Toán Hình học HK2

vyyeoliehoang2000@gmail.com

Học sinh
Thành viên
16 Tháng ba 2016
24
5
41
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Cho lăng trụ đều ABC.A'B'C' đáy cạnh a, góc tạo bởi (A'BC) và (ABC) bằng [tex]30^{o}[/tex]
(a) Tính d((A'B'C'); (ABC))
(b) G là trọng tâm [tex]\triangle ABC[/tex]. Tính d(G;(A'BC))

2) Cho chóp tứ giác đều S.ABCD cạnh bên bằng [tex]a\sqrt{3}[/tex] ABCD tâm O; góc tạo bởi mặt bên và đáy bằng [tex]30^{o}[/tex]
(a) CMR: [tex](SAC)\perp (SBD)[/tex]
(b) M là trung điểm SC; CMR [tex](MBD)\perp (SAC)[/tex]
(c) Tính d(S;(ABCD)); d(A;(SCD))
 

linkinpark_lp

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng sáu 2012
883
487
289
Nghệ An
THPT Đặng Thúc Hứa
1) Cho lăng trụ đều ABC.A'B'C' đáy cạnh a, góc tạo bởi (A'BC) và (ABC) bằng [tex]30^{o}[/tex]
(a) Tính d((A'B'C'); (ABC))
(b) G là trọng tâm [tex]\triangle ABC[/tex]. Tính d(G;(A'BC))

2) Cho chóp tứ giác đều S.ABCD cạnh bên bằng [tex]a\sqrt{3}[/tex] ABCD tâm O; góc tạo bởi mặt bên và đáy bằng [tex]30^{o}[/tex]
(a) CMR: [tex](SAC)\perp (SBD)[/tex]
(b) M là trung điểm SC; CMR [tex](MBD)\perp (SAC)[/tex]
(c) Tính d(S;(ABCD)); d(A;(SCD))
Bài này bạn có thể làm như sau:
Câu 1:
a, Gọi M là trung điểm của BC => AM và A'M cùng vuông góc với BC => góc giữa mặt phẳng (A'BC) và mặt phẳng (ABC) chính là góc A'MA=30
Vì tam giác ABC đều => tính được độ dài AM => xét tam giác vuông A'AM có độ dài AM và góc A'MA => tính được A'A chính là khoảng cách giữa mặt phẳng (A'B'C') và mặt phẳng (ABC).
b, Từ A kẻ AH vuông góc với A'M, ta có BC vuông góc với AM và A'A => BC vuông góc với mặt phẳng (A'AM) => BC vuông góc với AH mà AH cũng vuông góc với BC => AH vuông góc với mặt phẳng (A'BC) hay AH chính là khoảng cách từ A tới mặt phẳng (A'BC). Xét tam giác vuông A'AM có độ dài AM và góc A'MA => tính được độ dài AH. Khoảng cách từ trọng tâm G tới mặt phẳng (A'BC) bằng 2/3 khoảng cách từ A tới mặt phẳng (A'BC) do GM=2/3.AM.
Câu 2:
a, Vì S.ABCD là hình chóp tứ giác đều => SO sẽ vuông góc với mặt phẳng đáy (ABCD). Ta có BD vuông góc với AC và SO => BD vuông góc với mặt phẳng (SAC) mà BD thuộc mặt phẳng (SBD) => mặt phẳng (SBD) vuông góc với mặt phẳng (SAC).
b, Vì BD thuộc mặt phẳng (MBD) => mặt phẳng (MBD) vuông góc với mặt phẳng (SAC)
c, Từ O kẻ OK vuông góc với CD ( K thuộc CD). Ta có CD vuông góc với OK và SO => CD vuông góc với mặt phẳng (SOK) => CD vuông góc với SK => góc giữa mặt phẳng bên (SCD) và mặt đáy (ABCD) chính là góc SKO=30. Xét tam giác vuông SOK có độ dài OK=AD/2 và góc SKO => tính được SO chính là khoảng cách từ S tới mặt phẳng (ABCD)
Từ O kẻ OH vuông góc với SK, ta có CD vuông góc với mặt phẳng (SOK) => CD vuông góc với OH mà OH cũng vuông góc với SK => OH vuông góc với mặt phẳng (SCD) hay OH chính là khoảng cách từ O tới mặt phẳng (SCD). Xét tam giác vuông SOK biết OK và góc SKO => tính được OH.
Ta có khoảng cách từ A tới mặt phẳng (SCD) bằng 2 lần khoảng cách từ O tới mặt phẳng (SCD) dó AC=2OC
 
Top Bottom