Sử 12 Hệ thống những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới từ 1917 - 2000; phần 4

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

3. Những sự kiện lịch sử thế giới có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam
3.1. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
- Sau các cuộc cách mạng tư sản thắng lợi ở châu Âu và Mĩ, chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống trên thế giới. Điều này dẫn đến nhu cầu về thị trường, vốn và nhân công nên các đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa. Để thực hiện việc xâm chiếm này, các nước tư bản hướng về phương Đông, nơi có trình độ dân trí thấp hơn
- Để chuẩn bị cho công cuộc xâm lược này, các nước tư bản dùng giáo sĩ truyền đạo + thương nhân buôn bán. Khi bị các nước cản trở thì dùng vũ lực để xâm lược (Pháp áp dụng phương thức này khi xâm lược Việt Nam
3.2. Mâu thuẫn của thời đại chủ nghĩa đế quốc
- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chính quyền phong kiến (khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển)
- Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản (khi chủ nghĩa tư bản hình thành)
- Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc xâm lược (khi chủ nghĩa tư bản phát triển sang thời đại chủ nghĩa đế quốc, nửa cuối thế kỷ XIX)
- Mâu thuẫn giữa đế quốc già và đế quốc trẻ xung quanh vấn đề thị trường => đây là căn nguyên dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất
3.3. Tư tưởng dân chủ tư sản truyền vào Việt Nam
- Tấm gương tự cường của Nhật Bản sau Duy tân Minh Trị. Đối với các nước châu Á, tấm gương của Nhật từng bị nguy cơ bị xâm lược của tư bản phương tây đã tiến hành ngay cuộc Duy tân để phát triển đất nước, đưa Nhật Bản trở thành cường quốc duy nhất ở châu Á đánh thắng cả Nga. Tấm gương của Nhật làm cho các nước phương Đông (trong đó có Việt Nam) muốn được đi theo con đường của Nhật
- Tư tưởng cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX, được vua Thanh ủng hộ đã phát động cuộc chính biến Mậu Tuất (1898). Cuộc chính biến tuy thất bại, nhưng những tư tưởng của nó có ảnh hưởng đến Việt Nam
- Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) gắn liền với tư tưởng "Tam dân" của Tôn Trung Sơn. Cách mạng này đã lật đổ triều Thanh để mở đường cho CNTB phát triển, có ảnh hưởng đến Việt Nam
- Sách báo mới được truyền vào Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp. Hàng loạt các sách mới với các tư tưởng mới, các mô hình nhà nước mới mẻ được truyền vào Việt Nam (quân chủ lập hiến của Anh và Nhật, dân chủ cộng hòa của Mĩ và Pháp). Các sĩ phu yêu nước thức thời muốn canh tân đất nước theo con đường tư bản nên đã hồ hởi đón nhận và nghiên cứu. Họ là những người tiên phong đón nhận luồng tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam
=> Những sự kiện này là nguyên nhân, điều kiện khách quan cho sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước mới - khuynh hướng dân chủ tư sản vào Việt nam trong đầu thế kỷ XX.
Nguyên nhân chủ quan của sự xuất hiện khuynh hướng DCTS là: (1) do sự bế tắt của khuynh hướng cứu nước phong kiến. (2) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tác động sâu sắc đến kinh tế - xã hội của Việt Nam. (3) Nhửng hoạt động yêu nước của các sĩ phu thức thời ở Việt Nam.
3.4. Thời đại mới xuất hiện (1917 - 1929)
- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã chọc thủng khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới. Cuộc cách mạng này không chỉ giải phóng giai cấp mà còn giải phóng dân tộc - nêu gương sáng cho các dân tộc bị áp bức chống đế quốc. Cuộc cách mạng này đã trở thành điểm tựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc - nhất là với Việt Nam. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc chọn con đường giải phóng giai cấp gắn liền với giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong Luận cương bất hủ của Lenine
- Cao trào cách mạng 1918 - 1923 bùng nổ do ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất, dẫn tới nhiều Đảng Cộng sản ra đời và khuynh hướng vô sản đã vượt ra khỏi nước Nga sang các nước tư bản Âu - Mĩ
- Cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa bùng nổ do ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất, dẫn tới nhiều Đảng Cộng sản ra đời và khuynh hướng vô sản đã vượt ra khỏi nước Nga lan nhanh sang các nước phương Đông, định hướng cho các phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa
- Quốc tế Cộng sản ra đời với lãnh đạo chính là Lenin, đã thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc phát triển
=> Những sự kiện này là nguyên nhân, điều kiện khách quan cho sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước mới - khuynh hướng vô sản vào Việt nam trong những năm 20 của thế kỷ XX.
