Văn 11 Bình giảnh Đây thôn Vĩ Dạ

N

nobihau

N

nobihau

À Làm Thêm Cho Mình Câu Này Nữa Nha !
Em Có Suy nghĩ Gì Về Câu Hỏi " Tôi Là Ai ?"
 
N

nobihau

Mấy Bạn Cố Gắng Giúp Mình Làm Bài Văn Này Nha ! Chuẩn Bị Nộp Rồi !
Tự Nhiên Bài Viết Mà Cô Cho 2 Câu Luôn!
Cố Gắng Giúp Nha !
 
T

tuyetroimuahe_vtn

* Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người [6].

* Đây thôn Vỹ Dạ lấp lánh hương màu ẩn dụ: có nắng lên, có trăng đợi, có sương khói... đã ám ảnh vào tâm trí của chàng thơ tài hoa bạc mệnh. Dù sớm vội đi nhưng Hàn Mặc Tử cứ mãi yêu người, yêu đời với cả tấm lòng đắm say khát sống... [7].

* Đây thôn Vỹ Dạ là bài thơ nhẹ nhàng nhất của Hàn Mặc Tử trong tập Thơ Điên. Bởi lúc này chàng đang trong thời kỳ bệnh tật, đau đớn điên cuồng cả thể xác lẫn tâm hồn. Thơ của chàng luôn luôn là những gào thét uất hận, nghẹn ngào...[5].
* Đây thôn Vĩ Dạ đang đẹp đẽ là thế, trọn vẹn là thế, bỗng bị xé lẻ ra một gió, một mây, một trăng, một thi nhân thả hồn ôm bóng một giai nhân...để rồi cuối cùng hoài nghi, hỏi người mà như tự vấn: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Vậy chẳng phải đó là một thế giới hài hòa và đẹp, nhưng cũng thật mong manh, được thụ cảm bởi một nhà thơ mang trong mình một căn bệnh quái ác, giữa lúc tuổi còn quá trẻ, còn quá tha thiết với cõi đời?[8]

* Qua bài thơ trên, tên tuổi Hàn Mặc Tử gắn liền với thôn Vỹ, thôn Vỹ gắn liền với Cố Đô, tất cả gắn liền làm một...Hàn Mặc Tử tả "Huế đẹp, Huế thơ" qua thôn Vỹ Dạ. Dưới ngòi bút của ông, Vỹ Dạ trở nên đẹp đẽ thơ mộng lạ thường...Dưới cái nhìn của Hàn Mặc Tử cảnh vật dù có tầm thường nhỏ bé đến đâu cũng trở nên có hồn, sinh động, lớn lao mang sắc hương diệu kỳ như một phép lạ, đẹp và thơ mộng đến nỗi ai cũng muốn về thăm một lần...Đây Thôn Vỹ Dạ đầy ngập tình yêu, ánh sáng và tiếng thầm, hay nói một cách khác, tình yêu ánh sáng và tiếng thầm đã phối hợp với nhau để làm nên sự kỳ diệu cho Đây Thôn Vỹ Dạ cũng như cho toàn bộ tác phẩm của Hàn Mặc Tử về mặt bút pháp... [9].

* Thơ Hàn Mặc Tử là một hiện tượng phức tạp, không dễ thống nhất trong cách thẩm định và cắt nghĩa. Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ như vậy...Nhìn tổng thể, bài thơ có sự di chuyển tăng dần về phía cuối. Từ cõi thực chìm dần vào cõi mộng. Ngay từ đầu, cảnh và người thôn Vĩ cùng hiện ra như một hình dung trong mơ ước; đến khổ thứ hai đã tràn đầy mộng ảo, sang khổ thứ ba mộng toàn phần... Vì là sản phẩm của một trạng thái mơ, nên giữa các khổ thơ có vẻ “đầu ngô, mình sở”, không tuân theo lô-gíc nào cả. Nó phi lô-gíc bề mặt, nó đồng hiện và đột hiện. Nhưng nó có lô–gíc chiều sâu: tiếng của một tình yêu tuyệt vọng, thảng thốt và đau đớn
Đã bao iờ bạn tự hỏi tôi là ai.Vâng có thể bạn sẽ cho là mình ngớ ngẩn hay người khác ngớ ngẩn khi tự mình đặt ra câu hỏi đó.Nhưng khi tâm hồn thanh thản bạn hãy nhắm mắt lại và nghĩ xem tôi là ai khi đó bạn sẽ nhận được câu trả lời
 
G

greenstar131

Đây thôn Vĩ Giạ

Hàn Mặc Tử


--------------------------------------------------------------------------------

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền?

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa.

Áo em trắng quá nhìn không ra,

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

I. Tác giả

Hàn Mặc Tử (1912-1940) là bút danh của Nguyễn Trọng Trí. Các bút danh khác: Phong Trần, Lệ Thanh. Thuộc nhóm thơ Bình Định. Một cuộc đời hết sức lãng mạn và đầy bi kịch. Một nhà thơ tài năng, cảm hứng sáng tạo thi ca dào dạt với những tập thơ: Gái quê, Thơ điên, Thượng Thanh Khí Cẩm Châu Duyên, và 2 kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội.

Phong cách nghệ thuật của Hàn Mặc Tử rất khác lạ: bên cạnh những vần thơ điên loạn lại xuất hiện những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo lạ thường như “Mùa xuân chín”, “Đây thôn Vĩ Giạ”.

II. Xuất xứ, chủ đề

1. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Giạ” rút trong tập thơ Điên.

