giúp với spam,thứ sáu nộp rùi

V

vipboy_2009

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

trả lời giùm mình với câu này với:
1.Lợi ích của việc biết chữ_biết đọc_biết viết,học hành đến nơi đến chốn?
2.Việc không biết chữ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hiện tại?(Qua thực tế mà em biết để viết thành một mẫu chuyện)
3.Nêu bật tấm gương về người biết vươn lên trong cuộc sống thoát khỏi cảnh đói nghèo
(Bằng các chính sách của Nhà nước như xoá đói giảm nghèo,qua việc biết đọc-biết viết)
4.học sinh nêu lên những cảm nghĩ của mình về việc đề biết chữ?
cảm ơn các spam trước
 
M

miumiu_emchuabityeu_94

Chữ viết là lời nói của dân tộc!
Ngày xưa hơn 1000 năm nước ta bị đô hộ mà ông cha ta vẫn giữ dc ngôn ngữ, tiếng nói riêng của mình. Đó cũng là 1 phần ko nhỏ giúp đất nước ta dc độc lập.
Còn bây giờ nếu 1 người ko biết chữ thì sẽ ra sao nhi? Sẽ vô cùng thiệt thòi bạn ah! Làm nghề gì bây giờ khi không biết đọc, viết, tính toán? Lại còn con cái chúng ta nữa, nó sẽ ra sao?
Bạn hãy trả lời câu hỏi đó sẽ biết lợi ích của chữ viết đối với chúng ta!
 
M

miumiu_emchuabityeu_94

2. Khong biet chu tat nhien co rat nhieu tac hai thy vu nhu ban muon lien lac voi ban be bang thu nhung khong biet viet the nao phai nho nguoi khac viet ,nhung nhu vay nhieu luc co chuyen bi mat khong muon co nguoi thu ba biet thi sao .thu hai neu co cac giay to quan trong ve vat chac lai khong biet doc phai nho nguoi khac nhung chau chac nguoi do co thiet tinh hay khong lo nhu nguoi do gac ban ,ban cung khong biet den khi phat hien thi da trang tay roi .va con nhieu dieu khac nua co the noi khong het ban a.Cho nen minh khuyenn ban neu co the thi ban nen gianh chut thoi gian de biet chut it ve mat chu nhu vay se co it cho ban ve sao .chut ban thanh cong nhe<dựa trên cơ sở này bạn tự viết 1 mẩu chuyện nhé>
 
M

miumiu_emchuabityeu_94

3.Khi tôi đến nhà thì thấy ông đang làm vườn dù trời mưa phùn và khá lạnh. Tôi rất ngạc nhiên: dù đôi tay đã cụt đến tận vai nhưng ông vẫn cuốc đất, trồng rau khá thuần thục bằng cách dùng vai và má phải kẹp cán cuốc, hai chân điều khiển lưỡi cuốc. Sau khi xới tung vạt đất, ông vun thành luống rồi trồng rau.

Tiếp đó, ông ra đi ngõ, dùng chân đỡ một đầu cây chuối khá to lên rồi ngồi sụp xuống, ghé vai vác cây chuối ấy để vào một góc sân để lấy lối đi cho khách. Như một nhà ảo thuật, trong vòng khoảng 5 phút, ông đã chuyển được 3 cây chuối khá to, nặng từ ngõ vào sân với mỗi chặng chừng 100m.

Qua cuộc chuyện trò gần một tiếng đồng hồ, ông đã kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời mình kể từ sau vụ tai nạn "nhớ đời" năm xưa. Ông Hoa Xuân Tứ năm nay 58 tuổi. Cách đây 53 năm, trong một lần theo anh trai đi ép mía, nhân lúc không có ai ở bên, ông đã vác cây mía vào máy ép. Nhưng thay vì rút tay ra khi cây mía đã vào guồng thì Tứ cứ thế cho tay đẩy theo. Một bàn tay đã bị nghiến gần nát, đau đớn, hoảng sợ, Tứ đưa tay còn lại vào kéo thì cả hai bàn tay đều bị cuốn theo. Khi mọi người phát hiện ra thì hai tay Tứ đã bị đứt đến tận vai…


Vượt qua những mặc cảm, tủi hờn ban đầu, Tứ quyết tâm tập viết chữ. Ban đầu, Tứ dùng chân kẹp phấn, kẹp bút để viết. Viết bằng chân thành thạo, Tứ lại tập viết bằng cách kẹp bút vào cằm và má.

Không chỉ viết được chữ đẹp và học giỏi, ở nhà, Tứ còn là một người con chăm chỉ. Gặt lúa, cuốc đất, chăn trâu, nấu cơm… thậm chí là bơi sông để thả cá, Tứ đều làm rất tốt chỉ bằng hai bàn chân, cằm và vai.

Bị mất hai tay, ông đã dùng cằm và vai để viết chữ, sinh hoạt, lao động…như người bình thường. Ngoài ra đôi chân của ông cũng có khả năng viết chữ, làm đồng áng, bơi lội… Với tất cả những khả năng kỳ diệu đó, tấm gương cậu bé tật nguyền Hoa Xuân Tứ đã lan ra khắp vùng, cả nước vào những năm 1960-1970. Rất nhiều nhà báo, nhà văn đã về xã Hưng Nhân để viết về Tứ. Trong đó, bài viết của nhà văn Sơn Tùng đã được Bác Hồ đón xem. Sau đó, năm 1967, Hoa Xuân Tứ vinh dự là đại biểu thiếu niên duy nhất của tỉnh Nghệ An được tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc tại Hà Nội. Trong Đại hội, Tứ cùng với 5 đại biểu khác được tham gia vai trò Chủ tịch đoàn. Trong chuyến đi đó, Tứ đã vinh dự được gặp Bác Hồ.



Bị mất hai tay, ông đã dùng cằm và vai để viết chữ...

Niềm vinh dự lớn lao được gặp Bác là nguồn động lực để Hoa Xuân Tứ ngày càng phấn đấu, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Bởi thế, từ vỡ lòng đến hết cấp III, Tứ luôn là học sinh xuất sắc và là con ngoan của gia đình.

Năm 1968, cuốn truyện "Hoa Xuân Tứ" của nhà văn Quang Huy đã đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác "Văn học thiếu nhi" do TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội nhà văn tổ chức và được in ra 45.000 bản. Tính đến nay, cuốn truyện "Hoa Xuân Tứ" của nhà văn Quang Huy đã tái bản 3 lần với hàng vạn bản phát hành trên khắp cả nước

Lân la xung quanh vùng ông ở, ở đâu tôi cũng được nghe những lời khen ngợi dành cho ông. Qua đó, tôi được biết: Sau mấy chục năm, câu chuyện về Hoa Xuân Tứ vẫn là bài học có sức hấp dẫn đặc biệt với thanh thiếu niên trong vùng về sự vượt khó, vượt khổ. Khắp làng trên xóm dưới thường kể chuyện "bác Tứ" như một dẫn chứng sinh động, gần gũi để dạy bảo cháu con. Bởi vậy, ở một vùng quê nghèo, khi mà cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn thì hầu hết các em nhỏ nơi đây đều nỗ lực vươn lên, không chỉ ham học mà còn học rất giỏi. Còn những bài thơ, bài hát về ông thì luôn được mọi người truyền cho nhau…


"Con chim nhỏ không còn đôi cánh xinh" - cháu ngoan Bác Hồ năm xưa giờ đã trở thành một lão nông tuổi ngoại ngũ tuần nghèo khó nhưng mẫu mực. 40 năm qua, kể từ ngày ông lập gia đình cũng là chừng ấy năm ông trở thành trụ cột, bốn mùa như con ong chăm chỉ làm lụng. Tuy hoàn cảnh khó khăn, con cái đi làm ăn xa nhưng đều đói khổ, con gái thứ 3 lại cùng "kiếp tật nguyền" như bố nhung trong suốt cuộc trò chuyện, tôi chỉ thấy ông nói chuyện vui mà không có một lời than trách số phận: "Niềm hạnh phúc lớn lao được gặp Bác Hồ năm xưa đã trở thành nguồn sức mạnh to lớn giúp tôi luôn vững vàng trong cuộc sống. Tôi luôn tự nhủ: Mình không có tay lại càng phải nỗ lực gấp 5, gấp 10 lần so với người bình thường".

Chia tay ông sau một ngày gặp gỡ, chuyện trò thân mật, chúng tôi ấn tượng mãi với câu nói của ông: "Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là người bất hạnh. Tai nạn đó, chỉ là một thử thách mà cuộc sống dành cho tôi…"
 
Top Bottom