[Sách hay]Cà phê cùng Tony

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Những ngày khởi nghiệp

Tập 1:Hất mặt lên trời
Sau khi tốt nghiệp, Tony có đi mần một thời gian ở công ty của Nhật Bản. Một hôm, công ty nó tái cơ cấu. Các tập đoàn đa quốc gia lâu lâu nó re-structure một cái, dẹp bỏ một vài vị trí. Thế là nó đền cho mấy tháng lương, rồi cho lên đường.


Nhớ bữa làm cuối, cầm cục tiền lớn nên vui lắm, bèn đi mua cái tủ lạnh. Ước mơ của cả thời sinh viên là trong phòng ngủ có cái tủ lạnh để bỏ trái cây, bia bọt vào uống cho mát. Nhiêu tiền còn lại đi chơi, từ bắc chí nam, động Phong Nha, Hội An, Mỹ Sơn, Lăng Cô…gì cũng đi cho hết. Đúng một tháng sau thì sạch túi. Cái nằm suy nghĩ, giờ phải làm sao để kiếm tiền đây. Bèn nhớ đến nghề viết báo từ lúc còn là sinh viên. Ngày nào viết cũng cả bốn, năm bài đủ mọi đề tài, liên hệ các anh trong ban biên tập để gửi lại. Bài được đăng đều đặn, tháng cũng được đôi ba triệu. Nhưng sống chật vật quá, làm freelance như phiên dịch, dạy học… không có thu nhập ổn định. Gửi hồ sơ xin việc thì như rải truyền đơn, công ty nào thấy bảng điểm đẹp ngất ngây, bằng loại giỏi nên mời lên phỏng vấn ngay. Nhưng phỏng vấn xong đều từ chối, nói mày lanh quá sợ làm không bền. Hoặc đẹp trai quá đồng nghiệp sẽ ganh tụy. Nên đẹp và giỏi, lại là rào cản lớn để xin việc thành công...


Mất cả năm thất nghiệp. Bà già dưới quê gọi lên, nói con cứ lông bông hoài vậy, tìm việc làm đi. Cái buồn dễ sợ. Đâu bao giờ nghĩ mình như vầy mà thất nghiệp đâu. Xin miết mà không thành công nên đâm ra mất tự tin. Cái một bữa đi coi bói. Chị xem bói tên Nguyệt ở Bùi Viện nói số em nó vậy, em xin việc không được vì số em làm chủ. Mình về mở cờ trong bụng nhưng cũng chẳng tin bói toán bao giờ. Rồi một lần đi Cambodia làm phiên dịch cho một công ty xây dựng xây con đường nối thủ đô Phnompenh đến cửa khẩu Poipet, thấy lúa bên đó sao xấu quá. Mới nhận ra là bên mình do dùng phân bón nên tốt tươi vậy, bèn về nước mở hãng phân Phượng Tím, ban đầu không có vốn thì chọn giải pháp làm trung gian, làm cò kiếm tiền chứ biết thế nào, mình có ai giúp đỡ về tinh thần hay tiền bạc gì đâu.


Nói là quyết tâm làm. Ngày mở hãng, chạy qua mấy người bạn thân mượn tiền để mua sắm thiết bị ban đầu. Bạn bè ngày thường nghe Tony nói chuyện vui thì thích lắm, cười ha hả nhưng đến lúc cần tiền mượn thì thôi lý do đủ cả để từ chối. Nhiều bạn nói chơi thì chơi, đừng mượn tiền vì tui đầu tư mua đất hết rồi; một cô cũng giàu có lắm nhưng sợ mất, giả bộ nói chồng chị không đồng ý, cuối cùng chỉ có cô Song Hòa cho mượn ba triệu và cô Troang xù kêu chạy qua cư xá Đô Thành lấy hai triệu đi. Cầm năm triệu trong tay, nhìn hai cô bạn học cũ mà muốn rớt nước mắt. Lúc khó khăn mới biết lòng người. Hồi xưa ông cậu Tony có nói, muốn đánh giá một con người dễ ẹt, đụng đến vấn đề tiền bạc thì bản chất thế nào sẽ lòi ra thế ấy. Tony vẫn theo dõi hai cô bạn ấy, một cô bây giờ sang Myanmar làm trùm bên đó về truyền thông, cô còn lại mở hệ thống cửa hàng thời trang lừng lẫy. Người tốt thì bao giờ cũng được trời thương, người cho đi thì sẽ được nhận lại nhiều hơn gấp vạn lần.


Cầm tiền trên tay, Tony chạy thẳng ra Metro mua cái máy in fax copy scan bốn trong một. Rùi đi tìm nguồn hàng. Tới công ty phân bón nào cũng tươi cười anh của em, chụy của em… ai ai cũng say mê. Nói Tony ơi em dễ thương quá à. Tony nói thấy tui dễ thương thì cho trả thiếu đi. Họ đồng ý liền, nói em lấy hàng về bán đi, mấy tháng sau trả lại tiền cũng được, toàn để giá vốn. Cái mình bắt đầu lên kế hoạch đi bán hàng.


Khổ nỗi, khách toàn ở tỉnh hoặc xa chứ nội thành ai xài phân bón thuốc trừ sâu. Mà tiền đâu đi xuống đó tiếp thị, bèn chọn ngoại thành Sài Gòn và mấy tỉnh lân cận tiếp thị trước. Cứ ban ngày đi bán hàng, tối về làm giấy tờ hợp đồng đến khuya. Cứ sáng sáng, Tony uống một ly cà phê to khủng khiếp để tỉnh ngủ, rồi phóng chiếc Wave Alpha đỏ, treo lủng lẳng bịch mẫu và mấy tờ rơi, phóng xuống các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè hay Bình Dương, Đồng Nai để chào hàng. Thường thì hẹn mấy đại lý cùng một tuyến đường cho nó tiện, trưa thì tạt vô ăn cơm ở quán lề đường. Những buổi trưa nắng nóng, bụi mịt mùng, Tony đen thui đen thít, dáng cao gầy vẫn phóng xe vun vút. Lúc đó ước mơ có được chiếc xe bốn bánh, dù là xe tải cũng được. Cứ nhìn theo chiếc xe hơi chạy qua mà thèm, mà nhớ đến khi xưa mình là nhân viên tập đoàn thương mại hàng đầu của Nhật, một bước lên xe hơi taxi, đi đâu cũng sang trọng quý phái… giờ như ông xe ôm, thỉnh thoảng cũng tủi thân. Nhưng kệ, miễn có tiền là được, mình lao động bằng sức lực và trí tuệ của mình mà, chứ có lấy của ai. Bất chấp cái nắng nhiệt đới chói chang như đổ lửa, bất chấp những buổi trưa ba mươi sáu, ba mươi bảy độ và bụi bay mịt mùng, gương mặt anh ấy vẫn cứ thanh tú. Và vẫn kiêu sa hất mặt lên trời như cái thời sinh viên đi xe đạp. Hồi đó, tụi cùng lớp nói sao mày ở tỉnh lên, nhà nghèo thấy mẹ, đen thui ốm nhách xấu bà cố, xe đạp thì cái bàn đạp rớt mất, chỉ còn hai cái thanh sắt láng bóng nhọt hoắt, mà cứ vừa đi vừa hất mặt lên trời. Tụi tao đi ‘Đờ Rim’ hay 86 “kim vàng giọt lệ” mà còn chưa dám nữa là.


Hẻm biết vì sao từ nhỏ xíu, Tony tự mình cho là tài giỏi hơn người nên tự tin hơi over một chút. Mỗi lần đi thi mà rớt héng, là nói chắc ban giám khảo hẻm đủ trình độ. Hay thầy cô nào dạy gì mới, cũng nghi ngờ, về phải lật sách coi lại. Giấy khen học sinh giỏi là vứt mất, vì mình là hạc sinh xuất sắc chứ đâu phải học sinh giỏi mà khen giỏi. Nên tự gây áp lực, nói sau này phải giàu, giỏi và đẹp mới hợp thức hóa được cái việc chảnh đấy. Nên sau này phải đi xe ô tô, vì ngồi trong xe, có hất cái mặt lên trời thì không bị ăn nắng da đen thui đen thít. Ở Việt Nam, da trắng thì mới sang trọng…


Tập 2: Đổ bịnh


Mặc dù là hạc giỏi, nếu chịu khó thi thố thì chắc cũng kiếm được hạc bổng tàn phần. Nhưng lúc đó nghĩ sao thôi ở nhà kiếm tiền, rùi vài năm sau đi du hạc cũng chẳng muộn, mặc dù rất thèm. Lớp của Tony, đi du hạc hết mấy chục bạn, về kể nghe cuộc sống sinh viên xứ người mà thèm rỏ dãi. Đêm đêm cứ nằm mơ, thấy mình đang nằm sõng xoài trên bãi cỏ, hay tung cái mũ cử nhân lên trời ngước lên chụp hình, giống hình chụp trong mấy catalogue quảng cáo. Nhưng sáng mơi tỉnh dậy, vẫn cái máng lợn bên mình. Lại uống ly cà phê to đùng và tất tả đi bán phân bán thuốc...


Mùa nóng thì chạy xe ngày mấy chục cây rát bỏng cả da. Cởi áo ra thì ½ cánh tay đen thui. Mùa mưa thì thôi, áo mưa áo gió bùng nhùng, nhưng chạy phải đua tốc độ cho nhanh vì một ngày phải tiếp thị mấy khách. Nên giờ ở Đông Nam Bộ, đường nào cũng rành, đường tắt thì giỏi hơn cả xe ôm. Có bữa mưa gió sấm sét đùng đùng, chạy từ khu Sóng Thần lên trên huyện Tân Uyên, đường đất đỏ lầy lội giữa rừng cao su, chỉ có mỗi mình mình và mấy chiếc xe tải, nước mưa như roi quất vào mặt. Nhưng bản thân không sợ ma, không sợ cướp, chỉ sợ mưa gió như vậy sẽ ướt mấy bịch phân mẫu, khách coi thấy chê hẻm mua. Một ngày ngồi xe máy cả mấy tiếng, về đến nhà tay cầm chén cơm mà cứ rung rung theo chu kỳ hút-nén-nổ-xả của động cơ xe máy. Ăn cơm khô không nổi, nên phải nấu canh, cứ bỏ cơm vô canh mà húp, cho cơm nó trôi vô miệng chứ sợ không có sức khỏe làm việc.


Được cái là đi tiếp thị khi mưa gió tầm tã vậy, ghé đại lý ai cũng động lòng, nói ở lại chị nấu cháo gà cho ăn, ở lại uống với anh chén rượu. Cái mình cám ơn vì phải về sớm, tối còn phải về nhà làm hợp đồng, xuất hóa đơn, coi tiền bạc thu chi thế nào… vì chỉ có một mình mình làm, cả mấy tháng sau mới tuyển được mấy đứa sinh viên làm thêm vô phụ. Cuối tuần, tụi bạn làm văn phòng nước ngoài ở quận một rủ đi bar hay nhậu, ngồi chung một đám, thế nào mình cũng nổi bật vì nét già nua, đen đúa và hốc hác, duy chỉ có nụ cười vẫn vui vẻ và vẫn chỉ huy mọi trò tếu táo trong lúc ăn nhậu, cho đời nó hưng phấn…


Rồi làm việc kinh quá, ngủ chỉ có ba, bốn tiếng một ngày, nên sáu6 tháng tích lũy được một ít tiền thì lúc đó cũng bắt đầu đổ bệnh. Tự nhiên mấy bữa đó tóc rụng quá trời, rồi lăn đùng ra hết biết gì. Hai đứa nhỏ làm part-time bữa đó hẻm biết sao có mặt, mới khiêng ra taxi chở lên bệnh viện Hoàn Mỹ ở Trần Quốc Thảo cấp cứu, má và mấy chị ngoài quê bay vô ngồi khóc quá trời. Vô bệnh viện đo hồng cầu huyết áp gì đó chỉ còn ½, phải nằm truyền xi-rum, truyền đạm. Mất hết hai tuần nằm ở đó, mới được về nhà. Tiền tích lũy sáu tháng sạch trơn. Một số đại lý thấy mình vắng mặt cái giở trò quịt nợ. Số tiền kiếm được chả còn bao nhiêu. Rồi xui xẻo ập đến, khách từ chối không mua hàng, dù đã ký. Một đống hàng tồn kho. Xui thì thôi nó đến dồn dập, lúc này mới hiểu câu “họa vô đơn chí”. Đến cái máy tính cũng hỏng. Mọi thứ đều trở về con số zero. Chiều mưa ngồi quán cà phê bờ kè nhìn xuống sông Thị Nghè, nhìn chiếc xe wave alpha màu đỏ dựng trước mặt, nhìn cái mũ bảo hiểm và mấy bịch phân mẫu treo lủng lẳng trên xe, nhìn cái áo mưa phủ lên đầu xe đã rách vì gió quật vào… thấy chán chường gì đâu. Dù tự tin và lạc quan đến mấy, khi khởi nghiệp không thành, tâm lý tự nhiên bất an dễ sợ. Hay là mình kém tài kém đức? Hay may mắn không mỉm cười với mình? Hay đã chọn sai con đường?


Ước mơ hất mặt lên trời không thành. Thôi đóng cửa công ty, đi xin việc đi làm lại vậy


Tập 3: Bơi ra biển lớn


Nhưng đêm đó, Tony nằm mơ. Trong mơ Tony thấy mình đang đi lạc vào một khu rừng. Qua một cánh rừng um tùm và nhiều dây leo, bỗng nhiên xuất hiện trước mặt một hồ nước trong veo. Trên hồ nước, có một chiếc thuyền câu nho nhỏ. Một ông lão râu tóc bạc phơ ngồi câu cá. Tony mới tiến lại và lội nước ra thuyền, tự nhiên mình thấy chiếc thuyền xa dần xa dần. Tony lội một lúc thì nước ngập đầu nên cố bơi. Nhớ là bơi nhiều lắm, hồ nước rộng mênh mông và bắt đầu có sóng. Tony uống mấy hơi và mằn mặn, mới hay mình đã bơi ra biển rồi. Bơi miết bơi miết, gần như kiệt sức thì cũng bám được vào mạn thuyền và leo lên. Ông già bèn bất cất tiếng hỏi: “How are you, Tony?”


Trời, ông già này nói tiếng Anh nữa. Cái Tony hoảng hồn, trả lời liền: “Oh you know my name?” Rồi nói qua nói lợi, trong một cái conversation giống như hội thoại cuốn Streamlines một ấy. Chỉ nhớ là Tony nhìn vào giỏ cá của ông, thì thấy toàn đô la Mỹ trong đó, chẳng thấy cá đâu. Rùi giật mình thức giấc, ngủ lại không được. Hình ảnh mình cố bơi theo con thuyền đánh giá, và ra đến biển lớn, thấy giỏ tiền đô la… trong đầu Tony bỗng dưng xuất hiện ý nghĩ. Điềm báo. Phải. Mình phải xuất khẩu mới được, mắc mớ chi ngụp lặn trong nước cho mệt. Thế giới bên ngoài có đến 6-7 tỷ người và hơn 200 quốc gia, tha hồ mà kiếm tiền về. Bao nhiêu người dân Việt vất vả, suốt ngày cặm cụi may vá. Bao nhiêu bà con cô bác suốt ngày cặm cùi phơi nắng phơi sương trên đồng, để tạo ra bao nhiêu sản phẩm mà thế giới đang cần. Nhưng họ có điều kiện bán ra ngoài đâu. Mình có ngoại ngữ, có tuổi trẻ, tại sao không thử. Mình sẽ phải đi buôn quốc tế. Các bạn trẻ biết ngoại ngữ nhớ nhé, mình phải xuất khẩu để đem ngoại tệ về giúp cá nhân, gia đình và dân tộc mình giàu có hơn. Học ngoại ngữ bao nhiêu năm làm gì mà không nói được để lấy tiền của tụi Tây tụi Tàu, không rao bán bao nhiêu sản phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới?


Nói đoạn, ngồi dậy. Lúc đó đã 3-4 giờ sáng, nhưng trời vẫn còn tối lắm. Tony xuống nhà bếp, định pha ly cà phê uống suy nghĩ tiếp thì bỗng dưng, nhìn qua lớp kính trên cửa sổ, thấy một con rắn bò qua và rơi về phía sân trước. Con Ki (con chó của Tony nuôi) sủa loạn xị. Tony mới mở ra cửa trước nhìn, thì không còn thấy gì cả. Chỉ có con Ki vẫy đuôi và vui vẻ với Tony như chẳng có chuyện gì xảy ra.


“Gặp rắn thì đi, gặp quy thì về” - những người đi rừng hay nói câu đó. Như Doanh Chính Tần Thủy Hoàng với câu chuyện gặp rắn ở lễ tế sông mà làm nên nghiệp đế, khi bắt đầu một cuộc phiêu lưu trên đường công danh, gặp rắn là điều may mắn lắm. Tony biết vậy nên vội mừng, mới lên internet. Search những chữ như “find buyer of... in Bangladesh”, chẳng hạn, hòng tìm ra các người mua hàng nông sản hay sản vật của Việt Nam. Rồi gửi mail đi giới thiệu. Một ngày Tony viết và gửi mấy trăm cái mail. Thức từ sáng đến đêm để search và gửi. Nhưng cả 2-3 tuần trôi qua, hộp thư inbox chỉ trống rỗng, hay toàn các email bị trả về do địa chỉ email bị sai hay cũ quá họ không dùng nữa.


Đang chán nản thì một hôm, nhận được email của Mr Johnson bên Mỹ. Ổng nói tao thì về hưu rồi, không còn làm ngành xuất nhập khẩu nữa, nhưng nhận cái email của mày, tao định xóa đi nhưng thôi cũng đọc thử, dù sao Việt Nam cũng là nơi tao từng trải qua một thời gian trong cuộc chiến. Tao đọc và thấy trong đó là cả sự tâm huyết và sự chân thành. Nên tao sẽ giúp mày. Tuần sau tao có dịp sang Việt Nam, tao sẽ ghé thăm công ty mày.


Ngồi đọc mail ông Johnson mà tay chân bủn rủn cả. Một cảm giác thành tựu lâng lâng trong người. Dù, xung quanh vẫn chỉ là cái máng lợn và số tiền mượn mọi người để tiêu xài và đầu tư cho công việc đã lên tới cả chục triệu…


Bỗng dưng những giọt nước mắt nóng hổi, từ hai hốc mắt sâu hoắm vì thức đêm, trào ra. Lăn dài trên gương mặt...
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
20
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Hay thiệt. Có cuốn hay lắm Nguyên ạ: " Bé không tên của mẹ" , " Hòn Đất"
 
  • Like
Reactions: Tree B

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
CHƯƠNG 2:CHỨNG KHOÁN

Tony đã “sống chứng khoán, chết vùi chứng khoán” như thế nào?

Thế rồi Tony cũng tham gia thị trường chứng khoán. Dắt theo là một lực lượng fan hâm mộ đông đảo. Fan cầm nào ảnh, nào hoa, nào gấu bông và la hét ỏm tỏi. Chủ yếu để quay phim chụp hình và nói cười cho có khí thế...

Sàn EPS tháng một năm 2008 (Đi sàn này vì có bạn làm ở đó.)

- Nhà đầu tư Tony hùng hổ tiến vào sàn, hai tay gạt hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. “Dang hết ra, hãy để tôi giao dịch”, vừa nói, tay anh ấy thoăn thoắt viết lệnh mua và bán. Cả sàn hồi hộp dõi theo từng động thái của nhà đầu tư Tony. Tháng 1/2008, nhà đầu tư Tony đã tung 10 triệu đồng vào thị trường, lập tức chỉ số Việt Nam Index tăng hai điểm.

SÀN EPS THÁNG 2/2008

- Nhà đầu tư Tony lại đến sàn. Áo đuôi tôm sang trọng. Có mấy fan chạy theo nâng vạt áo. Nhưng. Bảng điện tử đỏ rực. Cả sàn hốt hoảng. Một số nhà đầu tư tháo chạy. Nhà đầu tư Tony gục ngã trên sàn

SÀN EPS THÁNG 3/2008

- Nhà đầu tư Tony lại tiếp tục bơm cho thị trường chứng khoán thêm 5 triệu đồng nữa. Thị trường lập tức lại khởi sắc. Nhưng không lâu sau đó, Tony bị bịnh cảm cúm nên thị trường đóng băng trở lại. Sau khi có khái niệm đáy, bây giờ có khái niệm thủng đáy...

Nhật báo lá cải (cải bẹ xanh chứ hẻm phải cải ngọt) ở Sài Gòn suốt ngày đăng các tít bài rất câu khách, đại loại như: “Có hay không mối quan hệ giữa nhà đầu tư Tony và các chỉ số Index?” Các paparazzi chạy theo Tony suốt ngày săn tin và giật tít: “Không quan tâm lạm phát, anh ấy lại đến sàn”, “Bạn sàn của Tony là ai” hay “P/v Tony: chơi chứng khoán thành công, cần ăn gì vào buổi sáng…” rất thu hút độc giả mới lớn. (còn tiếp)

Ngày 05/02/2013

Kiệt sức ở khách sạn 5 sao

Nó được đối tác mời sang nước ngoài vì nó phụ trách mua hàng cho một công ty lớn. Ra khỏi sân bay, mắt nó choáng ngợp bởi sự hào nhoáng và vĩ đại của sân bay nước ngoài, đang láo lơ nhìn cho đã mắt thì đối tác đã bắt nó lên xe, đưa về khách sạn 5 sao.

Mèn đéc ơi, sao cái phòng Deluxe của khách sạn 5 sao nó đẹp đến thế. Cả đêm nó không ngủ được, vì ngủ thì tiếc không thưởng thức được không gian 5 sao. Thế là nó quyết định thức trắng. Vô toilet bật nước nóng đầy bồn rồi tắm, tắm đi rồi tắm lại. Rồi ngâm chân. Rồi thỏa thuê xức dầu tắm, xà bông loại thượng hạng trên người. Nó nhìn vô gương, cười cười. Nó thấy nó đẹp trai quá xá...

Nó lấy bộ áo khoác bằng chất liệu giống khăn tắm quấn quanh người, thắt cái dây nịt vào và đi qua đi lại. Lại vào toilet soi gương. Nó thấy mình là một một ông hoàng Ả rập.. Nó nằm lên giường, chao ôi sao gối nhiều đến thế. Nó trườn qua lăn lại, cười hi hí một mình.

Nó quyết định mở cửa đi ra ngoài để thiên hạ thấy sự sang trọng của nó. Nó đi lang thang ra hồ bơi, xuống dưới sảnh lớn và định bụng đi ra ngoài đường phố. Ai cũng nhìn nó ngỡ ngàng, nó cảm thấy hết sức tự tin...

Sáng sớm nào cũng vậy, bồi phòng mang tặng nó dĩa trái cây và một giỏ hoa với lời chúc một ngày tốt đẹp. Nó chỉ dùng hai ngón tay, nhón lấy miếng dưa hấu trước mặt thằng bồi phòng đúng theo kiểu quý tộc Pháp nó thấy một lần trên HBO. Đưa lên chính xác ngay bên trái miệng, khoan thai cắn nhẹ nhàng. Nó thấy quý tộc quá sức tưởng tượng...

Một tuần sau nó về nước. Mắt nó sâu hoắm và hốc hác. Cả cơ quan ai cũng lo lắng vì thấy nó làm việc quá sức trong chuyến công cán này. Đối tác càng lo hơn nữa. Vì lúc check-out cho nó, đối tác nghe tụi khách sạn báo là khách của ông hình như bị tâm thần hay mộng du gì đó, mặc đồ ngủ đi lang thang suốt đêm thôi.

Riêng nó thì khoái lắm, sau chuyến công du ấy, gặp bất cứ ai nó cũng kể. Sau 3 ngày 3 đêm, câu chuyện khách sạn 5 sao ấy vẫn chưa hết...

Ngày 24/02/2013

Trăng

Trăng nguyên tiêu đêm nay đẹp một cách bất ngờ. Tròn vành vạnh, trăng trong sáng thanh thiện. Bầu trời đêm nay cũng không một gợn mây.

Ngồi ở Balcony, ngắm trăng, tức cảnh sinh tình, bèn lấy một ly rượu Hạnh Hoa ra uống. Rượu, người Nhật gọi là Shu, người Hàn gọi là Ju, người Hoa gọi là tửu...có lẽ cùng một nguồn gốc tiếng Hán. Người sành rượu thật sự ở Trung Quốc cho rằng, rượu Ngũ Lương Dịch đắt tiền cả ngàn đô la một chai hay quốc tửu Mao Đài mà Chu An Lai chiêu đãi tổng thống Nixon khi xưa không có cửa so sánh với rượu Hạnh Hoa, vốn là một làng nhỏ thuộc huyện Phần Dương, tỉnh Sơn Tây xa xôi. Nên nó có tên gọi là Phần Tửu. Năm ngoái Toni có đến viếng thăm Sơn Tây, đàm phán kinh doanh trong tửu quán, lúc say lúc tỉnh, say nói tiếng Việt tỉnh nói tiếng Hoa, đối tác hai bên ai cũng say mèm. Nói về rượu, Tony nhờ ngày xưa ghiền Kim Dung nên đối tác nói rượu nào Toni cũng biết, từ các loại Hoàng Tửu đến Bạch Tửu, Nữ Nhi Hồng, Nhị Oa Đầu... gì biết tuốt luốt nên khách say mê lắm. Lưu luyến chia tay, bằng hữu có tặng một chai rượu Hạnh Hoa mang về. Liền đọc tặng ngay cho bạn hai câu thơ nổi tiếng của Đỗ Mục, còn gọi là Tiểu Đỗ, để phân biệt với Đỗ Phủ:

Tá vấn tửu gia hà xứ hữu

Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.

nghĩa là: “Hỏi thăm quán rượu ngon ở xứ này có chăng. Mục đồng chỉ đến Hạnh Hoa thôn.”