2. Bài thơ nói về cảnh đẹp Vĩ Giạ với một tình yêu thiên nhiên thiết tha, một hoài niệm bâng khuâng vương vấn.

III. Phân tích

1. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Vĩ Giạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương giang, ngoại ô cố đô Huế. Phong cảnh êm đềm thơ mộng. Với Hàn Mặc Tử chắc là có nhiều kỷ niệm đẹp? Câu mở bài như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Giạ được nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình minh rạng ngời. Là màu xanh của cây trái của “vườn ai”, ngỡ ngàng bâng khuâng, rồi thốt lên “mướt quá xanh như ngọc”. Sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên. Một so sánh rất đắt gợi tả sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vừn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

2. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó…

Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng. Có gió, mây, cỏ hoa, có dòng nước. Cảnh đẹp đầy thi vị, cổ điển. Gió mây đôi ngả phân li. Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ hồ. Hoa bắp nhè nhẹ “lay” cũng gợi buồn.

“Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Khổ một nói đến “nắng mới lên”, nắng bình minh. Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ mộng, tình tứ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.

3. Ai biết tình ai có đậm đà?

Một chữ “mơ” đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Du khách hay thôn nữ Vĩ Giạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhân từng mơ ước: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vừa thực vừa mông. Con người của thực tại hay con người trong hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn Vĩ Giạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:

“Núi Truối ai đắp mà cao,

Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?

Nong tằm ao cá nương dâu

Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”

IV. Kết luận

“Đây thôn Vĩ Giạ” ngỡ là một bài thơ tả cảnh, nhưng đích thực là một bài thơ tình - tình trong mộng tưởng. Cảnh rất đẹp, rất hữu tình, âm điệu thiết tha, tình tứ. Tình cũng rất đẹp nhưng chỉ là mộng ảo. Bến sông trăng còn đó, nhưng con thuyền tình có kịp chở trăng về tối nay? Xa với, mênh mông. Áo trắng giai nhân, màu trắng trong trinh nữ ấy đã trở thành hoài niệm trong miền thương nhớ của thi sĩ đa tình mà nhiều bất hạnh. “Đây thôn Vĩ Giạ” là bài thơ để ta nhớ và ta thương.
 
T

tuongdiemthuy

Thiên nhiên và tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca.Các thi sĩ đến với thiên nhiên đến với tình yêu bằng tâm hồn nhạy cảm ,tinh tế và đầy yêu mến.Trong số đó có hồn thơ của HMT- thi nhân của những mối tình "khuấy" mãi không thành khối .
Nếu nhân loại không còn khao khát nữa
Và nhà thơ - nghề chẳng kẻ nào yêu
Người - thi sĩ - cuối cùng vẫn là Hàn Mạc Tử
Vẫn hiện lên ở đáy vực chờ đợi( trần ninh hổ)

Và nỗi tất cả những vòng xoáy thi cảm đó đã cuộn chặt nhau, kết hợp nhau tạo nên bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.Bài thơ hay và đa nghĩa được hiểu khhông đơn giản chút nào.Chỉ có thể tìm hiểu điều đó qua cấu trúc nghệ thuật của thi phẩm và qua câu hỏi đột ngột ở đầu bài :"sao anh không về chơi thôn vĩ? "...
Câu hỏi đó phải chăng là lời người con gái đang trách cứ nhẹ nhanh hay đó là lời mời gọi thân thương ?.Thoạt đầu nếu không ngẫm nghĩ kĩ ta sẽ hiểu như thế song đây chính là lời tự vấn lòng minh của HMT .Chữ "anh" ở đây được dùng ở ngôi thứ nhất chứ không phải ngôi thứ hai. Khi nhận được bưu ảnh của Hoàng Cúc gửi và,kỉ niệm cũ sống dậy mãnh liệt và nhà thơ đã tự hỏi lòng mình như vậy. Biết không về mà tự hỏi ấy mới chính là nỗi đau là vết thương lòng chảy máu.Làm sao về được thôn Vĩ, làm sau nhìn thấy nhưng kỉ niệm xưa cùng người yêu cũ tuy chỉ là tình yêu đơn phương nhưng vẫn chan chứa hồi ức,vẫn đẹp như mơ.Qua dòng kí ức của thi nhân về thôn vĩ ,ông đã họa nên một bức tranh thật hài hòa về con người cũng như cảnh sắc,có hàng cao tắm nắng mỗi ngày ,có vườn cây tươi tốt,có người con gái hiền hậu,chân chất .Tất cả gIoừ đã chẳng còn được tác giả bắt gặp nữa....
 
T

thuyhoa17

À Làm Thêm Cho Mình Câu Này Nữa Nha !
Em Có Suy nghĩ Gì Về Câu Hỏi " Tôi Là Ai ?"

"Tôi là ai?"

- Tôi là một công dân của đất nước này, của Tổ quốc này.

- Tôi là con của bố mẹ tôi.

- Tôi là thanh niên của thế hệ tuổi trẻ Bác Hồ.

- Tôi là một học sinh của thầy cô.

- Tôi là một phần nhỏ của sự sống trên Trái Đất.

- Tôi là một con người.

- Tôi là chỉnh bản thân tôi.

Vì thế:

+ Tôi phải sống, phải cống hiến hết mình cho quê hương.

+ Tôi phải làm ba mẹ vui lòng.

+ Tôi phải học tập để đền đáp công giáo dục của thầy cô.

+ Tôi phải có lý tưởng để sống tốt.

+ Tôi phải biết bảo vệ môi trường , bảo vệ ngôi nhà chung này.

+ Tôi là một con người, tôi phải sống, sống hết mình, cống hiến hết mình, vì bản thân và những người xung quanh.

 
Top Bottom