Toán Hàm số

Giang_17

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2017
86
33
34
21
Hưng Yên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cho đường thẳng (d) [tex]y=\frac{3}{4}x-3[/tex]

a) Vẽ (d)

b) Tính diện tích tam giác được tạo thành giữa (d) và hai trục tọa độ

c) Tính khoảng cách từ gốc O đến (d)
Câu 2: Cho hàm số :
[tex]y=(m^2+m-2)x+3m-1[/tex] (1). Xác định m để

a) Hàm số (1) là hàm số bậc nhất. Khi đó tìm m để hàm số đó nghịch biến

b) Hàm số (1) là hàm hằng
Câu 3 :

Trong các hàm số sau hàm số nào là hàm số đồng biến, hàm số nào là nghịch biến trên R
a)
[tex]y=2x+\sqrt{3}[/tex]

b)
[tex]y=-2-\sqrt{5}x[/tex]

c) y=3x

d) 3(x - 1) - 5x

e)
[tex]y=\frac{2+3x}{\sqrt{5}}[/tex]

f)
[tex]y=\frac{3x+1}{2}-\frac{x-1}{3}[/tex]

Mọi người giúp mình với nhé!
 

Nữ Thần Mặt Trăng

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
4,472
5,490
779
Hà Nội
THPT Đồng Quan
Câu 1: Cho đường thẳng (d) [tex]y=\frac{3}{4}x-3[/tex]

a) Vẽ (d)

b) Tính diện tích tam giác được tạo thành giữa (d) và hai trục tọa độ

c) Tính khoảng cách từ gốc O đến (d)
Câu 2: Cho hàm số :
[tex]y=(m^2+m-2)x+3m-1[/tex] (1). Xác định m để

a) Hàm số (1) là hàm số bậc nhất. Khi đó tìm m để hàm số đó nghịch biến

b) Hàm số (1) là hàm hằng
Câu 3 :

Trong các hàm số sau hàm số nào là hàm số đồng biến, hàm số nào là nghịch biến trên R
a)
[tex]y=2x+\sqrt{3}[/tex]

b)
[tex]y=-2-\sqrt{5}x[/tex]

c) y=3x

d) 3(x - 1) - 5x

e)
[tex]y=\frac{2+3x}{\sqrt{5}}[/tex]

f)
[tex]y=\frac{3x+1}{2}-\frac{x-1}{3}[/tex]

Mọi người giúp mình với nhé!
1)
$(d):y=\dfrac 34x-3$
a) $x=0\Rightarrow y=-3$
$y=0\Rightarrow x=4$
b) Giao điểm của $(d)$ với $Oy$ là $A(0;-3)\Rightarrow OA=3$
Giao điểm của $(d)$ với $Ox$ là $B(4;0)\Rightarrow OB=4$
$S_{OAB}=\dfrac12OA.OB=\dfrac12.3.4=6$
c) Hạ $OH\perp AB$. Theo HTL trong tam giác vuông ta có:
$\dfrac1{OH^2}=\dfrac1{OA^2}+\dfrac1{OB^2}=\dfrac{25}{144}$
$\Rightarrow OH^2=\dfrac{144}{25}\Rightarrow OH=\dfrac{12}5$
upload_2017-9-9_5-36-21.png
2)
a) Hs $(1)$ là hs bậc nhất $\Leftrightarrow m^2+m-2\neq 0\Leftrightarrow m\neq -2;m\neq 1$
Hs $(1)$ là hs nghịch biến $\Leftrightarrow m^2+m-2<0\Leftrightarrow -2<m<1$
b) Hs $(1)$ là hàm hằng $\Leftrightarrow m^2+m-2=0\Leftrightarrow m=-2;m=1$
3)
a) Vì $2>0$ nên hs đồng biến trên $R$
b) VÌ $-\sqrt 5<0$ nên hs nghịch biến trên $R$
c) Vì $3>0$ nên hs đồng biến trên $R$
d) $y=3(x-1)-5x=-2x-3$
Vì $-2<0$ nên hs nghịch biến trên $R$
e) $y=\dfrac{2+3x}{\sqrt 5}=\dfrac 3{\sqrt 5}x+\dfrac 2{\sqrt 5}$
Vì $\dfrac 3{\sqrt 5}>0$ nên hs đồng biến trên $R$
f) $y=\dfrac{3x+1}2-\dfrac{x-1}3=\dfrac 76x+\dfrac 56$
Vì $\dfrac 76>0$ nên hs đồng biến trên $R$
 
  • Like
Reactions: Giang_17
Top Bottom