[Hoá] Bài toán tỉ lệ

G

giotbuonkhongten

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây chỉ là những kinh nghiệm làm bài của các bạn trong hocmai.vn chia sẻ.
Dạng 1: CO2 tác dụng với dung dịch kiềm

Lý thuyết:

[TEX]CO_2 + 2OH^- --> CO_3^2- + H_2O[/TEX]
[TEX]CO_2 + OH^- --> HCO_3^2-[/TEX]

huyzhuyz said:
Đây là dạng bài toán cho CO2 tác dụng với hỗn hợp 2 dung dịch R(OH)2 và MOH (M: kiềm; R: Ba, Ca, ...). Người ta cho tất cả dữ kiện số mol ban đầu, bắt tính khối lượng RCO3 thu được !

(*) Đầu tiên: so sánh số mol của [TEX]CO_2[/TEX] và [TEX]OH^-[/TEX] ([TEX]n_{OH^-}=2.n{R(OH)_2}+n_{MOH}[/TEX]).
- TH 1: [TEX]n_{OH^-}\geq 2n_{CO_2}[/TEX] \Rightarrow [TEX]n_{CO_3^{2-}}=n_{CO_2}[/TEX]
- TH 2: [TEX]n_{OH^-}\leq n_{CO_2}[/TEX] \Rightarrow [TEX]n_{CO_3^{2-}}[/TEX] thu được = 0
- TH 3: [TEX]n_{CO_2}<n_{OH^-}<2n_{CO_2}[/TEX] \Rightarrow [TEX]n_{CO_3^{2-}}=n_{OH^-}-n_{CO_2}[/TEX]
(*) Bước quan trọng: sau khi làm xong phần trên so sánh tip số mol [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] thu được với số mol [TEX]R^{2+}[/TEX] để suy ra số mol RCO3 thu được (tính theo số mol nhỏ hơn)


Bạn nào muốn CM những CT trên thì viết 2 phương trình ion ra sẽ thấy TH 1 và TH 2 hiển nhiên đúng rồi. Còn TH 3 các bạn tính số mol [TEX]OH^-[/TEX] và [TEX]CO_2[/TEX] theo số mol 2 ion [TEX]HCO_3^-[/TEX] và [TEX]CO_3^{2-}[/TEX].

Written by huyzhuyz


Cách giải < tham khảo>
Phương pháp 1: longsu
Ta có: [TEX] \blue f(x) = a - |a - x| [/TEX]
trong đó: a = nửa số mol [tex] \blue OH^- [/tex]
x = số mol CO2
f(x) = số mol [tex]\blue CO_3^2- [/tex] tạo ra


a, Sục 2,24 lít [TEX]CO_2[/TEX] vào 100ml hỗn hợp dd gồm KOH 1M và [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] 0,75M. Sau khi khí bị hấp thụ hoàn toàn có khối lượng kết tủa là
A.19,7g
B.14,775g
C.23,64g
D.16,745g.
Cách 1:



Áp dụng:
Bài 1:
nCO2 = 0,1
nKOH = 0,1 => n[tex] OH^- [/tex] = 0,1
nBa(OH)2 = 0,075 => n[tex] OH^- [/tex] = 0,15
=> [tex] \sum nOH^- [/tex] = 0,25
=> a = 0,125
=> f(x) = 0,125 - | 0,125 - 0,1 | = 0,1
=> n[tex] CO3^2- [/tex] = 0,1 => [tex] n_Ba(OH)2 [/tex] = 0,1 > 0,075 => nBaCO3 = 0,075
=> [tex] m_BaCO3 [/tex] = 0,075*197 = 14,775g
=> A.

_Solve by longsu_

Cách 2:


Ban đầu
  • nCO2 = 0.1
  • nOH- = 0.1 + 0.2*0.75 = 0.25
Các pứ có thể xảy ra
  • CO2 + OH- -> HCO3- (1)
  • CO2 + 2OH- -> CO3 2- + H2O (2)
Ta có nOH- / nCO2 = 2.5 > 2 nên chỉ xảy ra phản ứng (2), tức chỉ tạo muối trung hòa

CO3 2-
  • nCO3 2- = nCO2 = 0.1
  • nBa2+ = nBa(OH)2 = 0.075
Hai thằng này kết hợp với nhau theo tỷ lệ 1:1
  • Ba2+ + CO3 2- -> BaCO3
vậy nBaCO3 (chính là kết tủa) = 0.075. m kết tủa = 0.075*197 = 14.775 -> B


_Solve by rocky1208_
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Phương pháp 2:

Phương pháp:
[TEX]CO_2 + 2OH^- --> CO_3^2- + H_2O[/TEX]
[TEX]CO_2 + OH^- --> HCO_3^2-[/TEX]
Nhìn vào tỉ lệ ta thấy
[TEX]nOH^- - nCO_2 = nCO_3^2- hay [/TEX]

[TEX]nCO_2 = nOH^- - nCO_3^2-[/TEX]

[TEX]2nCO_2 - nOH- = nHCO_3- [/TEX]

(TSĐH Khối A – 2007)Hấp thụ hoàn toàn 2,688l khí CO2 (đktc) vào 2,5l dung dịch Ba(OH)2 nồng độ amol/l thu được 15,76g kết tủa. Giá trị của a là:
A. 0,032
B. 0,06
C. 0,04
D. 0,048
è Giải
Ta có: nOH- = nCO2 + nCO32- = 0,12 + 0,08 = 0,2 (mol)
è nBa(OH)2 = 0,1 mol è a = 0,04(M)
è Chọn câu C

solve by gbkt
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Dạng 2: Dung dịch kiềm tác dụng với muối Al3+, Zn2+

a. Muối Al3+ phản ứng với dd Kiềm
Có 4 khả năng xảy ra:
+ Khả năng 1: Không có kết tủa tạo thành( khả năng này rất ít xảy ra ): nOH- = 0 hoặc nOH- \geq 4nAl3+
+ Khả năng 2: Kết tủa đạt cực đại:
nOH- =3Al3+
+ Khả năng 3: Kết tủa chưa đạt giá trị cực đại thì OH- hết:
nOH- < 3nAl3+
+ Khả năng 4: Kết tủa đạt cực đại rồi bị hoà tan một phần:
( khả năng này rất thường xảy ra )
3nAl3+ < nOH- < 4nAl3+

Phương pháp 1:

Sử dụng tỉ lệ

eq.latex

Xảy ra ở khả năng 4, xảy ra cả 2 pứ

eq.latex


Từ đó suy ra các số mol còn lại khi biết 2 trong các yếu tố

Ví dụ: ĐH Khối B - 2011
Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42- . Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X thu được 3,732g kết tủa. Giá trị z, t lần lượt là ?

Giải

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích trong dung dịch X:

eq.latex

By gbkt

b. Muối Zn2+ phản ứng với dd Kiềm


Có 4 khả năng xảy ra:
+ Khả năng 1: Không có kết tủa tạo thành( khả năng này rất ít xảy ra ): nOH- = 0 hoặc nOH- \geq 4nAl3+
+ Khả năng 2: Kết tủa đạt cực đại:
nOH- =2nZn2+
+ Khả năng 3: Kết tủa chưa đạt giá trị cực đại thì OH- hết:
nOH- < 2nZnl2+
+ Khả năng 4: Kết tủa đạt cực đại rồi bị hoà tan một phần:
( khả năng này rất thường xảy ra )
eq.latex


Áp dụng tỉ lệ: dựa vào pt như Al3+
eq.latex


 
Last edited by a moderator:
Top Bottom