giải giúp mình mấy bài trong đề thi thử của trường

V

vientrang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). công thức phân tử của hiđrocacbon là:
A, C2H6 và C3H8
B, CH4 và C2H6
C, C2H4 và C3H6
D, C3H6 và C4H8

2/ cho các chất HOOC-COOH (X); CH3-CH(OH)-COOH (Y); HOCH2CH2-COOH (Z); CH3-O-CH2-COOH (T). Trong số các chất trên, những chất nào khi lấy 13,5 gam của nó cho tác dụng hết với NaHCO3 hoặc tác dụng hết với Na đều tạo ra 3,36 lít khí (đktc)?
A, Y và Z
B, chỉ có X
C, X; Y và Z
D, X; Y; Z và T

3/ đun sôi bốn dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 mol mỗi chất sau: Mg(HCO3), Ca(HCO3)2, NaHCO3 và NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất? (giả sử nước bay hơi không đáng kể
A, Mg(HCO3)
B, NH4HCO3
C, NaHCO3
D, Ca(HCO3)2

4/ cho hỗn hợp có chứa 4,2 gam Fe và 6 gam Cu vào dung dịch HNO3. Khi kết thúc các phản ứng thấy có 0,896 lít khí NO thoát ra (đktc). Khối lượng muối khan thu được là:
A, 5,4 gam
B, 11 gam
C, 10,8 gam
D, 11,8 gam

5/ hoà tan m gam FeSO4.5H2O vào nước thu được 100 ml dd X. Lấy 20 ml dd X rồi thêm vào đó 10 ml dd H2SO4 loãng được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 10 ml dd KMnO4 0,02 M. Giá trị của m là:
A, 1,815
B, 6,050
C, 1,210
D, 0,152
 
  • Like
Reactions: frozen2k3
J

junior1102

^^

1/ hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). công thức phân tử của hiđrocacbon là:
A, C2H6 và C3H8
B, CH4 và C2H6
C, C2H4 và C3H6
D, C3H6 và C4H8

2/ cho các chất HOOC-COOH (X); CH3-CH(OH)-COOH (Y); HOCH2CH2-COOH (Z); CH3-O-CH2-COOH (T). Trong số các chất trên, những chất nào khi lấy 13,5 gam của nó cho tác dụng hết với NaHCO3 hoặc tác dụng hết với Na đều tạo ra 3,36 lít khí (đktc)?
A, Y và Z
B, chỉ có X
C, X; Y và Z
D, X; Y; Z và T

3/ đun sôi bốn dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 mol mỗi chất sau: Mg(HCO3), Ca(HCO3)2, NaHCO3 và NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất? (giả sử nước bay hơi không đáng kể
A, Mg(HCO3)
B, NH4HCO3
C, NaHCO3
D, Ca(HCO3)2

4/ cho hỗn hợp có chứa 4,2 gam Fe và 6 gam Cu vào dung dịch HNO3. Khi kết thúc các phản ứng thấy có 0,896 lít khí NO thoát ra (đktc). Khối lượng muối khan thu được là:
A, 5,4 gam
B, 11 gam
C, 10,8 gam
D, 11,8 gam

5/ hoà tan m gam FeSO4.5H2O vào nước thu được 100 ml dd X. Lấy 20 ml dd X rồi thêm vào đó 10 ml dd H2SO4 loãng được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 10 ml dd KMnO4 0,02 M. Giá trị của m là:
A, 1,815
B, 6,050
C, 1,210
D, 0,152

t giải từng bài nhé .

Với bài 1 : đề không cho tỉ lệ ,nên ta có cách làm hiệu quả nhất là đi từ đáp án .

-mức chênh lệch thể tích giữa H2O với hỗn hợp CO2 và N2 là 50 ml

biện luận 1 tí : Ta có C2H7N (dimetyl Amin) đốt thì cho nH2O - nCO2 -nN2= nC2H7N .

Nếu 2 hidrocacbon kia là ankan thì nH2O -nCO2 = nAnkan ,tức là hiệu số giữa H2O và hỗn hợp khí còn lại trong trường hợp hidrocacbon là ankan phải bằng tổng số mol của C2H7N và Ankan ,tức bằng 100ml ,trong khi bài toán chỉ cho 50ml -> 2 hidrocacbon ở đây không thể là ankan ,mà đáp án cho hoặc ankan hoặc anken -> ta có thể giải ngay với hidrocacbon này là anken .

