giới thiệu một đồ chơi dân gian

P

p3b3o_091098

Nhấn đúng và cảm ơn cho mình nha( ở cuối coment + thanks )
Ngày nay khi cuộc sống ngày càng phát triển thì đã có biết bao nhiêu trò chơi mới ra đời để phục vụ nhu cầu giải trí của con người , đặc biệt là trẻ em.Nhưng khi rời thành phố ồn ào , náo nhiệt để đến với những làng quê yên bình sau những lũy tre xanh , thỉnh thoảng ra lại được nhìn ngắm những đứa trẻ say sưa trong những trò chơi dân gian thú vị, một trong những trò chơi ấy là “ ô ăn quan”.
Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích , đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn của ô trống xuất hiện trong khi chơi. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.
Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập là manqala hoặc minqala (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và âm tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ naqala có nghĩa là di chuyển.
Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.... Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50. Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận.
Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau: Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc.
Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này ... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.
Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
Ô ăn quan thú vị, có tính chiến thuật ,có thể sử dụng các vật liệu đa dạng , dễ kiếm để chuẩn bị trò chơi . Chỉ với một khoảng sân nho nhỏ và những viên sỏi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi. Có thể thấy dấu ấn của Ô ăn quan trong đời sống và văn học, nghệ thuật .Trò chơi giúp cho trẻ tăng cường khả năng quan sát và tính toán nhanh.
 
  • Like
Reactions: Hiếu Nguyễn
K

kunxjnk_98

Bạn có thể giới thiệu về con tò he

Tò he, thứ đồ chơi hút hồn trẻ em bao thế hệ đang dần chìm khuất giữa những đổi thay của cuộc sống hiện đại. Tò he đươc lam bởi tay nhưng người dân Xuân La (Phú Xuyên - Hà Nội). Chỉ với vài cục bột màu, mấy thứ đồ nghề đơn sơ như que tre, chiếc lược nhựa nhỏ xíu, qua bàn tay của nghệ nhân thoáng chốc biến thành hình cô tiên, ông lão ngồi câu cá, bông hoa hay những con vật đáng yêu…đã góp phần làm nên đời sống tinh thần Việt suốt bao đời nay...Nhưng khi hỏi ho ve nguồn gốc tò he thi mỗi người nói một khác. Có ý kiến cho rằng từ trò chơi nặn tượng bằng đất sét, nặn pháo đất... của trẻ em; nhưng có người lại nói: Ban đầu gọi là nghề nặn tiến sĩ (nghĩa là nặn người nói chung), về sau người dân có thêm sáng kiến gắn thêm chiếc kèn phía dưới nữa để thu hút trẻ em, lúc con nít thổi kêu “tò te”, lâu dần gọi chệch đi nên có tên là tò he. Dù có xuất xứ thế nào đi nữa thì tò he Xuân La cũng là món ăn tinh thần của người dân từ cách đây mấy trăm năm.
Tò he đã đi vào tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em Việt Nam như thế, đã mở ra một thế giới cổ tích với những ông Bụt bà Tiên, chàng Thạch Sanh, cô công chúa..., làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho người dân mỗi dịp lễ tết, hội hè. Câu đồng dao gợi lại cho tôi kí ức ngày còn bé, khi lần đầu tiên nhìn thấy tò he, những đứa trẻ con thành phố chúng tôi đã xúm xít quanh một ông cụ râu tóc bạc phơ, đội chiếc nón lá, đồ nghề vỏn vẹn chiếc hộp gỗ với mấy cái que tre, vài cục bột màu; háo hức chờ đợi từng đường nét lần lượt hiện ra trên đôi tay thoăn thoắt của ông. Ông nặn luôn tay mà vẫn không xuể, bởi tụi con nít chen nhau chờ đến lượt mình. Bây giờ, hình ảnh ấy khó lòng còn gặp lại.
Ngày xưa hễ có lễ hội gì hay đến Tết Nguyên đán, người dân Xuân La lại khăn gói khắp bốn phương để hành nghề thì nay cũng không còn thấy hào hứng như trước nữa. Gánh nặng mưu sinh đè lên đôi vai của người dân nơi đây, nghề nặn tò he không đủ giúp họ thoát được nỗi lo cơm áo. Một số người trong làng lên thành phố mưu sinh bằng nghề truyền thống nhưng lại bị đuổi và cấm, bởi tò he chỉ có thể bán dong. Khó khăn là thế, nhưng vẫn còn đó những người con Xuân La luôn đau đáu muốn giữ gìn nghề tổ tiên truyền dạy. Đí quả thất là những con người yêu quê hương
Giờ đây có thể tò he không còn được ưa chuông như xưa nhưng nó vẫn là một món đồ chơi truyền thông tương trưng cho sự sáng tạo của người dân Việt Nam ta
 
Last edited by a moderator:
V

vonghiaphu1998

Đây là bài làm của mình,không biết dc không nữa
MB: Giới thiệu khái quát về trò chơi kéo co