Đối tác sướng quá, ngất...

Ngày 09/03/2013

Chuyện ở đế quốc Mĩ (i ngắn hay hơn y dài)

Mọi người ép dữ quá bắt kể chuyện ở Mĩ, hẻm muốn nghe chiện Việt Nam nữa.

Thật ra do tiếng Việt kém đi thấy rõ nên nói không được nhìu. Năm ngoái vừa PV visa Mĩ xong bước ra khỏi lãnh sự quán ở đường Lê Duẩn thì bắt đầu cứng lưỡi, chỉ có thể bập bẹ tiếng Việt, ghé tiệm cafe ở Kumho ra dấu mãi con bé bán mới biết là đang cần một ly cafe sữa đá. Vô phỏng vấn visa thì nói bảo vệ anh ơi mở cửa cho em, bước ra - khi biết được cấp visa rồi - thì nói pls help open the door for me làm anh bảo vệ sợ hãi nói Yes Sir. Từ đó đến giờ mình chuyển qua nói và viết song ngữ (giống trường tiểu học quốc tế). Hồi xưa vấp cục đá té thì quay lại chửi “má!”, còn giờ thì rú lên “oh my god” hay “fax you”. Sounds so Mĩ.

Tiếng Mĩ thì tiến bộ, nói một tràng dài nhưng không ai hiểu. Thỉnh thoảng nó hiểu được một câu thì nó nói mày nói giống trong sách. Nên Tony có thủ sẵn một miếng giấy và một cây viết, không hiểu thì viết ra dí vào mặt bọn Mĩ cho nó đọc. Nước Mĩ nên coi lại nền giáo dục của mình và tăng cường học tiếng Anh cho công dân Mĩ.

Hình chụp vẫn chưa xong nên vẫn chưa post lên được. Các nghiệp vụ về photoshop cắt ghép hình vẫn chưa xong, để vài bữa về nước nổ là đã đi chỗ đó rồi, nhưng thực ra chưa đi, tính mình hay khoe nên chưa đi mà cũng nói đi rồi cho mọi người thèm chơi. Nhưng lỡ đứa nào cắc cớ bắt trưng hình ra làm evidence thì cũng phải có chứ không nó bảo điêu (xạo), đang vất vả search trên google image để lồng ghép. Ví dụ ghép đang ngồi vắt vẻo trên tượng đài nữ thần Tự Do hay đang bắt tay với ông Obama. Hạc chả được bao nhiêu, suốt ngày bận rộn với mấy cái này.

Và mùa xuân ấm áp thì bãi cỏ xanh non nào cũng nằm xuống chụp hình tạo dáng. Bắt chước trong mấy cuốn catalogue quảng cáo du học, thấy bãi cỏ là sõng xoài nằm xuống chụp, trên tay cầm vài cuốn tập. Còn bây giờ thì đang tuyết trắng nên phải dành thời gian để nô đùa với tuyết. Bà chủ nhà trọ nói sao sáng nào tao mở cửa ra cũng thấy mày lăn lộn trên đống tuyết trước nhà vậy, không lạnh à. Mình nói đó là môn thể dục buổi sáng của tao. Nói đoạn, mình lấy tuyết vo thành một cục (bên này nó gọi là snow ball) ném vào cửa sổ nhà bên cạnh cho nó vỡ tung tóe ra rồi cười sằng sặc.

Ai ngờ cái cửa sổ đấy là phòng ngủ của ông hàng xóm. Già lớn khó ngủ, gần sáng chợp mắt được thì đã bị ném tuyết vào cửa sổ ầm ầm, nên ổng khó chịu chống gậy qua phàn nàn. Bà chủ nhà mình mang kẹo dừa (mình cho bà này nhưng bà này răng giả không ăn được, ai tới nhà cũng đem ra nói this is the best coconut candy all over the world) ra ép ổng ăn, an ủi nói ông ơi thôi kệ thông cảm, as he is a tropical student (anh ấy là một sinh viên nhiệt đới).

Ngày 11/03/2013

NÓI KHÉO

Chiều nay hẻm muốn viết mà bị mắng dữ quá nên đành mở ra viết vài dòng. Bảo kể chuyện gì cũng được...

Bèn kể chuyện hồi năm 2003-2004 gì đó. Hồi đó công ty mới mở, tuyển được hai đứa nhân viên, một đứa làm một bán thời gian, nó đòi 800 ngàn một tháng, Tony kỳ kèo mấy ngày nó mới chịu làm cho mới giá lương là 700k đồng/tháng. Còn một đứa còn lại là sinh viên thực tập, không nhận tiền. Nhưng nó muốn đến lúc nào thì đến.

Vì công ty nhỏ nên mình làm sếp cũng chạy chiếc wave alpha màu đỏ chói chang, có lần đi nhậu về cầu Thị Nghè té trầy xước hết. Đâu có tiền rào tấm ván ép thành cái phòng cho Tony ở trọ phía sau, công ty làm phía trước, có máy lạnh nhưng hẻm dám bật, nóng thấy bà.

Một buổi sáng, thằng bán thời gian vào làm và nghe điện thoại. Đầu dây bên kia muốn gặp Tony để bàn thảo một cái hợp đồng, nó nói: “Dạ chị ơi chút chị gọi lại chứ Tony đang ngủ nướng giờ chưa dậy”. Trời ơi, mình nằm trong phòng mà muốn ra dzộng nó một cái quá, vì đang mặc quần đùi và chưa quánh răng rửa mặt chứ không thì toi mày rồi nha con. Sau đó thì mình dặn là bữa sau ai gọi, thì phải “good morning, may I help you” trước, sau đó nói khéo là Tony đi ra ngoài, vui lòng để lại tin nhắn. Bữa sau ông già dưới quê lên thăm, ở bến xe miền Đông, gọi điện ra đón. Tony cũng đang ngủ. Nó nghe điện thoại cũng nói khéo là: “Good morning, what can I do for you sir? A, Mr Tony hả? Yes yes no no...”. Nói xong ông già ú ớ sợ hãi cúp máy liền vì nghĩ gọi nhầm vào đại sứ quán Mỹ (ông già trước 75 có học tiếng Anh lõm bõm).

Ông lấy giấy ra, cẩn thận bấm số gọi lại, nói: “Bác muốn gặp thằng Tèo, nó lên Sài Gòn thành Tony đó, bác muốn gặp nó nói chuyện chút. Nó đang đâu, bác là...” Chưa kịp nói thì bị nó mắng sa sả: “Yêu cầu anh tôn trọng nội quy công ty chúng tôi, anh hãy để lại tin nhắn, chứ anh đừng nên hỏi nhiều về việc Tony đang làm gì nhé. Tony không cho nói đâu. Anh thông cảm”. Nói rồi nó cúp máy và ghi vào sổ note: “Sáng ngày... tháng... một khách hàng nam gọi, yêu cầu gặp Tony, còn nói xúc phạm Tony là thằng Tèo nữa, mà lúc đó Tony đang ngủ nướng nên em kiên quyết không cho gặp và đã nói khéo với khách hàng là Tony đi vắng”. Cuối tuần đọc cái weekly report của nó mà muốn quánh cho nó chết tươi.

Ngày 16/03/2013

Những ngày xưa thân ái...

Mấy bữa rày lo hạc hành, thi cử mệt mỏa quá nên không kể chiện, giờ rảnh kể típ nha. Chuyện gì ta... già cả nên nhớ quá khứ hơi nhiều. Hôm bữa đi ăn bún bò, gặp con bạn cùng học lớp ba ngồi bán, nó nhận ra Tony nên gắp thêm mấy miếng gân bò đang hầm làm Tony trệu trạo nhai cả buổi không ra khỏi quán nó được, nhìn đôi tay thoăn thoắt xắt thịt bò của nó thật là cảm động, kỷ niệm ùa về, với những buổi tan trường tinh khôi trong tà áo trắng, những cuốn lưu bút chuyền tay, những cánh phượng hồng ép vào trang vở, Tony nói vậy làm nó ngơ ngác vì nó nghỉ hạc hồi lớp năm. Khổ, kỷ niệm hạc sinh của Tony chỉ có vậy nên ai hỏi đến thì tuôn ra vun vút.

À kể chuyện đi xin việc làm đi. Dạo này quá khứ hiện về lộn xộn nên nhập đề và thân bài hẻm dính dáng gì với nhau, mong cô thông cảm.

Hồi đó tốt nghiệp đại học xong, nghĩ mình ghê gớm lắm. Đứa nào mới rời đít khỏi ghế nhà trường không nghĩ vậy. Nghĩ mình giỏi, mình học hành thế này thế kia phải bước vào những tập đoàn lớn như Boeing Airbus... nên vào làm công ty nào cũng thấy không hài lòng, ba bữa là nghỉ. Lương thấp nghỉ, môi trường không có nói tiếng Anh nghỉ, thậm chí sếp xấu quá nhìn nhức đầu nên nghỉ, đồng nghiệp hôi nách cũng nghỉ... Một trong những lý do thường trực mà bọn mình lúc đó hay cafe để tám, là nói xấu sếp, thậm chí chê sếp ngu, tức thiểu năng trí tuệ theo ngôn ngữ bây giờ. Mấy nhóc chỉ hơn hai mươi tuổi nhưng nghĩ mình khôn, còn mấy ông sếp bà sếp thì lúc nào cũng ngu (ngu mà họ làm sếp, chỉ đạo mình akkaa). Thường mà những ai nói người khác ngu thì chính bản thân họ chưa trưởng thành, dù tuổi lớn thế nào. Ngoài chợ, bà bán cá chê ông bán rau ngu, ông bán rau cũng không vừa, quay qua chửi bà bán mắm là thiểu năng trí tuệ, không phân biệt mắm thật và mắm dỏm, bà bán mắm tức mình ném mắm vào mặt ông bán rau. Ông bán rau sẵn tiện vắt chanh, ớt lên mặt luôn, rồi tiện tay gọt trái dưa leo và cà pháo đang bày trước mặt... đưa lên chấm mắm, ý lộn, đắp mặt, một hồi thì đưa hết vào mồm, vừa đẹp da vừa ngon miệng. Nên giờ thấy ai chê người khác ngu hay thiểu năng gì đó, mình thông cảm lắm. Ai cũng cần có một thời bé dại để lớn lên.

Trong khi chờ đợi những tập đoàn lớn đăng báo tuyển dụng để nói dối rồi trốn đi phỏng vấn, việc kiếm một công ty tư nhân vào làm đỡ cũng là một giải pháp khôn, lúc đó cả bọn ngồi nghĩ như vậy. Ôi đất nước tôi với một thế hệ trí thức khôn hết biết. Nên phỏng vấn công ty tư nhân nào cũng giả bộ hứa hẹn, kiểu em sẽ gắn bó công ty mình đến suốt cuộc đời, hay em sẵn sàng bảo vệ công ty mình bằng máu của em (giống ông nào ở Cuba hồi xưa tuyên bố, vì Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng hiến dâng kể cả máu, nhưng máu đâu không thấy chỉ gửi qua mấy tấn đường uống xong sợ diabetes muốn chết).

Xong ké Tony đi làm. Nào công ty TNHH Hoàng Hôn, TNHH Lam Chiều Tím Biếc gì đó, nhiều đến nỗi giờ chả nhớ hết. Công ty khá được một tháng, còn thông thường là một tuần... Chỉ có hai công ty để lại ấn tượng nhứt. Công ty đầu có sếp nữ. Cả đám nhân viên mới vô suốt này nói bà ngu, cái gì cũng nói ngu cho được. Bà ấy thì đâu có thừa nhận, ngày nào cũng xoen xoét cãi lại: “Mấy em tưởng chuỵ ngu à, chuỵ ứ chịu đâu, chuỵ khôn lắm nhé...”. Thế là sinh nhật của bà ấy, tụi mình tặng cho một kg muối I ốt. Ban đầu bà ấy vui lắm, vì nói ai tặng chuỵ gạo vào muối tức ý muốn chuỵ sung túc đấy. Chị ấy thích lắm, ăn lấy ăn để. Nhưng đâu được hai tuần thì bà kêu cả bọn vào phòng, đóng cửa cái rầm, bảo: “Hôm qua chuỵ xem tivi có câu khẩu hiệu là hãy dùng muối có chứa i ốt để phòng bệnh đần độn, chuỵ hiểu ra rồi nhé. Mấy người nói chuỵ vậy sao, chuỵ hận mấy người, chuỵ hận, chuỵ hận, mấy người hãy đi đi.” (chị này xuất thân là diễn viên đoàn cải lương Hương Mùa Thu dưới Cà Mau, chuyên đóng vai đào mùi). Thật ra muối thấm vào người chị hai tuần nên chị đã thông minh lên rất nhiều. Thế là Tony và đồng bọn bị đuổi việc.

Qua công ty thứ hai thì đâu được hai ngày thì đồng bọn phát hiện ông sếp cũng ngu nốt vì ổng không biết dùng máy scan và phát âm tiếng Anh buồn cười vãi. Fax mà đọc là phắc, suốt ngày nhắc nhở: “Lan ơi em phắc cho anh chưa, em bận quá thì nói cái Tuyết nó phắc giùm, rồi sao sáng giờ chưa phắc Hồng Kong, phắc Pháp, phắc Mỹ...” làm người ngoài nghe tưởng cái Lan là đứa lăng loàn xuyên quốc gia. Thế cũng là sinh nhật của ông ấy, anh em trong phòng bèn cùng nhau tặng ông ấy một hộp sữa có chứa DHA. Ông ấy vui mừng khôn xiết, đem về nhà sáng chiều đều lôi ra uống. Uống mãi đến một tháng sau, lòi ra miếng giấy dưới đáy lon ghi rõ “sữa bổ sung DHA giúp trẻ thông minh”, ông ấy hiểu ra là bị chơi xỏ nên kêu cả phòng lên. “Các em phải rời công ty trong vòng 7 phút” - he said. “Em có thể rời công ty trong vòng 6 phút” - said Tony. Nói qua nói lại một hồi kiểu game show gì đó thì Tony nói “Em có thể rời trong vòng một phút”. Ông ta giận dữ “mời em rời”.

Thế là lại bị đuổi việc. Gọi í ới đồng bọn, tao bị đuổi rồi nè, đi cafe đi. Và đồng bọn nói chờ tao chút, để kiếm gì vô chọc sếp cái đã. Đâu một tiếng sau thì cả bọn bị đuổi việc sạch trơn, ra Hồ con rùa uống cafe rồi đi hát Karaoke inh ỏi.

Ngày 20/03/2013

Ở quê kì, ngày tháng năm...

To: Near and far readers (tức độc giả gần xa)

Nóa chung là công việc rồi hạc hành cũng ceng thẻng, nên Tony có giái trí (giải trí) bằng cách viết những dòng nho nhỏ xinh xinh trên mạng. Đầu tiên là yahoo blog, sau đó, thèng ku em ép dùng facebook, ép mãi mới qua. Qua đâu được một năm thì viết luôn bên này vì bên yahoo đóng cửa. Sau đó, thì cũng thèng này, nói thôi em lập page cho anh vì quan niệm lạc quan tích cực của anh sẽ truyền cảm hứng sống cho mọi người. Nhiều đứa định tự tử vì tình hay vì tiền, nhờ đọc bài của anh mà vươn lên thành tổng giám mục, ý lộn tổng giám đốc hay sang Mỹ làm tiến sĩ đại học La Salle, ra Văn Miếu làm giáo sư cả... Xã hội thật tốt đẹp biết bao. Dân trí nước ta được nâng cao biết bao, chẻng mấy chốc mà có đường sét cưu tóc (đường sắt cao tốc). Nên mình nghĩ, nếu thật sự như nó nói thì cũng gáng mà viết héng. Nó thành lập luôn page cho mình chứ mình có biết chi mô mà vô internet. Lập luôn hai page mới ghê. Nó nói anh Tony chơi sỉ luôn anh, đừng chơi lẻ.

Xong ké nó bắt mình ép like cái trang vừa lập ra. Tức trang Tony Buổi Sáng. Còn trang kia thôi dẹp, mệt quá. Tiêu chí ban đầu là cạnh tranh với các tờ báo có chữ Morning trên thế giới. Nó kêu anh ép mọi người like đi anh. Mình ra tay liền. Đệ tử học trò, đứa nào không like mình quánh đập không thương tiếc. Bứt tóc móc mắt. Chặn đường lột áo. Lên gối giựt cùi chỏ. Quánh ôi thôi lên bờ xuống ruộng. Mình vốn đào tạo chuyên ngành Bạo Lực hạc đường. Tụi nó sợ quá like hết trơn. Còn mấy người lớn tuổi hơn thì năn nỉ. Khóc quá trời nói chú ơi, cô ơi like giùm con, con lạy cô chú. Một số đối tượng hẻm biết facebook mình cũng lập ra rồi bắt like như anh Tư xe ôm, chị Bảy vịt lộn, cô Năm hủ tíu, cô Ba nước mía... Chòm xóm với nhau mà, mình mở cái gì ra họ ủng hộ liền. Một số đối tượng khác thì dọa ép nghỉ chơi, sáng unfriend để dọa, thấy nó ignore thì chiều add friend lại năn nỉ... Mình trở thành hoàng tử Lai. Nói chung đủ các chiêu trò thì cũng chỉ được 50 cái like...

Sau đó tiếng lành đồn xa, thấy viết dễ thương nên like quá trời. Mình thôi hổng ép like nữa. Like tiếng Anh là thích, tự nhiên ép mày hãy thích tao đi. Ai thích thì vào bấm Like Page, thế là nó tự động nhảy lên Wall của mình khi có bài mới. Vậy đi.

Nhưng giờ nghĩ lại bắt mọi người Like quá trời làm chi ta? Mình đâu có nhu cầu quảng cáo hay bán trang này cho ai đâu, vì mình giàu quá rồi. Mình cũng đâu có nhu cầu nổi tiếng, vì fan hâm mộ riêng về nhoan séc và trí tệ của mình đã gạt không hết xuống giường rồi. Vậy ép lai để làm gì?

Thôi thì một ngày đẹp trời, mình sẽ đùng đùng đóng cửa trang Tony Buổi Sáng trong sự hụt hẫng ghê gớm của độc giả. Rồi mình sẽ thành lập trang Tony Buổi Trưa, lại bắt ép Like... Và cứ thế cho đến Tony buổi Xế, Tony ban chiều, nhưng đâu tới Tony Giữa Khuya thì Facebook đóng cửa giống như Yahoo Blog vậy.

Thôi thì đọc vui được lúc nào, hay lúc đó. “Cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững hờ. Em nói dzậy, đúng hông chị Bảy?

Kính thư,

Em Tèo
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Chương 3:Tony bị đại gia xài xuể

Năm 2007, có một chú Ả Rập sang nghiên cứu thị trường, Tony làm cò hướng dẫn. Tony ăn vận soang trạng (tức sang trọng) ra sân bay TSN đón, chú ấy nói tao theo đạo Hồi nên mày phải lưu ý nhé. Anh tài xế bảo thôi mình dắt đi ăn cá hồi đi cho nó hợp vần. Anh tài xế là người Phan Thiết nên phát âm cứ lộn giữa ôi và oai. Ví dụ: “Anh ấy là người nước ngồi, và anh ấy thích ăn cá hoài.”


Tony phải book phòng KS có mũi tên trên trần để chú ấy hàng ngày hướng về thánh địa Mecca cầu nguyện, rồi đàm đạo về văn hóa Hồi Giáo, về các Caliph và sự khác nhau giữa hai dòng Sunny - Shiai, về mái vòm các thánh đường ở Thổ, Tây Ban Nha, về bộ kinh Coran nổi tiếng, về nàng Sheherazade với 1001 đêm nhưng chủ yếu cũng xoáy vào các truyện nổi tiếng mà nàng kể như cuộc phiêu lưu của Sinbad, của Alibaba vào 40 tên cướp, Alađin và cây đèn thần... cứ mấy chuyện khác không nhớ nổi chi tiết để thảo luận. Những đóng góp của thế giới Hồi giáo như các con số trong toán học, mỹ thuật, thơ ca,... cũng được Tony nịnh hết biết. Tự hào dân tộc lên cao ngút trời, chú ấy hài lòng lắm, bảo là tao đi mấy nước khác, bọn nó chẳng biết gì về thế giới Hồi giáo tụi tao ngoài khủng bố. Tụi Việt Nam mày được giáo dục tốt như vậy, tao ưng bụng à nha. Sau đó cho Tony một vé đi xem triển lãm du thuyền ở Dai mà Tony đâu có lấy, đói phải tắm gội cho sạch, rách phải dùng nước hoa cho thơm.


Để xác nhận là khách hài lòng, đi chung xe hơi, cứ khoảng 30 phút Tony lại quay sang đập vào tay chú ấy và hỏi “ông có hài lòng không”, chú ấy nói “yes”, cứ đúng 30 phút sau Tony lại đập cái bốp vào tay chú ấy và hỏi “hài lòng hay không hài lòng”, đâu chừng chục lần thì chú ấy sợ quá bảo là “tao hài lòng lắm, xin đừng hỏi nữa”.


Đưa ra Hà Nội để họp tìm mối, gặp một đại gia. Chú định lập nhà máy và liên doanh với vài công ty Việt Nam, biết tin, đại gia vui mừng ra sân bay đón ngay. Trên đường về thì không về thẳng khách sạn mà ghé một gara “tiện đường lấy thêm một con xe”. Vừa mệt vừa đói nên khi đại gia hỏi “mày thấy tao lấy con xe này nom được không” thì Tony chỉ nói “ok đó anh” làm đại gia giận. Vừa xuống máy bay bị jetlag nên Tony không nịnh được nhiều.


Lúc đi ăn, đại gia rủ đi Lệ Mật ăn rắn, thấy Tony ậm ừ nên đại gia tức mình múa may quay cuồng, làm động tác miêu tả cảnh hành quyết con rắn sống để nuốt tim vào bụng, uống máu con rắn... rồi lột da chiên giòn, bẻ xương vào mồm nhai rau ráu... cho ông kia xem, ra chiều muốn rủ đi lắm lắm. Chú Ả rập hỏi ủa ông ấy miêu tả cái gì mà ngộ nghĩnh vậy, Tony bèn dịch đấy là điệu múa chào mừng khách phương xa, tập tục ở đây nó thế. Thấy không được, đại gia rủ đi ăn cóc, nhái, chó, mèo, chuột, gà rừng, nhím, bồ câu, đại bàng, khỉ, vượn, hươu cao cổ, ngựa vằn, hà mã… gì Tony cũng giả vờ hỏi ý thằng kia rồi từ chối hết. Hết chuyện hay sao mà đi ăn động vật hoang dã và thú nuôi, có phải là thực phẩm được chăn nuôi đại trà đâu. Đại gia trong Nam thì con gì cũng bắt đem về nhà nuôi để khoe, còn đại gia đất Bắc thì con gì cũng phải thịt. Thuyết phục không được, đại gia giận lắm, lầm bầm ngon thế mà bọn dở hơi này không ăn, nghi Tony kém ngoại ngữ, bảo thế thì thôi ăn ở khách sạn Daewoo vậy.


Đại gia đích thân cầm lái, vượt tất cả đèn đỏ và hềnh hệch cười: “Mày nói với ông ấy là tao quen hết với công an giao thông ở đây.” làm chú Ả Rập xanh mặt vì sợ tai nạn. “Lần sau ông có sang, tao đích thân đánh con M.ẹc S500 ra sân bay đón, chứ con này chán rồi”, Tony vội vàng làm thầy thông y chang. Chú Ả Rập “Thanks”. Đại gia: “Mày có dịch là Mẹc không đấy, sao tao không nghe”. Tony vội bào chữa “Mơ Si Đì (Mercedes)”. Ông Ả Rập vẫn hờ hững: “Thanks”. Đại gia buồn xo, chép miệng: “Mày nói thế nào mà ông ấy chả phản ứng gì, Mẹc Sơ Đét chứ phải chuyện chơi”. Lúc sắp về, đại gia giả lả: “Hỏi giùm tao bên ấy ông ấy đi con gì đi”. Chú Ả Rập nói con lạc đà. Sau này Tony mới hiểu con gì là con xe, nên mới dịch đúng, chú Ả rập nói tao không rõ lắm, có mấy chục chiếc cho công ty và cho gia đình (chú ấy có 3 vợ). “Mà sao cứ suốt ngày hỏi phương tiện giao thông vậy, bộ hết chuyện gì để hỏi rồi hả?” Chú Ả Rập phản ứng gay gắt sau khi cứ xoay quanh đề tài automobile. Đại gia tròn xoe mắt khi nghe ông này không quan tâm đến ô tô, mắng: “Lại kém ngoại ngữ, lần sau mày khỏi ra, tao nhờ thư ký tốt nghiệp ngoại giao, nó sẽ dịch hết ý tao. Xe ô tô ai chẳng quan tâm, có tiền phải mua siêu xe chứ. Mày toàn cắt ý, éo biết thì nói éo biết”. Tony rưng rức khóc. Thương cái phận làm cò hay bị đại gia sỉ nhục, tức bị xài xể kiểu người miền Nam hay nói.


