Kiểm tra 1 tiết thơ, truyện trung đại

D

dhpthao

S

seagirl_41119

Ông Hai nha:
Ông hay nghĩ về làng ,nhớ làng da diết :
Ông nghe được nhiều tin hay
-> ruột gan ông cứ múa cả lên,vui quá .
Rất vui vẻ ,thoải mái,náo nức
=> Ông yêu làng ,yêu nước tha thiết mãnh liệt ; tình cảm ấy luôn thường trực trong ông.Đó cũng là niềm vui và niềm tự hào của người nông dân trước thành quả cách mạng của làng quê .Tình cảm đó thật đáng trân trọng
Khi nghe tin làng theo Tây:
*Thái độ : sững sờ,bàng hoàng vì tin đến bất ngờ ,đột ngột :
+ Cổ nghẹn ắng,da mặt tê rân rân
+ Ông lặng đi
+ Đánh lảng, cúi gằm mặt mà đi
+Nằm vật ra giường ,tủi thân ,khóc
=> Cảm xúc bị xúc phạm ,đau đớn tái tê ,dằn vặt .

Vì sao ông lại có tâm trạng đó?
=> Có lẽ nếu ông Hai không yêu làng, không tự hào về làng đến mức tôn thờ thì ông không đau đớn đến thế .Ông đau bởi vì tình yêu làng của ông quá lớn .Tin làng theo giặc khiến thần tượng trong ông như sụp đổ.Tin ấy không chỉ chấn động thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh day dứt cả tâm hồn ông.
* Hàng loạt câu hỏi,câu cảm thán diễn tả tâm trạng, những cung bậc cảm xúc của ông:
+ Nỗi ám ảnh day dứt
+ Nỗi nhục nhã ê chề
+ Nỗi đau đớn tái tê
+ Sự ngờ vực chưa tin
+ Sự bế tắc vào cuộc sống phía trước
=>Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông ,cùng nỗi đau xót tủi hổ của ông
Bn phân tích sự đấu tranh nội tam của ông Hai ra nha,hơi nhiều nên mình post ngắn thui
=>Ông Hai:+ Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu của ông( ông muốn đứa con nhớ câu " Nhà ta ở làng Chợ Dầu )
+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến ,với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ ( Anh em đồng chí biết cho bố con ông .Cụ Hồ trên đầu..soi xét cho bố con ông ...đơn sai )
=> Tình yêu sâu nặng ,bền vững và thiêng liêng đối với làng,và Tổ quốc.
Khi nghe tin làng cải chính:
Vui sướng háo hức
+ Khoe :" Tây đốt nhà tôi rồi ! "
=> Tình yêu làng đã hoà quyện với tình yêu Tổ quốc ,cách mạng ,vì thế khi nghe tin căn nhà mình bị giặc đốt ông không xót của mà trái lại ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người .Nét tâm trạng này không bình thường nhưng lại hoàn toàn chân thực .Vì đó như là một chứng cớ hùng hồn chứng tỏ làng ông không theo giặc .Điều đó cho thấy ông rất hạnh phúc khi làng mình là làng yêu nước.
=>Tình yêu làng quê gắn bó,thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến

====>>>> Ông Hai làng Dầu là con người thuần phác ,đôn hậu ,có bản chất tốt đẹp .Trong trái tim ông tình yêu quê hương đất nước hài hoà, nồng thắm .Vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam yêu nước trong buổi đầu chống Pháp ,tuy trình độ văn hoá thấp nhưng đã có ý thức giác ngộ cao ,tha thiết yêu quê hương , đất nước .
 
S

seagirl_41119

anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa
Nhân vật này đã có topic nói đến rùi đó.Bn tìm đọc nha!!!!!!!
Còn nhân vật bé Thu thì bn cũng phân tích câu chuyện để làm rõ tính cách ngang ngạch,cá tính của cô bé,đáng yêu nữa chứ.Diễn biến tâm trạng của cô bé rất hay
 
D

dhpthao

chị phân tích cụ thể nhân vật bé Thu giùm em đi và chị chỉ giùm em đề này với: hãy viết một bài văn nói về việc học của em. Cảm ơn chị trước nha.
 
C

congchualolem_b

tớ có bài về nhân vật bé Thu nhưng máy này k có word, cậu có gấp k ,lần sau tớ sẽ post lên cho cậu, xin lỗi vì chưa giúp đc j nhiều
 
D

dhpthao

chị ơi mai em nộp bài rồi chị post gấp giùm em đi, sẵn chị giúp em đề này với: hãy viết bài văn nhỏ nói về việc học của em.
 