Tb:
- Trò chơi ấy hiện diện trong dân gian ntn?
+ Là một trò chơi dân gian, nên nó được ra đời và tồn tại nhiều trong nhân dân.
+ được trẻ em chơi là phổ biến nhưng vẫn được người lớn chơi nhiều trong các ngày lễ.
- Giới thiệu rõ hơn về trò chơi:
+ Kéo co : chia ra thành 2 nhóm, mỗi bên có thể có 1 hoặc nhiều hơn , dùng sức mạnh để kéo đội khác ngã.
trong các cuộc thi lướn thì dùng dây thừng làm công cụ hỗ trợ để 2 đội kéo.
trong trường hợp chơi giải trí trong trẻ em thì có thể có dây thừng hoặc là dùng tay, vòng qua nhau.
+ Các thành viên trong mỗi đội chơi: là những người có sức khỏe. Có thể là nam hoặc nữ.
+ có 1 cái mốc giữa 2 đội để xác định xem đội nào thắng: có thể dùng dây đỏ buộc vào dây, và có sự quan sát của trọng tài.
+ Để cỗ vũ cho 2 đội chơi thì những người cỗ vũ bên ngoài sẽ la hét , cổ vũ thật nhiều để ủng hộ tinh thần cho mỗi đội. <cái này nói sơ qua, tạo không khí ^^)
+ Khung cảnh chơi: là ở bãi đất rộng, đất ko lầy lội, để cho 2 đội chơi có thể thi đấu tốt nhất.
- Lịch sử hình thành của nó: trong dân gian < tìm hiểu thêm >
- Ảnh hưởng của trò chơi đến tinh thần và sức khỏe mỗi tham gia.
+ Đem lại sự thư giãn cho những người xem
+ Đem lại sức khỏe hơn cho người chơi.
- Ảnh hưởng của trò chơi đối với ngời dân Việt nam: là 1 trò chơi mà được nhiều người dân Việt yêu mến,....
- Ngày nay nó có còn tồn tại nhiều và sôi động như xưa hay không?
- Nếu ko thì làm cách nào để nó vẫn giữ được là một trò chơi dân gian, phổ biến, là món ăn tinh thân cho mỗi người dân Việt.
....

Kb: chốt lại vấn đề, suy nghĩ của em.
Nhớ cảm ơn nha!!!
 
C

conan99

Bắt kim thang, cà lang bí rợ
cột qua kèo, là kèo qua cột
chú bán dầu, qua cầu mà té
chú bán ết, ở lại làm chi
con le le đánh trống thổi kèn
con bìm bịp thổi tò tí te tò le...
(Trò chơi Bắt kim thang)
Có thể nói, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố mang tính văn hóa truyền thống cao đẹp của dân tộc. Sự tồn tại của nó đã đem lại cho con người những khoảnh khắc thăng hoa, giúp người già như trẻ lại, những người lao động trở nên yêu đời hơn sau những giờ căng thẳng trong cuộc sống mưu sinh. Và nhất là trẻ em, trò chơi dân gian sẽ góp phần thư giãn sau những giờ học căng thẳng ở trường lớp. Vì vậy nó cần được giữ gìn và được phát huy hơn nữa trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam, nhất là những người dân ở thành thị.
Trò chơi dân gian là những trò chơi mang tính cộng đồng cao, vì nó đời hỏi phải có đông người chơi. Những trò chơi dân gian lành mạnh mang tính truyền thống của dân tộc tạo mối quan hệ bạn bè, tránh cho trẻ bị trầm uất. Không những thế, trò chơi dân gian cũng đã giúp cho công tác giáo dục trẻ thơ được tốt hơn, phong phú hơn. Qua những trò chơi dân gian như chi chi chành chành, kéo co, nu na nu nống, bắt kim thang, rồng rắn lên mây, cướp cờ, bịt mắt bắt dê, cò cò, ô quan, banh đũa, nhảy dây, banh lỗ, bắn bi, thả diều, đá dế... trẻ được sinh hoạt vui chơi một cách lành mạnh lại tốt cho sức khỏe. Trò chơi dân gian cũng đã giáo dục truyền thống cho tuổi thơ, giúp trẻ em tiếp cận với sinh hoạt tinh thần của các thế hệ trước, tránh xa những thú tiêu khiển mang tính bạo lực hiện đại. Trò chơi dân gian là một loại hình hoạt động vui chơi hấp dẫn đối với trẻ em trong các dịp vui chơi giải trí, trong các dịp sinh hoạt hè, trong các buổi cắm trại... Trò chơi dân gian còn giúp trẻ em rèn luyện một cách toàn diện phẩm chất, trí lực, đạo đức của các em. Ngoài ra, thì trò chơi dân gian cũng giúp cho các bậc phụ huynh, thầy cô giáo có dịp hiểu thêm các em, giúp các em tiến bộ về mọi mặt. Vì trong khi tham gia trò chơi trẻ em sẽ bộc lộ rất rõ sự khéo léo, thông minh, điềm đạm, sự nhiệt tình sôi nổi, biết nhường nhịn hay những thứ ích kỷ, không tôn trọng bạn chơi...
Bên cạnh đó, trò chơi dân gian còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa các thế hệ với nhau và giúp ích rất nhiều cho việc đồng cảm giữa các thế hệ. Người cha, người mẹ có thể hiểu được con cái mình muốn gì và thông cảm với chúng qua những trò chơi lành mạnh mang tính truyền thống của dân tộc
 
Top Bottom