Và đúng là xã hội ta quan tâm đến xe cộ thật. Nhớ hồi phổ thông, một lần cả lớp đạp xe sang nhà bạn Tuyết Tuyết chơi. Nhà Tuyết Tuyết thuộc loại khá giả, một cái ngoài lộ, một cái trong vườn. Cả lớp gửi xe đạp ở nhà ngoài và đi bộ trong vườn chơi. Chỉ khoảng vài ba trăm mét, đang đi thì tiếng xe máy gầm rú vang hồi từ phía sau. Cậu bạn ấy đi đâu về, ông chạy đến trước mặt đoàn học trò và dừng lại, kêu rất to: “Lê Trần Thị Hồng Hoa Tuyết Tuyết, lên Đờ Rim cậu chở về con”. Tuyết Tuyết phụng phịu: “Thôi để con đi bộ chung với các bạn”. Cậu ấy quát: “Tao bảo mày lên Đờ Rim là lên Đờ Rim ngay có nghe không? Đờ Rim cơ mà, đâu phải chuyện chơi!” Tuyết Tuyết đành leo lên xe đi trước. Vừa leo lên thì ông cậu rồ ga thật mạnh phóng đi làm con nhỏ suýt té ra đằng sau theo định luật quán tính 3 của Niu Tơn FAB= -FBA. Khói xăng kéo dài thành vệt, mùi xăng thơm ngát suốt cả con đường làng…


Ngày 29/03/2013


Làm gì có doanh nhân ở nước ta?


Đúng là chẳng có cái cực nào giống cái cực nào. Đi làm con buôn, đối tượng bị miệt thị một thời, gắn liền với thành ngữ “con buôn ép giá”, bây giờ người ta gọi là doanh nhân - giống như con hát bị vua Tự Đức mắng là xướng ca vô loài, giờ được gọi là ca sĩ. Mà thật ra, ở đất nước này, làm gì có doanh nhân, chỉ có nhóm người tự nhận mình và một nhóm trông giống giống doanh nhân mà thôi. Nếu chỉ mở một công ty để trở thành doanh nhân thì ai cũng làm được. Nên nghe ai nói tôi là doanh nhân, nghe buồn cười không chịu được. Hôm bữa gặp chị kia, trang điểm mắt xanh lè, môi lem luốc, vú móm lòng thòng, nói chị là nữ doanh nhân nè em, chị mới mở công ty. Có ông làm cò đất, vài năm trúng nên lên luôn đại gia, gia nhập hội doanh nhân, tức một nhóm người biết mặc vét, đi xe hơi và có đi quánh golf và hay đi họp hiệp hội. Hôm bữa có tham dự hội thảo nói về 3 kịch bản bất động sản của thành phố ta, thấy mấy ông ngồi họp ở Caravel Hotel mà kéo quần lên đầu gối, chắc cho mát, lòi chân phèn và lông lá một đống, sau đó ra đưa card nói anh là nam doanh nhân thành đạt ở Hóc Môn nè em. Đứng gần hôi nách không chịu được và đôi giày Ý nhưng vớ Trung Quốc, lâu không thay nên bốc mùi thum thủm. Nhưng thôi, khách hàng mà, ráng nịnh.


Cũng lớn tuổi nên Tony suốt ngày líu lo nịnh bợ the so-called đại gia hay doanh nhân gì đó, thì mệt mỏi vô cùng. Lúc Tony còn đi buôn sắt thép cho các đại gia xây dựng, đi nước ngoài suốt. Đạt doanh số, các đại gia được các suất đi tham quan. Ở trong nước thì kẻ hầu người hạ, lên xe xuống ngựa quen nên đi ngoại quốc (ý nói mấy nước phát triển) đại gia bức xúc lắm. Không đi ngoại quốc thì lúc trà dư tửu hậu ở Việt Nam không có gì để khoe, nên cực chẳng đã phải đi. Cặp chân chắc lâu quá không sử dụng nên teo tóp (đại gia hay vén ống quần lên là vì vậy). Nhất là khoản đi bộ, từ ga tàu điện đến chỗ cần đến, thậm chí taxi hay xe bus cũng vậy, ít khi nào ở ngay vị trí cần đến, thường phải đi bộ. Thế là các đại gia kêu mỏi chân, chê bai là hẻm bằng Việt Nam. Nhưng rút ngắn lịch trình thì không ai chịu, phải tới cho bằng được chỗ nổi tiếng đó để chụp cái hình (các công ty du lịch ghi trên tour chi chít điểm tham quan mới mong bán được tour là vì vậy). Nhu cầu khoe của đại gia cao hơn nhu cầu tìm hiểu văn hóa lịch sử của điểm tham quan, nên rút kinh nghiệm, chỉ cần đưa đến và chụp hình, không cần thuyết minh làm chi cho mệt. Đi du lịch cốt để chụp hình, tụi Mỹ nó nói là Chinese-style tourism, tức du lịch kiểu Trung Quốc, hẻm biết vì sao lại gọi vậy nữa.


Một nhóm các đại gia đi chung thì phải hết sức khéo léo, vì người nọ muốn hơn người kia (A mua đồng hồ 5000 USD thì B sẽ phải mua 6000 USD để... hơn A), nên việc tiết lộ giá tiền là điều không nên với người hướng dẫn. Rồi ăn uống, sẽ phải ăn có nước mắm, chanh và ớt, dù là cao lương hay mĩ vị gì của Tây Tàu đều không hợp khẩu vị, nên vượt qua cửa ải hải quan để mang theo các gia vị này là điều phải làm. Nếu không thì phải mua ở các siêu thị người Việt or Tàu, kẻo các đại gia không hài lòng, đùng đùng bỏ về khách sạn ăn mì tôm. Đi sở thú, đại giá có thói quen khoe là tao đã kinh qua rồi mặc dù trong lòng cũng tò mò muốn coi nhưng phải nói kiểu chảnh mới được, nên phải khéo léo năn nỉ đi đến cho đủ điểm tham quan, năn nỉ một câu là gật đầu ngay. Ví dụ đi ngang qua chuồng hổ, đại gia Bình Dương sẽ nói nhà tao có nuôi, khỏi coi, đại gia Hà Nội sẽ nói tao có ăn thịt rồi, khỏi coi, hay đại gia Cà Mau (không muốn mình bị xem là cà chậm), sẽ nói, tao có uống... cao hổ cốt rồi, khỏi coi... Câu hỏi mà đại gia nào cũng cười ngây ngất là: “Chắc sếp đã ăn thịt con này rồi ấy nhỉ”...


Thêm nữa là chuyện nhà và chuyện xe. Biệt thự và xe hơi là hai trong 3 yếu tố quan trọng cấu thành nên đại gia Việt (yếu tố thứ 3 là chân dài - sẽ nói sau), nên các đại gia có sở thích là đi ngoại quốc rồi tranh thủ mua biệt thự cho con nó sang học, đi ngắm các siêu xe để ưng bụng thì: “Nói nó tính giá rồi giao về Việt Nam cho anh/chị”. Nên Tony đâu có muốn đi châu Âu đâu, ngồi máy bay mấy chục tiếng ê đít thấy mẹ, nhưng vì mấy lão đó muốn đi Ba Lê coi tháp Ép Phen, rồi qua Luân Đôn coi đồng hồ Bit Ben, rồi qua Milan mua giày da bóp da, coi xe Phe Ra Ri, đi Thụy Sĩ coi cáp treo núi An Pơ... nên phải chiều. Có điều: “Á á dạ dạ... em qua liền.” (Mai viết tiếp, đang ở khách sạn, đại gia gọi qua phòng coi 他们今天买的东西 - đi lẹ sợ đại gia giận, quýnh quáng nên đang ở Ý, không nói tiếng Ý mà nói lộn tiếng Tàu mới ghê.)


Ngày 30/03/2013


Tua Gai (nghe giống bạch tuộc và xương rồng)


Một bữa ăn bây giờ, thực sự chứa đựng biết bao là sự đầu tư trí tuệ, nhất là trong một thời kỳ sự an toàn thực phẩm là vấn đề nóng bỏng. Thử liếc sơ qua một thực đơn các thực phẩm hiện nay trong một buổi tiệc:


1. Heo tai xanh quay chấm nước tương 3-MCPD


2. Gà dai Hàn Quốc hấp lá chanh


3. Tôm dư kháng sinh hấp nước dừa


4. Bò lở mồm long móng sốt vang


5. Bún phoọc môn ăn với nước mắm có urê


6. Chả giò hay nem ướp hàn the và muối diêm để cả tháng không hư, ăn không hết bữa sau bán tiếp


7. Rau muống tưới dầu nhờn xe máy xào tỏi...


8. Rau sống và rau thơm các loại


… Và cứ thế, người ta vô tư đưa những cái được gọi là cao cấp ấy vào cái bao tử bé nhỏ và mong manh kia. Mà người Việt, có lẽ là dân tộc ăn rau sống nhiều nhất trên thế giới (Không dám chắc vì Tony cũng đi không nhiều lắm, còn những nơi mà anh ấy đi qua, rau sống chỉ dừng lại ở hành, salad, các loại rau thơm gia vị, lá dâu lá mè, cải xoong... còn tất tần tật người ta chiên xào nấu soup hết, kể cả người Trung Hoa, Lào, Cambodia… các nước giáp ranh). Người Việt thích ăn tất cả những loại rau sống, khế, chuối chát, hoa chuối, thêm vào một số loại lá cây như lá xoài non, lá mận, lá sung, lá cách, lá lụa, lá mơ, lá ổi, lá chùm ruột, kể cả các loại thuộc họ cỏ lá rộng như kèo nèo, lục bình, bông súng, rau má, rồi cải xanh, rau nhút, rau muống, lá lộc vừng, lá bần, lá me, lá sấu, lá cóc... ăn sống tuốt tuồn tuột. Đi siêu thị ở nước ngoài, Tony cứ đừng tần ngần ở quầy rau, rồi cứ so sánh cái này to hơn ở nước mình, cái này nhỏ hơn nè, cái này mắc quá, ở Sài Gòn có 5 ngàn đồng một bó hành còn bên London tới 1.75 bảng nhưng chỉ có 3 cọng. Còn mấy cái bồn hoa giữa đường phố Tokyo hay Thượng Hải, không biết nó trồng cái loại cây gì mà nứt đọt non mơn mởn, nhìn là muốn bứt xuống luộc chấm nước mắm kho quẹt, ăn cho đã.


Hồi còn học tiếng Anh, Tony hay đưa khách nước ngoài đi tham quan để rèn Anh ngữ, nhưng lúc đó còn bé quá, nên ngây ngô không biết văn hóa nước nào là nước nào, nghĩ mình thích ăn gì thì khách cũng vậy. Vào quán toàn đặt món mình thích ăn. Nên sau một ngày được Tony nhiệt tình giới thiệu ẩm thực truyền thống, khách cứ nghe Tony đưa đi ăn tối là sợ hãi, nhưng Tony cứ ép ăn, bữa sáng thì lòng lợn tiết canh, bữa trưa thì thịt chó mắm tôm, buổi chiều thì bún mắm bún riêu bánh canh bánh bèo... đâu 3 ngày là tụi nó khóc ròng vì đói. Nhiều khách 80 tuổi nói tụi tao 80 năm nay lớn lên trong bánh mì và bơ sữa pho mát, nên mày ép ăn như vậy, cầm đũa không cầm được, ban đêm về khách sạn không ngủ được vì đói. Nghe vậy, Tony giận dữ, gắp bỏ đầy chén ép ăn, rồi giả bộ nói mày không ăn ở đây người ta sẽ giận, ngon lắm ăn đi ăn đi. Nên khách ăn mà nước mắt rơi lã chã trên bát, nước mắt chan hòa với nước canh cua rau đay… mà không húp là bị hướng dẫn viên Tony trừng mắt, xỉa xói, bắt shopping là chết tiền luôn.


Có lần, đưa đoàn Ấn Độ vào quán bánh tráng Trảng Bàng, bọn nó nhìn nhau cười ngất ngây khi trên bàn là một đống các loại lá, rồi thấy thực khách và Tony bứt lá bỏ vô miệng rào rào, nên chụp hình khí thế. Kêu bọn nó ăn, bọn nó một mực từ chối, nói we can not eat those leaves. Một lần khác, anh ấy dắt một đoàn khách Tây đi chơi, đi ngang qua khu vực trồng điều (đào lộn hột) của Đồng Nai, mùa thay lá. Thấy các cây trơ trọi, một người trong số họ (ông này có vẻ đã từng qua Việt Nam, thấy hay múa may giải thích với mấy người khác) nói ở đây khí hậu nhiệt đới cây tươi tốt quanh năm, không có mùa đông nên cây không có rụng lá. Có lẽ là dân địa phương ăn hết lá rồi, nên cây chỉ còn trơ trụi thế kia. Cả đoàn gật gù... Ồng Mark còn bảo hôm nào rủ Tony sang nước tao chơi, nhà tao có mấy cây giống như vậy có lá tươi tốt lắm, thích cứ hái xuống ăn với cơm. Xuống xe cho khách đi tự đạp xe tham quan cồn Thới Sơn dưới Tiền Giang, khách về, đứa nào đứa nấy khệ nệ một đống lá gồm lá chuối, lá dừa, lá mít, lá tre... nói thôi tụi tao tặng mày để ăn dinner tối nay, khỏi tip cho mày nhé. Tụi nó cứ nghĩ Tony là động vật nhai lại ấy. Nên nghỉ, không làm hướng dẫn nữa.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Chương 4:Thơ
Hồi cấp 3, Tony hay làm thơ, dù học ban A. Những tiết học chán ngắt như Sử hay kỹ thuật nông nghiệp là lúc Tony ngồi làm thơ. Ngồi bên cạnh là bạn Ngọc Luận, cậu ấy cứ có bài nào mình vừa xuất khẩu ra là chép vào sổ, không biết cuốn sổ thơ đó giờ còn không nữa. Từ viết về bạn A đi vấp té đến thầy P rượt đuổi bạn B trong giờ quân sự, cô C hôm nay mặc áo màu vàng đi dạy thiệt đẹp... đến trời mưa trời nắng gió bão gì... mình cũng vun vút thành thơ được. Lục bát, thất ngôn bát cú, đường luật gì chơi ráo trọi... nhưng thường làm xong, không nhớ nổi.

Lên đại học ở SÀI GÒN, Tony ở trọ với bốn bạn nữa. Trong đó có bạn M, rất thích em L. Em L là nữ sinh khoa xã hội đại học tổng hợp. Em này vốn lãng mạn, yêu thơ mến văn. Lỡ nói xạo là làm thơ được nên cứ mỗi buổi sáng, em ấy muốn thằng này qua đi điểm tâm với em ấy bằng thơ, cho nó bồi bổ tâm hồn. Ăn phở cũng đọc thơ, ăn xôi cũng đọc thơ. Thằng này phóng lao thì phải theo lao. Thế là tối nào nó cũng năn nỉ mình, bữa thì hủ tíu gõ, bữa thì bánh cuốn..., để mình và đồng bọn lỡ ăn ngập mặt rồi thì phải cho ra một bài để sáng mai nó đạp xe qua ký túc xá bên Trần Hưng Đạo tặng cho em. Em này đem đăng báo mực tím hay áo trắng gì đó để có nhuận bút hai đứa nó ăn sáng, nhưng chủ yếu là khoe với các cô bạn học là bồ tao viết thơ tặng tao nè. Đâu được nửa năm thì mình không ở chung nữa, vì qua một người chị họ đi học cho gần. Thế là thằng này bị lộ là hổng biết làm thơ, rồi hai bên giận dỗi, tình cảm phai lợt dần. Một buổi tối, nó đạp xe qua nhà mình, năn nỉ mình thôi làm cho nó một bài thơ coi như Bài Không Tên Cuối Cùng, nó mời mình uống bia ăn cá cơm khô chiên giòn, tâm sự mọi thứ rồi nhờ mình viết một bài tạm biệt nói lý do chia tay em. 19 tuổi, giờ đọc lại thấy bài thơ buồn cười không chịu được. Bữa này nhận được message của nó, gửi lại bài này cho mình nên mình post trên mạng, đọc cho cuộc đời nó nhẹ nhàng, không ceng thẻng làm chi cho mệt.

“Có lẽ một điều anh chưa nói với em

trái tim anh đã thuộc về em đó

những hẹn hò đón đưa thuở nhỏ

cứ lớn dần thành nỗi nhớ mênh mông

Anh muốn hóa thân thành một dòng sông

Chở thuyền em đến bến bờ khao khát

nơi biển trời hòa một màu xanh ngát

em mỉm cười, xa lắm, phải không anh

Rồi thời gian lặng lẽ trôi nhanh

Dòng sông anh vẫn cứ trôi về phía biển

mang trong lòng mình con thuyền thánh thiện

Đó là em, em của riêng anh

Hai đứa chẳng ngờ hạnh phúc quá mong manh

Những kỷ niệm giờ chỉ là bọt nước

Anh biết, nhưng chẳng thể nào khác được

Lá trên cành đâu thể mãi màu xanh

Em sẽ thôi buồn khi đã hiểu lòng anh

Một con sông, phải bên bồi bên lở.”

Ngày 03/04/2013

Phỏng vấn xin việc

Sanh viên bây giờ tốt nghiệp ra, thất nghiệp nhiều quá. Có lẽ do kinh tế đang suy thoái nên không ngậm nổi lượng hàng của gần 400 trăm trường trên khắp cả nước hàng năm sản xuất ra. Thế nhưng một nghịch lý là ở các doanh nghiệp, lúc nào cũng than thở tìm không ra nhân viên giỏi để làm việc. Cung và cầu đều rất lớn, nhưng...

Lỗi trước mắt thuộc về các bạn sinh viên. Coi như sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, thì lương chính là giá của hàng hóa đó. Nên hàng tốt giá cao và ngược lại. Nên các bạn phải cố gắng làm cho mình tốt hơn, mới mong bán được giá cao. Tốt về ngoại quan lẫn chất lượng bên trong. Điều kiện học tập tốt hơn nhiều, nhất là về kinh tế gia đình hàng tháng chu cấp và tiếng Anh, tin học... nhưng kỹ năng truyền thông (communication) của các bạn lại kém hơn rất nhiều. Các kỹ năng mềm khác như tư duy giải quyết vấn đề, giao tiếp, tâm lý... phần lớn đều không bằng xưa. Từ năm 2004 đến giờ, Tony đã phỏng vấn mấy trăm bạn để cho doanh nghiệp mình và cho các doanh nghiệp bạn... và rút ra điều đó.

Cũng có thể do chu cấp gia đình tốt quá nên việc làm đối với một số bạn, nhẹ tựa lông hồng. Làm cũng được mà không đi làm cũng được, tháng cũng có mấy triệu gia đình gửi lên. Nên thái độ với công việc không tốt, ngay cả bữa đi phỏng vấn, rảnh thì đi, không rảnh thì thôi. Tony có lần hẹn phỏng vấn bạn kia, qua email hay CV đều tốt, ngoại ngữ tin học bằng cấp quá trời, tham gia đoàn đội nữa... thế là hẹn 2 giờ chiều hôm sau lên phỏng vấn. Ngồi đợi đến 3 giờ không thấy đâu mới điện hỏi, sợ cậu ấy bị sự cố gì đó nghiêm trọng nên không gọi lại hủy cuộc hẹn được, ai dè nó ấp úng nói anh ơi em quên mất, giờ em đang ngủ trưa, có gì mai gọi lại cho em được hông? Dạ được, anh Hai.

Có cô bé kia tốt nghiệp loại giỏi, phỏng vấn đã đời vào làm được hai ngày thì lấp ló vào phòng Tony, hỏi em có việc này nói với anh được không. Mình nói được, nó nói em xin nghỉ vì công việc không phù hợp. Em tốt nghiệp quản trị kinh doanh, mà đi làm nhân viên văn phòng tức làm lính như thế này, má em la mắng em chết. Em phải làm công việc quản trị anh à, nên em đi coi có doanh nghiệp nào cần quản trị không thì em mới làm. Em chuyên về quản trị chiến lược đó anh. Dạ, thôi em về với má đi em, công ty anh ở đây có mình anh quản trị chiến lược à, em đòi làm thì anh thất nghiệp sao.


Rồi hồ sơ xin việc cũng vậy, chuẩn bị sơ sài bắt ớn. Đâu cái đơn xin việc mua ngoài tiệm, viết nghệch ngoạc vài chữ. Rồi giấy khám sức khỏe cái chi cũng 10/10, mặc dù mắt cận mấy độ, cứ như bác sĩ tặng không cho ấy. Rồi thậm chí có thư xin việc thấy ghi kính gửi công ty phân bón Phượng Hồng, mang đến nộp cho mình, mình nói công ty anh là công ty Phượng Tím em à, nó cãi Phượng Hồng. Mình nói ủa công ty của anh thì anh phải biết chớ, tên là Phượng Tím. Nó cãi một hồi thấy không xong nên nói thôi để em sửa lại, miệng lầm bầm nói Phượng Hồng không đặt, đặt Phương Tím nghe lúa thấy mẹ (mình đoán được, Tony vốn bậc thầy trong nghệ thuật nhép miệng đoán chữ). Có đứa đi phỏng vấn còn dắt theo một bầy ngồi lao nhao ngoài cửa, mình hỏi xin vui lòng cho biết ai đang xôn xao ngoài đó, nói dạ đám bạn thân của em. Mình hỏi, ơ mang theo chi vậy, nó nói tại tụi em đi chung cho vui. Lỡ anh không chịu nhận em thì em giới thiệu đứa khác vô liền cho anh coi, được thì nhận nó. Ôi dễ thương quá.

Thời gian toàn là facebook với chat chit, vậy mà đơn xin việc nào cũng ghi sở thích là đọc sách và thể thao. Cái mình hỏi, thấy bạn ghi sở thích là đọc sách, thế chẳng hay cuốn sách bạn đang đọc có tựa đề gì. Nó nói xạo nên lúng túng, ấp úng một hồi rất lâu rồi trả lời: “Dạ,... Cô giáo Thảo”. Đó là tất cả nó biết về văn hóa đọc.Còn thể thao, em đang chơi môn thể thao nào, nó nói dạ em hay quánh bida độ vào buổi tối. Thỉnh thoảng cũng có tiến lên xập xám phỏm bài cào 3 lá. Cũng vận động tay mắt rất kinh anh à. Ừa, thấy em giải trí lành mạnh quá, anh sẽ nhận em.

Ngày 05/04/2013

Bài này xin lỗi trước mọi người, vì tính nhạy cảm của nó. Nhưng vì lý do học thuật nên không thể tránh được những từ không hay lắm. Xin phép trước rồi nên đừng ném đá.

Khác biệt Á-Âu

Khi nổi nóng, thường ta buộc miệng chửi thề. Tây cũng vậy. Tuy nhiên, cách thể hiện là khác nhau. Ví dụ, ở Việt Nam, chửi thề phổ biến nhất là đ.mẹ (từ ngoài Bắc) tới đ.mạ (vô tới Huế), đ.mó.a (tới Quảng Ngãi), đ.mé (tới Phú Yên), và trở lại đ.má, đ.mẹ ở Nam Bộ. Nghĩa nôm của nó là fax your mother, tức mặc dù mày làm lỗi nhưng tao lại fax m.ẹ của mày. Vì với người Việt, đó là sự xúc phạm ghê gớm, nên nổi điên lên, chửi lại, cũng fax your mother luôn. Đối tượng trực tiếp là người khác, tức con dại thì cái phải mang. Nên chửi ở Việt Nam, toàn lôi phụ huynh vô.

Còn Tây thì khác. Tư duy khác. Mày làm lỗi thì đối tượng trực tiếp phải bị trừng phạt là mày. Nên nó sẽ nói fax you. Thường là giơ thêm ngón tay giữa còn gọi là ngón tay thối, tức là nhục mạ ghê lắm. Tony có hỏi một thằng Tây, nếu mày phạm lỗi, người ta không fax mày mà fax m.ẹ mày theo cách chửi thề của châu Á, thì mày thấy sao. Nó nhún vai và nói, why, you should ask her (hỏi bà ấy đi chứ sao tao biết).

Còn Ta thì sao. Tony cũng hỏi một cô bạn thân câu hỏi tương tự. Nếu bạn ra nước ngoài, bạn phạm sai lầm, bị thằng Tây nó đòi fax you, thì em trả lời sao. Cô bạn cười khoái chí rồi nói, tui sẽ trả lời với nó là “my pleasure” (rất hân hạnh). Một chị bạn lớn tuổi hơn thì nói, nếu chị bị chửi như vậy, chị sẽ tươi cười kêu nó lại gần và thì thầm vào tai nó: when? (khi nào). Nhớ nghen. Thằng kia nghe xong xám hồn chạy luôn...

Còn bạn, nếu bạn đi nước ngoài, lỡ bị Tây nó chửi nó đòi fax you (mà cái này phổ biến lắm nha, nên phải chuẩn bị trước, kẻo nghe nó đòi fax rồi tức, đứng khóc ú ớ không nói lại được thì nó fax thêm mấy cái nữa), thì bạn sẽ trả lời sao?

