[Hoá 9] Ôn luyện học sinh giỏi

T

thao_won

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Topic nhằm giúp các bạn yêu thích Hoá học , có ý định thi vào các Trương chuyên lớp chọn !

Mình sẽ post các bài tập nâng cao để mọi người cùng làm ,cùng rèn luyện ,hoặc các bạn post lên cũng dc ^.^

Start
Bài 1 : Nhiệt phân hoàn toàn 20 g hh [TEX]MgCO_3[/TEX] , [TEX]CaCO_3[/TEX] , [TEX]BaCO_3 [/TEX]thu được khí

B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dc 10 g kết tủa và dd C .Đun

nóng dd C thêm đc 6 gam kết tủa .

Hỏi % khối lượng [TEX]MgCO_3[/TEX] nằm trong khoảng nào ?

*Đây là 1 dạng toán rất hay và thường xuất hiện trong đề thi ^.^


Bài 2 : Giải thích hiện tượng

Sắt nguyên chất trong ko khí ko bị han gỉ nhưng sắt có tạp chất để trong kko khí

lâu ngày bị han gỉ . Giải thích tại sao !
 
N

nguyenthuhuong0808

Bài 1 : Nhiệt phân hoàn toàn 20 g hh [TEX]MgCO_3[/TEX] , [TEX]CaCO_3[/TEX] , [TEX]BaCO_3 [/TEX]thu được khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dc 10 g kết tủa và dd C .Đun nóng dd C thêm đc 6 gam kết tủa .
Hỏi % khối lượng [TEX]MgCO_3[/TEX] nằm trong khoảng nào ?
*Đây là 1 dạng toán rất hay và thường xuất hiện trong đề thi ^.^

Bài 2 : Giải thích hiện tượng Sắt nguyên chất trong ko khí ko bị han gỉ nhưng sắt có tạp chất để trong kko khí lâu ngày bị han gỉ . Giải thích tại sao !

B1: MgCO3 -t-> MgO + CO2 (1)
CaCO3 -t-> CaO + CO2
BaCO3 -t-> BaO + CO2
CO2 +Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
0,1........................0,1
2 CO2 + Ca(OH)2 -> Ca(HCO3)2
0,12...............................0,06
Ca(HCO3)2 -t-> CaCO3 + H2O
0,06....................0,06
n MgCO3 = n CO2 (1) < 0,1 + 0,12 = 0,22 mol
=> m MgCO3 < 18,48 g
=> % MgCO3 < 92,4 %
còn phần lớn hơn nữa, theo hương thì chắc sẽ ko lấy lớn hơn 0% đâu nhỉ?
ai tính hộ đi
B2: theo hương thì là do các tạp chất kia sẽ tác dụng với các chất có trong kk,... nên dễ gây gỉ
 
N

nangtien_lonton

Bài 1:
Đặt 20 gam hh có x mol MgCO3 và y mol MCO3
( trong đó M là kí hiệu chung cho Ca và Ba )

(1) MgCO3 => MgO + CO2
(2) MCO3 => MO + CO2
(3) CO2 + Ca(OH)2 => CaCO3 + H2O
(4) CO2 + CaCO3 + H2O => Ca(HCO3)2
(5) Ca(HCO3)2 => CaCO3 + H2O + CO2

Giả thiết có n_CO2 = 0,22 mol
=> x + y = 0,22 => y = 0,22 - x (O:))
Mà 84x + (M+60)y = 20 (O:)O:))
Thay vào có x = ( 6,8 - 0,22M ) : ( 24 - M )
Vì 40 < M < 137 => 0,125 < x < 0,118
Có %m_MgCO3 = 84x : 20 . 100%
Vậy 52,5% < %m_MgCO3 < 86,75%
 
T

thao_won

Bài 1 : Mình làm như sau :

[TEX]nCO_2[/TEX] = 0,22 mol

\Rightarrow Nung 100 g hh sẽ có 1,1 mol[TEX] CO_2[/TEX]


Đặt số mol[TEX] MgCO_3[/TEX] , [TEX]CaCO_3[/TEX] và [TEX]BaCO_3 [/TEX]là x , y ,z trong 100 gam hh .

