Văn hình tượng người đàn bà làng chài

LN V

Học sinh tiến bộ
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
21 Tháng sáu 2017
476
888
184
23
Hà Nội
THPT Thanh Thủy

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Cảm nhận của anh hay chị về hình tượng người đàn bà làng chài, từ đó thấy được nét tương đồng về số phận của người phụ nữ trong tác phẩm vợ nhặt

cảm ơn mn
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội, trong suốt cuộc đời cầm bút của ông luôn trăn trở về số phận của người dân và trách nhiệm của nhà văn , là người mở đường tài năng nhất trong cuộc đổi mới văn học. Với tài năng của mình cùng quan niệm sáng tác viết một tác phẩm văn học là hành trình tìm kiếm “hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn” con người, ta bắt gặp trên những trang văn của Nguyễn Minh Châu những hình tượng ẩn dấu tư tưởng,bộc lộ những trăn trở mang hơi thở "thế sự đời tư".Điển hình trong đó phải kể đến hình tượng người đàn bà hàng chài trong "Chiếc thuyền ngoài xa" mang nhiều vẻ đẹp khuất lấp - hình tượng ghi đậm phong cách nghệ thuật tự sự triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho khuynh hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự, để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả.
- Người đàn bà xuất hiện dưới một nghịch cảnh. Dưới cảnh được cho là "đắt trời cho", cảnh chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ hình ảnh người đàn bà xuất hiện với vẻ ngoài xấu xí, mệt mỏi, cam chịu dưới đòn roi của gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, đặc biệt, gã coi việc đánh vợ như một phương thức để giải tỏa những uất ức khổ đau ~> Đằng sau cái đẹp toàn bích toàn thiện là hiện thực bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.Từ sự xuất hiện của người đàn bà dưới cảnh ngộ đầy éo le, dưới tình huống nhận thức,cho ta thấy đằng sau vẻ đẹp như mơ nhầm tưởng cuộc sống cũng êm đẹp thì ẩn chứa 1 cảnh cơ cực,1 sự phũ phàng ngang trái..Ẩn sau mặt sương mờ ảo là nỗi đau của một kiếp người.Cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng,nó luôn tồn tại những nghịch lí, thật - giả,sáng - tối. ~> Vấn đề đôi mắt của người nghệ sĩ
+ Là người đàn bà không tên, người đàn bà hàng chài là hiện thân cho những đau khổ của người dân lao động vùng biển nghèo khổ, người đàn bà hàng chài là một trong số muôn vàn người phụ nữ bất hạnh trong xã hội đang thời kì đổi mới.Tác giả gọi phiếm định là người đàn bà hàng chài để nhấn mạnh đó là mộ người phụ nữ bình thường, mộ người có nhiều cay đắng tủi nhục trong cuộc sống nhưng có một trái tim thánh thiện
+ Ngoại hình : Mụ rỗ mặt, nửa thân người dưới ướt sũng, khuôn mặt mệt mỏi sau 1 đêm thức trắng để kéo lưới ~> In đậm dấu ấn của một cuộc đời chịu nhiều khổ đau, lam lũ
+ Bị đánh không kêu rên một tiếng, không trốn chạy, không chống trả. Nỗi chua xót tủi nhục chỉ có thể nói ra bằng những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt
+ Mang trong mình nỗi bất hạnh ( quá khứ bị rỗ mặt sau một trận đậu mùa, có mang với anh con trai 1 nhà thuyền chài thường hay đến mua bả về .Chị bằng lòng với cuộc sống ấy bởi đó là duyên phận.Chồng chị khi ấy là người đàn ông cục tính nhưng hiền lành.Cuộc sống hiện tại lam lũ và nghèo khổ. Nghề duy nhất để sinh tồn của cả gia đình là đánh cá- công việc nặng nhọc, vất vả; mang nhiều chua xót và tủi cực)
~> Ẩn sau bề ngoài xấu xí, thô kệch là tấm lòng nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh
+ Vẻ đẹp tâm hồn người đàn bà : tấm lòng bao dung, vị tha và tình yêu vô bờ bến: Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là tấm lòng nhân hậu, vị tha , giàu đức hi sinh , phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhịn là 1 người phụ nữ có khát vọng hạnh phúc, luôn biết chắt chiu hạnh phúc đời thường.Phía sau vẻ ngờ nghệch thất học , quê mùa là người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời, từng trải ( Người đàn ông đánh vợ không phải bản tính hung hãn mà đó là hệ quả của cuộc sống đói nghèo vì thế thái độ của người đàn bà với chồng cảm thông nhiều hơn là trách giận.Người đàn bà cam tâm tình nguyện nhẫn nhịn không chịu li hôn vì sau chị có một đàn con.~> Trái tim người mẹ, người vợ như một viên ngọc ẩn sâu trong tâm hồn.Ở người đàn ba còn là người giàu lòng tự trọng, chuyện gia đình chị không muốn phải tới quan tòa
~> Nhân vật được xây dựng có sự đối lập giữa vẻ bề ngoài và phẩm chất bên trong được khai thác chủ yếu ở khía cạnh cá nhân, bi kịch giữa đời thường.Đó cũng là nét đổi mới của Nguyễn Minh Châu, chứng minh cho quan điểm nghệ thuật của mình
~> Người đàn bà đem đến những nhận thức mới mẻ cho vị chánh án trẻ tuổi, người từng đọc nhiều sách vở và luôn đứng về phía công lí và người nghệ sĩ nhạy cảm tinh tế cũng hiểu ra rằng "nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống, bám rễ vào đời sống".Người nghệ sĩ chân chính không chỉ cần có tài mà còn phải biết yêu thương, cảm thông chia sẻ trước những nỗi đau của con người, phải sống 1 cách toàn tâm toàn ý mới có thể hiểu hết được những uẩn khúc sâu xa và vẻ đẹp bên trong của nó.
~> Xây dựng hình tượng người đàn bà giúp Nguyễn Minh Châu truyền tải thông điệp, tư tưởng của mình
- Người vợ nhặt với những nét tương đồng: Cùng viết về hình tượng người phụ nữ trong bối cảnh khác nhau, nhưng ở mỗi nhà văn đều có sự đồng điệu trong cách bộc lộ những vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất lấp trong tâm hồn mỗi người dưới số phận nhiều khổ đau. Ở họ vẫn ngời sáng những vẻ đẹp phẩm chất , là đại diện cho mẫu người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Cách giới thiệu nhân vật, họ đều là những nhân vật không tên, vẻ ngoại hình tương phản với phẩm chất bên trong, ở họ được đặt trên hoàn cảnh cảnh khắc nhiệt nhưng vẫn không thôi hi vọng về cuộc sống tươi đẹp hơn, mạnh mẽ vượt qua nghịch cảnh.
- Lí giải sự tương đồng: Xuất phát từ tấm lòng của nhà văn đối với số phận con người.Những trăn trở, suy tư về cuộc sống người dân trong bối cảnh xã hội
- Khái quát lại hình tượng người đàn bà hàng chài, trình bày quan điểm cá nhân : “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.
- Kết luận về hình tượng người đàn bà hàng chài cũng như người vợ nhặt
( Trong quá trình viết, nên có sự đánh giá về nghệ thuật đi kèm nội dung)
 
  • Like
Reactions: LN V
Top Bottom