Ngày 06/04/2013

Dự báo thời tiết

Nhiều người trong chúng ta thích coi dự báo thời tiết. Hồi nhỏ đi học, cô giáo nói người Anh thích nói về thời tiết, mình sau này qua Anh gặp ai mình cũng ngó trời ngó đất rồi nói mưa gió tuyết sương nhưng thấy họ có quan tâm đâu. Coi truyền hình ở Việt Nam, thời sự xong, mình cũng ngồi nghe dự báo thời tiết rồi coi bản tin thể thao, nhưng thật sự rất thất vọng. Trừ bữa nào có bão thì có đưa tin cụ thể, có vẽ đồ thị hoàn lưu... cho khoa học một chút, các bữa khác chỉ có một thông tin giống nhau là trời nắng, nhiều mây, có mưa rào và giông vài nơi. Có bữa đổi lại là có mưa rào và giông rải rác. Nguyên một vùng Nam Bộ mà nó nói như thế thì chả biết rác nó rải chỗ nào, nông dân canh thời tiết để xuống giống, xịt thuốc, phơi lúa... trật một cái là khóc ròng luôn. Chẳng ai biết vùng của mình có nằm trong “rải rác” đó hay không. Đang phơi lúa thì mưa, hốt vô không kịp bị ướt hết, nẩy mầm sạch trơn, nhiều bác nông dân ngồi khóc như mưa. Trách gì được, nó nói có mưa vài nơi mà, chứ có nói hoàn toàn không mưa đâu, hên xui.

Rồi nhiệt độ nữa, chẳng hạn vùng Nam bộ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên nếu nói thấp nhất 20 độ, cao nhất 38 độ thì dãn hết biên độ cho phép, địa lý lớp 6 dạy rồi, khỏi dự báo cũng biết.

Dân đi biển thì cũng canh me dự báo thời tiết để ra khơi. Nhưng hổng ai coi trên tivi, nói là nghe bắt mệt. Tầm nhìn xa thì lúc nào cũng trên 10km. Còn bữa nào có áp thấp hay bão thì tầm nhìn xa của chúng ta sẽ giảm 2-4km trong mưa hay sương mù, gió đông bắc cấp 5, cấp 6, biển động. Gần tâm bão thì biển động dữ dội. Nghe riết rồi quen, giờ Tony cũng tự làm được một bản tin dự báo thời tiết mà hẻm cần coi nữa. Theo Tony, nếu dự báo không có gì mới thì khỏi cần lặp lại, cứ nói là “chúng tôi dự báo thời tiết ngày mai y chang ngày hôm nay, hết”

Không thì phải sáng tạo thay đổi. Chút Tony đi mua bản đồ các vùng thời tiết và bẻ một cây ăng ten tivi, tối nào cũng đứng chỉ chỏ như giáo viên dạy sinh vật, nói rồi quay phim, tung lên youtube, cạnh tranh với đài truyền hình. Bản tin giống nhau nên Mờ Cờ (MC) nào hay hơn thì coi. Bữa bận áo ấm quấn khăn, ngồi co ro bên ly trà nóng ở một góc phố nào đó của Hà Nội, chân trái gác qua chân phải, nhét một tay vào giữa hai đùi, hít hà kêu rét quá rét quá (nếu dự báo trời lạnh, rét). Bữa bận quần bơi hình tam giác màu hồng phấn phấn khích nhảy múa như thằng khùng (nếu dự báo có mưa, hay triều cường, thế nào cũng ngập đường phố, bơi cho đã), thậm chí bữa không bận gì, chỉ ló cái mặt (nếu dự báo có nhật thực toàn phần), sẵn tiền bảo vệ môi trường luôn. Rồi bắt khán giả nhắn tin đố bạn ngày mai thời tiết thế nào, có bao nhiêu người có đáp án giống bạn. Quất luôn 15,000 đồng/tin nhắn. Trúng thưởng một cái Iphone tốn chỉ có 10 triệu chứ mấy, trong khi một đêm tiền thu về từ tin nhắn cả tỷ bạc. Phải thêm vụ cờ bạc này vào để lấy hết tiền của các “nam ngây nữ ngô” chắt chiu tằn tiện, ăn hẻm dám ăn, mặc hẻm dám mặc, có nhiêu tiền nạp card hết để nhắn tin cho mấy game show nhảm nhí này coi.

Í cha cha, bữa nay trời lại nắng và mưa rào rải rác khắp cả nước. Mặc gì đây ta...
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Chương 5:Ven hóa tranh lựng
Giáo sư Võ Tòng Xuân là một chuyên gia nông học được cả thế giới nể trọng. Công lao của ông với việc phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông cửu long thì không có gì phải bàn. Kể cả sau này ông chuyển sang làm hiệu trưởng trường đại học An Giang, một đại học nhỏ và sinh sau đẻ muộn, nhưng thành quả của nó thật lớn lao với nhiều lứa sinh viên tốt nghiệp có chất lượng rất tốt. Tony đã từng làm việc với đại học An Giang và thật bất ngờ về cơ ngơi của trường, có sân cỏ như đại học ở các nước phương tây, mọi thứ đâu vào đấy, công việc được sắp xếp rõ ràng, khoa học của những người lãnh đạo có tư duy tốt.

Tuy nhiên, trong đời, ông lại có lần há miệng mắc quai. Không riêng ông mà chúng ta, ai cũng ít nhất một lần. Đó là đâu chục năm về trước, ông có viết một bài báo, xem xét bỏ Tết cổ truyền, ăn Tết theo dương lịch như các nước phương Tây. Lập luận của ông là Tết này thật sự là tết của Trung Quốc, theo nông lịch. Các nước vốn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã không ăn Tết này nữa. Hàn Quốc chỉ xem là holiday, nghỉ 3 ngày, còn Nhật thì bỏ hẳn, chuyển qua tuần lễ vàng từ Noel đến Tết dương lịch để nghỉ như phương Tây. Giáo sư Xuân còn lập luận là chúng ta nghỉ tết, thật sự là quá dài. Trước tết thì đã mất một tháng với tâm lý đã tháng chạp, lúc đó chúng ta bắt đầu quên dương lịch, toàn tính theo ngày âm, rằng bữa nay là mùng mấy tháng chạp rồi... nên bắt đầu chểnh mảng công việc, chuẩn bị nghỉ Tết. Sau Tết thì với quan niệm còn mùng còn ăn chơi, còn Giêng còn ăn chơi, nên mất coi như hai tháng. Đơn hàng xuất khẩu đi các nước khác sẽ bị thiệt hại, v.v.v… nói chung ông đưa rất nhiều con số mang tính định lượng để làm cho bài viết thuyết phục.

Vừa đăng lên, một làn sóng phản đối mạnh mẽ. Nói theo ngôn ngữ bây giờ là bị ném đá. Ở Việt Nam, thật khó chấp nhận tư duy mới, hay quan niệm mới. Dù ở nước ngoài, nhưng quan niệm như vậy được xã hội tôn trọng vì công bằng mà nói, quan niệm đó cũng có lý, và có lợi cho cộng đồng, không phải vì lợi ích một nhóm người hay một ngành nghề nào cụ thể. Chỉ là quan niệm cá nhân nên chúng ta có thể phản biện, tranh luận. Tranh luận là nguồn gốc của phát triển. Tuy nhiên, tranh luận phải có phương pháp, tránh công kích cá nhân. Sau bài báo đó, giáo sư chọn giải pháp im lặng. Không đính chính hay tranh luận lại, vì đó là giải pháp tốt nhất sau khi cái gọi là rùm beng.

Ở Việt Nam, cứ ai phát biểu, thuận tai thì không nói gì, trái tai thì ôi thôi nhận đá mệt nghỉ. Bữa thì một ông Việt kiều vốn quen nổ (thông cảm, dù đã là tiến sĩ hay đang đi hạc như Tony, cứ phải nổ mới ra chất Việt kiều), bữa thì một ông “doanh nhân” chủ tịch hiệp hội gì đó nói năng rất quả quyết “chúng ta nên, chúng ta phải”, bữa thì một cô ca sĩ muốn quánh bóng tên tuổi vì lâu rồi hát hẻm ai coi… nhưng tất cả đều có chung một cách là mời phóng viên tới để nghe phát biểu một câu xanh rờn, càng xanh càng tốt, đều có trong kịch bản PR... rồi tung lên mạng. Có một nhóm người, không rõ phe nào, thấy A phát biểu là ủng hộ A, ném đá B, bữa sau B nói A lại, thấy cũng xuôi tai, quay lại ném đá A khí thế. Cứ cầm sẵn hai cục đá trên tay, đọc xong là ném, loạn xạ. Giống con dơi, ngồi coi chim và chuột quánh nhau. Thấy chuột thắng thì nói tao là chuột, coi mặt tao nè, giống chuột hem. Thấy chim thắng thì nói tao là chim, vì tao biết bay...

Tony từng tham gia tranh luận với bạn học trong một cuộc rượu hồi còn sinh viên, đề tài là “Nên ăn sáng trước hay quánh răng trước”. Đề tài thiệt dễ thương. Ban đầu rất vui, sau hồi cay cú, bên này lỡ nói sai một chữ, bên kia chụp lấy, ghi nhớ, triển khai diễn giải khí thế... để phản công lại, bên này cũng không vừa, canh me mày nói sai chữ nào là bắt bí liền, lập tức triển khai ý và dùng lý lẽ, dẫn chứng để quật lại... Bên này đuối lý, bên kia hả hê, sung sướng. Sau đó chuyển qua đưa các bậc phụ huynh vào, rồi sau đó tuyên bố mày vô văn hóa tao có văn hóa, mày vô học tao có học, rồi lôi các bộ phận trong cơ thể cũng đưa ra ném vào mặt nhau, máu dâng lên ngút trời. Cũng may là Tony cũng đã kịp thời dĩ hòa vi quý bằng những câu chuyện hài hước, không là choảng nhau to. Bắt tay làm lành, cuối cùng chân nam đá chân chiêu, cặp kè nghiêng ngả lấy xe ra về, cả bọn kết luận, đề tài của tụi mình vừa tranh luận xong, thống nhất như thế này nhé: Mỹ không nên đánh I rắc.

Ngày 15/04/2013

Hùn hạp làm ăn

Người ta thường nói, người Việt hùn hạp làm ăn chung, thể nào cũng không bền được. Điều này khác hẳn với người Hoa, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cả người Thái, người châu Âu, người Ấn Độ... Có cô bạn làm ở công ty chuyên dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp, cô nói các công ty mà ghép 3 chữ như ABC, tức 3 anh A,B,C hùn vốn thành lập, khoảng 10 công ty thì sau 10 năm chỉ còn 1. Tức 90% giải thể, trong đó có thể do kinh doanh tệ quá, và cũng có thể do công ty ăn nên làm ra quá. Cả hai đều phải giải tán. Vì sao nên nông nỗi này?

Không ai biết vì sao. Tất cả đều do suy đoán. Khi làm ăn chung, khó khăn thì không nói gì, thậm chí là rất tốt, hữu hảo. Nhưng khi ăn nên làm ra, ai cũng muốn giành phần hơn, ai cũng nghĩ công lao mình nhiều hơn, nhưng lại chia phần bằng nhau. Tony có anh bạn, học chung lớp cao học. Anh lớn tuổi hơn và là một nhà kinh doanh thành đạt và học cao hiểu rộng, Tony xem như là đại ca. Sau khi rời tập đoàn xây dựng của Nhật với kinh nghiệm về tư vấn xây các tòa cao ốc, anh mở công ty riêng với một anh bạn thân. Lúc khai trương công ty, thấy anh bá vai ôm cổ với anh cổ đông này và nói: “Đây là ông anh của anh, coi như anh em ruột, sống chết có nhau, tụi anh tin tưởng nhau 100%, sẵn sàng hy sinh cho nhau”. Nói rồi nâng ly côm cốp, bia rượu phừng phừng, nom có vẻ yêu nhau tha thiết. Những tưởng lúc đó ai mà nhào tới đánh ông cổ đông này, anh có thể rút gươm ra chiến đấu và có thể tử vì bằng hữu.

Rồi công ty đến nay được 3 năm, làm rất tốt. Năm ngoái nhậu với anh. Anh uống ly bia và trề môi khi nói về cái anh cổ đông đó: “Nó có làm gì đâu, trong khi tao làm chết bỏ luôn, cuối năm chia tiền bằng nhau. Mày thấy có điên không, có đúng không”. Tony hỏi lại thế lúc đầu góp vốn thì sao, có ràng buộc điều lệ thế nào. Ảnh nói là lúc đó nó có tiền, tao có nghề, nên mới hùn lại làm. 50/50. Nó vẫn cứ đi làm việc của nó, vẫn có lương ngon lành, trong khi tao cày thấy mẹ. Anh nói và có vẻ tức tối lắm. Tony hỏi vậy giờ sao, ảnh nói tao sẽ hất nó ra khỏi công ty, yêu cầu nó rút vốn. Công sức là của tao cả mà.

Hôm nọ gặp anh, anh nói: “Tao đang điên tiết. Nó không chịu rút. Nó thấy đang ngon ăn mà. Rồi cũng sẽ phải rút thôi. Tao sẽ làm cho công ty này thua lỗ, thế nào nó cũng rút thôi mày ạ. Anh nói nó ngu lắm, có biết gì đâu. Thế là tao chỉ đạo kế toán tăng chi phí. Vợ con tao đi chơi cũng ghi vào chi phí công tác, tao cất nhà thì hạch toán vào xây chi nhánh, đi Đà Lạt tao cũng đi máy bay, rồi bắt tài xế chạy lên để chở tao đi vòng vòng, rồi tao bay về, tài xế xách xe không chạy về Sài Gòn. Tao suốt ngày tiếp khách... Năm nay lỗ to mày ạ... mày thấy tao có thông minh không?” Nói rồi anh cười đắc thắng, gương mặt toát lên vẻ lanh lợi của một chủ tịch hiệp hội doanh nhân ngành Y quận X.

Đi trên đường về, Tony nghĩ thầm. Thông minh thật sao. Sao một người mình từng ngưỡng mộ, từng rao giảng bao điều hay cho mình lại có suy nghĩ như thế? Thế rồi say quá, ngủ li bì, chẳng suy nghĩ được nhiều, cứ thế thời gian trôi đi. Hôm nay anh gọi điện rủ mình đi hội thảo vào tuần tới, anh nói, tao làm diễn giả mày ạ, mày đi đi cho vui. Tony hỏi hội thảo gì anh, anh nói hội thảo về tính Liên kết để tăng sức mạnh cho các doanh nghiệp Việt.

Ngày 17/04/2013

Chuyện Tony ở Harvard

Đại hạc Ha Vợt nhé, không phải Ha Vớt như một số người nói đâu nha. Ai nói Ha Vớt, Tony không có hài lòng. Chữ “Vợt” nghe nó có tính chất thể thao, còn Vớt nghe như đậu vớt, vớt vát, trục vớt... Vậy nên ngoài biệt danh Tony Tèo, Tony Phân, có thể nói thêm Tony Ha Vợt. Nghe cường tráng gì đâu.

Chuyện bắt đầu từ trung tuần tháng 8 năm 2007, giáo sư John Quelch, phó hiệu trưởng trường kinh doanh Harvard Business School (HBS) có đến Việt Nam. Ông này là cây cao bóng cả về lĩnh vực thương hiệu. Ông thích thú với Nha Trang một cách đặc biệt (chắc giống Yersin, vĩ nhân hay thích Nha Trang). Tony cũng có đi tắm bể hôm ấy. Thấy Tây đang bơi thì bu lại rèn luyện tiếng Anh. Tạt nước, lặn, cút, đắp lâu đài cát, búng tay tôm tép... với ổng một hồi mới biết ổng là Prof John Quelch. Bon chen cuối cùng Tony cũng có một cái danh thiếp của ổng. Thế rồi quên béng mất, lúc đó Việt Nam đang sốt mọi thứ, từ đất đến vàng, chứng khoán, làm gì cũng có tiền. Vung tiền ôm hết, Tony trở nên hết sức giàu có. Nghĩ mình đã bước một chân vào giới thượng lưu, chuẩn bị mua siêu xe dzớt Hồ Ngạc Hòa rồi trên tay Cường Đô Loa. Sau đó đâu được hơn năm thì bong bóng xẹp, Tony bị vứt chỏng chơ ra ngoài xã hội, nghèo khổ, rách rưới, tuy gương mặt hãy vẫn còn thanh tú. Bất chấp suy thoái hay khủng hoảng, gương mặt anh ấy vẫn đẹp một cách rạng rỡ... Biệt thự, siêu xe... dần dần bán hết, đến cái nhà trọ cũ kỹ cũng bị bà chủ vứt đồ ra đường, đuổi đi. Trong đống đồ vứt đó, rơi ra cái danh thiếp của giáo sư John Quelch.

Một đêm mưa buồn lạnh lẽo, Tony bèn chong đèn lấy ipad gửi meo cho ổng, nói giờ con rảnh quá hà, cho con qua hạc với. Đâu lúc sau ổng trả lời, nói ừa, qua hạc đi. Mình nói hẻm có tiền. Ổng nói thôi qua hạc miễn phí đi, tiền bạc gì, mày khách sáo quá. Cái mình xách đít qua Ha Vợt hạc.

Khi vác mẹt qua bên đó hạc, thì mới thấy ủa trường này cũng đẹp và nổi tiếng. Chụp hình thôi là chụp hình. Tỷ lệ vô hạc trường HBS là cao nhứt trong hệ thống các trường Ha Vợt, nhưng cũng khoảng 14%. Bên Y hay Luật khó vô hơn. Các danh nhân từ cổ chí kim có nhiều, như ông cựu TT Bush, ông Obama, hay ông tổng thơ ký LHQ bây giờ, cái ông gì người Hàn Quốc quên tên òy. Rồi bảng vàng rồi đây sẽ có Tony Tèo... biết đâu được. Mình có hỏi ủa sao nhận tui vô rồi cấp hạc bổng tàn phần cho tui vậy, ngoài ngoại hình ra, tui có gì khác xuất sắc chăng? Mấy cô phòng đào tạo nói ai biết, thấy có thơ thầy hiệu phó nói nhận mày vô đi, tao tưởng mày bạn của Bạc Qua Qua hay con ông tổng thống cái đảo quốc nào đó chớ. Cuối cùng thì mới biết là một ngày có hàng ngàn thư gửi sang xin hạc, nhưng toàn gửi phòng đào tạo hay bộ phận tuyển sinh, chỉ có mỗi mình là gửi cho hiệu phó. Ổng rảnh quá, đọc thư xong reply luôn. Trong thư, thầy nói mày viết sai chính tả hết trơn nhưng tao đoán ý thì hiểu. Viết dễ thương lắm Tony à. Không biết mày ăn gì mà viết dễ thương quá.

Lúc qua, cô bé làm phòng giáo vụ hỏi mày muốn hạc cái gì. Mình nói đâu đưa menu cho tao lựa. Lựa tới lựa lui một hồi mới chọn được chương trình chuyên tu tại chức văn bằng 2. Nói sẵn tiện cho tao hạc luôn tiến sũy nha, vì tao đang lòm cái tiến sũy ở quê nhà nhưng hạc hẻm nổi vì mấy thầy bên đó đang cãi nhau, bữa bắt định lượng, bữa bắt định tính, hệ Liên Xô và hệ Âu Mỹ đối đầu nhau chan chát. “Làm sao có thể tốt cho cả hai?”. Chỉ có Ưng Hoàng Phúc mới trả lời được.

Lúc vào lớp, mình chẳng biết nói gì chỉ cười. Vì nghe có hiểu mẹ gì đâu. Lâu lâu đứng lên phát biểu cả lớp cười bò. Rồi bắt đầu mọi người hâm mộ, nói ủa mày dân châu Á sao ăn nói sáng tạo quá vậy, tao thấy tụi châu Á đứa nào cũng rất là stereotype. Thầy cô cũng bắt đầu hâm mộ, nói thằng này nói chiện nghe vui và dễ thương quá nè. Mỗi lần Tony nói là sinh viên cả lớp im lặng, vì Tony nói là tao phát âm tiếng Anh theo một trường phái riêng, và có sở thích hay nuốt chữ, swallow words, nên tụi mày phải tập trung hết sức, tao không nói lại hai lần như thi Tóp Phô đâu.

Rồi Tony cũng hay dọa nghỉ hạc. Ngày nào cũng mang kẹo dừa xuống phòng hành chính, ép ăn rồi chọc ghẹo mấy chị rồi nói bóng gió xa xôi chuyện nghỉ hạc để trở thành tỷ phú, giống Bill Gate và Mark Zuckerberg, cũng là cựu sinh viên của trường nhưng hẻm có tốt nghiệp được. Nên mấy thầy sợ hãi, bữa nào vào lớp cũng lụm cụm đi điểm danh (mấy thầy trường HBS già lắm), cứ thấy Tony ngồi một góc đang giũa móng tay, thì mới yên tâm giảng dạy. Mấy ổng nói, nếu cho mày nghỉ, thế giới có thể có thêm một tỷ phú nữa, nhưng HBS hết vui. Các bạn người Ecuador hay Chile gì đó cũng nói nếu Tony nghỉ hạc thì họ cũng bỏ hạc về nước. Cái thôi, mình hạc tiếp. Mình hay vì mọi người. Bữa nay thầy Michael Porter nói mới biết, cả trường xưa nay có hàng ngàn sinh viên bỏ hạc, nhưng chỉ có hai tỷ phú, còn nhiêu đi móc bọc nylon hết rầu.

Chu cha, vậy thôi, hạc, hạc.

Hạc, hạc nữa, hạc nữa...
 

ohyeah97

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
6 Tháng mười 2014
2,199
2,927
578
Hà Nội
Trường học con cá :V
CHƯƠNG 2:CHỨNG KHOÁN

Tony đã “sống chứng khoán, chết vùi chứng khoán” như thế nào?

Thế rồi Tony cũng tham gia thị trường chứng khoán. Dắt theo là một lực lượng fan hâm mộ đông đảo. Fan cầm nào ảnh, nào hoa, nào gấu bông và la hét ỏm tỏi. Chủ yếu để quay phim chụp hình và nói cười cho có khí thế...

Sàn EPS tháng một năm 2008 (Đi sàn này vì có bạn làm ở đó.)

- Nhà đầu tư Tony hùng hổ tiến vào sàn, hai tay gạt hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. “Dang hết ra, hãy để tôi giao dịch”, vừa nói, tay anh ấy thoăn thoắt viết lệnh mua và bán. Cả sàn hồi hộp dõi theo từng động thái của nhà đầu tư Tony. Tháng 1/2008, nhà đầu tư Tony đã tung 10 triệu đồng vào thị trường, lập tức chỉ số Việt Nam Index tăng hai điểm.

SÀN EPS THÁNG 2/2008

- Nhà đầu tư Tony lại đến sàn. Áo đuôi tôm sang trọng. Có mấy fan chạy theo nâng vạt áo. Nhưng. Bảng điện tử đỏ rực. Cả sàn hốt hoảng. Một số nhà đầu tư tháo chạy. Nhà đầu tư Tony gục ngã trên sàn

SÀN EPS THÁNG 3/2008

- Nhà đầu tư Tony lại tiếp tục bơm cho thị trường chứng khoán thêm 5 triệu đồng nữa. Thị trường lập tức lại khởi sắc. Nhưng không lâu sau đó, Tony bị bịnh cảm cúm nên thị trường đóng băng trở lại. Sau khi có khái niệm đáy, bây giờ có khái niệm thủng đáy...

Nhật báo lá cải (cải bẹ xanh chứ hẻm phải cải ngọt) ở Sài Gòn suốt ngày đăng các tít bài rất câu khách, đại loại như: “Có hay không mối quan hệ giữa nhà đầu tư Tony và các chỉ số Index?” Các paparazzi chạy theo Tony suốt ngày săn tin và giật tít: “Không quan tâm lạm phát, anh ấy lại đến sàn”, “Bạn sàn của Tony là ai” hay “P/v Tony: chơi chứng khoán thành công, cần ăn gì vào buổi sáng…” rất thu hút độc giả mới lớn. (còn tiếp)

Ngày 05/02/2013

Kiệt sức ở khách sạn 5 sao

Nó được đối tác mời sang nước ngoài vì nó phụ trách mua hàng cho một công ty lớn. Ra khỏi sân bay, mắt nó choáng ngợp bởi sự hào nhoáng và vĩ đại của sân bay nước ngoài, đang láo lơ nhìn cho đã mắt thì đối tác đã bắt nó lên xe, đưa về khách sạn 5 sao.

Mèn đéc ơi, sao cái phòng Deluxe của khách sạn 5 sao nó đẹp đến thế. Cả đêm nó không ngủ được, vì ngủ thì tiếc không thưởng thức được không gian 5 sao. Thế là nó quyết định thức trắng. Vô toilet bật nước nóng đầy bồn rồi tắm, tắm đi rồi tắm lại. Rồi ngâm chân. Rồi thỏa thuê xức dầu tắm, xà bông loại thượng hạng trên người. Nó nhìn vô gương, cười cười. Nó thấy nó đẹp trai quá xá...