C2H7N -> 2CO2 + 3,5H2O + 0,5N2
a mol -----> 2a 3,5a 0,5a

chênh lệch là a mol = nC2H7N

từ đây ,ta có thể tích của C2H7N là 50 ml như vậy:

VH2O = 175ml ,VCO2 = 100ml ,VN2 = 25 ml

còn lại 250 ml là của CO2 và H2O sinh ra khi đốt cháy 50 ml 2 hidrocacbon còn lại

VH2O còn lại = 300-175 = 125 -> VCO2 = 125

số C trung bình = 125/50 = 2,5 -> C2H4 và C3H6 ,thỏa mãn .

1 bài trắc nghiệm thì không có việc xảy ra nhiều trường hợp cùng thỏa mãn ,nên đến đây bạn có thể dừng lại và chọn đáp án .

bài 2 : Để vừa tác dụng với NaHCO3 vừa tác dụng với Na đều cho số mol bằng nhau thì CT phân tử phải có 1 nhóm OH và 1 nhóm COOH , do đó chỉ có 2 chất Y và Z là thỏa mãn , các chất này đều có M = 90 ,nên 13,5g = 0,15 mol ^^ .

Bài 3 : NH4HCO3 -> NH3 bay lên + H2O (chìm nghỉm ;)) ) + CO2 bay lên
M(HCO3)2 -> MCO3 + H2O + CO2
2NaHCO3 -> Na2CO3 + H2O + CO2

^^ nhìn là biết .

Bài 4 : 0,896 lít NO = 0,04 mol -> tổng e nhận = 0,04x3 = 0,12 mol
nFe = 0,075 mol
nCu = 0,09375 mol

khối lượng muối tối đa thu được khi Fe phản ứng trước ,lên Fe3+ ,tổng số mol Fe phản ứng = 0,04 mol ,còn dư 0,035 mol Fe và 0,09375 mol Cu

tiếp tục phản ứng giữa Fe và Fe3+ -> Fe2+ ,tổng số mol Fe đã phản ứng là 0,02 mol

-> tổng số mol Fe đã phản ứng là 0,06 mol , vì Fe còn dư nên Cu không có phản ứng (có phản ứng thì fe cũng đẩy ra ^^ )

nên ,tổng khối lượng muối khan = 0,06 mol Fe(NO3)2 = 10,8 gam

( nghỉ tí ,post tiếp )
 
Q

quynhan251102

câu 2 :mình nghĩ là đáp án B.chỉ có chất X
vì nếu chọn là Y và Z khi +NaHCO3 thì nY(hoặc Z)=1/2nH2
khi +Na thì nY(Z)=nH2.cả chức OH lẫn COOH đều phản ứng được với Na
 
J

junior1102

HO-R-COOH + Na -> ONa-R-COONa + H2 ,tỉ lệ 1-1
HO-R-COOH + NaHCO3 -> HO-R-COONa + H2O + CO2 ,tỉ lệ 1-1

X là R-(COOH)2 + Na -> R(COONa)2 + H2 ,tỉ lệ 1-1
R(COOH)2 + 2NaHCO3 -> R(COONa)2 + H2O + 2CO2 tỉ lệ 1-2 .
 
N

nhoc_maruko9x

5. 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 --> K2SO4 + 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + 8H2O
=> nFeSO4 = 0.001 mol
=> Trong dd đầu có 0.001*5 = 0.005 mol FeSO4
=> nFeSO4.5H2O = 0.005 mol
=> m = 1.21g
=> Đáp án C.
 
V

vientrang

Cảm ơn mọi người nhìu
Mình hỏi thêm mấy câu nữa nhé
6/ hiđrocacbon A có khối lượng mol phân tử là 78. Cho 2,34 gam A tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3, kết thúc phản ứng thu được 8,76 gam kết tủa. Số hợp chất thỏa mãn tính chất trên của A là:
A. 1
B.2
C. 3
D.4

7/ cho từ từ 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 1M vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp X gồm KAlO2 2,5M và Ba(AlO2)2 1M. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn A, nung A tới khối lượng không đổi thu được x gam chất rắn B. Tính x
A. 46,6
B. 35,7
C. 101,2
D. 82,3

8/ cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/lít, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 11,82 gam kết tủa. Cho 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch CaCl2 dư rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 0,04
B. 0,08
C. 0,07
D. 0,14

9/ Để loại bỏ Br2 trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng:
A. dung dịch H2S
B. dung dịch NaI
C. Nước
D. Dung dịch NaOH
 
T

triaiai

Cho hỗn hợp chứa 0,15 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4 vào 400 ml dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A chứa x gam FeCl2 và còn lại y gam chất rắn không tan B. Giá trị của x, y lần lượt là
A. 12,7 và 9,6. B. 25,4 và 3,2. C. 12,7 và 6,4. D. 38,1 và 3,2.
 
