Dân cư, lao động: nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
- Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển mạnh, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật: tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống. Các thế mạnh khác: thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
2/ CÁC HẠN CHẾ CHỦ YẾU CỦA VÙNG:
- Có số dân đông nhất cả nước. Mật độ dân số cao 1225 người/km2, gấp 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước (2006), gây khó khăn cho giải quyết việc làm.
- Chịu ảnh hưởng của những thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán... Một số loại tài nguyên (đất, nước trên mặt...) bị suy thoái. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp; phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh của vùng.
3/ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH:
a) Thực trạng:
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển. Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 25,1%; công nghiệp – xây dựng chiếm 29,9%; dịch vụ chiếm 45,0%.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên, còn chậm.
b) Các định hướng chính:
- Xu hướng chính là phải tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) và tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
+ Đối với khu vực I: giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
+ Đối với khu vực II: quá trình chuyển dịch lại gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt – may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kĩ thuật điện – điện tử).
+ Đối với khu vực III: du lịch là một ngành tiềm năng, trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo... cũng phát triển mạnh.

.
 
X

xungba_giangho

BÀI 33. VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG


1-Tại sao lại phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng ?
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng giúp cho việc khai thác tốt hơn các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực

2-Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.
-Vị trí địa lý : Trong vùng kinh tế trọng điểm và giáp các vùng và vịnh Bắc Bộ
-Đất : Đất nông nghiệp 51,2% diện tích đồng bằng.Trong đó đất phù sa màu mỡ 70%
-Nước : Phong phú. Nước dưới đất. Nước nóng, nước khoáng
-Biển : Thủy hải sản. Du lịch. Cảng
-Khoáng sản : Đá vôi, sét cao lanh. Than nâu. Khí tự nhiên
-Dân cư – lao động : Lao động dồi dào. Có kinh nghiệm và trình độ
-Cơ sở hạ tầng : Mạng lưới giao thông. Điện, nước
-Cơ sở vật chất – kỹ thuật : Tương đối tốt. Phục vụ sản xuất đời sống
-Thế mạnh khác : Thị trường. Lịch sử khai thác lãnh thổ

3-Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào ? Nêu những định hướng chính trong tương lai.
a/ Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.
- Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II v à III.
- Trước 1990, khu vực I chiếm tỷ trọng cao nhất (49,5%). Năm 2005, khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhất (45%).

b/ Định hướng:
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề XH và môi trường.

- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:
+ Trong khu vực I: Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.Trong trồng trọt: giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả.
+ Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động: công nghiệp chế biến LT-TP, dệt may, da giày, cơ khí, điện tử…
+ Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,…
 
Top Bottom