\Rightarrow

[TEX]84x + 100y + 197z = 100[/TEX]

[TEX]x + y +z = 1,1[/TEX]

\Rightarrow

[TEX]100y + 197z = 100 - 84x[/TEX]

[TEX]y + z = 1,1 -x[/TEX]

Ta có :

[TEX]100 < \frac{100y + 197z}{y + z} < 197[/TEX]

\Rightarrow [TEX]100 < \frac{100 - 84x}{1,1 -x}< 197[/TEX]

\Rightarrow 52,5 < x < 86,75

vậy [TEX]% MgCO_3[/TEX] trong khoảng từ 52,5% --> 86,75%





Bài 2 có ai làm được ko :)

Giải thích 1 cách rõ ràng :)
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bi96



Bài 2 : Giải thích hiện tượng

Sắt nguyên chất trong ko khí ko bị han gỉ nhưng sắt có tạp chất để trong kko khí

lâu ngày bị han gỉ . Giải thích tại sao !

Không biết đúng không nha

Sắt nguyên chất nó có 1 lớp sắt oxit bảo vệ ở bên ngoài nên không thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài => không bị gỉ

còn sắt lẫn tạp chất mắc dù nó vẫn có 1 lớp oxit sắt bảo vệ những yếu, các tạp chất trong sắt dễ dàng tiếp xúc với môi trường bên ngoài => bị ăn mòn ...........

cũng giống như Al nguyên chất có lớp Al2O3 bảo vệ
 
T

thao_won

Bài 2 : Giải thích hiện tượng

Sắt nguyên chất trong ko khí ko bị han gỉ nhưng sắt có tạp chất để trong kko khí

lâu ngày bị han gỉ . Giải thích tại sao !

Như nhocbi nói ,sắt nguyên chất có lớp [TEX]Fe_2O_3[/TEX] bảo vệ trong không khí ở nhiệt độ thường .

Còn khi sắt bị lẫn tạp chất ,do xảy ra sự ăn mòn kim loại nên biến sắt thành hợp chất của sắt :

Trên bề mặt kim loại có lớp nước ẩm đã hoả tan lượng oxi nên chuyển Fe thành ion [TEX]Fe^{+2}[/TEX]

và oxi hoà tan trong nước theo quá trình :

[TEX]O_2 + 2H_2O \to 4OH^-[/TEX]

Sau đó[TEX] Fe^{+2}[/TEX] kết hợp với [TEX]OH^- [/TEX]tạo thành [TEX]Fe(OH)_2[/TEX] màu trắng xanh.

Một phần[TEX] Fe(OH)_2[/TEX] bị oxi hoá tạo [TEX]Fe(OH)_3[/TEX] màu nâu đỏ .

[TEX]Fe(OH)_2 + O_2 + H_2O \to Fe(OH)_3[/TEX]

Do đó sắt han gỉ màu nâu đỏ :)
 
T

thao_won

Bài nữa :p

Cho một hh khí A chứa 7 g [TEX]C_2H_4[/TEX] và 1 g [TEX]H_2[/TEX] phản ứng với nhau có xt thu dc hh khí B .Một nửa khối lượng khí B p/ư đủ với 25 ml dd [TEX]Br_2[/TEX] 1 M .Một nửa còn lại đem đốt trong oxi dư và cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 100 ml dd NaOH 22,4% ( D= 1,25 g/ml) thu dc dd C.

a) Xác định H p/ư giữa [TEX]C_2H_4[/TEX] và [TEX]H_2[/TEX]

b) Xác định C% các chất trong C
 
M

minhtuyenhttv



Như nhocbi nói ,sắt nguyên chất có lớp [TEX]Fe_2O_3[/TEX] bảo vệ trong không khí ở nhiệt độ thường .

Còn khi sắt bị lẫn tạp chất ,do xảy ra sự ăn mòn kim loại nên biến sắt thành hợp chất của sắt :

Trên bề mặt kim loại có lớp nước ẩm đã hoả tan lượng oxi nên chuyển Fe thành ion [TEX]Fe^{+2}[/TEX]

và oxi hoà tan trong nước theo quá trình :

[TEX]O_2 + 2H_2O \to 4OH^-[/TEX]

Sau đó[TEX] Fe^{+2}[/TEX] kết hợp với [TEX]OH^- [/TEX]tạo thành [TEX]Fe(OH)_2[/TEX] màu trắng xanh.

Một phần[TEX] Fe(OH)_2[/TEX] bị oxi hoá tạo [TEX]Fe(OH)_3[/TEX] màu nâu đỏ .

[TEX]Fe(OH)_2 + O_2 + H_2O \to Fe(OH)_3[/TEX]

Do đó sắt han gỉ màu nâu đỏ :)
@@, cuối cùng gỉ sắt là Fe2O3 do Fe(OH)3 phân hủy thành, gỉ sắt ày ko phải Fe(OH)3 mà là Fe2O3 chứ =.='
 
N

nhoc_bi96

@@, cuối cùng gỉ sắt là Fe2O3 do Fe(OH)3 phân hủy thành, gỉ sắt ày ko phải Fe(OH)3 mà là Fe2O3 chứ =.='

kg phải con

Fe2O3 chỉ là lớp oxit để bảo vệ sắt thôi.