T

thienthandethuong_minigirl

mình sẽ đưa cho bạn thân bài của bài phân tích bé Thu:
+trước khi nhận ra ông Sáu là cha
-khi gặp ông Sáu : vì thấy ông có vết sẹo trên má nên Thu ko tin đây là cha mình.em ngơ ngác,sợ hãi,bỏ chạy và kêu thét lên
-trong những ngày ông Sáu ở nhà,bé Thu lảng tránh và đối xử với ông như 1 người xa lạ
-em nói trống không với ba(dẫn chứng)
-hất cái trứng ông Sáu gắp ra ngoài
-bị đánh ko khóc,cúi gằm mặt rồi bỏ sang nhà ngoại
thái độ của Thu càng ngày càng quyết liệt,dứt khoát ko gọi ông Sáu là cha,nhưng nó ko thể coi là sự cứng đầu hỗn láo,vì em còn quá nhỏ để hiểu đc tình cảnh éo le của chiến tranh hơn nữa trong lòng em chỉ yêu thương người cha trong ảnh
+khi nhận ra ông Sáu là cha:
-trong đêm về ngoại em đc bà ngoại giải thích rõ sự việc.Thu nằm im,lăn lộn,thở dài...em vô cùng ân hận,day dứt và nuối tiếc.
-lúc chia tay,Thu gọi "ba" như tiếng xé,tới hôn ba cùng khắp.em khóc tức tưởi và níu keo` ko cho ông Sáu đi nhưng ông vẫn phải lên đường
=>tình cảm sâu sắc,mãnh liệt của bé Thu với ông Sáu
 
A

anh_anh_1321

anh thanh niên 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh yên sơn cao 2600m. Anh làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu. Anh tahnh niên nổi bật với nhiều phẩm chất tốt đẹp:
- giàu tình cảm:sống 1 mình trên đỉnh núi cao giữa đất trời lạnh nhưng trái tim anh vẫn ấm áp tình ng`(dẫn chứng). Tất cả chứa đựng trong đó cả 1 tấm làng yêu mến con ng`. Anh còn dành tinh cảm của mình cho mảnh đất sa pa lặng lẽ. Anh yêu sa pa với những cây thông rung trong nắng, với những con đèo lấp lánh ánh bạc
- tận tụy say mê nhiệt tình với công việc cũng là 1 nét đẹp trong tâm hồn của anh(d/c). Tình yêu công viêc của anh sáng lên từ những suy nghĩ đẹp(d/c). Tình yêu công việc của anh là âm vang từ cuộc sống đẹp của 1 con ng` trẻ tuổi đang nhiệt tình cống hiến cho đ/nc
- anh là ng` lạc quan, khiêm tốn. Niềm lạc quan của anh đã làm cho cuộc sống ở sa pa lặng lẽ mà ko hề lặng lẽ chút nào(d/c)
tóm lại, anh TN trong "lặng lẽ sa pa" là tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong nhứng 5 xây dựng đ/nc. Họ ngày đêm âm thầm cống hiến sức mình để làm đổi thay những "vùng đất lặng lẽ"
 