N

nhoc_maruko9x

Câu 6:
[TEX]n_A = 0.03 mol.[/TEX]

m tăng = 6.42g = 0.03*(108*2 - 1*2) => A là hidrocacbon có 2 lk 3 ở đầu mạch (vì thế 2 H bởi 2 Ag)
A là[TEX] C_6H_6[/TEX], bạn tự viết CTCT nhé, có 2 lk 3 đầu mạch, tổng cộng có 2 CTCT phù hợp.
Câu 7:
[TEX]n_{SO_4^{2-}} = 0.5; n_{Ba^{2+}} = 0.2[/TEX]

[TEX]=> n_{BaSO_4} = 0.2[/TEX]

Nhưng [TEX]BaSO_4[/TEX] ko bị nhiệt phân, vậy [TEX]m = 0.2*(137 + 96) = 46.6g[/TEX]

Tạm vậy đã, giờ đi nấu cơm :khi (47):
 
T

triaiai

www.onthihoahoc.tk =>chon muc loi giai chi tiet de dai hoc khoi a2010

LINK ĐÓ LÀ TOÀN BỘ BÀ GIAI TU CAU 6 TOI CAU 9, chuc ban hoc gioi
 
Last edited by a moderator:
V

vientrang

maruko đáp án câu 7 là D. 82,3 cơ. Theo mình là nó có cả Al(OH)3 bạn giải lại giúp mình đựợc ko?
 
V

vientrang

Cho hỗn hợp chứa 0,15 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4 vào 400 ml dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A chứa x gam FeCl2 và còn lại y gam chất rắn không tan B. Giá trị của x, y lần lượt là
A. 12,7 và 9,6. B. 25,4 và 3,2. C. 12,7 và 6,4. D. 38,1 và 3,2.

Đáp án D :D [FONT=&quot]
[/FONT]
số mol HCl = 0,8
Fe3O4 + 8HCl --> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
--> Fe3O4 phản ứng vừa đủ với HCl --> nFeCl3 = 0,2.
Cu + 2FeCl3 --> CuCl2 + 2FeCl2
nCu = 1/2 nFeCl3 = 0,1
nFeCl2 = nFeCl3 = 0,2
Vậy mFeCl2 = (0,2+0,1)*127=38,1
mCu dư = (0,15 -0,1)*64=3,2
 
T

triaiai

gợi ý giải câu 7:Tính tổng mol H+=.............
TÍNH tổng mol AL3+ có trong 200 ml KAlO2 2,5M và Ba(AlO2)2 1M. nAL3+=n KAlO2+ 2 x nBa(AlO2)2
Dễ thấy nAL(OH)3= ( 4nAL3+ - nH+) : 3 (CÔNG THỨC GIẢI NHANH)
TÍNH được nAL(OH)3
RẮN CHÍNH LÀ AL2O3 DO PHẢN ỨNG 2AL(OH)3 -> AL2O3 +3H20 nAL2O3=1/2nAL(OH)3 =>mAL2O3=........
Dùng ĐLBT MOL nguyên tố Ba =>mBaSO4=.....................
=>x=mBaSO4+mAL2O3=82,3g
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

gợi ý giải câu 7:Tính tổng mol H+=.............
TÍNH tổng mol AL3+ có trong 200 ml KAlO2 2,5M và Ba(AlO2)2 1M. nAL3+=n KAlO2+ 2 x nBa(AlO2)2
Dễ thấy nAL(OH)3= ( 4nAL3+ - nH+) : 3 (CÔNG THỨC GIẢI NHANH)
TÍNH được nAL(OH)3
RẮN CHÍNH LÀ AL2O3 DO PHẢN ỨNG 2AL(OH)3 -> AL2O3 +3H20 nAL2O3=2nAL(OH)3 =>x=mAL2O3=........=82,3
Mình nghĩ là [TEX]Al(OH)_4^- + H^+ ---> Al^{3+} + H_2O[/TEX]
còn [TEX]Al^{3+}[/TEX] ko thể phản ứng với [TEX]H^+[/TEX] để tạo [TEX]Al(OH)_3[/TEX] nữa, nên mình chỉ xét [TEX]BaSO_4[/TEX] mà thôi.
Tuy nhiên đáp án vậy thì chắc mình sai, bạn có thể nói rõ các PT ra dc ko? Lâu ko làm đến quên cả rồi.
 