Chứ thực ra sắt và tạp chất đã tác dụng với nước ở môi trường

Ngu thiệt. bữa có cái xe. Thấy nó bị gỉ ở chổ xe rôi mình lấy giấy nhám chà cho nó hết gỉ. làm bung mất cái lớp oxit bảo vệ :((

thao: thi huyện chưa có hữu cơ đâu. chỉ có vô cơ thôi. :(( tui chưa thi huyện nữa. 19 mới thi
 
N

nangtien_lonton

a) Hỗn hợp A gồm 0,25 mol C2H4 và 0,5 mol H2.
C2H4 + H2 ==Ni, t==> C2H6 :)-*)
B gồm C2H4, H2, C2H6.
Vì nửa B pư vừa đủ vs 25 ml dd Br2 1M
=> B pư vừa đủ vs 50 ml dd Br2 1M
n_Br2 = 0,05 mol
C2H4 + Br2 => C2H4Br2
n_C2H4 = 0,05 mol
=> n_C2H4 :)-*) = n_H2 :)-*) = n_C2H6 = 0,25 - 0,05 = 0,2 mol
=> n_H2 trong B = 0,5 - 0,2 = 0,3 mol

Vậy H pư = 0,2 : 0,25 . 100% = 80%

b)
B gồm 0,05 mol C2H4 , 0,3 mol H2 và 0,2 mol C2H6.
C2H4 + 3O2 => 2CO2 + 2H2O
2H2 + O2 => 2H2O
2C2H6 + 7O2 => 4CO2 + 6H2O
CO2 + 2NaOH => Na2CO3 + H2O
CO2 + Na2CO3 + H2O => 2NaHCO3

n_NaOH bđ = 0,7 mol
Tự viết số mol bên dưới nhé! (em hơi lười )
dd sau phản ứng gồm 0,2 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3
m_dd spư = 125 + 40 = 165 gam

Vậy C% Na2CO3 = 12,85%C% NaHCO3 = 15,27%
 
T

thao_won

@nhocbi : Học ko bao giờ thừa ;))

Trước sau gì cũng học ,vs lại mục đích là ôn luyên thi chuyên mà :"> ;))

@nangtien_lonton : Nhớ trích dẫn đề nhá nàng kia =.=

Tiếp : Vô cơ nà :

Có 1 hh bột gồm [TEX]Cu[/TEX] , [TEX]Cu(OH)_2[/TEX] và [TEX]CuCO_3 [/TEX]( trong đó số mol hai hợp chất bằng nhau) ,dc

chia làm 2 phần bằng nhau .

Phần thứ nhất hoà tan trong 100 ml dd [TEX]H_2SO_4 [/TEX]loãng nồng dộ 20% ( D= 1,14 g/ml , axit

dư) ,khi đó tách ra 0,896 lit khí [TEX]CO_2 [/TEX]( đkc). Nung nóng phần thứ 2 trong ko khí . Sau khi

p/ư xong ,để nguội rồi đem sản phẩm thu dc thực hiện thí nghiẹm như phần 1 . Cả hai dd thu

dc sau thí nghiệm đều đem làm lạnh đến nhiệt độ [TEX]t_1 [/TEX]độ C,khi đó từ dd thứ 2 tách 9,75 g

[TEX]CuSO_4.5H_2O[/TEX].

a) Tính khối lượng tinh thể [TEX]CuSO_4.5H_2O [/TEX]tách ra từ dd thu dc ở thí nghiệm 1.

b) Tìm khối lượng Cu trong hh đầu .

Cố lên các bợn :x
 
G

grim_smile

lớp 9 à, như thế là giỏi rồi.
ngày xưa chị học bồi dưỡng mà cũng mù tịt, chả đam mê gì, hớt hơ hớt hải dc cái giải 3 thành phố, haizz...
bi h lại học bồi dưỡng tiếp, mà càng đi sâu càng thấy nó thâm thuý phức tạp. mấy em nếu có ý định chuyên ngành nghiên cứu hoá học thì hãy giữ đam mê này nhé! chị rất khâm phục và trân trọng đấy!
còn chị thì..., có lẽ chị chỉ còn gắn bó vs hoá dc 1 tháng nữa thôi.... đời học sinh nhanh thất đấy!
 