Nó lấy bộ áo khoác bằng chất liệu giống khăn tắm quấn quanh người, thắt cái dây nịt vào và đi qua đi lại. Lại vào toilet soi gương. Nó thấy mình là một một ông hoàng Ả rập.. Nó nằm lên giường, chao ôi sao gối nhiều đến thế. Nó trườn qua lăn lại, cười hi hí một mình.

Nó quyết định mở cửa đi ra ngoài để thiên hạ thấy sự sang trọng của nó. Nó đi lang thang ra hồ bơi, xuống dưới sảnh lớn và định bụng đi ra ngoài đường phố. Ai cũng nhìn nó ngỡ ngàng, nó cảm thấy hết sức tự tin...

Sáng sớm nào cũng vậy, bồi phòng mang tặng nó dĩa trái cây và một giỏ hoa với lời chúc một ngày tốt đẹp. Nó chỉ dùng hai ngón tay, nhón lấy miếng dưa hấu trước mặt thằng bồi phòng đúng theo kiểu quý tộc Pháp nó thấy một lần trên HBO. Đưa lên chính xác ngay bên trái miệng, khoan thai cắn nhẹ nhàng. Nó thấy quý tộc quá sức tưởng tượng...

Một tuần sau nó về nước. Mắt nó sâu hoắm và hốc hác. Cả cơ quan ai cũng lo lắng vì thấy nó làm việc quá sức trong chuyến công cán này. Đối tác càng lo hơn nữa. Vì lúc check-out cho nó, đối tác nghe tụi khách sạn báo là khách của ông hình như bị tâm thần hay mộng du gì đó, mặc đồ ngủ đi lang thang suốt đêm thôi.

Riêng nó thì khoái lắm, sau chuyến công du ấy, gặp bất cứ ai nó cũng kể. Sau 3 ngày 3 đêm, câu chuyện khách sạn 5 sao ấy vẫn chưa hết...

Ngày 24/02/2013

Trăng

Trăng nguyên tiêu đêm nay đẹp một cách bất ngờ. Tròn vành vạnh, trăng trong sáng thanh thiện. Bầu trời đêm nay cũng không một gợn mây.

Ngồi ở Balcony, ngắm trăng, tức cảnh sinh tình, bèn lấy một ly rượu Hạnh Hoa ra uống. Rượu, người Nhật gọi là Shu, người Hàn gọi là Ju, người Hoa gọi là tửu...có lẽ cùng một nguồn gốc tiếng Hán. Người sành rượu thật sự ở Trung Quốc cho rằng, rượu Ngũ Lương Dịch đắt tiền cả ngàn đô la một chai hay quốc tửu Mao Đài mà Chu An Lai chiêu đãi tổng thống Nixon khi xưa không có cửa so sánh với rượu Hạnh Hoa, vốn là một làng nhỏ thuộc huyện Phần Dương, tỉnh Sơn Tây xa xôi. Nên nó có tên gọi là Phần Tửu. Năm ngoái Toni có đến viếng thăm Sơn Tây, đàm phán kinh doanh trong tửu quán, lúc say lúc tỉnh, say nói tiếng Việt tỉnh nói tiếng Hoa, đối tác hai bên ai cũng say mèm. Nói về rượu, Tony nhờ ngày xưa ghiền Kim Dung nên đối tác nói rượu nào Toni cũng biết, từ các loại Hoàng Tửu đến Bạch Tửu, Nữ Nhi Hồng, Nhị Oa Đầu... gì biết tuốt luốt nên khách say mê lắm. Lưu luyến chia tay, bằng hữu có tặng một chai rượu Hạnh Hoa mang về. Liền đọc tặng ngay cho bạn hai câu thơ nổi tiếng của Đỗ Mục, còn gọi là Tiểu Đỗ, để phân biệt với Đỗ Phủ:

Tá vấn tửu gia hà xứ hữu

Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.

nghĩa là: “Hỏi thăm quán rượu ngon ở xứ này có chăng. Mục đồng chỉ đến Hạnh Hoa thôn.”

Đối tác sướng quá, ngất...

Ngày 09/03/2013

Chuyện ở đế quốc Mĩ (i ngắn hay hơn y dài)

Mọi người ép dữ quá bắt kể chuyện ở Mĩ, hẻm muốn nghe chiện Việt Nam nữa.

Thật ra do tiếng Việt kém đi thấy rõ nên nói không được nhìu. Năm ngoái vừa PV visa Mĩ xong bước ra khỏi lãnh sự quán ở đường Lê Duẩn thì bắt đầu cứng lưỡi, chỉ có thể bập bẹ tiếng Việt, ghé tiệm cafe ở Kumho ra dấu mãi con bé bán mới biết là đang cần một ly cafe sữa đá. Vô phỏng vấn visa thì nói bảo vệ anh ơi mở cửa cho em, bước ra - khi biết được cấp visa rồi - thì nói pls help open the door for me làm anh bảo vệ sợ hãi nói Yes Sir. Từ đó đến giờ mình chuyển qua nói và viết song ngữ (giống trường tiểu học quốc tế). Hồi xưa vấp cục đá té thì quay lại chửi “má!”, còn giờ thì rú lên “oh my god” hay “fax you”. Sounds so Mĩ.

Tiếng Mĩ thì tiến bộ, nói một tràng dài nhưng không ai hiểu. Thỉnh thoảng nó hiểu được một câu thì nó nói mày nói giống trong sách. Nên Tony có thủ sẵn một miếng giấy và một cây viết, không hiểu thì viết ra dí vào mặt bọn Mĩ cho nó đọc. Nước Mĩ nên coi lại nền giáo dục của mình và tăng cường học tiếng Anh cho công dân Mĩ.

Hình chụp vẫn chưa xong nên vẫn chưa post lên được. Các nghiệp vụ về photoshop cắt ghép hình vẫn chưa xong, để vài bữa về nước nổ là đã đi chỗ đó rồi, nhưng thực ra chưa đi, tính mình hay khoe nên chưa đi mà cũng nói đi rồi cho mọi người thèm chơi. Nhưng lỡ đứa nào cắc cớ bắt trưng hình ra làm evidence thì cũng phải có chứ không nó bảo điêu (xạo), đang vất vả search trên google image để lồng ghép. Ví dụ ghép đang ngồi vắt vẻo trên tượng đài nữ thần Tự Do hay đang bắt tay với ông Obama. Hạc chả được bao nhiêu, suốt ngày bận rộn với mấy cái này.

Và mùa xuân ấm áp thì bãi cỏ xanh non nào cũng nằm xuống chụp hình tạo dáng. Bắt chước trong mấy cuốn catalogue quảng cáo du học, thấy bãi cỏ là sõng xoài nằm xuống chụp, trên tay cầm vài cuốn tập. Còn bây giờ thì đang tuyết trắng nên phải dành thời gian để nô đùa với tuyết. Bà chủ nhà trọ nói sao sáng nào tao mở cửa ra cũng thấy mày lăn lộn trên đống tuyết trước nhà vậy, không lạnh à. Mình nói đó là môn thể dục buổi sáng của tao. Nói đoạn, mình lấy tuyết vo thành một cục (bên này nó gọi là snow ball) ném vào cửa sổ nhà bên cạnh cho nó vỡ tung tóe ra rồi cười sằng sặc.

Ai ngờ cái cửa sổ đấy là phòng ngủ của ông hàng xóm. Già lớn khó ngủ, gần sáng chợp mắt được thì đã bị ném tuyết vào cửa sổ ầm ầm, nên ổng khó chịu chống gậy qua phàn nàn. Bà chủ nhà mình mang kẹo dừa (mình cho bà này nhưng bà này răng giả không ăn được, ai tới nhà cũng đem ra nói this is the best coconut candy all over the world) ra ép ổng ăn, an ủi nói ông ơi thôi kệ thông cảm, as he is a tropical student (anh ấy là một sinh viên nhiệt đới).

Ngày 11/03/2013

NÓI KHÉO

Chiều nay hẻm muốn viết mà bị mắng dữ quá nên đành mở ra viết vài dòng. Bảo kể chuyện gì cũng được...

Bèn kể chuyện hồi năm 2003-2004 gì đó. Hồi đó công ty mới mở, tuyển được hai đứa nhân viên, một đứa làm một bán thời gian, nó đòi 800 ngàn một tháng, Tony kỳ kèo mấy ngày nó mới chịu làm cho mới giá lương là 700k đồng/tháng. Còn một đứa còn lại là sinh viên thực tập, không nhận tiền. Nhưng nó muốn đến lúc nào thì đến.

Vì công ty nhỏ nên mình làm sếp cũng chạy chiếc wave alpha màu đỏ chói chang, có lần đi nhậu về cầu Thị Nghè té trầy xước hết. Đâu có tiền rào tấm ván ép thành cái phòng cho Tony ở trọ phía sau, công ty làm phía trước, có máy lạnh nhưng hẻm dám bật, nóng thấy bà.

Một buổi sáng, thằng bán thời gian vào làm và nghe điện thoại. Đầu dây bên kia muốn gặp Tony để bàn thảo một cái hợp đồng, nó nói: “Dạ chị ơi chút chị gọi lại chứ Tony đang ngủ nướng giờ chưa dậy”. Trời ơi, mình nằm trong phòng mà muốn ra dzộng nó một cái quá, vì đang mặc quần đùi và chưa quánh răng rửa mặt chứ không thì toi mày rồi nha con. Sau đó thì mình dặn là bữa sau ai gọi, thì phải “good morning, may I help you” trước, sau đó nói khéo là Tony đi ra ngoài, vui lòng để lại tin nhắn. Bữa sau ông già dưới quê lên thăm, ở bến xe miền Đông, gọi điện ra đón. Tony cũng đang ngủ. Nó nghe điện thoại cũng nói khéo là: “Good morning, what can I do for you sir? A, Mr Tony hả? Yes yes no no...”. Nói xong ông già ú ớ sợ hãi cúp máy liền vì nghĩ gọi nhầm vào đại sứ quán Mỹ (ông già trước 75 có học tiếng Anh lõm bõm).

Ông lấy giấy ra, cẩn thận bấm số gọi lại, nói: “Bác muốn gặp thằng Tèo, nó lên Sài Gòn thành Tony đó, bác muốn gặp nó nói chuyện chút. Nó đang đâu, bác là...” Chưa kịp nói thì bị nó mắng sa sả: “Yêu cầu anh tôn trọng nội quy công ty chúng tôi, anh hãy để lại tin nhắn, chứ anh đừng nên hỏi nhiều về việc Tony đang làm gì nhé. Tony không cho nói đâu. Anh thông cảm”. Nói rồi nó cúp máy và ghi vào sổ note: “Sáng ngày... tháng... một khách hàng nam gọi, yêu cầu gặp Tony, còn nói xúc phạm Tony là thằng Tèo nữa, mà lúc đó Tony đang ngủ nướng nên em kiên quyết không cho gặp và đã nói khéo với khách hàng là Tony đi vắng”. Cuối tuần đọc cái weekly report của nó mà muốn quánh cho nó chết tươi.

Ngày 16/03/2013

Những ngày xưa thân ái...

Mấy bữa rày lo hạc hành, thi cử mệt mỏa quá nên không kể chiện, giờ rảnh kể típ nha. Chuyện gì ta... già cả nên nhớ quá khứ hơi nhiều. Hôm bữa đi ăn bún bò, gặp con bạn cùng học lớp ba ngồi bán, nó nhận ra Tony nên gắp thêm mấy miếng gân bò đang hầm làm Tony trệu trạo nhai cả buổi không ra khỏi quán nó được, nhìn đôi tay thoăn thoắt xắt thịt bò của nó thật là cảm động, kỷ niệm ùa về, với những buổi tan trường tinh khôi trong tà áo trắng, những cuốn lưu bút chuyền tay, những cánh phượng hồng ép vào trang vở, Tony nói vậy làm nó ngơ ngác vì nó nghỉ hạc hồi lớp năm. Khổ, kỷ niệm hạc sinh của Tony chỉ có vậy nên ai hỏi đến thì tuôn ra vun vút.

À kể chuyện đi xin việc làm đi. Dạo này quá khứ hiện về lộn xộn nên nhập đề và thân bài hẻm dính dáng gì với nhau, mong cô thông cảm.

Hồi đó tốt nghiệp đại học xong, nghĩ mình ghê gớm lắm. Đứa nào mới rời đít khỏi ghế nhà trường không nghĩ vậy. Nghĩ mình giỏi, mình học hành thế này thế kia phải bước vào những tập đoàn lớn như Boeing Airbus... nên vào làm công ty nào cũng thấy không hài lòng, ba bữa là nghỉ. Lương thấp nghỉ, môi trường không có nói tiếng Anh nghỉ, thậm chí sếp xấu quá nhìn nhức đầu nên nghỉ, đồng nghiệp hôi nách cũng nghỉ... Một trong những lý do thường trực mà bọn mình lúc đó hay cafe để tám, là nói xấu sếp, thậm chí chê sếp ngu, tức thiểu năng trí tuệ theo ngôn ngữ bây giờ. Mấy nhóc chỉ hơn hai mươi tuổi nhưng nghĩ mình khôn, còn mấy ông sếp bà sếp thì lúc nào cũng ngu (ngu mà họ làm sếp, chỉ đạo mình akkaa). Thường mà những ai nói người khác ngu thì chính bản thân họ chưa trưởng thành, dù tuổi lớn thế nào. Ngoài chợ, bà bán cá chê ông bán rau ngu, ông bán rau cũng không vừa, quay qua chửi bà bán mắm là thiểu năng trí tuệ, không phân biệt mắm thật và mắm dỏm, bà bán mắm tức mình ném mắm vào mặt ông bán rau. Ông bán rau sẵn tiện vắt chanh, ớt lên mặt luôn, rồi tiện tay gọt trái dưa leo và cà pháo đang bày trước mặt... đưa lên chấm mắm, ý lộn, đắp mặt, một hồi thì đưa hết vào mồm, vừa đẹp da vừa ngon miệng. Nên giờ thấy ai chê người khác ngu hay thiểu năng gì đó, mình thông cảm lắm. Ai cũng cần có một thời bé dại để lớn lên.

Trong khi chờ đợi những tập đoàn lớn đăng báo tuyển dụng để nói dối rồi trốn đi phỏng vấn, việc kiếm một công ty tư nhân vào làm đỡ cũng là một giải pháp khôn, lúc đó cả bọn ngồi nghĩ như vậy. Ôi đất nước tôi với một thế hệ trí thức khôn hết biết. Nên phỏng vấn công ty tư nhân nào cũng giả bộ hứa hẹn, kiểu em sẽ gắn bó công ty mình đến suốt cuộc đời, hay em sẵn sàng bảo vệ công ty mình bằng máu của em (giống ông nào ở Cuba hồi xưa tuyên bố, vì Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng hiến dâng kể cả máu, nhưng máu đâu không thấy chỉ gửi qua mấy tấn đường uống xong sợ diabetes muốn chết).

Xong ké Tony đi làm. Nào công ty TNHH Hoàng Hôn, TNHH Lam Chiều Tím Biếc gì đó, nhiều đến nỗi giờ chả nhớ hết. Công ty khá được một tháng, còn thông thường là một tuần... Chỉ có hai công ty để lại ấn tượng nhứt. Công ty đầu có sếp nữ. Cả đám nhân viên mới vô suốt này nói bà ngu, cái gì cũng nói ngu cho được. Bà ấy thì đâu có thừa nhận, ngày nào cũng xoen xoét cãi lại: “Mấy em tưởng chuỵ ngu à, chuỵ ứ chịu đâu, chuỵ khôn lắm nhé...”. Thế là sinh nhật của bà ấy, tụi mình tặng cho một kg muối I ốt. Ban đầu bà ấy vui lắm, vì nói ai tặng chuỵ gạo vào muối tức ý muốn chuỵ sung túc đấy. Chị ấy thích lắm, ăn lấy ăn để. Nhưng đâu được hai tuần thì bà kêu cả bọn vào phòng, đóng cửa cái rầm, bảo: “Hôm qua chuỵ xem tivi có câu khẩu hiệu là hãy dùng muối có chứa i ốt để phòng bệnh đần độn, chuỵ hiểu ra rồi nhé. Mấy người nói chuỵ vậy sao, chuỵ hận mấy người, chuỵ hận, chuỵ hận, mấy người hãy đi đi.” (chị này xuất thân là diễn viên đoàn cải lương Hương Mùa Thu dưới Cà Mau, chuyên đóng vai đào mùi). Thật ra muối thấm vào người chị hai tuần nên chị đã thông minh lên rất nhiều. Thế là Tony và đồng bọn bị đuổi việc.

Qua công ty thứ hai thì đâu được hai ngày thì đồng bọn phát hiện ông sếp cũng ngu nốt vì ổng không biết dùng máy scan và phát âm tiếng Anh buồn cười vãi. Fax mà đọc là phắc, suốt ngày nhắc nhở: “Lan ơi em phắc cho anh chưa, em bận quá thì nói cái Tuyết nó phắc giùm, rồi sao sáng giờ chưa phắc Hồng Kong, phắc Pháp, phắc Mỹ...” làm người ngoài nghe tưởng cái Lan là đứa lăng loàn xuyên quốc gia. Thế cũng là sinh nhật của ông ấy, anh em trong phòng bèn cùng nhau tặng ông ấy một hộp sữa có chứa DHA. Ông ấy vui mừng khôn xiết, đem về nhà sáng chiều đều lôi ra uống. Uống mãi đến một tháng sau, lòi ra miếng giấy dưới đáy lon ghi rõ “sữa bổ sung DHA giúp trẻ thông minh”, ông ấy hiểu ra là bị chơi xỏ nên kêu cả phòng lên. “Các em phải rời công ty trong vòng 7 phút” - he said. “Em có thể rời công ty trong vòng 6 phút” - said Tony. Nói qua nói lại một hồi kiểu game show gì đó thì Tony nói “Em có thể rời trong vòng một phút”. Ông ta giận dữ “mời em rời”.

Thế là lại bị đuổi việc. Gọi í ới đồng bọn, tao bị đuổi rồi nè, đi cafe đi. Và đồng bọn nói chờ tao chút, để kiếm gì vô chọc sếp cái đã. Đâu một tiếng sau thì cả bọn bị đuổi việc sạch trơn, ra Hồ con rùa uống cafe rồi đi hát Karaoke inh ỏi.

Ngày 20/03/2013

Ở quê kì, ngày tháng năm...

To: Near and far readers (tức độc giả gần xa)

Nóa chung là công việc rồi hạc hành cũng ceng thẻng, nên Tony có giái trí (giải trí) bằng cách viết những dòng nho nhỏ xinh xinh trên mạng. Đầu tiên là yahoo blog, sau đó, thèng ku em ép dùng facebook, ép mãi mới qua. Qua đâu được một năm thì viết luôn bên này vì bên yahoo đóng cửa. Sau đó, thì cũng thèng này, nói thôi em lập page cho anh vì quan niệm lạc quan tích cực của anh sẽ truyền cảm hứng sống cho mọi người. Nhiều đứa định tự tử vì tình hay vì tiền, nhờ đọc bài của anh mà vươn lên thành tổng giám mục, ý lộn tổng giám đốc hay sang Mỹ làm tiến sĩ đại học La Salle, ra Văn Miếu làm giáo sư cả... Xã hội thật tốt đẹp biết bao. Dân trí nước ta được nâng cao biết bao, chẻng mấy chốc mà có đường sét cưu tóc (đường sắt cao tốc). Nên mình nghĩ, nếu thật sự như nó nói thì cũng gáng mà viết héng. Nó thành lập luôn page cho mình chứ mình có biết chi mô mà vô internet. Lập luôn hai page mới ghê. Nó nói anh Tony chơi sỉ luôn anh, đừng chơi lẻ.

Xong ké nó bắt mình ép like cái trang vừa lập ra. Tức trang Tony Buổi Sáng. Còn trang kia thôi dẹp, mệt quá. Tiêu chí ban đầu là cạnh tranh với các tờ báo có chữ Morning trên thế giới. Nó kêu anh ép mọi người like đi anh. Mình ra tay liền. Đệ tử học trò, đứa nào không like mình quánh đập không thương tiếc. Bứt tóc móc mắt. Chặn đường lột áo. Lên gối giựt cùi chỏ. Quánh ôi thôi lên bờ xuống ruộng. Mình vốn đào tạo chuyên ngành Bạo Lực hạc đường. Tụi nó sợ quá like hết trơn. Còn mấy người lớn tuổi hơn thì năn nỉ. Khóc quá trời nói chú ơi, cô ơi like giùm con, con lạy cô chú. Một số đối tượng hẻm biết facebook mình cũng lập ra rồi bắt like như anh Tư xe ôm, chị Bảy vịt lộn, cô Năm hủ tíu, cô Ba nước mía... Chòm xóm với nhau mà, mình mở cái gì ra họ ủng hộ liền. Một số đối tượng khác thì dọa ép nghỉ chơi, sáng unfriend để dọa, thấy nó ignore thì chiều add friend lại năn nỉ... Mình trở thành hoàng tử Lai. Nói chung đủ các chiêu trò thì cũng chỉ được 50 cái like...

Sau đó tiếng lành đồn xa, thấy viết dễ thương nên like quá trời. Mình thôi hổng ép like nữa. Like tiếng Anh là thích, tự nhiên ép mày hãy thích tao đi. Ai thích thì vào bấm Like Page, thế là nó tự động nhảy lên Wall của mình khi có bài mới. Vậy đi.

Nhưng giờ nghĩ lại bắt mọi người Like quá trời làm chi ta? Mình đâu có nhu cầu quảng cáo hay bán trang này cho ai đâu, vì mình giàu quá rồi. Mình cũng đâu có nhu cầu nổi tiếng, vì fan hâm mộ riêng về nhoan séc và trí tệ của mình đã gạt không hết xuống giường rồi. Vậy ép lai để làm gì?

Thôi thì một ngày đẹp trời, mình sẽ đùng đùng đóng cửa trang Tony Buổi Sáng trong sự hụt hẫng ghê gớm của độc giả. Rồi mình sẽ thành lập trang Tony Buổi Trưa, lại bắt ép Like... Và cứ thế cho đến Tony buổi Xế, Tony ban chiều, nhưng đâu tới Tony Giữa Khuya thì Facebook đóng cửa giống như Yahoo Blog vậy.

Thôi thì đọc vui được lúc nào, hay lúc đó. “Cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững hờ. Em nói dzậy, đúng hông chị Bảy?

