Hóa học 12

Hòa hiềnnnnnnnn

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng tư 2017
8
4
6
25

Attachments

  • IMG_20170425_223829_338.JPG
    IMG_20170425_223829_338.JPG
    251.3 KB · Đọc: 68

Đặng Tấn Thành Tài

Học sinh
Thành viên
7 Tháng ba 2017
18
8
26
31
Giải giúp mình từ câu 35 với cho đáp án cũng được mọi ng ơi huhu
Bài này khá là hay, có thể giải theo 2 cách, 1 cách tính từng tự (cách giải thông thường) và 1 cách giải trắc nghiệm (cách giải nhanh và chính xác nhé :D)

Cách 1: cách thông thường

Dù cách nào bạn cũng nên ghi các chất ra dạng ion

Mình ghi lại 0.02 Cu2+ , 0.2 H+ , 0.2 Cl-, 0.04 NO3-

- Pt1: Đây là phản ứng oxi hóa khử nhé vậy đáng ra sắt lên +3 nhưng do sắt dư (Fe tối đa) nên Fe sẽ thành +2 nên mình ghi gọn cái pt này với pt 2Fe3+ + Fe -> 3Fe2+.

o 3Fe + 2NO3- + 8H+ -> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O ( ở đây NO3- hết nên mình tính theo nó)

o 0.06<-0.04->0.16

· Dư 0.04 H+

- Pt2: tiếp bị oxh – khử bởi Cu2+

o Cu2+ + Fe -> Cu + Fe2+

o 0.02->0.02

- Pt3: tiếp bị oxh – khử bởi H+ dư là 0.04 ( thực chất là phản ứng với HCl đó bạn)

o Fe + 2H+ -> H2 + Fe2+

o 0.02<-0.04

ð Tổng hết mol Fe giờ là 0.1 => 5.6 (g)

Cách 2: cách làm nhanh, chỉ quan tâm dung dịch còn lại sau phản ứng.

1/ vì Fe dư nên Fe trong dung dịch sau phản ứng là Fe2+

2/ Vì phản ứng tối đa nên cái nào oxh được Fe thì trong dd sau phản ứng không còn => dd sau phản ứng chỉ còn Cl2-

ð Dd sau phản ứng ( 0.2 Cl- và x Fe2+ )

ð Bảo toàn điện tích => là 0.1 mol => Fe phản ứng là 0.1 => 5.6 (g)
 

Đặng Tấn Thành Tài

Học sinh
Thành viên
7 Tháng ba 2017
18
8
26
31
Mình giải câu 39 nhé (Câu này cũng hay ghê :D)

Cho lại cái đồ thị sau:

upload_2017-4-27_8-48-28.png
Rồi bây giờ bạn thấy ta có ion OH- thả vào ion Fe3+ và ion Al3+ => thấy có Oh- và Al3+ thì đây là bài toán điển hình của nhôm. (có 2 cách làm bài này 1 cách làm mẫu mực và 1 cách làm trắc nghiệm).

Cách 1: Làm mẫu mực

Gọi mol Fe3+ là a và Al3+ là b thì

- Kết tủa cực đại mà tan thì chỉ có Al3+ tức ngay y đó là nó tan hết và để tan hết thì y (mol) OH- = 3a +4b (1) và số mol kết tủa bây giờ chỉ còn Fe3+ => mol kết tủa là a (mol) (2).

- Tương tự với lượng kết tủa cực đại thì với số mol 0.15 OH- cũng cho ta lượng kết tủa đó = > số mol kết tủa là 0.15/3 = 0.05 ( vì trong các bazo này hóa trị 3 mà nên có dạng X(OH)3 (bảo toàn nguyên tố OH- đó) (3).

=> (1), (2), (3) thì bạn có số mol kết tủa bằng nhau từ (2) và (3) => a = 0.05 và y = 3x0.05 + 4b

- Rồi bây giờ nếu nó kết tủa cực đại thì OH- sẽ là 3a + 3b nhé và số mol kết tủa là 0.15 => số mol OH- x trong trường hợp này là x = 0.15x3 = 0.45 = 3a + 3b. Bạn thấy pt trên có a = 0.05 không thế vào tìm ra b = 0.1. có a có b thế vô tìm ở pt trên luôn y = 0.55.

=> Có x = 0.45 và y = 0.55 thê vào có kết quả 9:11

Cách 2 : Cách làm nhanh (dùng cho trắc nghiệm)

Đa số những bài toán này thì đồ thị vẽ rất chính xác, bạn dùng trước đo xem x bằng bao nhiêu và y bằng bao nhiêu rồi chia ra thôi. Đề của bộ thì cực kỳ cực kỳ chuẩn từng centimet nên đo ra rất gần kết quả.

Học hóa năm nay thi à, có thi khối B không bạn :D
 
  • Like
Reactions: Hòa hiềnnnnnnnn

Đặng Tấn Thành Tài

Học sinh
Thành viên
7 Tháng ba 2017
18
8
26
31
Đề thi học kì 2 trường mình đó bạn.thi xong mà không biết giải nên nhờ moi ng giải đáp dùm.mình thi khối A...bạn có thể giải giúp mình câu 36 nữa không
Đề thi HK 2 mà tầm này chắc bạn học trường chuyên hả :D, giải câu 36 cũng được nhưng mà hình bạn chụp câu 36 bị che mất dữ liệu rồi sao giải :D.
Tưởng bạn thi khối B có gì hỏi xin tài liệu :D
 

Đặng Tấn Thành Tài

Học sinh
Thành viên
7 Tháng ba 2017
18
8
26
31
Không phai trường chuyên đâu bạn ơi.đê nà bạn xem lại giùm nha.tai minh giai hoai mà k giống kêt quả.k biết sai chỗ nào
Câu này bạn làm như sau đầu tiên với cái dd X bạn dùng bảo toàn điện tích tính ra được mol Cl- là 0.3.

Sau đó bạn cho 0.2 mol Na2CO3 vào thì bạn nên viết cái phản dứng này dưới dạng ion cho dễ so sánh

Dd x [ 0.1 Ca2+, 0.05 Mg2+, 0.3 Cl- ] + [ 0.4 Na+, 0.2 CO32- ] -> m muối tan và m kết tủa. Mà muối tan mới cô cạn được đúng không vậy bạn phải lấy tổng muối sinh ra trừ muối tủa là MgCO3 và CaCO3. Bạn xem số mol Ca2+ và Mg2+ là 0.15 < số mol CO32- 0.2 nên trong dd muối tan còn dư 0.05 mol CO32- đúng không ?

Vậy muối sinh ra ta có 2 cách tính

1/ Bào toàn khối lượng thì mddx + mNa2CO3 = mmuối tan - mmuối tuả

ð (0.1x40 + 0.05x24 + 0.3x35.5) + (0.2x(23x2+60)) – 0.1x100 (CaCO3 kết tủa) – 0.05x84 (MgCO3 tủa)

ð m = 22.85 g

2/ Xét lượng chất sau phản ứng:

Sau phản ứng cái nào kết tủa thì sẽ không còn => dd sau phản ứng không kết tủa gồm

0.3 Cl- 0.4 Na+ y CO32- bảo toàn điện tích => y = 0.05. rồi tính khối lượng nguyên đám này cũng sẽ ra 22.85 g
 
Top Bottom