Nguyên nhân chủ quan của sự xuất hiện khuynh hướng vô sản là: (1) do sự bế tắt của các con đường cứu nước trước đó (tư tưởng DCTS không đáp ứng được yêu cầu lịch sử đặt ra). (2) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tác động sâu sắc đến kinh tế - xã hội của Việt Nam. (3) Vai trò quan trọng của Nguyễn Ái Quốc
3.5. Khủng hoảng kinh tế thế giới và khuynh hướng tả khuynh của Quốc tế Cộng sản
a. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933
- Cuộc khủng hoảng khởi đầu từ Mĩ và lan nhanh sang nhiều nước tư bản khác. Đây là cuộc khủng hoảng thừa do cung vượt quá cầu, dẫn tới nhà nước không kiểm soát được nền kinh tế
- Cuộc khủng hoảng tác động sâu sắc đến các nước thuộc địa và phụ thuộc của họ. Nhân dân thuộc địa chịu nhiều gánh nặng nhất. Ở Việt Nam, Pháp sa thải nhiều công nhân khiến công nhân thất nghiệp rất nhiều tác động đến cuộc sống gia đình của họ. Nông dân mất ruộng đất; tư sản bị phá sản. Thợ thủ công và tầng lớp thương nhân đều khổ cực - chỉ trừ đại điền chủ và tư sản mại bản. Khủng hoảng này là nguyên nhân sâu xa và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào cách mạng 1930 - 1931 (gọi là "nguyên nhân sâu xa" vì Pháp là kẻ thù trực tiếp bóc lột khi nước nhà mất độc lập; "nguyên nhân trực tiếp" là khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933)
- Để vượt qua khủng hoảng này, các nước tư bản chọn 1 trong 2 hướng giải quyết: hoặc là cải cách dân chủ (những nước giàu tài nguyên và thuộc địa), hoặc là phát xít hóa (những nước ít tài nguyên, thị trường và nhân công) => chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe dọa hòa bình thế giới - Đây là hậu quả lớn nhất
b. Khuynh hướng tả khuynh của Quốc tế Cộng sản
- Sau khi Lenin qua đời, Quốc tế Cộng sản có những hoạt động và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới - khuynh hướng tả khuynh đã xuất hiện. Khuynh hướng tả khuynh đề cao đấu tranh giai cấp và ruộng đất.
- Ở các nước Á - Phi - Mĩ latinh bị các đế quốc thống trị, giải phóng dân tộc đã trở thành yêu cầu bức thiết nhất; nhưng ở châu Âu không mất độc lập, nên vấn đề giải phóng dân tộc không được đặt ra. Họ chỉ đặt ra yêu cầu giải phóng cấp nên khuynh hướng tả khuynh tác động nhiều đến đường lối cách mạng của họ. Ở Việt Nam, khuynh hướng tả khuynh tác động mạnh đến Trần Phú - Trần Phú trong Luận cương chính trị chỉ đề cao đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất (phải tới các hội nghị của Đảng sau này mới khắc phục hạn chế trên)
3.6. Nguy cơ của chiến tranh thế giới mới (1936 - 1939)
- Ba lò lửa chiến tranh là Đức, Italia và Nhật đã bắt đầu đe dọa hòa bình nhân loại. Họ liên minh với nhau chống Quốc tế Cộng sản và chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh thế giới mới => Kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân loại chính là chủ nghĩa phát xít
- Thái độ của các nước lớn (Mĩ, Anh và Pháp) không thống nhất với Liên Xô chống phát xít. Họ có những hành động dung dưỡng cho phát xít hoành hành. Mĩ tuyên bố trung lập; Anh - Pháp thỏa hiệp với phát xít, đỉnh cao là Hiệp ước Munich
- Trước tình hình nghiêm trọng này, Quốc tế Cộng sản họp gấp Đại hội VII ở Moskwa và ra nghị quyết chỉ rõ, kẻ thù nguy hiểm của nhân loại là chủ nghĩa phát xít; đồng thời kêu gọi các dân tộc hãy đoàn kết và lập mặt trận nhân dân chống phát xít. Đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đến dự và tiếp thu tinh thần của hội nghị
- Ở Pháp vào năm 1936, lực lượng tiến bộ đã lên cầm quyền và ban hành nhiều chính trị có lợi cho phong trào cách mạng ở Đông Dương. Đó là thả tù chính trị, cho phép người dân kinh doanh và hội họp, bầu cử và ứng cử, thành lập các tổ chức chính trị. Các chính sách tiến bộ của mặt trận nhân dân Pháp tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, giúp đời sống của người dân ta được cải thiện
- Bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai ở Đông Dương ngăn cản và không cho người dân hưởng quyền tự do và dân chủ. Chúng chính là kẻ thù trực tiếp của cách mạng Việt Nam lúc này
=> Bối cảnh lịch sử tác động trực tiếp đến những quyết định của các Hội nghị Trung ương Đảng từ 1936 - 1939
3.7. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
a. Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu
- Đức tấn công Ba Lan, Anh - Pháp tuyên chiến. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Pháp theo phe Anh cùng tuyên chiến. Trong thời kỳ đầu, cuộc chiến tranh là phi nghĩa
- Chính quyền Pháp ở Đông Dương thi hành chính sách thời chiến:
+ Về kinh tế: Pháp thi hành chính sách "kinh tế chỉ huy", ra sức vơ vét lương thực và hàng hóa phục vụ chiến tranh; làm hàng hóa và lương thực trở nên khan hiếm
+ Ra sức bắt lính, đi phu khiến nhiều gia đình bị ly tán
+ Đàn áp phong trào cách mạng trong nước, tước bỏ mọi quyền tự do dân chủ
=> Pháp và tay sai trờ thành kẻ thù của cách mạng Việt Nam - Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Đó là bối cảnh triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 - hội nghị này đã khởi đầu cho việc nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước vói nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu
b. Năm 1940, Nhật vào Đông Dương và chiến tranh thế giới đang lan rộng
- Tháng 9/1940, quân Nhật tiến vào Đông Dương. Pháp sau đó đã bắt tay với Nhật để cùng bóc lột nhân dân Đông Dương. Nhân dân chịu ách áp bức của hai kẻ thù là Pháp và Nhật nên Pháp - Nhật cùng tay sai đã trở thành kẻ thù chính của dân tộc; nhiệm vụ giải phóng dân tộc lại được đặt ra.