Kính thư,

Em Tèo
ồi
mất 1 tiếng để đọc hết
bài cũng hay phết
 
  • Like
Reactions: Tree B

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Ngày 18/04/2013
Về nước
Tony chuẩn bị về nước. Dự kiến ghé Hongkong, mua ít vàng. Vì hải quan các nước và Việt Nam cấm mang vàng dưới dạng thỏi hay miếng, chỉ cho phép mang theo vàng trang sức nên Tony quyết định đeo đỏ người. Một sợi dây chuyền hai lượng dài tới rốn. hai chiếc lắc tay, mỗi chiếc một lượng. 8 ngón tay, ngón nào cũng 3 chiếc nhẫn trừ hai ngón tay cái. Thêm cái thắt lưng hai cây, cái đồng hồ một cây. Thêm cái kiềng chân và lục lạc vàng, bước đi keo leng keng...
Tất cả đều vàng 4 số 9, nhưng được gia công sơ sài. Đem về nước, lột ra, tổng cộng khoảng 10 cây. Chênh lệch giá vàng Việt Nam và thế giới hiện 6 triệu/lượng, Tony sẽ có 60 triệu.
Coi vé máy bay đi về bi nhiêu, chu cha hết 100 triệu, đua đòi business cờ lát mà. Giờ sao ta, sao lấy lại vốn đi Mĩ đây ta.
Chắc thêm cái vòng kim cô đeo trên đầu cho giống Tôn Ngộ Không, 4 lượng nữa. Tổng cộng 14 lượng, đủ vốn... 100 triệu
Hải quan có nghi ngờ hỏi thì nói gốc châu Phi, sở thích đeo vàng
Bịt thêm răng vàng hông ta? 32 cái răng, mỗi cái một chỉ... Thôi chắc hẻm kịp...
Thôi về, về...
Ngày 22/04/2013


Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt
Hồi nhỏ, trong xóm của Tony ở xảy ra một vụ ăn trộm. Tên trộm bị bắt được, trói cột để ở nhà hương xá. Nhà hương xá là cái nhà cộng đồng, dùng để họp hành cho cả thôn. Tên trộm nghe nói đâu ở xã khác. Tony cũng chen lấn đến coi mặt cho biết thằng ăn trộm như thế nào, mặc dù nghe rất sợ. Ban đêm, trong nhà thắp đèn dầu, lúc đó chưa có điện, nên từ ngoài sân trở đi là một khoảng tối. Những cây chuối, cây me, cây xoài ban ngày là màu xanh mướt mắt, nhưng ban đêm là nỗi sợ hãi khôn cùng của trẻ nhỏ, nhất là khi người lớn dọa có ăn trộm hay núp trong mấy bụi cây ấy. Nên đi tiểu cũng lũ lượt mấy chị em cùng đi. Vì sợ.
Trở lại vụ thằng ăn trộm. Hôm bị bắt, nó cứ cúi gầm mặt, nên bây giờ thật sự cũng không nhớ mặt mũi nó thế nào. Chỉ nhớ là nó bị cởi trần, cái áo bị xé thành sợi dây để cột hai tay nó ở phía sau. Mấy ông thôn đang ngồi tra hỏi gì đó, còn dân chúng thì chỉ được đứng bên ngoài, láo nháo, các bà các chị chen lấn, nón lá trắng va nhau lạo xạo lẫn trong tiếng bàn tán xôn xao.
Đó là lần đầu tiên và duy nhất Tony biết về ăn trộm lúc ở quê. Trong ký ức tuổi thơ, ăn trộm là xấu xa, kinh tởm.
Còn ăn cắp thì cũng giống như ăn trộm, nhưng nghe có vẻ nhẹ nhàng hơn. Thường thì ăn cắp đi đôi với ăn cắp vặt, trong khi ăn trộm thì có quy mô và tính toán. Trộm thì thường đi với cướp. Người ta nói trộm cướp chứ không ai nói cắp cướp...
Khi đi học, quay cóp là một dạng của ăn cắp và lừa gạt. Ăn cắp kiến thức và lừa gạt thầy cô. Đáng tiếc hành vi ăn cắp này rất phổ biến, thậm chí được thầy cô bao che, vì thành tích của lớp, của trường. Sự không trung thực đã có sự luyện tập, ngay trên ghế nhà trường, nơi mà lẽ ra phải được đào tạo để thành người chân, thiện, mỹ. Luyện tập ngày qua ngày. Và trở nên bình thường. Tony thì chưa bao giờ quay trong suốt thời kỳ đi hạc của mình, nhưng cũng vài lần bạn Luận ngồi bên cạnh quay rồi đọc cho mình chép. Nhưng sau đó thì ngại quá nên kết quả 3 năm cấp 3, lớp 10-11-12, môn Sử lúc nào cũng có 4.9, cô chủ nhiệm phải qua năn nỉ thầy Thông cho lên 5.0 để đạt hạc sinh tiên tiến. Do quay phim nhiều, một số trở nên giỏi giang trong việc ăn cắp. Ăn cắp và lừa đảo để có được điểm số cao. Để có văn bằng đẹp. Tony mấy lần nói với bạn bè đi học ở nước ngoài rằng hồi nhỏ ở Việt Nam, tụi tao quay phim lúc thi ghê lắm, tụi nó ngạc nhiên vô cùng. Đối với phương Tây, học sinh quay cóp là hiện tượng cá biệt, xếp vào dạng tâm thần nhẹ, cần được giúp đỡ.
Làm y chang theo bài văn mẫu cũng là một dạng ăn cắp. Ăn cắp kiến thức của người khác. Lẽ ra chỉ đọc tham khảo và vận dụng, chỉnh ý lại theo quan niệm và khả năng của mình, nhiều người đã bê nguyên xi. Thậm chí thầy cô ép buộc bê nguyên xi. Miêu tả bà thì phải móm mém, ngồi khâu vá bên ngọn đèn. Miêu tả mèo thì phải tam thể và chăm chỉ bắt chuột. Lớn lên một chút, cái này chuyển qua đạo văn. Ăn cắp cả đoạn, cả luận án, cả quyển sách của người khác thành của mình mà không bỏ trong ngoặc kép hay ghi trích dẫn. Một tiến sĩ đạo văn trót lọt nói với Tony, chẳng có gì nhục nhã ở đây cả. Tiến sĩ vẫn cứ trong vinh quang, vẫn được thăng chức và kiếm được nhiều tiền. Vì kiến thức có thể là giả, nhưng bằng cấp lại thật. Mày ạ.
Khi ra trường đi làm, tiếp tục sự nghiệp ăn cắp. Thư ký cuối giờ chiều về, nhét trong giỏ chút giấy. Tích đủ 100 gram thì đem ra tiệm photocopy. Tiếp tân thì lợi dụng lấy điện thoại cơ quan để tám mà họ gọi là điện thoại chùa. Chùa nào ở đây? Tài xế thì kiếm chút xăng. Tài xế xe container chở hàng ra cảng, trên đường đi tấp vào chỗ nào đó, rút bớt ít tấn hàng. Tạp vụ kiếm chút nước rửa bồn cầu. Bán hàng thì lươn lẹo, nói to nói nhỏ với khách hàng để kiếm hoa hồng riêng, báo cáo công ty một đằng rồi chốt với khách hàng một nẻo. Kế toán thủ quỹ thì thụt két, cấu kết với nhau đem ít tiền ra ngoài gửi lấy lãi. Còn có chức vụ một chút, người ta không gọi là ăn cắp mà gọi là tham nhũng, nhưng thật ra cũng là một cách ăn cắp mà thôi. Thậm chí ăn cắp thời gian để làm việc riêng, sáng 8 giờ vô làm nhưng vô rồi đi ăn sáng, cà phê lang thang miết... Kết cục của mọi hành vi ăn cắp, cũng là cảnh không dám ngẩng lên kiêu ngạo với chính mình.
Người ta nói, ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt. Lỡ từng ăn cắp rồi, thì thôi, đừng ăn cắp nữa. Rồi cũng sẽ quen và thấy việc ăn cắp nó kỳ kỳ thế nào. Ban ngày không ngủ nữa, quen mắt rồi thì buổi trưa vẫn ngồi làm việc bình thường. Hôm bữa ghé tòa nhà 33 tầng ở Sài Gòn, đi ngang qua một văn phòng rất sang trọng, lúc đó khoảng 1 giờ chiều, với bản chất tò mò của trai quê, Tony ghé mắt nhìn vô. Thấy bên trong có 3 thằng Tây và một thằng chắc Sin hay Hàn gì đó vẫn ngồi làm việc, còn đâu chục nhân viên Việt Nam thì ngủ la liệt dưới đất, chăn ga gối đệm, mền mùng chiếu gối giăng đầy. Xoài xanh muối ớt dao kéo đầy bàn. Xa xa là hai hộp cơm dang dở. Một số ngủ nữ nhân viên công sở ngủ há miệng, nước bọt trào ra trên khóe môi, vài nam nhân ngáy tiếng kéo vang như tiếng đàn... hòa tiếng lách cách bàn phím của mấy thằng Tây ngủ ngày không quen mắt...
Rồi đúng 1:30, thức dậy, vẫn ngái ngủ, tóc tai rũ rượi, lục tục đứng lên, vừa phủi đít đem mùng mền chiếu gối đi cất, kéo quần kéo áo chỉnh đốn tóc tai. Và ngoài cửa, cả chục người khách đã xếp hàng chờ vô giao dịch từ rất lâu. Bật đèn rồi mở cửa. Khi khách đầu tiên bước vào, em tiếp tân xinh đẹp cười chào khách bằng một cái ngáp dài muốn sái quai hàm, trong miền Nam nói là muốn trẹo bảng họng...
Ngày 26/04/2013
SỐT VÀ ÔM
Năm 2008. Hồi đó còn ở Gò Vấp nên gọi là anh Tư Gò. Một buổi sáng, Tư Gò mở báo ra đọc. Toàn thấy sốt. Hết sốt chứng khoán đến sốt đất, rồi sốt nhà đất, sốt xi măng sắt thép, sốt thịt heo thịt bò, sốt gạo,... ôi đủ trăm ngàn loại sốt khác nhau. Các báo còn kết luận, nguyên nhân căn cơ của các loại sốt này đó là do Ôm.
Trong tiếng Việt, “ôm” là một động từ chỉ hành động dang tay ra và đưa vật thể hoặc ai đó vào lòng. Từ điển tiếng Việt hiện đại chỉ mô tả hành động ôm có tính chất sinh học. Bà mẹ ôm đứa con vào lòng. Chàng trai ôm cô gái. Hai con cún con ôm nhau ngủ… Đó là hành động ôm cụ thể. Sau này, các văn nghệ sĩ phát triển theo hướng trừu tượng. Có thể mạnh mẽ như Thuận Yến “em muốn ôm cả đất, em muốn ôm cả trời…” trong Khát Vọng hay đơn giản và lãng mạn như Trần Tiến trong Ngẫu hứng Sông Hồng “tôi ôm con sáo, bé bỏng của tôi…”.
Ngày nay, ôm không đơn giản chỉ có nghĩa sinh học nữa, nó mang nhiều phạm trù phức tạp hơn nhiều. Đất nước mới mở cửa, tệ nạn ôm cũng bắt đầu. Bia ôm, càfe ôm, bia ôm… bắt đầu mọc lên nhan nhản, khắp chốn thị thành lẫn thôn quê. Các cơn sốt cũng bắt đầu, sốt do nhiễm lao, giang mai, HIV,... Nói chung cái này, mặc dù biến tướng, nhưng vẫn là ôm sinh học và sốt sinh học...

Đất nước gần đây chứng kiến nhiều cái ôm khác, vĩ mô hơn nhiều. Thời chơi chứng khoán tất cả đều thắng, thiên hạ thi nhau Ôm cổ phiếu. Công ty dù xa xôi cách trở nào đi chăng nữa, vừa cổ phần xong đã thấy không còn một cổ phiếu nào thừa ra cho công nhân viên. Tất cả đã có một đội ngũ chuyên nghiệp xuất hiện ôm hết. Sốt chứng khoán, sau một đêm, ai cũng thành triệu phú. Giá chứng khoán tăng vài chục lần, người này ôm một lúc, mỏi tay và kiếm được một ít, sau đó đưa người khác ôm.
Tới làn sóng bất động sản. Đất nền, đất dự án… đầu nậu đất tung tiền ra ôm hết, để đó không xây, khiến khu quy hoạch loang lổ như miếng da beo. Những người có vốn ít cũng bèn góp với nhau, mỗi người một tay, tổ chức ôm đất. Rồi tới căn hộ, chủ đầu tư vừa công bố giá bán, dân đầu cơ ra ôm hết. Có người mua cả lô, cả dãy, cả tầng... Ôm xong để đó, trên báo rao bán rao mua, toàn giới đầu cơ giao dịch với nhau. Người có nhu cầu thật sự đứng nhìn ngao ngán vì giá đã đội lên quá cao so với túi tiền của họ. Báo chí nói là sốt đất, sốt căn hộ ở địa phương X, ở tỉnh Y... Vàng, đô la Mỹ cũng được diễn ra y chang như vậy... Ôm hà rầm và sốt ầm ĩ…
Rồi giá lương thực thực phẩm tăng cao. Heo bò gà ôm không được, chỉ có gạo là dễ. Người ta bèn ôm ngay. Xuống tận cánh đồng ôm lúa, tới nhà máy xay xát ôm gạo, ngay cả những người làm nghề trái ngoe cũng bèn ôm cho nó phong trào. Tiểu thương ôm vài tấn, đại gia ôm vài kho, mấy bà bán hàng xén cũng bắt chước ôm vài chục ký, hàng xóm tới mua kiên quyết không bán. Ngay cả công ty may mặc thời trang cũng tiến hành mua gạo để ôm. Xi măng rồi sắt thép…cũng được ưu ái ôm vào. Người người ôm, nhà nhà ôm. Hậu quả: sốt hết mặt hàng này đến mặt hàng khác…làm người dân lao động choáng váng, không biết đâu mà lần.
Các ban ngành đang vất vả và sốt sắng với việc chống lại hiện tượng ôm. Hết ra chỉ thị rồi tuyên truyền giáo dục, thế nhưng hết đợt sốt này, người ta nghĩ ra cái khác để ôm và lại sốt. Sốt cao quá, lâu quá, hết thuốc thang chạy chữa, người ôm cuối cùng lãnh trọn vì lúc đó sốt đã phát bệnh. Cứ theo lý luận này, người đang ôm cổ phiếu bây giờ cũng coi chừng bị sốt, không phải sốt nóng, mà là sốt lạnh, sốt rét...
Tư Gò nghĩ đến đây, bèn chạy về nhà, ôm mền mà ngủ. Hơi đâu chạy theo thiên hạ ôm hết cái này tới cái khác, rồi bị sốt lây cho nó mệt người, nhỉ!

Ngày 08/05/2013
Hóng chuyện ở hội chợ quốc tớ
Chuyện cũng lâu, cả chục năm rầu. Tại hội chợ thủ công mỹ nghệ ở một Thành phố ở châu Âu, Tony hồi đó có đi công tác, sẵn tiện ghé coi. Phía tổ chức có bố trí cho các doanh nghiệp Việt Nam trong một khu trưng bày riêng. Đâu khoảng 30 doanh nghiệp mây tre lá, đồ gốm, dừa, đồ gỗ,... của cả nước tham dự. Họ đều là các doanh nghiệp từ các làng nghề lớn, được nhà nước đài thọ một phần kinh phí, nên thường vợ chồng con cái cùng đi luôn cho vui. Sau hai ngày hội chợ thì ngày thứ 3 sẽ tranh thủ tham quan thành phố... và mua sắm, chụp hình, rồi sẵn có visa châu Âu thì đi luôn mấy nước khác.
Các doanh nghiệp này thật ra đều đã xuất khẩu, nhưng thường qua khâu trung gian là các nhà buôn của Hồng Công hay Singapore. Lúc mới mở cửa, Trung Quốc ngây ngô, xuất gì cũng qua Hồng Công. Còn mấy nước Đông Nam Á thì xuất gì cũng qua Singapore. Sau đó thì từ từ, Trung Quốc đại lục hay các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Indo... cũng tự xuất được, thường tìm khách qua các hội chợ quốc tế. Thường khi đi, họ thuê phiên dịch, hay nhờ con cháu nào đó biết tiếng Anh, bắt mặc vét hay áo dài, trang điểm lem luốc đứng nói líu lo với khách tham quan, tìm mối xuất khẩu.
Bữa đó, có một nhà nhập khẩu của Đức tới tham quan khu trưng bày của Việt Nam. Gian hàng đầu tiên nó ghé thăm là một doanh nghiệp sản xuất đồ gốm sứ. Thằng Tây này tỏ ra hết sức thích thú với các bình hoa hand-made (làm bằng tay) của một doanh nghiệp ở làng gốm X. Hỏi thì mới biết chỉ có 10 USD cho một cái bình, tức khoảng hơn 5 Euro, trong khi giá bán ở các cửa hàng châu Âu cho cùng loại khoảng gấp 10 lần. Thấy cơ hội tốt quá nên nó mới đặt hai container, và ký một bản ghi nhớ MOU (memo of understand) để về thì làm hợp đồng, rồi mở thư tín dụng và các nghiệp vụ xuất khẩu khác. Đàm phán thuận lợi, bắt tay vui vẻ. Khách vừa ra, vợ chồng và cô phiên dịch vừa ăn kẹo vừa cười nói vui vẻ khôn xiết.
Ai dè ở bên cạnh, ông doanh nghiệp khác, cũng sản xuất cùng trong làng nghề, nghe lén được nội dung trao đổi. Tại ông doanh nghiệp kia nói to quá. Thằng Tây vừa ra khỏi gian hàng thì ông kêu thằng con trai chạy ra chụp thằng Tây kéo vô. Thằng con có đi học ở Hà Nội nên biết ngoại ngữ. Ông bảo thằng con dịch là mày ngu lắm Tây ạ, thằng con chỉ ngay vào mặt “you are very stupid” làm thằng Tây như bị bắn vào đầu, đứng sững người, bỗng dưng giữa trời Âu văn minh lồ lộ, có một ông châu Á da vàng đứng mắng mình là sao. Thằng Tây chưa hoàn hồn thì ông này và bà vợ đưa ra cái bình y chang, nói cái này chỉ có 2 usd thôi, nó bán 10 usd là lừa mày đấy. Mày đặt tao đi, tao chỉ để mày hai USD. Nói một hồi, thằng Tây nóng máu chạy qua hủy bản ghi nhớ MOU với doanh nghiệp trước. Doanh nghiệp kia đoán là bị phá đám nên bà vợ đứng chống nạnh lớn tiếng chửi đổng. Giữa hội chợ quốc tế, tiếng bà vang vang như lúc nhà bà mất con gà. Cũng có câu có cú, gieo vần biền ngẫu, đưa các điển tích sử Tàu sử Ta... vào bài chửi, nghe hay như hát. Dám giật miếng ăn trên miệng bà. Vợ chồng ông kia im thin thít, nhưng đâu một hồi thì chắc cũng tức nên chửi lại, đại ý là bán đắt thế thì ai chịu được. Khỏi chửi mò chửi đổng, tao đấy. Ông chồng bên này rú lên: “A thằng này láo!” rồi sang gian hàng bên cạnh rút cây gậy tre sang quánh phủ đầu, ông kia cũng né, chạy ra ngoài, vớ lấy cái lấy nón rơm hay nón xơ dừa gì đó chống đỡ. Cao điểm là lúc hai ông chồng lao vào nhau giữa lối đi trải thảm đỏ cho khách tham quan. Khách dáo dác tìm chỗ ẩn nấp. Hai bà vợ nhảy vào phụ chồng chiến đấu. Thằng con đứng la làng, cô phiên dịch bên này khóc thút thít. Bốn người vẫn kiên quyết giằng co, kiểu trẻ con chơi dung dăng dung dẻ hay kéo cưa lừa xẻ... hai bà vợ vẫn kiên quyết đeo bám, túm tóc tuột quần, không nhả đối phương dù chỉ một giây. hai ông chồng quánh đẹp hơn, có lên gối giật cùi chỏ, có quyền có cước hẳn hoi. Cả 4 tóc xõa rũ rượi, gầm gừ... quấn thành một khối, moving từ góc này sang góc kia như nhảy valse cổ điển. Bảo vệ hội chợ rầm rập lao đến, và cán bộ quản lý đoàn doanh nghiệp hớt ha hớt hải xuất hiện, rồi tất cả bị đưa đi đâu đó. Không rõ.
Tony coi tới đoạn này thì đứng hóng hớt một chút nữa, thấy các gian hàng khác bỏ việc ra đứng phía trước bàn tán xôn xao. Khách vào cũng chẳng buồn tiếp, mắc lo kể chuyện. Một số người thêm thắt các nội dung khác nghe hấp dẫn hơn nhiều. Có thêm vụ tình cảm vô nữa. Khoảng 3-4 tiếng sau thì thấy họ cũng hết sáng tạo thêm được tình tiết nào mới nên Tony bèn “thơ thẩn dang tay ra về”.
Đi ngang qua mấy khu triển lãm của các nước khác, thấy nhộn nhịp kẻ ra người vào và trao đổi danh thiếp, xem xét hàng mẫu, mua mua bán bán... nhưng nói chuyện gì thì thầm nghe bắt mệt. Thấy hẻm vui nên hẻm có ghé coi, nên hẻm biết có chuyện gì trong đó để kể.
 
  • Like
Reactions: Tree B

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Chương 7:Những nỗi lo riêng

Nó chạy xe SH vào trong quán cafe. Xe tay ga xịn nên được để trước quán, thể hiện đây là quán sang, do vậy mấy chiếc xe (non-tay-ga) khác bị thằng giữ xe dắt đi đâu mất. Ai trong quán cũng sụp sụp với chiếc nón Sơn sành điệu mấy trăm ngàn trên đầu, dù nơi đây đang mở máy lạnh hết công suất và mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn và café hòa quyện vào nhau. Nếu không có nón, là những mái đầu unisex không phân biệt nhiễm sắc thể XX hay XY, nhuộm vàng hoe đang gật gù, dậm dật theo tiếng nhạc “em không yêu anh, thì anh, không yêu em, oh yeh oh yeh”.

Xa xa, một anh ra dáng doanh nhân đang “oai phai”, lâu lâu lại đưa một ly càfé hớp một miếng. Chao ôi là sành điệu. Thỉnh thoảng đưa mắt rảo nhìn xung quanh xem có ai liếc nhìn chiếc laptop sang trọng kia không. Chỉ có nó. Chắc là anh ấy đang lo lắng về những hợp đồng thương mại lớn. Bàn tay anh tự tin gõ vào bàn phím. Nó ngưỡng mộ quá, lúc đi toilet ngang qua, vô tình nhìn vào, nó thấy anh đang chát Gia Hu với nickname “giật-nắp quan-tài-hôn-em-lần-cuối”. Trông anh rất lo vì bữa nay quán ít khách, đi khoe mà hổng ai nhìn.

Bàn bên có 3 anh đang mèo chuột với 3 chị. Áo quần các anh thì rộng thùng thình, các chị thì ngắn cũn cỡn, dây nhợ vất vưởng lung tung trên những tấm thân da vàng vọt Á châu, đầy hình xăm và những miếng tròn tròn màu đỏ (chắc đêm qua bị trúng gió). Đỉnh cao của Nghệ thuật giác hơi và cạo gió.

Ngoài đường kia, anh xe ôm đang méo mặt vì xăng tăng giá, cậu sinh viên gầy còm lại càng gầy hơn vì bà bán cơm bình dân xẻo bớt miếng thịt, con bé massage đang kỳ kèo ông khách thêm 30 ngàn tiền phụ thu, nếu không nó sẽ chỉ massage cái lưng không thôi (bỏ qua cái chân, mỏi cho chết luôn ai biểu keo kiệt).

Kết luận: Ai cũng có cái lo riêng của mình.

Ngày 10/05/2013

Phim Việt Nam

Lâu rồi Tony mới coi phim. Nói chung là Tony hẻm có thích. Coi nhức đầu, toàn theo ý thằng biên tập và đạo diễn. Bộ phim Hàn Quốc cuối cùng coi là Anh em nhà bác sĩ, lúc còn ở nhà trọ hạc đại hạc. Phim Tây không nhớ phim nào, vì coi toàn cà giựt cà thọt, không đầu không đuôi. Phim Việt cuối cùng coi là Khi đàn ông có bầu, phim hài mà cả rạp hẻm ai cười. Bữa đó Tết, cả nhóm bạn làm chung công ty quánh bài, xong cái đi ăn uống, coi phim... vì rảnh quá, nhớ là cái rạp gì chỗ Cầu Bông. Vô coi xong, nôn ói tháo chết, rồi đến giờ chưa vô rạp lại, cũng hơn chục năm.

Tối qua lễ 30/4, không đi đâu chơi vì chen lấn không lại, nên ở nhà quanh quẩn, cái mở ti vi ra coi. Bật qua mấy kênh, đều thấy phim Việt Nam, chắc do lễ. Đều là những phim buồn, thấy diễn viên có khóc. Bối cảnh phim thấy toàn quay ở Đà Lạt, vì diễn viên phải mặc áo lạnh và quấn khăn cho giống Hàn Quốc, nên nếu quay bối cảnh Sài Gòn thì người ta tưởng khùng. Nên phim nào cũng có chuyện làm doanh nghiệp doanh nhân, có biệt thự ở Đà Lạt và có biệt thự ở Sài Gòn. Chắc đi đi về về. Thấy toàn biệt thự và xe hơi không, không có nhà ống nhà phố lô nhô, nhà cấp 3 cấp 4 xập xệ. Tên diễn viên cũng giống tiểu thuyết Quỳnh Dao, trai thì toàn Gia Thành, Gia Nghĩa... và gái là Gia Hân, Gia Lệ, Gia Tú... chứ hẻm có Nguyễn Thị Bưởi hay Trần Văn Mít, Lê Thị Ổi. Sinh viên gì toàn vô bar uống rượu Tây. Bệnh nặng hay nan y cũng môi son đỏ chót. Ngủ thì mắt vẫn gắn lông mi giả nặng trình trịch và bận áo bận quần pyjama xoa xít bóng có mấy đồng tiền. Bà mẹ già khú đế vẫn gọi con dâu ra quán ngồi uống rượu nói chuyện phải quấy... Coi mà cười rất vui. Nên phim Việt Nam, cứ làm phim buồn thì người ta cười, còn phim hài thì người ta khóc.

Còn nhớ ngày xưa, thời đói văn hóa, lâu lâu có phim Liên Xô về, cả xã nô nức ra bãi đất trống chỗ sân vận động, để coi. Có ông thuyết minh nói trực tiếp, nghe đã gì đâu. Hết thời này thì chuyển qua thời phim có Lý Hùng Diễm Hương, nhứt là phim Phạm Công Cúc Hoa nghen, khóc phải nói tơi bời hoa lá. Cả lớp, hồi đó hạc cấp 2, đứa nào cũng yêu mến các minh tinh này nên giờ ra chơi, toàn tụ năm tụm bảy nói chuyện Việt Trinh, Lê Công Tuấn Anh, Thu Hà... Có thông tin gì thì nói cái đó. Cũng có khi chẳng có thông tin gì nhưng cũng tự ý thêm thắt, kiểu tụi mày biết hông, tao có bà dì ở Sài Gòn về kể nè, Mộng Vân yêu Công Hậu... Riêng có một đứa trong lớp, thằng này rất cá tính, cả lớp ai cũng thần tượng Lý Hùng Diễm Hương thì nó bĩu môi chê, nó chỉ thích... Ngọc Sơn và Y Phụng.

Cảnh nude hồi đó cũng dễ thương. Cứ có cô gái, đi trong rừng chẳng hạn, thấy một dòng suối, cái cô nhìn quanh, dáo dác coi có ai không để xuống tắm. Khán giả nín thở. Cái cô từ từ cởi áo, nhảy ủm xuống suối. Quần áo của cô vẫn mắc trên cành cây, gió thổi lay qua lay lại. Cái khán giả thấy cô trườn lên, chuẩn bị leo lên bờ để lấy quần áo mặc, thì rầm rập, một đoàn tàu chạy qua. Đoàn tàu dài, chờ tới cái toa cuối thì đã chuyển qua cảnh nói chuyện.

Mấy thằng choai choai trong làng coi đến đây hay phun nước miếng rồi chửi, đ.ù m.á.