A

anline1234

Cho mình hỏi bài này nha:
Đặt hai cốc cùng khối lượng lên hai đĩa cân : cân thăng bằng. Cho 23 gam NaHCO3 vào cốc bên trái và cho 40 gam Al vào cốc bên phải : cân mất thăng bằng. Nếu dùng dd HCl 7.3% thì cần cho thêm vào cốc nào bao nhiêu gam để cân trở lại cân bằng?
Giúp mình nha!
 
T

thao_won

Cho mình hỏi bài này nha:
Đặt hai cốc cùng khối lượng lên hai đĩa cân : cân thăng bằng. Cho 23 gam NaHCO3 vào cốc bên trái và cho 40 gam Al vào cốc bên phải : cân mất thăng bằng. Nếu dùng dd HCl 7.3% thì cần cho thêm vào cốc nào bao nhiêu gam để cân trở lại cân bằng?
Giúp mình nha!

Lâu roài mới gặp :D


Viết cái PTHH ra ta thấy : lượng axit thêm vào lớn hơn rất nhiều lượng khí bay ra

\Rightarrow Phải thêm vào cốc nhẹ hơn : [TEX]NaHCO_3[/TEX]

Cốc 1 nhẹ hơn 17 g .

[TEX]NaHCO_3 + HCl \to NaCl + H_2O + CO_2[/TEX]

Gọi x là khối lượng dd axit thêm vào

Khối lượng [TEX]CO_2[/TEX] là :

[TEX]\frac{0,073x}{36,5} . 44 = 0,088x[/TEX]

\Rightarrow x - 0,088x = 17

\Rightarrow x = 18,64 g
 
A

anline1234



Lâu roài mới gặp :D


Viết cái PTHH ra ta thấy : lượng axit thêm vào lớn hơn rất nhiều lượng khí bay ra

\Rightarrow Phải thêm vào cốc nhẹ hơn : [TEX]NaHCO_3[/TEX]

Cốc 1 nhẹ hơn 17 g .

[TEX]NaHCO_3 + HCl \to NaCl + H_2O + CO_2[/TEX]

Gọi x là khối lượng dd axit thêm vào

Khối lượng [TEX]CO_2[/TEX] là :

[TEX]\frac{0,073x}{36,5} . 44 = 0,088x[/TEX]

\Rightarrow x - 0,088x = 17

\Rightarrow x = 18,64 g
@Thảo : Coi lại giùm đi! mình làm ra 22.8 g lận
----------------------------------------------------------
 
H

helldemon

Bạn ơi ! Cho mình hớt lời với !

18,64g là đúng đó bạn ! Bạn có thể lấy kết quả ráp zô để bài để thử sẽ bik !
 
T

thao_won

@ helldemon: ráp zo rùi tui mới nói chứ bộ. Kết quả của tui mới đúng. Chính xác hơn là 2125/93 (g) :p
@Thao : coi lại giúp mình nha!

Chả biết ôg thử kiểu nào mà ra thế :|

Tui mới thử lại nè :

Cho 18,64 g axit HCl vào cốc đựng 23 gam NaHCO3 thì :

Khối lượng khí thoát ra là : [TEX]\frac{18,64 . 7,3%}{36,5} .44 = 1,64[/TEX] g

\Rightarrow Khối lượng cốc NaHCO3 sẽ tăng : 18, 64 - 1,64 = 17 g

\Rightarrow Khối lượng cốc NaHCO3 = 23 + 17 = 40 g

Bằng cốc Al chưa ;;)
 
A

anline1234

Chả biết ôg thử kiểu nào mà ra thế :|

Tui mới thử lại nè :

Cho 18,64 g axit HCl vào cốc đựng 23 gam NaHCO3 thì :

Khối lượng khí thoát ra là : [TEX]\frac{18,64 . 7,3%}{36,5} .44 = 1,64[/TEX] g

\Rightarrow Khối lượng cốc NaHCO3 sẽ tăng : 18, 64 - 1,64 = 17 g

\Rightarrow Khối lượng cốc NaHCO3 = 23 + 17 = 40 g

Bằng cốc Al chưa ;;)

Hôhô
Bit ùi bít ùi! bà wên trừ khối lượg NaHCO3 phản ứng kìa
:p

NaHCO3 + HCl -> NaCl + H2O + CO2

Gọi x là khối lượng dd axit thêm vào

Khối lượng
latex.php
là :

(0.073x/36.5).44 = 0.088 (g)

Khối lượng NaHCO3 phản ứng:
( 0.073x/36.5 ).84 = 0.168x (g)

\Rightarrow 23 - 0.168x + x - 0,088x = 40

\Rightarrow x = 2125/93 g


Hehe. Tui làm đúng hok! Đúng thì nhớ thank đó nha pà
:D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom