Văn 9 Hệ thống kiến thức Ngữ văn 9

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

HỆ THỐNG KIẾN THỨC NGỮ VĂN 9 HKI

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Các tác phẩm truyện trung đại


TT

Tác phẩm

Tác giả

Nội dung

Nghệ thuật

1

Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ – có tên phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh, năm mất), là một danh sĩ sống vào thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài, thời Lê đại, người huyện Trường Tân, này là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, là người học rộng, tài cao, am hiểu văn chương. Ông làm quan được một năm rồi về sống ẩn dật như nhiều tri thức đương thời khác.

Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong 20 truyện trong sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Truyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

Tác phẩm không chỉ thành công về mặt nghệ thuật như: nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nhân vật độc đáo; cốt truyện sáng tạo; sử dụng tốt các yếu tố trữ tình; đối thoại của nhân vật... mà còn mang giá trị, ý nghĩa sâu sắc.

2

Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14)

Bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là phần tục biên, trong đó có 7 hồi được cho là Ngô Thì Du viết, còn 3 hồi cuối cùng viết có tính chất chắp vá, lại có cả những sự việc thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết (có người đọc là Thiến), còn các nhà nghiên cứu cho là có thể của một tác giả vô danh khác.

Viết theo thể loại Chí là một thể văn xuôi cổ vừa có tính văn học, vừa có tính lịch sử ; bằng chữ Hán theo thể chương hồi, gồm 17 hồi, được xem là quyển tiểu thuyết lịch sử. Nó thể hiện những biến động của nước ta khoảng ba mươi năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX.
- Nội dung:
+ Hình tượng đẹp, mang tính sử thi về người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
+ Số phận bi đát của những kẻ bán nước và cướp nước.
+ Bức tranh hiện thực về một giai đoạn lịch sử đau thương mà anh dũng của dân tộc.
+ Quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc sâu sắc của các tác giả.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và miêu tả.
- Kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Miêu tả cụ thể, chân thực.
- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập.

3

Truyện Kiều

- Nguyễn Du (1765 – 1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học.

Truyện Kiều của Nguyễn Du được giới thiệu thông qua các đoạn trích: Cảnh ngày xuân, Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Các bạn có thể tham khảo nội dung, giới thiệu về Truyện Kiều một cách cụ thể cũng như xem nội dung các đoạn trích trên ở link phía dưới này:
https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-truyen-kieu.754156/[/TD]
[TD]
- Truyện Kiều là kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học về ngôn ngữ và thể loại.
+ Về ngôn ngữ: Tiếng Việt văn học trở nên giàu đẹp với khả năng miêu tả, biểu cảm vô cùng phong phú.
+Về thể loại: Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện, nhuần nhuyễn. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả thiên nhiên đa dạng, tả cảnh ngụ tình, xây dựng nhân vật rất độc đáo.
[TBODY] [/TBODY]


2. Các tác phẩm thơ hiện đại

TT

Tác
phẩm

Tác giả

Thời
gian

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

1

Đồng chí
(Là một trong những TP tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của VH thời kì KC p 1946-1954)

Chính Hữu
(1926-
2005)
Nhà thơ quân đội trưởng thành từ hai cuộc KC p và chống Mỹ)

1948
(Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông)

Thơ tự do

- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của những người lính CM.

-Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, cô đọng giàu sức biểu cảm

2

Bài thơ về tiểu đội xe không kính(được tặng giải nhất cuộc thi
Thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa

Phạm Tiến Duật
(1941-2008),
trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước)

1969
(thời kì ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ)

Thơ Tự do

-Bài thơ khắc họa hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính.
- Qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam

Giàu chất liệu hiên thực sinh động của cuộc sống chiến trường.
Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, mang nét riêng, tự nhiên, khỏe khoắn.

3.

Đoàn thuyền đánh cá
In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958

Huy Cận
(1919-2005)
Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại VN.

1958
Trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.

Thất ngôn truyền thiên

Bài thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống

-Sáng tạo hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo.
-Âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc
quan.

4.

Bếp lửa
In trong tập Hương cây - Bếp lửa (1968),
tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

Bằng Việt
Sinh năm
1941 thuộc
thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ

1963
Khi tác giả đang là sinh viên học ngành
luật ở Liên Xô

Thất
ngôn
trường
thiên

Qua hồi tưởng và suy nghĩ của người cháu đã trưởng thành, bài thơ đã gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà cũng là đối với gia đình , quê hương đất nước

- Kết hơp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý biểu tượng; bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ và bà và tình bà cháu

5

Ánh trăng

Được tặng giải Acủa Hội Nhà Văn VN năm 1984

Nguyễn Duy
Sinh năm 1948, gương mặt tiêu
biểu trong lớp nhà thơ trẻ thờikháng chiến chống Mỹ cứu nước

1979
Tại TPHCM, 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước

Năm tiếng

Bài thơ là lời nhác nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.
Từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghiã thủy chung cùng quá khứ.

Giọng điệu tâm tình, tự nhiên kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự.
hình ảnh giàu tính biểu cảm: trăng giàu ý nghĩa biểu tượng
[TBODY] [/TBODY]

PHẦN II: TIẾNG VIỆT

I. Các phương châm hội thoại:
1. Phương châm về lượng
yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
2. Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
3. Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
4, Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
5, Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
6, Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.

* Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
II. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
1, Dẫn trực tiếp
là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
2, Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
v Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
- Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.
- Lược bỏ các từ chỉ tình thái.
- Thêm từ rằng hoặc trước lời dẫn.
- Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.
v Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:
- Khi khôi phục lại nguyên văn lời dẫn cần thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…
- Sử dụng dấu hai chấm và dầu ngoặc kép.
- Chuyển sang dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách Hồ Chủ tịch hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ tịch là người giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người.
3. Một số kiến thức cơ bản về từ:
* Từ đơn: từ do 1 tiếng tạo nên: gà, vịt…
Từ phức: Do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nên: 2 loại
+ Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: VD: nhà cửa, quần áo, hoa hồng… giam giữ, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, mong muốn, bọt bèo, bó buộc, nhường nhịn
+ Từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm VD: ầm ầm, rào rào…
* Thành ngữ:là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng ->Làm cho lời nói sinh động, gây ấn tượng mạnh tăng hiệu quả giao tiếp trong văn chương làm cho lời văn hàm súc,có tính hình tượng
VD:
"Đánh trống bỏ dùi”, "Chó treo mèo đậy” "Được voi đòi tiên", "Nước mắt cá sấu”,...
*Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị.Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể
* Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: trong từ nhiều nghĩa , nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hính thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc.
* Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.
VD: Mùa thu - thu tiền, con sâu - Đào sâu
* Từ đồng nghĩa:Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: Ăn , xơi , chén; Chết , từ trần, qua đời…
*Từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: sống – chết, Chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình ; già - trẻ : yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu,...
* Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Là nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khía quát hơn ) nghĩa của từ ngữ khác (nghĩa rộng, hẹp ).
* Trường từ vựng: Là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút
4. Các biện pháp tu từ từ vựng
a)Nhân hoá:
Gọi hoặc tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ để tả hoặc nói về con người.
* Các kiểu nhân hoá:
+ Dùng từ ngữ chỉ con người, gán cho con vật (chàng dế thanh niên - chị cào cào…)
+ Dùng từ ngữ chỉ hành động tính cách của con người để chỉ hành động, tính cách của vật
VD: “Thương nhau tre không ở riêng”, “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”, “Ông trời mặc áo giáp đen ra trận”, “Hàng bưởi đu đưa, bế lũ con. Đầu tròn trọc lốc”…
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người: Trâu ơi…-> Tác dụng: câu văn sinh động, thế giới cây cối, loài vật gần gũi hơn.
b) Ẩn dụ: Gọi sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
VD: “Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh , lá còn xanh cây.”
Hoa, cánh ->Thúy Kiều; lá, cây -> gia đình Kiều
c) So sánh: đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
VD: “Trong như tiếng hạc bay qua.
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài.
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”
Nguyễn Du so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều mang nhiều thanh âm đan hòa tạo nên một bản nhạc đặc sắc, đa thanh.
d) Hoán dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ nhất định với nó.
- Gọi sự vật hiện tượng bằng một bộ phận của nó. Ví dụ “bàn tay…- Là một tay cờ bạc ”.
- Gọi sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật hiện tượng luôn đi đôi với nó như là dấu hiệu đặc trưng của nó: “Áo xanh cùng với áo nâu. Nông thôn cùng với thành thị đứng lên.”
Ta thấy ở đây người ta dùng áo xanh để nói đến lực lượng công nhân, áo nâu nói đến người nông dân
e) Nói giảm, nói tránh:Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm xúc quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: - “Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
( Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
-> Chỉ sự ra đi của Bác Dương
g) Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD:( Quả bí khổng lồ….; Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày)
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nươc nghiêng thành..-> Săc đẹp của Kiêu khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn, sắc đẹp có một không hai làm cho thiên nhiên phải đố kỵ, ghen tuông, dự báo cuộc đời đau khổ, sóng gió
h) Điệp ngữ:Dùng đi dùng lại (lặp đi lặp lại) từ ngữ trong cùng một văn bản nhằm nhấn mạnh một yếu tố nào đó
VD: Anh đi tìm em rất lâu, rất lâuKhăn xanh, khăn xanh phơi đầy nắng sớm”
- Cùng trông lại… chẳng thấy,Thấy xanh…. ngàn dâu Ngàn dâu…….một màu
i) Chơi chữ:Lợi dụng những đặc điểm về âm, về nghĩa của từ để tạo sắ thái dí dỏm, hài hước, câu văn hấp dẫn thú vị.
VD: Con cá đối nằm trong cối đá (cá đối= cối đá)
5. Từ tượng hình, từ tượng thanh:
a) Đặc điểm:
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Phần lớn từ tượng hình là từ láy.
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Phần lớn từ tượng thanh là từ láy.
b) Công dụng:
Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

PHẦN III: LÀM VĂN

1. Văn thuyết minh: ( Có sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận)
+ Giới thiệu về một nhân vật
+ Thuyết minh về một tác phẩm văn học hoặc đoạn trích
+ Thuyết minh về một di tích, một danh lam thắng cảnh, một đồ dùng…
2. Văn tự sự: (Có sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh)
- Dựa vào nội dung các tác phẩm văn học trung đại, văn học hiện đại đã học, nhập vai hoặc tưởng tượng được nghe kể lại để qua đó rút ra bài học có ý nghĩa cho bản thân .
- Kể một câu chuyện thực tế đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến làm thay đổi nhận thức của bản thân.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
HỆ THỐNG KIẾN THỨC NGỮ VĂN 9 HKI

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Các tác phẩm truyện trung đại

TTTác phẩmTác giảNội dungNghệ thuật
1Chuyện người con gái Nam XươngNguyễn Dữ – có tên phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh, năm mất), là một danh sĩ sống vào thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài, thời Lê đại, người huyện Trường Tân, này là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, là người học rộng, tài cao, am hiểu văn chương. Ông làm quan được một năm rồi về sống ẩn dật như nhiều tri thức đương thời khác.Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong 20 truyện trong sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Truyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
Tác phẩm không chỉ thành công về mặt nghệ thuật như: nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nhân vật độc đáo; cốt truyện sáng tạo; sử dụng tốt các yếu tố trữ tình; đối thoại của nhân vật... mà còn mang giá trị, ý nghĩa sâu sắc.
2Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14)Bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là phần tục biên, trong đó có 7 hồi được cho là Ngô Thì Du viết, còn 3 hồi cuối cùng viết có tính chất chắp vá, lại có cả những sự việc thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết (có người đọc là Thiến), còn các nhà nghiên cứu cho là có thể của một tác giả vô danh khác.Viết theo thể loại Chí là một thể văn xuôi cổ vừa có tính văn học, vừa có tính lịch sử ; bằng chữ Hán theo thể chương hồi, gồm 17 hồi, được xem là quyển tiểu thuyết lịch sử. Nó thể hiện những biến động của nước ta khoảng ba mươi năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX.
- Nội dung:
+ Hình tượng đẹp, mang tính sử thi về người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
+ Số phận bi đát của những kẻ bán nước và cướp nước.
+ Bức tranh hiện thực về một giai đoạn lịch sử đau thương mà anh dũng của dân tộc.
+ Quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc sâu sắc của các tác giả.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và miêu tả.
- Kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Miêu tả cụ thể, chân thực.
- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập.
3Truyện Kiều- Nguyễn Du (1765 – 1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học.
Truyện Kiều của Nguyễn Du được giới thiệu thông qua các đoạn trích: Cảnh ngày xuân, Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Các bạn có thể tham khảo nội dung, giới thiệu về Truyện Kiều một cách cụ thể cũng như xem nội dung các đoạn trích trên ở link phía dưới này:
https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-truyen-kieu.754156/[/TD]
- Truyện Kiều là kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học về ngôn ngữ và thể loại.
+ Về ngôn ngữ: Tiếng Việt văn học trở nên giàu đẹp với khả năng miêu tả, biểu cảm vô cùng phong phú.
+Về thể loại: Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện, nhuần nhuyễn. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả thiên nhiên đa dạng, tả cảnh ngụ tình, xây dựng nhân vật rất độc đáo.
[TBODY] [/TBODY]


