[Hóa LTĐH] Giải nhanh toán nhiệt nhôm

T

triaiai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Trộn đều rắn X chứa Al và FeO theo tỉ lệ mol tương ứng 2:3 rồi tiến hành pứ nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí thu 13,5g rắn Y.Cho Y vào dd NaOH dư thấy bay ra 0,672 lít H2 (đktc). Hiệu suất pứ nhiệt nhôm là
A)66,67% B)75% C)80% D)50%

Bài 2:Nhiệt nhôm hoàn toàn m g hh X gồm Al và Fe3O4, giả sử chỉ xảy ra pứ khử Fe3O4 thành Fe thu hh rắn Y. Hòa tan Y vào dd NaOH dư không thấy khí bay ra, thu 50,3g rắn Z.Cho Z vào dd HNO3 loãng dư thu 9,38 lít hh khí T (đktc) gồm NO và NO2 (sp khử duy nhất) có d T/O2=1,1875. Giá trị m(g) là
A)58,4 B)65,8 C)60,5 D)42,6
 
H

hocmai.toanhoc

Bài 1: Trộn đều rắn X chứa Al và FeO theo tỉ lệ mol tương ứng 2:3 rồi tiến hành pứ nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí thu 13,5g rắn Y.Cho Y vào dd NaOH dư thấy bay ra 0,672 lít H2 (đktc). Hiệu suất pứ nhiệt nhôm là
A)66,67% B)75% C)80% D)50%

Bài 2:Nhiệt nhôm hoàn toàn m g hh X gồm Al và Fe3O4, giả sử chỉ xảy ra pứ khử Fe3O4 thành Fe thu hh rắn Y. Hòa tan Y vào dd NaOH dư không thấy khí bay ra, thu 50,3g rắn Z.Cho Z vào dd HNO3 loãng dư thu 9,38 lít hh khí T (đktc) gồm NO và NO2 (sp khử duy nhất) có d T/O2=1,1875. Giá trị m(g) là
A)58,4 B)65,8 C)60,5 D)42,6

Chào em!
Hocmai.toanhoc giải giúp em nhé!
Bài 1: PTPƯ: 2Al + 3FeO --> Al2O3 + 3Fe.
-------------a-----1,5a------0,5a----1,5a
Vì đề bài tính hiệu suất nên rắn sau phản ứng gồm: Al2O3; Fe; Al dư và FeO dư.
2Al + 2NaOH + 2H2O -->2 NaAlO2 + 3H2.
Số mol [TEX]n_{H_2} = 0,03[/TEX] (mol)
[TEX]\Rightarrow n_Al[/TEX] dư = 0,02 mol.
Gọi số mol Al phản ứng là a mol .
Tồng số mol Al ban đầu là a + 0,02 (mol).
[TEX]\Rightarrow n_{FeO} = 1,5(a+0,02)[/TEX].
Khối lương rắn sau phản ứng là:[TEX]102.0,5a + 56.1,5a + 0,02.27 + 0,03.72 = 13,5[/TEX]
[TEX]\Rightarrow a= 0,08[/TEX](mol)
Vậy [TEX]H=\frac{n_{pu}}{n_{bd}} = \frac{0,08}{0,08+0,02} = 80%[/TEX]
Bài 2: Viết phương trình rồi giải ra bình thường thôi.
Chú ý dạng bài phản ứng nhiệt nhôm thì sau phản ứng thường 1 trong 2 chất ban đầu sẽ dư.
 
Top Bottom