Sử 8 Chiến tranh thế giới 1

Thùy Trang 2202

Học sinh
Thành viên
14 Tháng mười 2018
17
4
21
19
Đắk Lắk
Trung học cơ sở Huỳnh Thúc Kháng

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Nêu nguyên nhân và kết cục chiến tranh thế giới thứ 2
*Nguyên nhân:
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về quyền lợi, thị trường và thuộc địa.
- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933
[tex]\rightarrow[/tex] hình thành hai khối đối địch nhau: Anh, Pháp, Mĩ với khối 3 phát xít Đức, Italia, Nhật Bản.
- Cả hai khối này đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.
- Anh, Pháp, Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp
[tex]\rightarrow[/tex]khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
*Hậu quả:
- Chiến tranh kết thúc với thất bại thuộc về khối phát xít Đức, Italia, Nhật Bản.
- Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất (60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương…)
 
  • Like
Reactions: Thùy Trang 2202

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Nêu nguyên nhân và kết cục chiến tranh thế giới thứ 2. Em có suy nghĩ gì về chiến tranh đó đối với xã hội loài người

Nguyên nhân:
- Sâu xa: các nước tư bản đòi chia lại thuộc địa khi kết quả của Thế chiến 1 không được như ý
- Trực tiếp: khủng hoảng kinh tế thế giới khiến phân thành: chính quyền "cải cách xã hội" của Anh, Pháp, Mĩ và chính quyền phát xít của Đức, Italia và Nhật
Kết quả: số người thiệt mạng tăng lên gấp khoảng 3 lần, hàng trăm vạn làng mạc và hàng chục nghìn cơ sở vật chất kinh tế bị tàn phá (riêng Liên Xô bị tàn phá nặng nề nhất), tổng thiệt hại lên tới hơn 1.000 tỉ dollar (gấp nhiều lần so với 85 tỉ dollar thời Thế chiến 1)
Suy nghĩ thêm: Thế chiến 2 có hai tính chất: phi nghĩa (1939 - 1941) và chính nghĩa (1941 - 1945) nên nhận xét chung vẫn là gây thiệt hại lớn về nhân mạng và cơ sở vật chất của thế giới. Suy nghĩ riêng: chiến tranh lúc đầu là phi nghĩa do phe phát xít dùng mọi biện pháp và kết quả là xâm chiếm hầu hết toàn châu Âu, một phần châu Phi và tương tự như thế, một phần của vùng Tây Nam Á => làm bàn đạp chống Liên Xô bất chấp mọi nỗ lực ngăn cản của Liên Xô với Đức thông qua Hiệp ước không xâm lược nhau (1939) giữa Molotov và Ribbentrov (tả thêm và nói cảm xúc của mình ở các nước bị phát xít chiếm đóng - nhất là trại tập trung người Do Thái tại Auschwitz). Lần sau là chính nghĩa với hai sự kiện: quân Liên Xô phản công khi quân phát xít xâm lược, Mĩ tham chiếm ở Viễn Đông sau trận phục kích của Nhật ở Trân Châu cảng. Chính nghĩa hơn nữa với việc ba cường quốc họp các hội nghị, tuyên bố lập Đồng minh chống phát xít (1942).... một cảm xúc phấn khởi trước cuộc tổng phản công của Đồng minh, kết hợp nhân dân các thuộc địa tự giải phóng đất nước
 
  • Like
Reactions: Thùy Trang 2202
Top Bottom