2. Các tác phẩm thơ hiện đại
TTTác
phẩm
Tác giảThời
gian
Thể loạiNội dungNghệ thuật
1Đồng chí
(Là một trong những TP tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của VH thời kì KC p 1946-1954)
Chính Hữu
(1926-
2005)
Nhà thơ quân đội trưởng thành từ hai cuộc KC p và chống Mỹ)
1948
(Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông)
Thơ tự do- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của những người lính CM.-Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, cô đọng giàu sức biểu cảm
2Bài thơ về tiểu đội xe không kính(được tặng giải nhất cuộc thi
Thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa
Phạm Tiến Duật
(1941-2008),
trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước)
1969
(thời kì ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ)
Thơ Tự do-Bài thơ khắc họa hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính.
- Qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam
Giàu chất liệu hiên thực sinh động của cuộc sống chiến trường.
Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, mang nét riêng, tự nhiên, khỏe khoắn.
3.Đoàn thuyền đánh cá
In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958
Huy Cận
(1919-2005)
Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại VN.
1958
Trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.
Thất ngôn truyền thiênBài thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống-Sáng tạo hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo.
-Âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc
quan.
4.Bếp lửa
In trong tập Hương cây - Bếp lửa (1968),
tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
Bằng Việt
Sinh năm
1941 thuộc
thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
1963
Khi tác giả đang là sinh viên học ngành
luật ở Liên Xô
Thất
ngôn
trường
thiên
Qua hồi tưởng và suy nghĩ của người cháu đã trưởng thành, bài thơ đã gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà cũng là đối với gia đình , quê hương đất nước- Kết hơp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý biểu tượng; bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ và bà và tình bà cháu
5Ánh trăng

Được tặng giải Acủa Hội Nhà Văn VN năm 1984
Nguyễn Duy
Sinh năm 1948, gương mặt tiêu
biểu trong lớp nhà thơ trẻ thờikháng chiến chống Mỹ cứu nước
1979
Tại TPHCM, 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước
Năm tiếngBài thơ là lời nhác nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.
Từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghiã thủy chung cùng quá khứ.
Giọng điệu tâm tình, tự nhiên kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự.
hình ảnh giàu tính biểu cảm: trăng giàu ý nghĩa biểu tượng
[TBODY] [/TBODY]
PHẦN II: TIẾNG VIỆT
I. Các phương châm hội thoại:
1. Phương châm về lượng
yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
2. Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
3. Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
4, Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
5, Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
6, Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.

* Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
II. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
1, Dẫn trực tiếp
là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
2, Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
v Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
- Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.
- Lược bỏ các từ chỉ tình thái.
- Thêm từ rằng hoặc trước lời dẫn.
- Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.
v Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:
- Khi khôi phục lại nguyên văn lời dẫn cần thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…
- Sử dụng dấu hai chấm và dầu ngoặc kép.
- Chuyển sang dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách Hồ Chủ tịch hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ tịch là người giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người.
3. Một số kiến thức cơ bản về từ:
* Từ đơn: từ do 1 tiếng tạo nên: gà, vịt…
Từ phức: Do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nên: 2 loại
+ Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: VD: nhà cửa, quần áo, hoa hồng… giam giữ, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, mong muốn, bọt bèo, bó buộc, nhường nhịn
+ Từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm VD: ầm ầm, rào rào…
* Thành ngữ:là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng ->Làm cho lời nói sinh động, gây ấn tượng mạnh tăng hiệu quả giao tiếp trong văn chương làm cho lời văn hàm súc,có tính hình tượng
VD:
"Đánh trống bỏ dùi”, "Chó treo mèo đậy” "Được voi đòi tiên", "Nước mắt cá sấu”,...
*Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị.Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể
* Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: trong từ nhiều nghĩa , nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hính thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc.
* Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.
VD: Mùa thu - thu tiền, con sâu - Đào sâu
* Từ đồng nghĩa:Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: Ăn , xơi , chén; Chết , từ trần, qua đời…
*Từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: sống – chết, Chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình ; già - trẻ : yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu,...
* Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Là nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khía quát hơn ) nghĩa của từ ngữ khác (nghĩa rộng, hẹp ).
* Trường từ vựng: Là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút
4. Các biện pháp tu từ từ vựng
a)Nhân hoá:
Gọi hoặc tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ để tả hoặc nói về con người.
* Các kiểu nhân hoá:
+ Dùng từ ngữ chỉ con người, gán cho con vật (chàng dế thanh niên - chị cào cào…)
+ Dùng từ ngữ chỉ hành động tính cách của con người để chỉ hành động, tính cách của vật
VD: “Thương nhau tre không ở riêng”, “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”, “Ông trời mặc áo giáp đen ra trận”, “Hàng bưởi đu đưa, bế lũ con. Đầu tròn trọc lốc”…
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người: Trâu ơi…-> Tác dụng: câu văn sinh động, thế giới cây cối, loài vật gần gũi hơn.
b) Ẩn dụ: Gọi sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
VD: “Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh , lá còn xanh cây.”
Hoa, cánh ->Thúy Kiều; lá, cây -> gia đình Kiều
c) So sánh: đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
VD: “Trong như tiếng hạc bay qua.
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài.
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”
Nguyễn Du so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều mang nhiều thanh âm đan hòa tạo nên một bản nhạc đặc sắc, đa thanh.
d) Hoán dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ nhất định với nó.
- Gọi sự vật hiện tượng bằng một bộ phận của nó. Ví dụ “bàn tay…- Là một tay cờ bạc ”.
- Gọi sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật hiện tượng luôn đi đôi với nó như là dấu hiệu đặc trưng của nó: “Áo xanh cùng với áo nâu. Nông thôn cùng với thành thị đứng lên.”
Ta thấy ở đây người ta dùng áo xanh để nói đến lực lượng công nhân, áo nâu nói đến người nông dân
e) Nói giảm, nói tránh:Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm xúc quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: - “Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
( Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
-> Chỉ sự ra đi của Bác Dương
g) Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD:( Quả bí khổng lồ….; Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày)
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nươc nghiêng thành..-> Săc đẹp của Kiêu khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn, sắc đẹp có một không hai làm cho thiên nhiên phải đố kỵ, ghen tuông, dự báo cuộc đời đau khổ, sóng gió
h) Điệp ngữ:Dùng đi dùng lại (lặp đi lặp lại) từ ngữ trong cùng một văn bản nhằm nhấn mạnh một yếu tố nào đó
VD: Anh đi tìm em rất lâu, rất lâuKhăn xanh, khăn xanh phơi đầy nắng sớm”
- Cùng trông lại… chẳng thấy,Thấy xanh…. ngàn dâu Ngàn dâu…….một màu
i) Chơi chữ:Lợi dụng những đặc điểm về âm, về nghĩa của từ để tạo sắ thái dí dỏm, hài hước, câu văn hấp dẫn thú vị.
VD: Con cá đối nằm trong cối đá (cá đối= cối đá)
5. Từ tượng hình, từ tượng thanh:
a) Đặc điểm:
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Phần lớn từ tượng hình là từ láy.
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Phần lớn từ tượng thanh là từ láy.
b) Công dụng:
Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