C

congchualolem_b

Đây là bài làm của tớ năm ngóai về nêu suy nghĩ về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh, các bn tham khảo thử nha:
Bao nhiêu lần tôi đọc truyện ngắn “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bấy nhiêu lần tôi phải rơi nc mắt.Truyện để lại trong tôi thật nhiều ấn tượng khó phai, đặc biệt là nhân vật bé Thu và tình cảm cha con cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh làm dâng lên trong lòng tôi bao cảm xúc dạt dào
Sau bao năm xa nhà,ông Sáu chỉ nhìn thấy con gái mình qua tấm ảnh nhỏ mà thôi, giờ đây, “cái tình ng cha cứ nôn nao trong ng anh”.Ông mong muốn, khát khao đc con gái ôm vào lòng và cất tiếng gọi “ba”.Biết bao nỗi nhớ thương chất chứa từ lâu nên khi xuồng vào bến,nhìn thấy 1 bé gái đứng chơi trước sân nhà, đóan chắc đó là con, “k để xuồng cặp bến,anh nhún chân nhảy thót lên,xô chiếc xuồng tạt ra”, “anh bước vội vàng với những bước dài rồi dừng lại kêu to : “Thu! Con”.Với lòng mong nhớ da diết, ông Sáu nghĩ rằng con bé sẽ chạy lại với ông và ôm ông thật chặt.Ông “vừa bước vừa khom ng đưa tay chờ đón con”,nhưng nào ngờ đâu,con bé chỉ đứng đấy và tròn mắt nhìn ông.Lúc ấy ông vô cùng xúc động,ông k ngờ rằng tình cảm cha con mà ông nuôi dưỡng bấy lâu lại đc đáp trả 1 cách trớ trêu như vậy,ông vô cùng thất vọng,mặt ông “sầm lại trông thật đáng thương và 2 tay buông xuống như bị gãy”.Riêng bé Thu nó rất ngạc nhiên,bởi từ trước đến nay bé chưa bao giờ đc gặp ông Sáu,bé cảm thấy vô cùng lạ lẫm khi ôg Sáu tự nhận mình là ba bé,bé rất ngạc nhiên và cảm thấy rất sợ hãi,từ đó đâm ra ngờ vực trong lòng bé,con bé k tin ông Sáu là ba mình.
Vậy là trong súôt 3 ngày ông Sáu ở nhà,bé Thu đã cố tình lảng tránh, xa cách ông Sáu dẫu cho ông Sáu có quan tâm, chăm sóc bé thế nào bé cũng k chấp nhận..Khi mẹ của bé kêu bé gọi ba vào ăn cơm thì bé chỉ nói “trổng” chứ k chịu gọi “ba”.Lúc ấy ông Sáu chỉ biết gượng cười vì quá đau khổ trước sự lạnh lùng của bé Thu.Rồi hôm sau khi nồi cơm to đang sôi,mẹ bé đi vắng, bé k thể tự chắt nc đc,bé rất muốn nhờ ông Sáu nhưng lại nói trổng,ông Sáu ngồi im, khi bị dồn vào thế bí ngỡ bé sẽ chịu gọi “ba” mà thôi,nhưng k ngờ bé lại lấy vá múc nc ra,vừa múc vừa làu bàu tức giận.Trong bữa cơm,ông Sáu gắp cho bé cái trứg cá to nhất, bé cố tình hất ra khỏi trứng như 1 cách từ chối sự quan tâm của ông Sáu dành cho mình, ông Sáu đã đánh vào mông bé 1 cái , bé k khóc mà bỏ về nhà ngọai,lúc đi bé cố tình mở dây lòi tói thật to để bày tỏ sự tức giận của mình.Bé Thu là 1 cô bé rất ương ngạnh, gan lì, k dễ khuất phục dẫu trong hòan cảnh nào.
Hôm cuối cùng ông Sáu ở lại nhà, mọi ng đến từ giã rất đông, bé Thu cũng theo ngọai về.Trông bé có gì đó rất khác, “k bướng bỉnh hay nhăn mày cau có”, vẻ mặt của bé “sầm lại buồn rầu,cái vẻ buồn trên khuôn mặt ngây thơ của con bé rất dễ thương”.Cái nhìn “k ngơ ngác, k lạ lùng”, bé “nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.Lúc sắp ra đi, ông Sáu cũng muốn ôm hôn con nhưng chỉ dám đứng nhìn con,ông nhìn con bé mà chào khe khẽ,khi ấy “đôi mắt con bé bỗng xôn xao” bỗng bé thét lên “Ba….a…a…a!” “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi ng.Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay,tiếng “ba” như vỡ tung ta từ đáy lòng nó,nó vừa kêu vừa chạy xô tới,nhanh như 1 con sóc,nó chạy thót lên và dang 2 tay ôm chặt lấy cổ ba nó”.Bé hôn ông Sáu cùng khắp “hôn cả vết thẹo dài bên má” của ông.Tiếg gọi ba ấy mới tha thiết làm sao, đó là tiếng gọi đầu tiên cũng là tiếng gọi cuối cùng của bé, trong đời ta đc gọi ba biết bao lần nhưng k lần nào tha thiết và cảm độgn bằng tiếng gọi của Thu, đó mới là tiếng gọi của 1 đứa con luôn mong chờ và hi vọng nhận đc tình thương của cha,tiếng gọi đó dù chỉ trong chốc lát nhưng có lẽ cả đời bé Thu cũng k quên đc.
Những hành động , thái độ ấy thay đổi đột ngột và đối lập với trước đó bởi những khúc mắc, nghi ngờ trong lòg Thu đã đc giải tỏa.Bé k chịu nhận ông Sáu là ba bởi vết thẹo dài bên má làm biến dạng khuôn mặt của ông, khác với trước đó làm cho bé k nhận ra ba mình.Qua đó, ta thấy bé Thu cứng cỏi đến mức ương ngạnh ,bé rất yêu ba mình,tình cảm ấy rất sâu sắc và mãnh liệt nhưng cũng dứt khoát, rạch ròi,đối với bé nếu k phải ba bé thì bé nhất định k nhận.
Khi ông Sáu làm việc ở khu căn cứ k lúc nào ông k nhớ tới con,ông cứ mãi ân hận sao mình lại đánh con. “Nỗi khổ tâm đó cứ dày vò anh”.Một hôm,ông Sáu vô cùng vui mừng khi tìm đc 1 khúc ngà,và cứ thế mỗi ngày ông lại cưa đc 1 vài răng, ông làm rất “thận trọng,tỉ mỉ và cố công như ng thợ bạc”.Ông còn khắc hàng chứ nhỏ lên sống lưng lược mà ông đã gò lưng ,tẩn mẩn khắc từng nét : “yêu nhớ tặng Thu con của ba”.Mặc dù chiếc lược ấy chưa 1 lần đc chải lên mái tóc con nhưng đã góp phần gỡ rối tâm trạng ông,nhìn cây lược ông càng nhớ đến con,càng mong muốn đc gặp lại con.Tình cảm của ông Sáu dành cho Thu vô cùng trong sáng và sâu nặng.Đến lúc hi sinh, k còn đủ sức để trăn trối điều gì ông đã lấy cây lược từ trong túi áo ra trao cho ng đồng đội của mình như lời nhắn nhủ, gửi gắm cho bé Thu.Tình cảm cha con thật thắm thiết và bất diệt.
Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên , hợp lý, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trước cản trở của chiến tranh khắc nghịệt và số phận oan trái, éo le.Đặc biệt, nhân vật bé Thu vẫn mãi sống trong lòng đọc giả, như ng con và cô bé đầy cá tính, nghị lực ,cứng cỏi và đầy lòng yêu thương ng cha kính yêu của mình.
 
