[HỌCNHÓMONLINE]Phản ứng thuận nghịch-tốc độ phản ứng ^^

K

k0olzin104

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Khai mạc cho lần thảo luận đầu tiên tớ đưa ra cho nhóm mình cùng thảo luận nghiệm túc về vấn đề thuận nghịch và tốc độ phản ứng :
\Leftrightarrow (thay cho dấu thuận nghịch nhé )
Theo ông Lơsotori-e : " Chiều của chuyển dịch cân bằng dịch chuyển theo chiều chống lại nguyên nhân sinh ra nó " . vậy có nghĩa là sao
A + B \Leftrightarrow C + D
Theo mình hiểu sẽ có 3 yếu tố liên quan đến thuận nghịch là
+) Nhiệt độ :Tăng (giảm ) cân bằng chuyển dịch theo hướng Thu(Toả ) nhiệt
+)Nồng độ : Tăng (giảm ) cân bằng chuyển dịch theo hướng Giảm (Tăng) nồng độ cái chất đó ....
+)Áp Suất : Tăng (giảm ) cân bằng chuyển dịch theo hướng Giảm (Tăng) sô mol khí của phản ứng đó đó ....
và xúc tác sẽ kô liên quan đến chiều chuyển dịch cân bằng
Phần 2 tốc độ phản ứng :

Và xúc tác kô liên quan đến Pư ....
đó là những gì mình có thể chia sẽ với nhóm các bạn thấy những bài về dạng này có thể post lên đây chúng ta cùng thảo luận nhé !
 
C

chichi_huahua

tớ bem típ về tốc độ phản ứng :D ( chỉ xét trong các phản ứng đồng thể thui đã nhá ;) )
trong phản ứng : A+ B ---> C + D
thì tốc độ phản ứng đc đo bằng sự giảm nồng độ của cá chất p/ư hoặc sự tăng nồng độ các sản phẩm trong cùng 1 đơn vị thời gian .
=> công thức tính thì cũng tương tương như mấy công thức tính vận tốc bên lý thui :D

[tex] v =\frac{C_1 - C_2}{t_2 - t_1} =\frac{\large\Delta C}{\large\Delta t} [/tex] ( đối vs chất phản ứng)

[tex] v =\frac{C'_2 - C'_1}{t_2 - t_1} =\frac{\large\Delta C'}{\large\Delta t} [/tex] ( đối vs sản phẩm)

cũng hơi giống chuyển dịch cân bằng mà Công đã nêu, thì những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng là :
- Nồng độ : tốc độ tỷ lệ thuận vs nồng độ các chất tham gia p/ư , cụ thể hơn thì:

[tex] v= k. C_A.C_B [/tex]

trong đó k là hằng số tốc độ. ( but... k ko phụ thuộc vào nồng độ các chất p/ư đâu nhá ;)) )

- Nhiệt độ : nhiệt độ tăng => tốc độ tăng

[tex] v_{T_2} = v_{T_1} . k^{\frac{T_2-T_1}{10}}_T[/tex]

trong đó : v_T1 và v_T2 là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ T1 và T2; K_T là hệ số nhiệt độ cho bít tốc độ p/ư tăng bao nhiu lần khi nhiệt độ tăng 10 độ.

- Xúc tác: chỉ khác vs chuyển dịch cân bằng về cái này :D bản chất thì chất xúc tác chỉ làm phản ứng thuận nghịch chuyển dịch nhanh về cân bằng => tăng tốc độ, ko bị thay đổi về lượng và chất sau p/ư.