Ngày 13/05/2013

Văn hóa tàu điện ngầm

Và Sài gòn đã khởi công xây dựng hệ thống tàu điện ngầm trong niềm hoan hỷ của... báo đài. Người dân thì mơ màng bên ly cafe đầy hóa chất, mơ viễn cảnh tươi sáng của việc chui ra chui vào dưới lòng đất mát rượi và không sợ mưa, không sợ nắng, không sợ kẹt xe, khói bụi... và đặc biệt không có mấy chú màu vàng núp sau gốc cây nhảy ra “cú.t hà “sợ đến hết hồn. Giới đầu cơ lật đật đi mua đất quanh các nhà ga mà có tàu dừng, mong là giá đất nơi đây sẽ lên để kiếm lời khi dự án hoàn thành (công thức làm giàu ở Việt Nam), các bạn chứng khoán thì mua ngay cổ phiếu của công ty nào liên quan đến dự án (công thức đầu tư tài chính ở Việt Nam), và râm ran trong các quán cafe, mọi người hỏi nhau ngồi xe điện là như thế nào, bước lên thế nào bước xuống ra sao, đặc biệt ai đã từng đi ngoại quốc thì ra sức hướng dẫn cho những người chưa đi (ngoại quốc ở đây là các thành phố có metro, có nơi gọi là underground hay subway, chứ hẻm phải Viêng Chăn, Phnom Pênh hay Manila đâu nhé). Cả thành phố sục sôi không khí điện ngầm và văn hóa điện ngầm. Một số phường xã có tuyến xe chạy qua sẽ tổ chức lớp tập huấn cách đi đứng nói năng trên tàu điện cho dân địa phương, ưu tiên hộ khẩu thành phố và KT3 học trước, dân nhập cư học các khóa sau...

Và đầu năm 2018. Giả sử mọi thứ đều trơn tru vì có bàn tay vô hình của A Đam Xơ Mít, dự án hoàn thành. Dân Sài gòn sẽ nô nức đi thử. Sẽ tranh nhau, sẽ chen lấn để mua vé. Hồi mới ra siêu thị cũng vậy mà. Giá vé chính thức dự kiến là 7,000đ cho tuyến từ Bến Thành đi Suối Tiên, trước mỗi ga sẽ có đội ngũ bán vé chợ đen lên đến 70,000 VNĐ (đội ngũ này xuất thân từ các nữ hoàng cóc ổi mía ghim, lên đời nhờ dự án tàu điện), ai làm biếng xếp hàng thì mua đi cho lẹ. Người người chen chúc đến Suối Tiên chẳng biết vì mục đích gì, đến Suối Tiên vẫn không xuống, ngồi lại cho nó quay về Bến Thành, rồi lại ngồi tiếp đến Suối Tiên. Rảnh quá mà, ngồi đồng quán cafe suốt mấy chục năm ớn quá rồi... giờ lên ngồi đồng trên tàu điện cho mát. Có thể sẽ có thêm thông báo trên tàu là “ai nãy giờ ga nào cũng hẻm xuống thì vui lòng ra khỏi tàu, nhường chỗ cho người khác”. Rồi cả gia đình các tỉnh thành toàn quốc sẽ kéo nhau đi Saigon và mua tour du lịch “tham quan tàu điện ngầm”. Hình ảnh cả nhà già trẻ bé lớn dắt díu nhau lên tàu, vừa đi vừa khóc vì sợ, tiếng con nít thất thanh gọi bà, tiếng ông ngoại bà nội tìm thằng Cu con Bé… dáo dác. Áo bà ba và nón lá phấp phới, tiếng gà vịt heo qué inh ỏi (lên thành phố hổng lẽ không có chút quà quê). Còn dân thành phố thì trên tay ai cũng cầm một cái mũ bảo hiểm để đến ga xuống thì lấy xe máy chạy về nhà, vì theo lời một thanh niên ngồi bên cạnh “đi bộ là gì chúng tôi không hiểu, từ đầu hẻm đến cuối hẻm cũng phải đi xe máy, đi bộ mỏi chân thấy mẹ”. Anh ta lưu ý tôi là nhà anh ta nằm trong khu phố văn hóa của một phường văn hóa...

Hàng ngày từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm là tiếng rì rầm của động cơ tàu dưới lòng thành phố. Trên mặt đất khu vực các trạm tàu điện là âm thanh vang vọng của tiếng khạc nhổ, tiếng loa báo chú ý móc túi, tiếng xe ôm, taxi và hàng rong hòa quyện vào nhau. Sau 12 giờ đêm, còn lại trên sàn tàu là hộp cơm, bao ny lông, đất cát vôi vữa, lá chuối, vỏ lon coca, cứ.t gà, kẹo cao su, vỏ chai nước suối... lăn lông lốc. Các công nhân vệ sinh lại cần mẫn dọn dẹp, khiêng hàng tấn rác ra khỏi tàu, làm quần quật vừa xong thì bình minh đã ló dạng, những tia nắng đầu tiên soi rọi đến làm các chú chim thức giấc, reo vang trên những hàng cây. Và mọi người bắt đầu lao ra đường và lập tức đi Suối Tiên... bằng tàu điện

Ngày 15/05/2013

Làm răng

Xã hội mình đang sống đầy rẫy những hiểm nguy chực chờ. Tai nạn giao thông rình rập, cả những người đứng trên lề đường không hề tham gia giao thông vẫn chết tức tưởi. Những cơn mưa và những con đường ngập ngụa nước và rác, những người dân lom khom chạy xe máy dưới làn mưa và nguy hiểm treo trên tính mạng của mình, giành giật nhau từng mét vuông đường để sống. Không khí sạch sẽ trong lành và thực phẩm an toàn là cái gì đó xa xỉ. Từ ly cafe đến miếng thịt heo, ẩn chứa trong đó là hóa chất, là mầm mống của bệnh ung thư và sự sụp đổ niềm tin giữa người và người. Kinh tế suy thoái, nhà máy đóng cửa, sa thải công nhân. Dân đen quần quật bán sức lao động chỉ đủ kiếm cái đưa vào bao tử sống cho hết kiếp người, ngơ ngác đọc báo và không hiểu thâu tóm là gì, vài trăm tỷ là gì, thất thoát và thua lỗ vài ngàn tỷ là gì, tiền đâu nhiều thế? Rồi các tin về cướp, hiếp và giết... choán hết các trang báo, đến nỗi tờ báo và ly cafe buổi sáng, lẽ ra phải là những tin vui, là động lực mạnh mẽ để làm việc cho một ngày mới, thì lại gây cho ta cảm giác buồn xo và chán chường. Ly cafe trở nên đắng ngắt, vì không biết có bao nhiêu đậu nành, bắp và hương liệu bên trong? Tin hay không tin trong màu sóng sánh thơm lựng kia, có bao nhiêu phần trăm là sự thật?


Bây giờ thì phải làm sao? Làm sao?

Không ai biết

Bèn đi Huế chơi. Thấy dân Huế bảo nhau “bây chừ thì phải làm răng!”. Người kia cũng đáp lại “vậy phải làm răng!”

Làm răng? Mới thấy, bây chừ chỉ có dân Huế là còn lạc quan. Kinh tế và xã hội suy thoái thế này mà vẫn rủ nhau đi nha sĩ.

Khoe và được nể

Khoe là một nhu cầu. Maslow đã vẽ ra cái tháp nhu cầu (Hierarchy of need) đầu tiên là nhu cầu sinh lý (tức ăn-ngủ-x-y), mà thôi dùng từ sinh học cho nó hay, chứ nghe sinh lý nhiều người nói nó nhạy cảm. Và cao nhất, tức các nhu cầu khác thỏa mãn hết rồi, thì tới nhu cầu khoe, trong học thuật người ta gọi là nhu cầu tự thể hiện (Self Actualisation), tức được nể trọng, ngưỡng mộ.

Ông bà ta nói, tốt khoe, xấu che. Khoe chỉ diễn ra khi mình có mà xung quanh không có. Xã hội đang đi xe đạp thì mình có chiếc Dream thì phải dựng trước nhà. Ai cũng ăn mặc rách rưới thì khi có chiếc áo mới, Tony sẽ mặc ra đứng đầu xóm cho cả làng ngưỡng mộ. Xã hội sẽ đẹp biết bao khi ai cũng có cái để khoe. Có x xì khoe x xì, có y cà rốt khoe y cà rốt. Mấy ông Tây cũng khoe dã man. Họ khoe về những hầm rượu mấy trăm năm, về những cuốn sách quý họ đọc được trong thư viện, khoe về những vùng đất họ đã đi qua, khoe về những con người ở xứ sở tít mù nào đó họ đã đến khám chữa bệnh, dạy học hay cứu trợ. Châu Á khoe ác liệt hơn nhiều. Ai có dịp đi London chẳng thể nào không vô dòm ngó một chút cái Harrods, khu mua sắm soang trạng (sang trọng) của một quý tộc Ả Zập (nghe nói ông này cặp với công nương Diana (không phải Diana bán ở Việt Nam). Rồi Trung Quốc, Indo, Thailand, Hàn Quốc..., ở đâu người ta cũng khoe xe Ben Lây Lé Xệt, khoe nhà biệt thự Phú Mỹ Hưng, Trung Hòa Nhân Chính (nghe nói giờ chuyển qua biệt thự Đồi Cọ giữa rừng đâu tuốt Vĩnh Phúc rầu), khoe con cái học trường điểm trường chuyên lớp chọn hay du học một trường danh tiếng nào đó ở bển. Chân dài + đại gia => đám cưới siêu xe. Vì phải khoe mới được nể.

Tối qua, Tony thức cả đêm để quyết định khoe gì. Mục đích là để được nể. Biệt thự chăng. Xe hơi chăng. Thường quá. Hay khoe cái quần lót hai tỷ? Cũng thường quá. Thôi mình khoe bằng cấp đi, những tấm bằng mà mình đã sưu tập, mua bán, năn nỉ, đạo văn, quay cóp... tức hẻm có cái liêm sỉ nào mà mình không từ bỏ để có được.

Thế là thực hiện chiến dịch truy tìm bằng cấp. Đầu tiên là bằng bé khỏe bé ngoan, rồi bằng tiểu học, bằng cấp hai cấp 3 đại học thạc sĩ tiến sĩ... ồ ạt được lau bụi ép nhựa, ngày mai sẽ photo dán đầy nhà, đầy công ty, tặng các đối tác. Trường cấp 3 bình thường ở huyện Ninh Hòa sẽ được sửa thành trường chuyên Nguyễn Trãi nghe cho nó giỏi, nhưng đừng hỏi chuyên gì nghen, đếch biết hồi đó hạc chuyên gì, chắc chuyên công dân giáo dục. Bằng đại học tại chức chuyên tu sẽ sửa thành hệ chính quy tập trung dài hạn, lớp cử nhân tài năng. Tony đã là doanh nhân rồi nhé, đừng có nói nước ta không ai là doanh nhân nhé vì Tony đã nộp mấy triệu đăng ký vào câu lạc bộ doanh nhân rồi... Các giải thưởng vở sạch chữ đẹp, em làm kế hoạch nhỏ, Thắp sáng tài năng kinh doanh, Dynamic... sẽ công chứng và dịch qua tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung hết. Hôm bữa đi từ thiện cho trại mồ côi nọ, sợ mấy bà sơ và các cháu ấy quên ơn nên Tony có bắt ký xác nhận, có giấy tờ hẳn hoi nè. Rồi cũng có chụp hình và có giấy chứng nhận của ủy ban xã công nhận thành tích xuất sắc trong công tác từ thiện. Có cả bằng... lái xe 4 bánh và hai bánh. Nể chưa? Quá nể quá nể.

Đang hí hửng thì đọc tin sét đánh. Mốt bây giờ không ai khoe bằng cấp nữa. Người ta nói mày học vậy thì có giàu có, có thông minh hiểu biết hay có chức vụ cao là bình thường. Người ta phải khoe ngược lại. Không học gì mà làm được người ta mới nể. Bắt chước cựu tổng giám đốc một bank xuất bản cuốn “Từ cậu bé chăn trâu thành tổng giám đốc” rồi ép bà con mua hem? Hay bắt chước viết tự truyện “Người giàu nhất Đông Dương từng là đứa trẻ mồ côi”? Ông này bữa ra mắt cuốn sách này, đã nhốt cha mẹ của mình trong nhà mấy ngày liền trong thời gian tung chiến dịch PR sợ bị báo chí phát hiện... là có cha mẹ. Thêm mấy ông doanh nhân có tiền giờ đều nói bỏ hạc nửa chừng nữa chớ. Thôi thôi mình cũng bắt chước vậy.

Trưa nay về nhà đốt hết bằng cấp. Không còn một cái lận lưng. Lý lịch cuối cùng của Tony: lớp 3 nghỉ học ở nhà chăn trâu, chăn được hai năm thì đi ở đợ, hai năm sau bị chủ nhà quánh dữ quá, sợ bị quánh chết nên đi lên Sài gòn bốc vác, được mấy năm thì bốc không nổi nữa nên đi biên giới Lạng Sơn làm đấm bóp, sau đó đi Mỹ diện con nai (con lai), sau về mở hãng phân Phượng Tím và trở nên giàu có vô cùng, chuẩn bị mua lại chợ Bến Thành sơn sửa lại thành trung tâm thương mại Tony Plaza chỉ để bán phân và cá mắm giải trí cho vui. Nói thêm, Phượng Tím là tập đoàn đa quốc gia khổng lồ có tới... 2 nhân viên, cũng dốt như chủ. Trụ sở đặt đâu ta? Thôi quận một đi, chình ình ngay đường Nguyễn Hợ cho nó trung tâm. Vậy đi.

Nể giùm tui cái...
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Chương 8: Du Hạc Sinh Và Vấn Đề Chuối Hóa
Du hạc xong, trong đầu bất cứ du hạc sinh nào cũng xuất hiện câu hỏi ở hay về. Tất nhiên du hạc ở đây là 4-5 năm trở lên, quen hết đường đi nước bước, ngôn ngữ, văn hóa... bản địa, chứ hẻm phải 12 tháng hay 24 tháng hay tại chức đi đi về về kiểu ông tổng biên tập, vừa chuẩn bị quen biết từng hàng cây góc phố ở Luân Đôn, Pa Ri, Niu Ót, Sít Ni, Meo Bềnh, Am Tẹc Đam... thì chương trình đã xong. Các chương trình này thật ra là một cách xuất khẩu giáo dục của các nước, họ muốn lấy tiền và ta muốn mua bằng, nên cứ đến hẹn lại lên, chương trình 12 tháng để xong một cái master thì họ cấp visa đúng 12 tháng. Nên phải về. Hạc yếu cũng cho về. Cũng vì thế nên dù mình viết sai tè le, mấy thầy vẫn châm chước cho qua. Kiểu Liên Xô và Đông Âu ngày xưa, viết sai một chút chẳng sao, cho qua hết để các bạn lấy xong cái Phó Tiến Sĩ, về nước lẹ để tham gia quánh Mỹ.

Nhóm này thường đã đại hạc ở Việt Nam rồi, mới đi làm thạc sĩ ngoại, hay cử nhân liên thông hai năm ở Việt Nam hai năm ở bển. Kiếm cái Tóp phô 80 hay cái Ai Eo 5.5 trở lên là đi. Thật ra ở bên kia chứ cũng suốt ngày lên mạng đọc báo Việt Nam. Toàn quan tâm những gì diễn ra bên dải đất hình chữ S. Thậm chí một nhóm đâu cả chục bạn cùng sang, cùng thuê một nhà, cùng hạc một trường, một lớp. Vào giờ thảo luận tụm nhau ngồi một góc, bày đặt nói tiếng Anh một lúc ông thầy vừa xách đít đi là chuyển qua nói tiếng Việt cho phẻ. Ở nhà cũng thay nhau nấu bún bò Huế, mắm tôm mắm ruốc kho lên nghi ngút, cũng mở tivi VTV3 qua máy vi tính coi cười ha hả. Nhóm này về nước thường thành công vì văn hóa Việt Nam không quên mấy. Nên hòa nhập tốt. Vẫn lái xe máy chạy ầm ầm, vẫn quan niệm đèn vàng là dấu hiệu tăng tốc trước khi đèn đỏ. Gặp áo vàng vẫn biết lốp bi lốp biếc. Nên xin việc có job ngon lành, đi đâu gặp, ai nấy đều nể với khả năng nói ngoại ngữ nhanh. Và cũng hay nói, hồi tôi ở bển... (Ông Tổng biên tập là một ví dụ)

Còn nhóm 4, 5 năm trở lên, thường thì họ sang từ lúc 18 tuổi, hạc cử nhân, có thể hạc thêm hạc hoài đến tiến sũy. Trải qua cuộc sống sinh viên, đâu được 3-4 năm là bắt đầu hòa nhập với xã hội bên kia. Sau chục năm thì gần như người bản xứ, chỉ có điều phát âm còn cứng, nghe kỹ vẫn nhận ra, chỉ có nhóm qua trước 15 tuổi thì nói bẻ miệng được y chang như Mỹ thiệt. Nên nếu muốn con cái làm việc ở Mỹ thì cho qua từ lớp 10 là OK. Nhưng đi sớm cũng có bất lợi là nó hẻm có tình cảm nhiều với cha mẹ, anh em, không có văn hóa Việt như mấy đứa qua sau. Dù sao việc hạc 3 năm cấp 3 ở Việt Nam cũng hình thành tính cách Việt hơn. Nó vẫn khóc ngon lành khi nghe Cẩm Ly ca bài Ru Lại Câu Hò. Còn thế hệ mà qua Mỹ từ nhỏ hay sinh ra ở Mỹ, người ta gọi là thế hệ chuối, banana generation, bên trong màu trắng bên ngoài màu vàng, tức màu da thì vàng nhưng suy nghĩ hành động gì đều y chang người da trắng. Nhóm này nghe nhạc Mỹ, ăn hamburger hay fastfood, không thèm ăn ốc và hột vịt lộn, mỗi lần kêu tụi nó ăn thì tụi nó chỉ nói give it a try. Và hơi ngây ngô kiểu Mỹ trắng, không có sâu sắc, thâm thúy như người Tàu hay người Việt trong nước.

Có anh bạn, ra đi từ năm 18 tuổi, vừa hạc vừa làm gần 20 năm, không về nước lần nào, kiếm ăn cũng khá và là tiến sĩ kinh tế. Kinh nghiệm thương trường dạn dày. Gót giày gõ mòn hết ở mọi góc phố tài chính thế giới. Anh tự hào về bản lĩnh kinh doanh và vốn sống của mình lắm. Cơn sốt nào cũng trải qua. Bong bóng nào cũng dự đoán được. Bỗng dưng một ngày lòng thấy buồn, muốn đem cục tiền về nước đầu tư làm ăn, vừa giúp quê hương và một phần cũng vì bên Mỹ giờ cũng khó mần. Gặp anh ở quán phở Lê chỗ Harvard Square, Tony cản, nói thôi anh, về nghỉ ngơi ăn hột vịt lộn ăn ốc cho vui đi chứ làm cái gì, anh chuối hóa mất rồi, về làm ăn khó lắm. Ảnh trề môi, nói mày cứ coi thường anh, cái đầu đầy sạn như thế này, anh không ừa ai thì thôi chứ đứa nào lừa được anh. Nửa đêm anh vừa xuống sân bay, đã một thằng taxi nó chém đẹp. Nó chở từ Tân Sơn Nhất về hotel ở Quận Bình Thạnh mà đâu 2-3 tiếng đồng hồ, anh nói sao nó chở tao đi lòng vòng, chở tao đi qua Thủ Thiêm, rồi tới Thủ Đức, rồi tới Thủ Thừa, Thủ Dầu Một... toàn Thủ là Thủ. Đầu tiên tao mải coi quê nhà đổi mới thấy thích thú, một hồi tao thấy sợ. Nhớ đâu có xa vậy, cái tao bắt đầu thủ... võ. Lỡ tâm sự với nó là 20 năm anh chưa về quê và đang đem tiền về nước đầu tư. Tony nói cũng may cho anh, chứ nó đưa anh ra bãi đất hoang rồi... thủ tiêu, không thì kéo đồng bọn gái đẹp dàn cảnh mát xa... thủ zâm là toi đời trai anh rầu. Cuối cùng anh cũng về được khách sạn ở Bình Thạnh với hai triệu tiền cước. Anh nói, đúng là về Việt Nam, mới thật sự là hạc. Anh vốn thích hạc.

Rồi anh tham gia vào thị trường chứng khoán, quánh lên quánh xuống cắt lỗ chốt lời khí thế, đòn bẩy đòn biếc gì anh cũng áp dụng, các định luật quy tắc gì anh cũng lôi ra. Cuối cùng, anh thất bại cay đắng, nói sao chứng khoán ở xứ mình lạ quá, chưa có trong lịch sử chứng khoán thế giới nên anh phán đoán hẻm được, nhưng vui mừng vì có thêm bài hạc. Rồi anh đầu tư mua bất động sản, phân tích đạo hàm ghê lắm, giá cứ đáy là anh mua, vì đáy rồi sẽ lên theo đồ thị hình sin, ai ngờ ở thị trường của ta có thêm khái niệm “thủng đáy”. Hay “phá vỡ đáy cũ, tạo lập đáy mới”, rồi nó bất động như chính tên gọi của nó, anh được thêm bài hạc. Số tiền cuối cùng còn lại, anh hùn hạp làm ăn với ông anh họ, chén chú chén anh thề thề thốt thốt, rồi tan vỡ, cãi lộn như giặc, không nhìn mặt nhau... anh lại có thêm bài hạc. Sau hai năm, anh thất thểu trở về nước Mỹ mến thương, với 0 đồng và một sấp các bài hạc. Cái mặt méo xẹo, dài như cái bơm và cái quần đùi lò xo tới háng.

May mà còn có cái che thân. Ai biểu 20 năm trời hẻm về nước chi cha nội!

Ngày 18/05/2013

Bài hát Thói Đời

Bài hát Thói Đời hóa ra lại là một bài hát không xưa và sến chút nào. “Giàu thì nhiều người theo, quanh hiu trống vắng khi nghèo”... Vì nó đúng cho mọi thời đại và luôn mang tính thời sự cao.

Hôm bầu Kiên bị bắt, trên báo chí rần rần phong trào tuyên bố không liên quan gì đến bầu Kiên. Bắt đầu từ ngân hàng ACB, rồi đến Sacombank, rồi Eximbank, rồi VFD... đến cả báo Thanh Niên cũng tham gia “chúng tôi không quen bầu Kiên, bầu Kiên không có chức vụ gì ở đây, không ảnh hưởng gì đến chúng tôi”.

Thiệt là éo le tình đời. Hôm trước anh Hà Dũng phá sản, bao nhiêu cô chân dài chạy mất dép, trong khi được anh cho ăn cho hát quá trời. Hôm chị Diệu Hiền trốn đi nước ngoài, bao nhiêu người được phen hỷ hả, phủi tay sạch trơn dù trước đó từng ngon ngọt “chụy của em, em của chụy đây mà”. Giờ biến thành “cho chừa bả đi, ai biểu giàu quá”. Hả hê. Sung sướng.

Buồn tình Tony ghé hàng rau chợ bà Chiểu hỏi mua cái gì về nấu canh tôm ăn cho mát, chị bán rau nghiêm mặt lại nói “Mua gì thì mua, chớ có mua bầu. Tiểu thương chúng tôi ở đây không ai dính dáng gì đến bầu Kiên đâu nhé”. Chỉ vào rổ bầu non mơn mởn, chị nói đây là bí Thái, giống mới đấy em ạ

Bèn òa khóc giữa chợ!

Ngày 19/05/2013

Ngày xưa Tần Thị

Cách đây cũng đúng 10 năm, cũng xôn xao vụ ngân hàng ACB và bà con thi nhau rút tiền rầm rầm. Lúc đó mình nhớ bạn Tần Sáu Hùng (bạn hạc cùng lớp, gái chứ hẻm phải trai, xinh đẹp lắm, hẻm biết sao ba mẹ đặt tên nghe giống tiệm sửa xe quá hổng biết) hay tin, bon chen lao xe ngay đến đường Nguyễn Thị Minh Khai để rút tài sản đâu được một triệu gửi ở đấy. Sau khi lao vun vút trên phố, hớt ha hớt hải vừa đến nơi thì thấy cánh cửa sắt đã khép lại, vắng hoe không một bóng người. Tần Sáu Hùng (tức Tần thị) rút điện thoại ra gọi điện cho mình khóc rưng rức: “Vậy là nó phá sản thiệt rồi ông ơi, nó đóng cửa luôn rồi nè, tui đứng ở đây mà không thấy nó mở cửa”. Sau đó thì một bác bảo vệ thò đầu ra nói: “Cháu ơi hôm nay đóng cửa để nhân viên đi du lịch, có gì tuần sau ghé, đây là công ty dược phẩm Sanofi đó nha”. Chắc sáng giờ cũng cả chục con tới đứng khóc trước cửa như vậy rồi.

Tần thị vui mừng khôn xiết, vội chạy xe lên lề đến ACB bên cạnh đó rút tiền một triệu ra. Sau đó qua rủ mình đi ăn hột vịt lộn và bánh xèo miền trung ở Sư Vạn Hạnh hai ngàn đồng/cái. Tần thị bảo mình ăn uống thoải mái, muốn ăn bao nhiêu thì ăn, thị đãi, hôm nay được phép vung tay quá trán và ném tiền qua cửa sổ...