PHẦN III: LÀM VĂN

1. Văn thuyết minh: ( Có sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận)
+ Giới thiệu về một nhân vật
+ Thuyết minh về một tác phẩm văn học hoặc đoạn trích
+ Thuyết minh về một di tích, một danh lam thắng cảnh, một đồ dùng…
2. Văn tự sự: (Có sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh)
- Dựa vào nội dung các tác phẩm văn học trung đại, văn học hiện đại đã học, nhập vai hoặc tưởng tượng được nghe kể lại để qua đó rút ra bài học có ý nghĩa cho bản thân .
- Kể một câu chuyện thực tế đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến làm thay đổi nhận thức của bản thân.
Em xin góp một số đề để các bạn vào và cùng làm bài tập nè...
  • Chuyện người con gái Nam Xương:
Đề 1:Cái bóng trong truyện người con gái Nam Xương có ý nghĩa gì?
Link giải: https://diendan.hocmai.vn/threads/y...truyen-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong.739273/
Đề 2: Phân tích cái chết của Vũ Nương.
Link giải:https://diendan.hocmai.vn/threads/chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong.645253/
  • Hoàng lê nhất thống chí:
Đề: Phân tích nhân vật Quang Trung.
Link giải: diendan.hocmai.vn/threads/hoang-le-nhat-thong-chi.99176/
  • Truyện Kiều:
Đề 1: Phân tích đoạn trích "Chị em Thúy Kiều":
Link tham khảo: diendan.hocmai.vn/threads/phan-tich-chi-em-thuy-kieu.640502/
Đề 2: Phân tích đoạn trích "cảnh ngày xuân":
Link tham khảo: diendan.hocmai.vn/threads/phan-tich-chi-em-thuy-kieu.640502/
Đề 3: Phân tích đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" :
Linh tham khảo: diendan.hocmai.vn/threads/phan-tich-doan-trich-kieu-o-lau-ngung-bich.251696/

Mọi người tham khảo nhé!!!
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN 9 HKII
I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Các văn bản nghị luận

- Bàn về đọc sách
- Tiếng nói của văn nghệ
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten
Các văn bản nghị luận trang bị cho người đọc hiểu biết cơ bản về văn nghị luận, thông qua đó tìm hiểu được các phương pháp và thao tác làm văn nghị luận.

2. Các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại
a) Các tác phẩm thơ hiện đại:

1Con cò
In trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967)
Chế Lan Viên
(1920-
1989), là
một trong những tên
tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại VN thế kỷ XX
1962Tự doTừ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người- Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy nghĩ sâu sắc.
- Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng sâu
sắc.
2Mùa xuân nho nhỏ Được phổ nhạcThanh Hải
(1930-1980)
là 1 trong những cây bút có công xây dựng nền văn học CM ở miền Nam từ những ngày
đầu
11/1980
Bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ mất
Năm chữCảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chungThể thơ năm chữ có nhạc điệu trong
sáng, thiết tha, gắn với dân ca, hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
3Viếng lăng Bác In trong
tập “Như mây mùa
Viễn Phương Sinh 1928,
là một trong những cây
1976
Sau khi cuộc kháng chiến
Tám chữLòng thanh kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối
với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra
Giọng điệu trang trọng và tha thiết:
nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp
[TBODY] [/TBODY]

b) Tác phẩm truyện ngắn
T
T
Tác phẩmTác giảHoàn
cảnh
Thể
loại
Nội dungNghệ thuật
1Bến quêNguyễn Minh ChâuTrong tập Bến Quê
(1985)
Truyện ngắnQua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tình ở mọi người sự trân trọng những giá trị vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hươngXây dựng tình huống truyện dựa trên chuỗi nghịch lý của cuộc đời nhân vật có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
- Nhĩ là nhân vật tư tưởng
[TBODY] [/TBODY]
2Những ngôi sao xa xôiMinh Khuê1971TruyệnCuộc sống chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một điểm cao ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng- Truyện được xây dựng nhân vật thông qua tâm lí
- Ngôn ngữ giọng điệu phù hợp với người kể chuyện
[TBODY] [/TBODY]

c) Tác phẩm kịch
Trích đoạn kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ
3. Các tác phẩm nước ngoài
- Mây và sóng của Ta – go
- Đoạn trích Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang
- Bố của Xi - mông
- Con chó Bấc (trích trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã)

II. PHẦN TIẾNG VIỆT
- Về ngữ pháp: Học sinh được học 2 đơn vị kiến thức mới về thành phần câu tiếng Việt là khởi ngữ và các thành phần biệt lập của câu.
- Một số nội dung cụ thể trong giao tiếp: Nghĩa tương minh, hàm ý.
- Ngữ pháp văn bản: Liên kết câu và liên kết đoạn văn bằng các phép liên kết hình thức và liên kết về nội dung

III. PHẦN LÀM VĂN
Trong chương trình Ngữ văn 9 học kì II, học sinh được học 2 dạng bài của văn nghị luận là nghị luận văn xã hội và nghị luận văn học. Đây là hai dạng các bạn sẽ gặp trong đề thi chuyển cấp của mình nha. Cho nên việc làm quen và thực hành là vô cùng cần thiết.
 
Top Bottom