- Cuối năm 1940 đầu năm 1941, Đức thôn tính gần hết châu Âu và chuẩn bị thực lực để tấn công Liên Xô. Nguyễn Ái Quốc theo dõi sát sao tình hình và đã tiên đoán: nếu Đức tấn công Liên Xô thì tính chất chiến tranh sẽ thay đổi, nhân dân thế giới sẽ đoàn kết chống phát xít; vì vậy cách mạng ở các nước bị phát xít chiếm đóng sẽ có cơ hội thành công (trong đó có Việt Nam). Muốn cho cách mạng Việt Nam thành công, tất nhiên phải có sự chuẩn bị chu đáo để cách mạng giành thắng lợi ngay khi phát xít đầu hàng. Trước bối cảnh đó và có nhận định chính xác như trên, Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị VIII của Trung ương Đảng (1/1941) và trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị Trung ương VIII đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng, giương cao hơn nữa giải phóng dân tộc lên hàng đầu (hội nghị VIII quyết định thành lập một mặt trận của riêng Việt Nam để đoàn kết các giai tầng Việt Nam chống giặc cứu nước; để đưa cách mạng lên cao hơn thì Việt Minh thành lập các Hội Cứu quốc - dân tộc là trên hết)
c. Cuối năm 1944 đầu năm 1945, chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn kết thúc
- Cuối năm 1944 đầu năm 1945, quân đồng minh đánh tan phát xít ở nhiều nơi làm nhiều quốc gia châu Âu được giải phóng, Liên Xô cũng sạch bóng quân thù và quân phát xít liên tiếp bại trận
- Quyết định của Hội nghị Yalta (2/1945) thúc đẩy chiến tranh mau kết thúc, nhưng lại đồng ý cho môt số nước châu Á tiếp tục chịu ảnh hưởng của phương tây (tạo điều kiện cho Pháp xâm lược trở lại)
- Ở Đông Dương, Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng để đảo chính lật đổ Nhật để giành lại vùng đất này. Nhật biết được âm mưu của Pháp nên đã tiến hành đảo chính (9/3/1945) lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Điều này chứng tỏ phát xít Nhật vẫn còn rất mạnh, tạo tình thế mới cho cách mạng Đông Dương: cách mạng ta đã bớt đi một kẻ thù, thế nhưng tình thế cách mạng chưa chín mùi (mới xuất hiện tình thế cách mạng). Đó là lý do để Ban thường vụ Trung ương Đảng triệu tập hội nghị tháng 3/1945. Hội nghị xác định kẻ thù chính là phát xít Nhật, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (khởi nghĩa từng phần) làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa
d. Từ tháng 5/1945 đến tháng 8/1945:
- Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện, tác động đến tinh thần của quân Nhật lo sợ mình sắp bị tiêu diệt
- Đầu tháng 8/1945, thực hiện lời hứa ở hội nghị Yalta thì Hồng quân Liên Xô tiến công và nhanh chóng đánh bại hơn 1 triệu quân Quan Đông của Nhật; Mĩ ném bom xuống Nhật Bản
- Quyết định của Hội nghị Postdam (8/1945) cho phép quân Anh và Trung Hoa dân quốc vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Chúng ta chuẩn bị đối phó với những kẻ thù mới ở Việt Nam. Căn cứ vào quyết định của hội nghị Yalta, quân Pháp chuẩn bị xâm lược trở lại Đông Dương
- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc
=> Những sự kiện trên tác động mạnh đến cách mạng Việt Nam, cho thấy thời cơ và nguy cơ đan xen lẫn nhau (trong khoảng 15 ngày). Nguy cơ là quyết định của hai hội nghị quốc tế cho thấy nước ta sắp "đón chào" những kẻ thù mới. Trước bối cảnh đó, Bác Hồ và Đảng Cộng sản Đông Dương chớp thời cơ (mở những hội nghị quan trọng) lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trước khi quân đồng minh kéo vào.
 
Last edited:
Top Bottom