C

congchualolem_b

Phân tích nhân vật ông Hai:
MB: Kim Lân là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn,am hiểu về đời sống nhân dân ,nông thôn.Truyện ngắn “Làng” đc in lần đầu trên tạp chí Văn Nghệ năm 1948.Nhân vật chính là ông Hai, 1 nông dân phải rời làng đi di cư nhưng có tinh thần yêu làng, yêu nc sâu sắc,tingh thần kháng chiến cao, trung kiên cách mạng.
TB:
1Ông Hai có tình yêu làng sâu sắc với làng Chợ Dầu nơi chôn rau cắt rốn của ông
-Trước cm với tâm lí nông dân,mang tính địa phươg ông thường tự hào làng mình giàu đẹp, to lớn, thường khoe cái “sinh phần của viên Tổng Đốc ng làng”
-Kháng chiến chống Pháp nổ ra :
+Ông Hai muốn ở lại làng chống giặc nhưng vì hòan cảnh gia đình ông phải đi tản cư, ông luôn day dứt nhớ làng
+Ông căm thù cái sinh phần của viên tổng đốc vì nó là tàn tích của phong kiến,vì phục dịch cho nó mà ông và ng làng phảo khổ
+Tự hào về làng ông Hai tự hào về phong trào cách mạng,tinh thần kháng chiến sôi nổi của làng
2.Tình yêu làng của ông Hai nhập với tình yêu nc,yêu kháng chiến, cách mạng
-Nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Pháp,ông cảm thấy đau đớn nhục nhã, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”
-Nghe tin làng đc cải chính ông Hai vui sướng tự hào nên dù nhà ông bị đốt ông cũng k buồn ,xem đó là bằng chứng về lòng trung thành của ông với cách mạng
3.Kim Lân đã thành công trong cách xây dựng cổt truyện,tâm lí nhân vật,đặt nhân vật trong tình huống gay gắt,đấu tranh nội tâm căng thẳng để bộc lộ tính cách của nhân vật
-Miêu tả nổi bật tâm trạng, tính cách nhân vật qua đối thọai, độc thọai, độc thọai nội tâm,ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ,suy nghĩ, hành động
KB:
-Ông Hai là tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời chống Pháp yêu nc yêu làng sâu sắc,sẵn sàgn hi sinh tính mạng và tài sản vì cách mạng và kháng chiến.
 
L

lienhoastar

mình có ý kiến như thê`1 này.đề văn là hãy nêu cảm nhận về bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà. mih2 thấy bạn như là thuật lai câu chuyện vậy.ngoài ra cần nói thêm được suy nghĩ,hành động tâm trạng của bé thu khi nghe lời giải thik của ngoại...theo mình là như thế thôi.cần khắc sâu vào cảm nhận của bé thu hơn nữa.
 
C

congchualolem_b

theo mình, tái hịên lại hình ảnh nhân vật qua các chi tiết là điều cần thiết để nêu cảm nghĩ về nhân vật, mặt khác những cảm nhận ở đây k phải là em thích cô ấy, cô ấy mạnh mẽ và làm em ngưỡng mộ quá..v..v..đó k phải là văn cảm nghĩ, cái đó quá xoàng, bởi thực chất nêu cảm nghĩ là phân tích nhân vật và từ đó nêu cảm xúc của mình một cách chung mà thôi
 
Top Bottom