Q

quynhan251102

gợi ý giải câu 7:Tính tổng mol H+=.............
TÍNH tổng mol AL3+ có trong 200 ml KAlO2 2,5M và Ba(AlO2)2 1M. nAL3+=n KAlO2+ 2 x nBa(AlO2)2
Dễ thấy nAL(OH)3= ( 4nAL3+ - nH+) : 3 (CÔNG THỨC GIẢI NHANH)
TÍNH được nAL(OH)3
RẮN CHÍNH LÀ AL2O3 DO PHẢN ỨNG 2AL(OH)3 -> AL2O3 +3H20 nAL2O3=2nAL(OH)3 =>x=mAL2O3=........=82,3
dòng màu xanh nhầm rồi bạn nAl2O3=1/2 nAl(OH)3=0.35mol
m chất rắn =mAl2O3+mBaSO4(nBaSO4=0.2mol)=82.3
Al(OH)4- +H+ =>Al(OH)3+ h2O
đây là phản ứng thu lại kết tủa.dùng trong nhận biết
 
V

vientrang

Mọi người có thể viết cái phương trình trong câu 7 ra được ko? mình thấy hơi khó hiểu
và, giải giúp mình nốt câu 8 đi!
8/ cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/lít, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 11,82 gam kết tủa. Cho 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch CaCl2 dư rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 0,04
B. 0,08
C. 0,07
D. 0,14
 
T

triaiai

Trích đề dự bị hóa 2009 khối B
Oxi hóa một ancol đơn chức A bằng oxi có mặt chất xúc tác thu được một hỗn hợp X gồm : anđêhit , axit tương ứng , nước và ancol còn dư . Lấy m gam hh X trên cho tác dụng hết với Na ta thu được 8,96 lit H2 (đktc) và hh Y , cho Y bay hơi thì còn lại 42,5 gam chất rắn . Mặt khác 4m gam hhX cho tác dụng với sôđa dư thu được 8,96 lit khí (đktc) . Nếu cho m gam hhX tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 64,8 gam Ag. % ancol đã bị oxi hóa thành axit và CTPT của A là :
A. 33,3% ; CH3OH B. 6,67 ; C2H5OH C. 6,67% ; CH3OH D. 33,3% ; C2H5OH
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhan251102

Mọi người có thể viết cái phương trình trong câu 7 ra được ko? mình thấy hơi khó hiểu
và, giải giúp mình nốt câu 8 đi!
8/ cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/lít, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 11,82 gam kết tủa. Cho 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch CaCl2 dư rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 0,04
B. 0,08
C. 0,07
D. 0,14
câu 7:viết PT ion thôi chứ PT phân tử thì làm lâu lắm
Al(OH)4- +H+ =>Al(OH)3 +H2O
nếu H+ dư thì
Al(OH)3 +3H+=>Al3+ +3H2O
VD pt phân tử nhé
HCl+Na[Al(OH)4]=>NaCl+Al(OH)3+H2O
Al(OH)3+3HCl=>AlCl3+3H2O
bài 8: trong 1 lit dung dịch X:HCO3- và CO32-
TN+BaCl2=>nCO32-=0.06mol
TN +CaCl2 đun nóng .mol CaCO3=0.07
2HCO3->CO32-+CO2+H2O
0.02<----0.01mol
vậy nHCO3- ban đầu=0.16mol=>a=0.08M
 
V

vientrang

Cái đề hóa 2009 của triaiai khó wá, ai giải nó đi!
Ôi hóa mình kém thiệt đó, sắp thi rùi, làm sao đây. Hu hu
Xôđa là Na2CO3 đúng ko? Hỗn hợp X tác dụng với xôđa thì có axit phản ứng --> CO2, Thế thì cái gì phản ứng với xôđa ra H2 nhi?
 
T

triaiai

Giúp mình với

Cái đề hóa 2009 của triaiai khó wá, ai giải nó đi!
Ôi hóa mình kém thiệt đó, sắp thi rùi, làm sao đây. Hu hu
Xôđa là Na2CO3 đúng ko? Hỗn hợp X tác dụng với xôđa thì có axit phản ứng --> CO2, Thế thì cái gì phản ứng với xôđa ra H2 nhi?

Mình chỉ biết dữ kiện HH X td xoda (Na2CO3) sinh H2 =>tính được số mol Axit trong hh X
 
V

vientrang

Theo mình hh X + Na --> H2 khi đó tính được số mol cua axit + số mol ancol = 2nH2
Còn hh X + Na2CO3 thì chỉ có axit tác dụng được --> CO2
2RCOOH + Na2CO3 = 2RCOONa + CO2 + H2O
Chẳng có chất nào trong hh X + Na2CO3 -->H2 đc cả
 
Top Bottom