giúp tớ với bà con ơi

M

meongoc_kute

Đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạt động bên ngoài – Đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người".
Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao.
Thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen thuộc trong đời sống hàng ngày của "Những truyện không muốn viết", tác phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
Giọng điệu riêng, buồn thương, chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, nhân bản đằm thắm tình thương yêuĐặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần - con người bên trong của con người.

- Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.

- Rất thành công trong ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm.

- Kết cấu truyện chặt chẽ.

- Cốt truyện đơn giản, rất đời thường nhưng lại đặt ra những vấn đề quan trọng, sâu xa, có ý nghĩa triết lí sâu sắc.

- Giọng điệu lời văn: lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm, yêu thương.

- Ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, gắn với lời ăn tiếng nói của quần chúng.
Đó là sở trường và tài năng của Nam Cao. Tính cách nhân vật Thứ được khắc hoạ rõ nét chủ yếu bằng sự soi sáng bên trong hơn là miêu tả ngoại hình và hành động bên ngoài. Có miêu tả ngoại hình, nhà văn cũng chú ý đến những nét thể hiện tâm lí, tính cách rõ nhất. Tâm lí nhân vật không bao giờ ngưng đọng. Ngòi bút nhà văn đặc biệt sắc sảo khi miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Nắm vững tâm lí con người và tập trung thể hiện tâm lí, xây dựng tính cách, Nam Cao rất chủ động, linh hoạt trong kết cấu tác phẩm, cách kể chuyện không theo trật tự thời gian tự nhiên mà theo dòng suy nghĩ, liên tưởng của nhân vật .
Nam Cao không đơn giản kể chuyện về tâm trạng nhân vật, không đơn giản vạch ra sự quy định của hoàn cảnh đối với số phận con người, mà xuyên qua hình thức tồn tại của con người để hiểu nó. Con người tồn tại bằng ý thức và được bao bọc bởi ý thức và muốn tiếp cận nó người ta phải đối thoại với các ý thức đó”. Cách viết ấy là cách viết tiểu thuyết -hiện đại, là cách viết “viết nội dung” chứ không phải cách viết “ kể nội dung” ( theo quan niệm của Hoàng Ngọc Hiến) .

Thể hiện bi kịch loại nhân vật tư tưởng- tính cách như Thứ giọng văn Nam Cao đầy dằn vặt đau đớn, dồi dào chất suy nghiệm và triết lí. Đó là một giọng điệu vừa nhất quán , vừa biến hóa, hài hước mà chua chát, buồn thương. Bằng chất giọng ấy nhà văn đi sâu vào những ngóc ngách tâm lí của nhân vật. Sự tự ý thức sâu sắc bao giờ cũng kèm theo sự phê phán, phủ định. Nhưng sự phê phán phủ định đúng đắn nhất bao giờ cũng là sự phê phán tự bên trong, phê phán chuyển thành tự phê phán
Thể hiện đời sống bên trong phong phú, phức tạp của nhân vật, Nam Cao rất thành công trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Nhân vật trở thành kiểu nhân vật phân thân
Bên cạnh đó, với việc đi sâu vào hiện thực tâm lí các nhà văn đã nâng cao nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật, rút ngắn khoảng cách giữa nhân vật và người đọc bằng nghệ thuật trần thuật từ ngôi thứ nhất, bằng sử dụng thường xuyên lời nói nửa trực tiếp tạo ra một thứ ngôn ngữ đa thanh, phức điệu. Từ đó, kết cấu truyện có nhiều thay đổi đáng kể: đã vượt qua giai đoạn kể theo trật tự thời gian tự nhiên, tuyến tính mà được kể theo dòng ý thức nhân vật. Kết cấu ấy vừa có khả năng đi sâu vào diễn biến tâm lí nhân vật, vừa có khả năng xâu chuỗi những cảnh ngộ, những mảng tâm trạng theo quan hệ nhân – quả khiến cho tác phẩm không chỉ miêu tả hiện thực mà còn góp phần lí giải hiện thực, chỉ ra lôgich hình thành tâm lí, tính cách nhân vật. Bằng cách đó, nhà văn có thể giúp người đọc từ chỗ nhận thức chuyện con người, chuyện cuộc đời thành khả năng tự nhận thức chính mình. Mà khả năng giúp người đọc tự nhận thức chính là tác dụng sâu sắc và bền vững nhất của tác phẩm văn học./.
 
Top Bottom