giải hộ mình bài này với

N

nguyenhoanglai1

Giải thích kỹ cho mình 2 câu lý thuyết này với.
Câu 1 Từ 4 loại nucleotit có tất cả bao nhiêu bộ mã đc sử dụng để mã hóa các Axit amin
A 60 B 61 C 63 D 64
Câu 2 : Từ 3 loại nucleotit khác nhau có thể tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau
A 27 B 48 C 16 D 9
Cảm ơn các bạn :)
 
M

minhvunguyetanh97@gmail.com

Bài 2
a)
Có 64 bộ mã được hình thành. Nhưng chỉ có 61 bộ mã được sử dụng để mã hóa các axitamin(trừ 3 bộ UAA, UAG, UGA)
b)A:27
( Cứ dùng phép đếm trong toán học là ra thôi mà
 
M

minhvunguyetanh97@gmail.com

Đáp án

Ta có 27 bộ ko chứa A(có 3 cách chọn nu đầu, 3 cách chọn nu sau, 3 cách chọn nu cuối=> 27 bộ)

=>B:37
 
M

minhvunguyetanh97@gmail.com

Đáp án

Đấy đáp án đó
Cậu có gì muốn hỏi thêm ko
Cứ gửi đi. Nếu tớ giải được thì tớ sẽ cố gắng
 
N

nguyenhoanglai1

Đấy đáp án đó
Cậu có gì muốn hỏi thêm ko
Cứ gửi đi. Nếu tớ giải được thì tớ sẽ cố gắng

Cảm ơn bạn nhé. T có mấy câu này k hiểu lắm. nhờ bạn giúp :)
Câu 1 : trong quá trình nhân đôi của ADN, trên 1 mach ADN cũ sẽ có mạch ADN mới được tổng hợp liên tục. còn mạch kia ADN đc tổng hợp từng đoạn. Hiện tượng này là do đâu

Câu 2 Các mạch đơn mới có nguyên liệu từ môi trường nội bào được hình thành trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN theo chiều nào ?
 
M

minhvunguyetanh97@gmail.com

Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADN
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.
Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới
Enzym ADN pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ - 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với nuclêôtit của mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X).
Trên mạch khuôn 3’ - 5’ mạch mới được tổng liên tục.
Trên mạch 5’ - 3’ mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki)
Nguyên nhân một mạch tổng hợp gián đoạn: Vì enzym xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của chuỗi pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ - 3’) sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối Ligaza.

Bước 3: Tạo hai phân tử ADN con
Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó tạo thành phân tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu(nguyên tắc bán bảo tồn).
{xtypo_warning}
4. Ý nghĩa
Đảm bảo quá trình truyền đạt thông tin di truyền được nguyên vẹn.
Bằng thực nghiệm, có thể nhân bản ADN thành vô số bản sao trong thời gian ngắn.
 
M

minhvunguyetanh97@gmail.com

Nếu bạn chưa hiểu thì cứ đăng tiếp nha
Mình sẽ cố gắng
nhớ thank tớ đó hì hì\
 
N

nguyenhoanglai1

Nếu bạn chưa hiểu thì cứ đăng tiếp nha
Mình sẽ cố gắng
nhớ thank tớ đó hì hì\
Cho mình hỏi bài này với.
Một đoạn ADN ở sinh vật nhân chuẩn có chiều dài 81600 Ao. thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6 đơn vị tái bản như nhau, biết chiều dài của mỗi đoạn Okazaki là 1000 nucleotit. Số đoạn ADN mồi tham gia quá trình tái bản là
A 48 B 46 C 36 D 24
 
M

minhvunguyetanh97@gmail.com

Bạn nên nhớ ct này nè:
Số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2
số đơn vị tái bản = (sốđoạn mồi – số đoạn okazaki)/2
Đặt số đoạn mồi là x
Ta có: số nu=81600/3.4*2=48000
=> số đoạn okazaki=48000/1000=48(đoạn)
ta có:
6=(x-24)/2( do đoạn okazaki chỉ xảy ra ở một mạch)
=>x=36(đoạn)
=>C
Nhớ thank tớ nha
hì hì
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenhoanglai1

Bạn nên nhớ ct này nè:
Số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2
số đơn vị tái bản = (sốđoạn mồi – số đoạn okazaki)/2
Đặt số đoạn mồi là x
Ta có: số nu=81600/3.4*2=48000
=> số đoạn okazaki=48000/1000=48(đoạn)
ta có:
6=(x-24)/2( do đoạn okazaki chỉ xảy ra ở một mạch)
=>x=36(đoạn)
=>C
Nhớ thank tớ nha
hì hì

Mình chưa hiểu lắm. Thế 24 đoạn okazaki còn lại n đi đâu?????????????
 
M

minhvunguyetanh97@gmail.com

Đoạn okazaki chỉ xảy ra trên mạch tổng hơp nu ngược chiều
Còn mạch xuôi chiều thì nó không xuất hiện đoạn okazaki

Thế bạn nhé
nhớ thak đó
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenhoanglai1

Bạn nên nhớ ct này nè:
Số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2
số đơn vị tái bản = (sốđoạn mồi – số đoạn okazaki)/2
Đặt số đoạn mồi là x
Ta có: số nu=81600/3.4*2=48000
=> số đoạn okazaki=48000/1000=48(đoạn)
ta có:
6=(x-24)/2( do đoạn okazaki chỉ xảy ra ở một mạch)
=>x=36(đoạn)
=>C
Nhớ thank tớ nha
hì hì

Mình chưa hiểu lắm. Thế còn 24 đoạn Okazaki còn lại n đi đâu?????
 
M

minhvunguyetanh97@gmail.com

Hì hì, tớ xin lỗi, tớ nhầm

Bạn nên nhớ ct này nè:
Số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2
số đơn vị tái bản = (sốđoạn mồi – số đoạn okazaki)/2
Đặt số đoạn mồi là x
Ta có: số nu=81600/3.4*2=48000
=> số nu tổng hợp trên mạch ngược chiều là:48000/2=24000
=> số đoạn okazaki=24000/1000=24(đoạn)
ta có:
6=(x-24)/2( do đoạn okazaki chỉ xảy ra ở một mạch)
=>x=36(đoạn)
=>C

Thông cảm cho mình nha. mình sơ suất quá
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom