CLB lịch sử Hiệp định Geneve qua nghiên cứu của Lầu Năm Góc (Mỹ)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Theo nghiên cứu của Lầu Năm Góc (Mỹ) về những được, mất của các bên tham gia Hội nghị Genève (tờ New York Times lần đầu tiên công bố năm 1971), bước ra khỏi hội nghị, Liên Xô và Trung Quốc đều tỏ thái độ hài lòng, nền ngoại giao Anh thắng lớn, Pháp thì phấn chấn vì giữ được thể diện trong cuộc chiến Đông Dương.

1. Hòa bình một nửa
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành được lợi thế nhưng phải trả giá bằng cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm sau đó. Vì vậy, khi kết thúc hội nghị, thành viên trong đoàn không ai thấy vui.

8-chan89-b41ff.jpg

Niềm vui của người dân khi Việt Nam được mời tham gia Hiệp định Genève Ảnh: TƯ LIỆU
Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng, thời điểm đó là phó thủ tướng, đau đớn thốt lên: “Tất cả cuộc chiến đấu của chúng ta mới đi được nửa đường. Tổ quốc vẫn bị chia cắt. Chúng tôi đã cố hết sức, hết lòng, phấn đấu mọi cách mới mang lại cho đất nước thế này thôi và chúng ta cần phải tiếp tục”. Những người tham gia đoàn đã bật khóc.
Trong khi đó, người Mỹ lại có thái độ lẫn lộn giữa thành công và kết quả của hội nghị. Tổng thống Dwight Eisenhower tại cuộc họp báo ngày 21-7-1954 tuyên bố: “Có những điều mà chúng ta không thích nhưng phần lớn nó còn phụ thuộc vào việc chúng được hiện ra trên thực tế như thế nào”.
Trực tiếp tham gia các cuộc đàm phán, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Bedell Smith cay đắng: “Ngoại giao hiếm khi đạt được trên bàn đàm phán cái mà không thể đạt được hoặc giữ được trên chiến trường”. Điều này cho thấy Mỹ không cho rằng mình giành được phần bánh ngon trong hiệp định này.
Trong tham luận Từ Điện Biên Phủ đến Hiệp định Genève đầu tháng 5-2014, ông Carlyle Thayer, giáo sư danh dự thuộc Đại học New South Wales - Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng Hiệp định Genève đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào một tình huống phức tạp bởi cả hai đồng minh là Trung Quốc và Liên Xô đều vì lợi ích quốc gia của mình. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không còn cách nào khác, phải chấp nhận một sự thỏa hiệp, chia cắt quốc gia ở vĩ tuyến 17 và tổng tuyển cử thống nhất đất nước sau 2 năm.
2. Ngăn chặn một cuộc chiến lan rộng
Ở một góc độ khác, báo cáo của Lầu Năm Góc đánh giá Hiệp định Genève đã mang lại thắng lợi cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để được bảo đảm về vùng lãnh thổ.
“Quyết định cuối cùng tạm thời chia cắt đất nước tại vĩ tuyến 17 dù sao đi nữa cũng là một thắng lợi ở chỗ nó cung cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sự kiểm soát tuyệt đối, không bị thách thức đối với một nửa Việt Nam. Đây là một tình thế mà Việt Minh sau đó đã coi là một bước đi cốt tử đầu tiên trong hàng loạt hành động chính trị để đạt được các mục tiêu tương xứng với sức mạnh quân sự của họ: Nhanh chóng “giải phóng” phần còn lại của đất nước bằng con đường chính trị” - Lầu Năm Góc nhận định.
Ông Pierre Asselin - giáo sư khoa học lịch sử Mỹ, tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam - cho rằng chấp nhận Hiệp định Genève, có vẻ như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đánh đổi lợi ích của mình để đáp ứng lợi ích của các đồng minh nhưng lại nhận được nhiều thứ như kỳ vọng.
“Việc chia cắt đất nước tại vĩ tuyến 17 chứ không phải 16 và các cuộc bầu cử trong 2 năm chứ không phải 1 năm không thay đổi thực tế: Dù mối quan tâm của Bắc Kinh và Moscow như thế nào, các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng nhận biết ngay từ đầu rằng sẽ phải chấp nhận khả năng một hoặc nhiều khu vực bị kẻ thù kiểm soát. Điều quan trọng là họ đã ngăn chặn được chiến tranh lan rộng, trong khi bảo đảm được sự công nhận quốc tế về chủ quyền và vạch ra được một con đường để thống nhất đất nước dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế” - tác giả nhận xét.
 
Top Bottom