giúp em với

M

mai_hp_03

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu1
Mạch điện xoay chiều R L C không phân nhánh, điện áp ha đầu đoạn mạch u=Uocoswt(v) trong đó R C và w không thay đổi, L thay đổi. Người ta nhận thấy khi L có giá trị tương ứng với L1 và L2 (L1#L2) thì mạch có cùng công suất. Gía trị của L để công suất mạch cực đại là
Câu 2
Một tế bào quang điện có catot làm bằng asen có công thoát e là 5,15eV. Chiếu vào catot chùm bức xạ điện từ có bước sóng 0,2 micromet và nối tế bào quang điện với nguồn 1 chiều. Mỗi giây catot nhận được năng lượng của chùm sáng là 0,3mJ thì cường độ dòng quang điện bão hoà là 4,5 microampe.Hiệu suất lượng tử
 
S

songtu009

câu1
Mạch điện xoay chiều R L C không phân nhánh, điện áp ha đầu đoạn mạch u=Uocoswt(v) trong đó R C và w không thay đổi, L thay đổi. Người ta nhận thấy khi L có giá trị tương ứng với L1 và L2 (L1#L2) thì mạch có cùng công suất. Gía trị của L để công suất mạch cực đại là
Câu 2
Một tế bào quang điện có catot làm bằng asen có công thoát e là 5,15eV. Chiếu vào catot chùm bức xạ điện từ có bước sóng 0,2 micromet và nối tế bào quang điện với nguồn 1 chiều. Mỗi giây catot nhận được năng lượng của chùm sáng là 0,3mJ thì cường độ dòng quang điện bão hoà là 4,5 microampe.Hiệu suất lượng tử
Bài 1. Vì sao L đạt hai giá trị [TEX]L_1, L_2[/TEX] thì công suất bằng nhau? Câu trả lời nằm ở biểu thức:
[TEX](Z_L - Z_C)^2[/TEX]
Khi [TEX]Z_L_1 - Z_C = Z_C - Z_L_2 \Leftrightarrow Z_L_1+Z_L_2 = 2Z_C[/TEX] thì công suất trong mạch không đổi.
Thay [TEX]Z_L = L.\omega[/TEX]
Ta được:
[TEX]\omega(L_1+L_2) = 2Z_C[/TEX]
Lưu ý là khi công suất đạt cực đại thì [TEX]Z_L_x = Z_C[/TEX]


[TEX]\omega(L_1+L_2) = 2L_x \omega[/TEX]

Vậy [TEX]L_x = \frac{L_1+L_2}{2} [/TEX]

Bài 2.

Năng lượng của 1 lượng tử ánh sáng khi rời khỏi catot là:
[TEX]\omega = \frac{hc}{\lambda} - A_t[/TEX]

Số lượng tử ánh sáng thoát khỏi catot theo lí thuyết là:
[TEX]N_0 = \frac{W}{\omega} [/TEX] [TEX]W = 0,3 mJ[/TEX]

Số e tạo thành dòng điện là:
[TEX]n = \frac{I}{e}[/TEX]

Như vậy hiệu suất là:
[TEX]H = \frac{n}{N_0}[/TEX]

Em thay số vào xem sao.
 
Last edited by a moderator:
M

mai_hp_03

Thầy ơi còn bài này nữa giúp em với
Một đoạn mạch không phân nhánh gồm một điện trở thuần R=80(ôm) một cuộn dây có điện trở thuần r=20 ôm, độ tự cảm L=0.318H và một tục điện có điện dung C=15,9 microF. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng U=200V, có tần số thay đổi được và pha ban đầu bằng không. Với giá trị nào của f thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản cực tụ điện có giá trị cực đại
 
S

songtu009

Ta có:
[TEX]U_C = Z_C\frac{U}{\sqrt[]{(R+r)^2+(Z_L - Z_C)^2}} [/TEX]

Chuyển [TEX]Z_C[/TEX] xuống mẫu. Xét biểu thức trong dấu căn:
[TEX]y = \frac{(R+r)^2}{Z_C^2} + \frac{Z_L^2}{Z_C^2} - 2\frac{Z_L}{Z_C}+1[/TEX]
Thay
[TEX]Z_C = \frac{1}{C\omega}[/TEX]

[TEX]Z_L = L\omega[/TEX]

ta được:
[TEX]y = (R+r)^2C^2\omega^2 + L^2C^2\omega^4 - 2LC\omega^2 + 1[/TEX]

Đặt [TEX]x = \omega^2[/TEX] ta có:

[TEX]y = L^2C^2 x^2 + [(R+r)^2C^2 - 2LC]x + 1[/TEX]

Em biện luận xem với giá trị nào của x thì y cực tiểu. Từ đó suy ra tần số.
 
Top Bottom