giup em hjk....................

T

trang14

Câu 1 (5 đ)
1. Dùng phương pháp hóa học để nhận biết 3 chất rắn bị mất nhãn đựng trong 3 lọ riêng biệt: NaCl, Na2SO3, hỗn hợp NaCl và Na2SO3.
2. Tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp gồm: BaCO3, BaSO4, KCl, MgCl2 bằng phương pháp hóa học.
Câu 2. (4 đ).
1. Chọn các chất thích hợp để hoàn chỉnh các phương trình hóa học sau đây:
X1 + X2 ---> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
X1 + X3 ---> FeSO4 + X4
X5 + X6 ---> NH3 + Ca(NO3)2 + H2O
X7 + X8 + H2O ---> ……………
X9 + X10 ---> Ag2SO4 + SO2 + H2O
X10 + X11 ---> HNO3 + X12
X1 + X13 B --->aSO4 + X14
X15 + X16 ---> Mg(OH)2 + NaCl
2. Cho Na vào dung dịch hai muối Al2(SO4)3 và CuSO4 thì thu được khí A, dung dịch B và kết tủa C. Nung kết tủa được chất rắn D. Cho hiđro đi qua D nung nóng được chất rắn E. Hòa tan E vào dung dịch HCl thì thấy E tan một phần. Giải thích và viết phương trình.
Câu 3 (2 đ)
Giả thiết độ tan của CuSO4 ở 100C và 800C lần lượt là 17,4 g và 55 g. Làm lạnh 1,5 kg dung dịch CuSO4 bão hòa ở 800C xuống 100C. Tính số gam CuSO4.5H2O tách ra.
Câu 4 (5 đ)
Cho một loại đá vôi chứa CaCO3, MgCO3, Fe2O3 và SiO2. Nghiền nhỏ đá vôi thành dạng bột trộn đều và chia thành 3 phần bằng nhau. Mỗi phần có khối lượng 6,24 gam. Đem đun nóng phần 1 ở nhiệt độ cao đến khi thu được chất rắn có khối lượng không đổi là 4,04 gam.
Phần 2 được tác dụng với lượng dư dung dịch HCl phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và còn lại 0,6 gam chất rắn không tan. Cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được 7,015 gam hỗn hợp muối khan.
Viết phương trình hóa học.
Tính phần trăm khối lượng của các chất có trong đá vôi đó.
Phần 3 cho tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 2M thì thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng là bao nhiêu?
Dẫn toàn bộ lượng khí thu được vào bình đựng 100 ml dung dịch NaOH 0,8 M. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch sau phản ứng (thể tích dung dịch không đổi).
Câu 5 (4 đ)
Nhúng một miếng nhôm nặng 10 gam vào một cốc đựng 500 ml dung dịch CuSO4 0,4M. Khuấy đều hốn hợp một thời gian sau đó đem lọc thu được 11,38 gam chất rắn và dung dịch B.
Tính nồng độ mol/lit của chất có trong dung dịch B (thể tích dung dịch không đổi).
Nhúng một thanh kim loại R nặng 30 gam vào 1/10 dung dịch B, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau đó lấy thanh R ra khỏi dung dịch cân được 30,662 gam. Giả sử tất cả kim loại tách ra đều bám vào thanh R. Xác định kim loại R.
 
L

lankitten

bài hay này:Tính nồng độ mol của NaOH và H2SO4, biết:
- đổ 3l dd NaOH vào 2l dd H2SO4 thì sau phản ứng dd thu được có tính kiềm với nồng độ 0,1M.
- đổ 2l dd NaOH vào 2l dd H2SO4 thì sau phản ứng dd thu được có tính axit với nồng độ 0,5M.
 
Top Bottom