:D từng đó đã nhá, bạn nào mún tìm hiểu phần nào thêm thì đưa ra ý kiến ;))
 
Last edited by a moderator:
X

xuka_forever_nobita

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng

1. Nồng độ: Khi phản ứng, nếu tăng nồng độ của một trong các chất phản ứng, thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo hướng của phản ứng nào làm giảm lượng chất đó
2. Nhiệt độ : Khi phản ứng, nếu tăng nhiệt độ cân bằng dời theo chiều thu nhiệt, nếu giảm nhiệt độ cân bằng dời theo chiều toả nhiệt
3. Áp suất: Khi phản ứng, nếu tăng áp suất, cân bằng sẽ chuyển dịc theo chiều làm giảm thể tích khí (hay ngược lại)
 
C

chichi_huahua

:(:)(( mạng như ghẻ , mất công post lại , thôi h tớ chỉ đưa ra bài tập minh họa cho mọi ngưởi làm cho dễ hiểu nha :(
1. Cho phản ứng :
4HCl + O2 --- > 2H2O + 2Cl2 ( đồng thể nhá )
Giả sử ban đầu chỉ có HCl và O2 . sau 1 thời gian phản ứng, nồng độ của các chất là : HCl =0,75M ; O2 =0,42M ; Cl2 = 0,2M . Tính nồng độ ban đầu của HCl và O2

2. Cho phản ứng A + B ---> C+ D
a/ tốc độ của phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 20 lên 60 độ, biết hệ số nhiệt độ của phản ứng là 3 ?
b/ cần tăng nồng độ của A,B lên bao nhiêu lần để cho tốc độ phản ứng tăng 16 lần?

từng đó đã nhá, đi ăn cơm :))
 
M

mcdat

tớ bem típ về tốc độ phản ứng :D ( chỉ xét trong các phản ứng đồng thể thui đã nhá ;) )
trong phản ứng : A+ B ---> C + D
thì tốc độ phản ứng đc đo bằng sự giảm nồng độ của cá chất p/ư hoặc sự tăng nồng độ các sản phẩm trong cùng 1 đơn vị thời gian .
=> công thức tính thì cũng tương tương như mấy công thức tính vận tốc bên lý thui :D

[tex]\huge \red v =\frac{C_1 - C_2}{t_2 - t_1} =\frac{\large\Delta C}{\large\Delta t} [/tex] ( đối vs chất phản ứng)

[tex]\huge \red v =\frac{C'_2 - C'_1}{t_2 - t_1} =\frac{\large\Delta C'}{\large\Delta t} [/tex] ( đối vs sản phẩm)

cũng hơi giống chuyển dịch cân bằng mà Công đã nêu, thì những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng là :
- Nồng độ : tốc độ tỷ lệ thuận vs nồng độ các chất tham gia p/ư , cụ thể hơn thì:

[tex] v= k. C_A.C_B [/tex]

trong đó k là hằng số tốc độ. ( but... k ko phụ thuộc vào nồng độ các chất p/ư đâu nhá ;)) )

- Nhiệt độ : nhiệt độ tăng => tốc độ tăng

[tex] v_{T_2} = v_{T_1} . k^{\frac{T_2-T_1}{10}}_T[/tex]

trong đó : v_T1 và v_T2 là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ T1 và T2; K_T là hệ số nhiệt độ cho bít tốc độ p/ư tăng bao nhiu lần khi nhiệt độ tăng 10 độ.

- Xúc tác: chỉ khác vs chuyển dịch cân bằng về cái này :D bản chất thì chất xúc tác chỉ làm phản ứng thuận nghịch chuyển dịch nhanh về cân bằng => tăng tốc độ, ko bị thay đổi về lượng và chất sau p/ư.

:D từng đó đã nhá, bạn nào mún tìm hiểu phần nào thêm thì đưa ra ý kiến ;))

chỗ đỏ đỏ to to ấy vẫn chưa tổng quát lắm đâu ;);)

Mọi người cẩn thận nhá %%-%%-
 
C

chichi_huahua

hè hè! cái này là học ôn đại học ;)) nói thế này là quá rùi :)) định tổng quát thêm thì chả cần lo đại học ;)), nói quá có mà loạn não cậu à :p
mà ko chỉ mỗi cái đó chưa tổng quát đâu, cái tính theo hằng số tốc độ cũng chưa tổng quát :D
p/s: tớ chỉ xét trong cái phản ứng đơn giản : A+ B ----> C + D cho dễ hiểu thui ;))
 
K

kisiaotrang

cho phản ứng [TEX]S_2O_8^{2-}+2I^{-}\color{blue}{\rightarrow }2SO_4^{2-}+I_2[/TEX]
nếu ban đầu nồng độ của [TEX]I^-[/TEX] bằng [TEX]1M[/TEX] và nồng độ sau [TEX]20[/TEX] giây là [TEX]0.752M[/TEX] thì tốc độ trung bình của phản ứng trong thời gian này bằng nhiêu ?
 
Last edited by a moderator:
M

mcdat

cho phản ứng [TEX]S_2O_8^{2-}+2I^{-}\color{blue}{\rightarrow }2SO_4^{2-}+I_2[/TEX]
nếu ban đầu nồng độ của [TEX]I^-[/TEX] bằng [TEX]1M[/TEX] và nồng độ sau [TEX]20[/TEX] giây là [TEX]0.752M[/TEX] thì tốc độ trung bình của phản ứng trong thời gian này bằng nhiêu ?

[TEX]\huge v = - \frac{\Delta \text{[}I^-\text{]}}{2\Delta t} = 6,2.10^{-3} \ M/s[/TEX]

Đây là cái TQ trong bài #5 mà mình đã nói :)
 
K

kisiaotrang

:(:)(( mạng như ghẻ , mất công post lại , thôi h tớ chỉ đưa ra bài tập minh họa cho mọi ngưởi làm cho dễ hiểu nha :(
1. Cho phản ứng :
4HCl + O2 --- > 2H2O + 2Cl2 ( đồng thể nhá )
Giả sử ban đầu chỉ có HCl và O2 . sau 1 thời gian phản ứng, nồng độ của các chất là : HCl =0,75M ; O2 =0,42M ; Cl2 = 0,2M . Tính nồng độ ban đầu của HCl và O2

2. Cho phản ứng A + B ---> C+ D
a/ tốc độ của phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 20 lên 60 độ, biết hệ số nhiệt độ của phản ứng là 3 ?
b/ cần tăng nồng độ của A,B lên bao nhiêu lần để cho tốc độ phản ứng tăng 16 lần?

từng đó đã nhá, đi ăn cơm :))

bài hai nhá bài 1 chịu
a) 81 lần
b) 16 lần áp dung công thức thui :D:D:D:D
 
C

conaninteresting

Bài 1 không làm đc ư ???
4HCl+O2->2H2O+2Cl2
Giả sử phản ứng xảy ra trong thể tích là 1 lit.
=> Nồng độ = số mol.
Do ban đầu chỉ có HCl và O2 nên từ pt và số mol Cl2 ta tính đc so mol HCl và O2 đã phản ứng => số mol ban đầu => nồng độ ban đầu
 
L

little_star_1311

mấy bạn cho mình hỏi là chiều như thế nào thì được gọi là chiều thuận chiều nghịch của phản ứng?
 
H

hiepchau96

mấy bạn cho mình hỏi là chiều như thế nào thì được gọi là chiều thuận chiều nghịch của phản ứng?

Xét phản ứng A và B tạo ra C và D

$A + B \rightleftharpoons C + D$

Chiều phản ứng từ A tác dụng vs B ra C và D là chiều thuận

Chiều kia là chiều nghịch
 
A

angelswindy

mọi ng` nói rõ hơn dk k ạ nhu la` tăng nhyieetj ssooj giảm áp suát sẽ làm cho chiều nào , blablabla
 
R

rowe16

mọi ng` nói rõ hơn dk k ạ nhu la` tăng nhyieetj ssooj giảm áp suát sẽ làm cho chiều nào , blablabla

Chiều thuận là chiều từ bên trái sang phải, nghịch thì ngược lại. Còn muốn biết cân bằng chuyển dịch theo chiều nào thì phải biết đề cho cái gì đã chứ. Nói tóm lại , cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm ngược lại tác động. Ví dụ, khi tăng nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ. Về cơ bản thì mình thấy sách giáo khoa cũng đã trình bày rất kĩ phần này rồi. Bạn nên đọc kĩ sách giáo khoa nhé !
 
Top Bottom