Mình ăn đâu được 20 ngàn thì lòi họng.

Ngày 20/05/2013

Chuyện làng quê hóa đô thị

Phần 1: Em quê đâu?

Cái bệnh nhất và nhì đã ăn sâu vào đã ăn sâu vào xã hội Việt Nam đến mức được đem ra là một chuẩn mực để tự hào. Từ tâm lý tiểu nông là phải học giỏi nhất xóm, đẹp gái nhất làng, nhà to nhất xã... nên sau đó lên thị thành, anh học giỏi nhất xóm trở thành quan chức, cô đẹp gái nhất làng nếu có i ốt thì thành hoa hậu và lấy đại gia, thiếu i ốt một chút thì thành phu nhân của anh học giỏi nhất xóm, còn cô hoàn toàn thiếu muối thì làm gái, nhưng cũng phải nhất một cái gì đó. Tất cả không che giấu được dưới gót chân kia là những vết dấu phèn và tư tưởng tiểu nông “gà phải tức nhau tiếng gáy “. Nên thi sĩ Nguyễn Bính mới có bài Chân Quê, hay thế, đáng yêu thế vậy mà ai cũng chối đẩy đẩy, cứ phải nói là em dân Hà Nội, Sài Gòn, càng trung tâm càng tốt, càng trung tâm người ta càng nể. Sợ nói ở quê xa xôi người ta coi thường.

Sài Gòn là dân tứ xứ hội tụ về. Nên người ta hay hỏi, em quê đâu? Nhiều bạn trả lời theo kiểu cứ nói được giọng bắc thì quê em Hà Nội, ối giời ơi trung tâm cực, nhà em chỉ cách Tháp rùa 200m (chắc nhà bạn ấy nằm ngay quán kem Thủy Tạ hay bưu điện Hà Nội và tuổi thơ chỉ chơi với mỗi... con rùa nếu nhà trong bán kính này) chứ hẻm dám nói ở Cổ Nhuế hay Hà Tây. Có bạn còn ở Sơn La Mộc Châu nhưng cũng nói nhà em có ông bác ở Hà Nội, tuần nào chả xuống uống cà phê Nhân hay ăn bún chả Hàng Mành. Cố vớt vác cho nó có hơi hướm thủ đô. Còn nếu mặc dù là dân Tuy Hòa nhưng vô mấy năm, sửa được giọng nam, tức giọng Sài Gòn và mua được cái nhà Sài Gòn thì nói “trầu quâu quơ (trời ơi quê) em hửng, quơ em lè Sài Gòn chứ đâu, em sinh re ở trước cổng chợ Bến Thành, em thờ (thề) em nói thiệt, có ông Yersin và ông Pasteur làm chứng nè”. Còn có người Huế vào Sài Gòn làm việc, mặc dù ở tuốt trên huyện miền núi A Lưới chứ ai hỏi cũng nói, “Dạ thưa nhà em ngay Ngọ Môn Đại Nội, trung tâm ghê lắm nghe, răng mà anh không biết hè?”. Nếu bạn nghe vậy thì vui lòng đừng hỏi tiếp chuyện mắm ruốc bún bò bánh bèo bánh khoái nữa nghen, người ta ngắc ngứ tội nghiệp.

Bắt chước nên ai hỏi quê đâu, Tony liền nói ở “moa sinh ra vào một đêm tuyết rơi ở nhà thờ Đức Bà trung tâm Paris St German” sau đó lập tức chuyển qua nói giọng mũi cho nó tres Francaise

Nói dzẩy ai hổng nở (nể) mới lẹ (lạ).

Ngày 21/05/2013

Chuyện cô Cao và ông hiệu trưởng

I. Một La Mã: Cô Cao là ai?

Khóa đại hạc của Tony tốt nghiệp xong, trong khi mọi người đang chạy đôn chạy đáo tìm việc thì cô Cao Thị Oan Lạc, một cô gái đẹp xuất sắc nhất Bình Phước, vẫn thong thả rong chơi, chẳng màng thế sự. Cả lớp nhốn nháo bữa thì đi thi 5-6 vòng tuyển dụng bên Unilver, bữa thì phỏng vấn qua P&G, bữa thì trắc nghiệm bên Nestle, bữa thì gặp nhau ở phỏng vấn Itochu, rồi Sumitomo, rồi Mitsui... 6 tháng sau khi tốt nghiệp, các bạn ai ai cũng yên bề gia thất, ai cũng có việc. Chỗ làm chủ yếu là trong mấy tòa nhà cao tầng ở quận 1, nên trưa nào cũng í ới rủ nhau đi ăn trưa. Chỉ có cô Cao là vẫn chẳng màng thế sự. Hỏi làm ở đâu, cô chỉ lắc đầu cười.

Hóa ra cô mở công ty. Mà cũng hẻm phải công ty, cô mở cả một tập đoàn Oan Lạc Group. Có 5 công ty con. Công ty du lịch Oan Lạc. Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Oan Lạc. Công ty quảng cáo và sự kiện Oan Lạc. Công ty phát hành sách báo Oan Lạc và công ty phần mềm tin hạc Oan Lạc. Cô tốt nghiệp cả kỹ sư tin hạc bên trường tự nhiên nữa.

Một bữa Tony ghé lên thăm cô. Cô thuê luôn một cái villa to để đặt trụ sở 5 công ty con ở đó. Thấy trên bàn làm việc của cô là 5 hộp card khác nhau, với 5 cái điện thoại và sim số khác nhau. Bên Du lịch thì thấy cô lấy tên là Tuyết. Bên Quảng cáo thì cô lấy tên là Hồng. 5 tên khác nhau và 5 số ĐT khác nhau, 5 danh thiếp khác nhau, đều chức danh là nhân viên bán hàng. Cô nói, vì tập đoàn mới mở nên cô đi sales luôn. Nhưng hổng lẽ nói giám đốc đi bán hàng thì kỳ cục quá nên cô mới dùng tên giả. Cô đẹp gái, tốt nghiệp vừa ngoại thương vừa khoa học tự nhiên, tư duy logic, ăn nói lanh lợi, vui vẻ hoạt bát nên hợp đồng tới tấp. Nói chung cô làm việc khá cật lực, đi sales cả ngày, tối về còn làm hạch toán tiền bạc, giấy tờ... đến khuya. Đâu 6 tháng sau thì cô mời Tony qua ăn tân gia, một biệt thự trên đường Hoa Lan bên Phan Xích Long, giá lúc đó là 5 tỷ, thời điểm năm 2001.

II. Hai La Mã: Chuyện gì xảy ra với cô Cao?

Bữa nọ, cô Cao hớt hải chạy qua bên văn phòng Itochu ở số 6 Nguyễn Bỉnh Khiêm, kêu Tony ra ngoài, nói chuyện. Cô kể là ở ông giúp tui cái này, ông ăn nói khéo léo, đòi giùm tui 30 triệu tiền nợ khó đòi này coi. Số là cô tổ chức một chuyến du lịch Nha Trang cho cả một trường tiểu hạc trên Củ Chi, giá trọn gói là 100 triệu. Nhà trường ứng trước 70%, xong đi về trả nốt 30% còn lại. Cái đi về, nó nói chất lượng tour không giống như giới thiệu, nên không trả nữa. Cô làm mọi cách năn nỉ, dọa nạt... thế nào nó cũng không trả. Nên cô bảo, ông đóng vai chủ tịch hội đồng quản trị, gọi giùm thầy Tuấn, thầy hiệu trưởng nói giùm tui, may ra với chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, ổng sẽ nể nang mà trả giùm.

Cái Tony ra quán cà phê, gọi. Mới 22 tuổi biết ăn nói kiểu chủ tịch là sao đâu nên mới thỏ thẻ: “Dạ thưa anh Tuấn, em là Tony, chủ tịch hội đồng quản trị công ty du lịch Oan Lạc, em có thể nói chuyện chút với anh được không”. Đầu dây bên kia một giọng giận dữ vang lên “Chủ tịch cái quần què. Đ. má tụi mày lên đây tao đập thấy mẹ”. Tony hết hồn nói ủa sao anh là hiệu trưởng mà ăn nói kỳ cục vậy, cái ổng trả lời: “Hiệu trưởng kệ mẹ tao, đ.má tui bây là một đám lừa gạt. Lúc bán tour thì nói ngon lành lắm, nào là mỗi buổi sáng, 5 giờ thức dậy, đi dọc bãi cát, ngắm bình minh trên biển, nhặt vỏ ốc vỏ sò gọi hồn hút gió gì đó, có đâu. 8 giờ sáng thằng hướng dẫn còn ngủ vì say rượu. Bữa ăn thì quảng cáo ngon tuyệt với 8 món đặc sản địa phương, mẹ, hết 7 món rau còn một món là là cá nục kho. Rồi tham quan chỗ nào cũng hối nhanh nhanh để đi shopping lấy hoa hồng. Mẹ. Tụi tao giáo viên tiền đâu mua tranh thêu, yến sào, bào ngư vây cá mà một ngày chở vô đó cả chục lần? Khách sạn thì nói 3 sao ra tới nơi thì có sao nào đâu, 5 người nhét chung một phòng. Toilet thì có một cái, cứ canh nhau đi toilet, thằng này ra thằng kia vô, hết mẹ một ngày. Tụi tao ra Nha Trang để tham quan du lịch chứ không phải xếp hàng đi ị”. Tony nói dạ thưa anh, đó là lỗi của bên công ty em, em là chủ tịch hội đồng quản trị nên anh cứ nói, em sẽ giải quyết. Ổng nói: “Lỗi phải gì, giờ tao không trả là không trả. Tụi mày lên đây, vừa tới Củ Chi nha, 10 chục thằng cái đồ chủ tịch như mày tao cũng quánh chết”. Nói xong ông cúp cái rụp.

Mặt tái ngắt vì sợ, Tony nói thôi Cao à, ông này dữ quá, tui đòi không được đâu, thui bà tự xử đi nha. Cái cô Cao nói thôi cám ơn ông, để tui về suy nghĩ cách đòi ông Tuấn này mới được.

Ngày 24/05/2013

Khủng hoảng và em

Và khủng hoảng đã gõ cửa từng nhà, từng công ty, từng xí nghiệp. Chuẩn bị đi tham dự hội chợ quốc tế về hóa chất lớn nhất thế giới, cứ tháng 11 hàng năm là dân trong ngành nô nức kéo nhau đi, mới hay đơn vị tổ chức hội chợ này đã phá sản rồi. Choáng váng... Mấy anh bạn bên UK bảo là công ty của tụi tao nợ lương mấy tháng rồi, mà công ty to lớn đàng hoàng đấy nhé... Cô bạn làm ở trụ sở chính một tập đoàn lớn của Hàn Quốc i-meo về than thở là vừa bị cắt giảm 30% lương, mà cô này là nhân tài - người không thể thiếu của tập đoàn này - chứ theo lời cô nói, dân ngáo ngơ đã bị sa thải ngay để cắt giảm chi phí. Thằng cu em làm sếp to vật ở Morgan Stanley Hồng Kong nói công ty khuyến khích với chính sách lay-off tự nguyện, cu mới nhắn tin chắc em về nước bán phở.

Đi gặp khách hàng. Đâu đâu cũng than lỗ. Nước mắt giọt ngắn giọt dài lăn trên khuôn mặt cháy sạm và móm sọm của các doanh nhân một thời được tiếng là thành đạt, là Việt Nam idol cho bao người. Giá trị đất đai, cổ phiếu chỉ còn 1/2, 1/3, một số người đang rất giàu bỗng chốc nghèo đi nhanh chóng. Tony cũng không nằm ngoài. Sáng không còn dám ăn tô phở 24 nữa mà chuyển qua hủ tiếu bà Tư trong xóm. Buôn bán ế ẩm bèn lên sân golf đi dạo một vòng, tìm ai quen để mượn tiền. Các bạn của mình sao lâu không thấy đến tập luyện nữa, sân golf vắng hoe, cảnh cũ vẫn còn đây mà người xưa đang ở nơi nào? Nhiều túi golf để trong phòng gửi đồ phủ đầy váng nhện, chúng đã sinh con đẻ cái đến thế hệ thứ n. Gọi điện các bạn lòm en (làm ăn), các nữ hoàng từ thiện tranh chấp tay đôi một thời trên tivi không thấy an sờ, nhắn tin vẫn biền biệt không một rì phờ lai nào cả. Vì hoàn cảnh, nhiều nữ doanh nhân phải từ bỏ thú spa cao cấp chuyển qua tự gọt dưa leo cà chua cà pháo để đắp mặt nạ hay ngồi u sầu nặn mụn trong nhà tắm. Nhiều nam doanh nhân phải từ bỏ thú vui lang thang quánh golf xuống một phát luôn với các trò dân gian hẻm tốn tiền như tạt lon đánh đáo bắn bi... tranh chấp quyết liệt với bọn nhỏ trong xóm, tụi nó la rân trời sao mấy chú giành chỗ chơi của tụi con?

Ra Hà Nội đợt này chẳng buồn đi đâu. Thằng em đưa đi chùa vãn cảnh, ghé Đường Lâm thăm ấp hai vua, ghé chùa Mía, đền Và. Cảnh nông thôn Bắc Bộ trong tiết chuyển mùa đẹp. Gió se lạnh và những cánh đồng ngô biêng biếc. Những bụi dúi cổ nơi tương truyền một thời là nơi cột voi của Phùng Hưng đứng thẳng tắp, uy nghi, to lớn và ngạo nghễ trong gió chớm đông lành lạnh. Những người làm đồng vẫn cần mẫn làm đất để chuẩn bị trồng rau vụ mới. Bà lão bán bánh tẻ trong chùa Và có hàm răng đen bóng, cười rạng rỡ như trong truyện cổ tích ngày xưa.

Ngoài kia cơn bão tài chính đang gầm rú tàn phá thế giới...
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
CHƯƠNG 9 :Chuyện Tony Đi Công Tác Ngoại Quốc
Chuyện lâu rồi cách đây cả chục năm, lúc Tony mới mở công ty phân bón Phượng Tím. Một buổi sáng nọ, khi ánh bình mình vừa ló dạng, và những tia nắng đầu tiên của một ngày mới xỏ xiên vào căn phòng Tony đang ngủ làm anh ấy bừng giấc. Anh ấy đã dậy rồi, nhưng hai chân vẫn đang gác lên tường và vẫn chưa muốn ngồi dậy, trong đầu suy nghĩ là nên ăn sáng trước hay quánh răng trước rồi mới ăn sáng. Suy nghĩ mãi cả tiếng đồng hồ vẫn chưa xong việc hệ trọng này thì nghe tiếng lạo xạo bước chân của hai cậu nhân viên vào làm. Lúc đó còn thuê nhà, phía trước làm văn phòng làm việc, phía sau Tony ở trọ. Tony nghe ngóng thử chúng nó nói gì. Một thằng bảo: “Chắc ổng còn ngủ nướng chưa dậy. Thằng kia nói chắc đi ăn sáng rồi ấy chứ đâu thấy đôi dép đâu. À, mà sao em thấy sếp mấy công ty khác hay đi nước ngoài công tác, mà sếp mình mấy tháng nay kể từ lúc em vào làm tới giờ chả thấy đi đâu”. Thằng kia phụ họa: “Ừa sao lạ quá nhỉ, chả thấy đi đâu. Hay là ổng hổng có tiền”. Thằng kia cãi, “Ổng là sếp mà sao không có tiền mậy”...

Mình nằm nghe hai thằng nhân viên nói qua nói lại mà lòng buồn vô hạn. Rồi tao sẽ cho chúng bay biết tay. Nhưng giờ thì đi đâu? Đi đâu bây giờ. Quyển hộ chiếu còn còn mới cáu cạnh nhưng sắp hết hạn, chỉ có đi tập huấn ở Ấn Độ đúng một lần cách đấy cũng 4-5 năm. Mà tiền đâu mà đi? Mà không đi thì bọn nhân viên nó khinh ra mặt, cứ chằm dầm cái mặt ở công ty mãi hắc ám chúng nó không được lên mạng chơi game hay chát với thỏ ngọc mắt nâu hay đọc tin nhảm nhí... Cuối cùng Tony cũng book được một tour du lịch đi ngoại quốc, đi chơi chứ chả có công sự gì, nhưng giả bộ nói đi công tác.

Tin đồn Tony đi công tác ngoại quốc làm chộn rộn cả công ty. Hai đứa nhân viên làm gì cũng khoe, gọi điện thoại phấp phới với khách hàng: “Anh ơi, chị ơi fax hợp đồng lại liền cho bên em ký đi chứ không là ảnh đi ngoại quốc, không ai ký à nha”. Trên bảng treo tường tụi nó ghi chi chít lịch làm việc, nhưng cũng chỉ có một nội dung là ngày... tháng... Tony đi công tác ngoại quốc. Ngày Tony đi, bọn nó náo loạn cả lên. Đứa thì mang đến áo len, áo ấm, khăn quấn cổ, đứa thì đem thuốc ỉa chảy đau bụng nói cho anh coi chừng ăn đồ Tây hổng quen, chộp ruột ỉa chảy chết à. Tony đi có 3 ngày nhưng tụi nó chuỳnh bay (tức chuẩn bị - đang kể tự nhiên muốn chêm tiếng Tàu vô khoe mọi người biết mình biết nhiều ngoại ngữ) đến 3 cái vali nặng trịch, mở ra mới thấy ôi thôi đủ quần áo tắm các thể loại cho tắm bể, cho tắm hồ bơi nước ngọt nước mặn, lướt sóng lướt bè... rồi thời trang thu đông, xuân hè, công sở, dạ hội... Dồn vào cả 3 cái vali lặc lè, một ngày một thể loại.

Tony đòi đi taxi mà tụi nó hẻm cho. Hai đứa lao ra nói để em chở anh đi bằng xe máy cho đỡ tốn tiền, công ty mới mở mà anh. Đi một đoạn thấy tụi nó vun vút hướng Nguyễn Văn Trỗi, Tony bảo tụi mày chở tao đi đâu đấy. Bọn nó nói lên thẳng sân bay luôn đi anh, tụi em sẽ vẫy vẫy anh giống tiễn Việt Kiều vậy đó, rùi anh xoa đầu dặn dò tụi em ở nhà mạnh khỏe, chăm chỉ rồi anh gửi đô la Mỹ và dầu gió xanh về cho tụi em. Tụi em sẽ đứng ngoài nhìn vô miết khi nào anh lên cầu thang để ra máy bay thì thôi.

Tony nói: “Mấy đứa ngừng lại. Anh đi Campuchia mà, nên chở anh lên khu Đề Thám để bắt xe buýt qua bển”. Hai đứa đồng thanh á lên một tiếng và một trong hai đứa bất tỉnh nhân sự (thằng này tiền sử bị máu loãng), khiến mọi người xúm lại giật lưng quần giật tóc mai một hồi nó mới tỉnh lại. Câu nói đầu tiên của nó sau khi tỉnh dậy là, “Tony à, sao anh làm tụi em... hụt hẫng vậy?”

Ms Broken Rice

Sáng nay Tony ăn cơm tấm, sườn nướng phết mỡ hành và bì. Ngon quá, vừa ăn vừa quẹt mỏ, chợt nhớ chuyện Tấm Cám ngày xưa (dẫn vào đề).

Chuyện xảy ra ở trường làng. Cô giáo ra đề: “Hãy phân tích sự nết na hiền dịu của cô Tấm và sự độc ác của mẹ con Cám”. Tony đã viết như sau:

Thật ra em thấy đề bài này ngược lại mới đúng. Hiếu thảo là cô Cám, còn độc ác vô văn hóa mới là con Tấm.

Cám ngây thơ, hành động bộc phát duy nhất của Cám là ăn trộm tép mà thôi. Sau cú lừa ngoạn mục đi tắm để đầu chị khỏi lấm, cái Cám trút hết giỏ tép mang về. Đấy là một hành động ăn cắp vặt mà tuổi thơ nhiều người trải qua, em và bạn bè cũng vài lần ăn trộm xoài nhà hàng xóm mà... Cũng chính hành động này mà chị Tấm mới có cơ hội được gặp ông Bụt...

Các lần sau, Cám chỉ hành động theo lời mẹ mà thôi. Mẹ bảo gì thì làm nấy. Đó là sự hiếu thảo đáng trân trọng...

Riêng Tấm thì quá mít ướt, đụng đến là khóc. Ông Bụt cũng rảnh dữ quá, hễ con Tấm khóc là hiện ra, cho hết cái này tới cái kia...

Các câu nói của Tấm như “giặt mà không sạch tao vạch mặt ra” hay “kẽo cà kẽo kẹt, mày tranh chồng chị, chị khoét mắt cho”... không thể nào thốt ra từ miệng của một người hiền dịu được. Tấm nói chuyện giống giang hồ...

Còn hành động sai người rót nước sôi cho con Cám chết nhăn răng và sau đó làm một hành động phi nhân tính là cắt đầu làm mắm thể hiện sự độc ác đến ghê gớm của cô này, vậy mà nói hiền dịu”

Đọc xong đến đây, cô giáo té xỉu còn hiệu trưởng kêu Tony lên đuổi học...

Ngày 27/05/2013

Chairman, người ngồi trên ghế

Hôm qua Tony có nhận được một hồ sơ xin việc. Trong hồ sơ ghi rõ kinh nghiệm làm việc là “Từ... đến... chủ tịch hội đồng quản tri, rồi từ... đến..., từ... đến... làm chủ tịch hội đồng quản trị” tức ra trường đến lúc nộp đơn xin việc vào công ty mình, anh ấy chỉ làm chủ tịch HĐQT.

Tò mò nên hôm nay cũng mời lên phỏng vấn thử. Bước vào phòng là một cậu ốm tong teo với cặp kính cận muốn đánh sập cái mũi. Tony hỏi thế với kinh nghiệm làm việc trước kia, bạn có thể đóng góp được gì cho hãng của tôi. Anh ta lúng túng nói là em cũng không biết anh à, nhưng anh nhận em vô đi, việc gì em cũng làm, từ đánh máy đến thu tiền đến rửa xe hay đi mua đồ ăn xế... cho anh chị trong công ty. Tony hỏi chứ các công ty trước đây thế nào, anh ta nói phá sản hết rồi. Vì anh ta có một bà chị, cứ vài tháng lại nghĩ ra một ngành nghề, lại thành lập công ty và bắt anh ta làm chủ tịch hội đồng quản trị... Rồi làm không được nên đóng cửa rồi lại mở ra cái mới, hết công ty TNHH Ngọc Giàu đến TNHH Thanh Nga đến Cổ Phần Hoàng Hôn đến TNHH một thành viên Chiều Tím Biếc, công ty cổ phần Mây Lang Thang... “Lần này thì em quyết tâm rồi anh à,” anh ta quả quyết, “Em muốn đi làm, em không làm chủ tịch hội đồng quản trị nữa đâu, chị ấy có chửi em cũng mặc”. Đoạn, anh ta òa khóc rưng rức. Đôi vai gầy rung bần bật trong làn gió mát rượi tỏa ra từ chiếc máy lạnh 12 triệu mình mới mua hôm bữa.

Chợt rùng mình cũng vì lạnh. Sao chức danh cao sang đến Chairman mà hổng ai chịu làm vậy ta. Thấy mấy bữa nay báo chí xà lách, cải ngọt cải bẹ xanh... đều loan tin là “Một hotboy vừa lên làm chủ tịch hội đồng quản trị của một ngân hàng”. Đọc vào thấy toàn mổ xẻ nhan sắc, bằng cấp quốc tế và gia phả hơn là thành tựu của anh ấy.

Sáng mai, cũng không bất ngờ khi đọc các tin giật tít trên báo như “Chủ tịch HĐQT tập đoàn A xinh tươi diện váy ngắn xuống phố” hay “Hotgirl chủ tịch HĐQT tập đoàn B: Tôi và Tèo đô la chỉ là bạn!”

P/S: Đại ý của bài này là khoe cái máy lạnh mới mua giá 12 triệu.

Ngày 28/05/2013

Lòng tin còn một chút

“Tôi kể người nghe chuyện Mỵ Châu

Trái tim lầm chỗ đặt trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

Cuối cùng thì An Dương Vương rút gươm chém Mỵ Châu, cô con gái yêu của mình khi thần Kim Quy kết tội “giặc ở sau lưng nhà vua đó”. Sự thơ ngây cả tin của nàng, để đến nước mất nhà tan, là một bài học đau lòng về niềm tin trong tình yêu, niềm tin giữa con người và con người. Nàng trả giá bằng cái chết, tuy thương tâm nhưng không bất ngờ. Lịch sử thì quy kết tội nàng, nhưng chính An Dương Vương cũng là đồng phạm, nếu ông không nuôi ong tay áo. Chính ông cũng tin Trọng Thuỷ. Nhưng ai mà biết được chữ ngờ.

Cuộc sống là vậy. That's life.

Báo chí bây giờ nhiều tin tức rất ghê rợn, vượt qua trí tượng tưởng của rất nhiều người. Hiệu trưởng mua dâm nữ sinh, thầy giáo hiếp dâm học sinh tiểu học, con giết cha, chồng giết vợ,... Nhiều lúc tự hỏi, không biết cái gì đang xảy ra ngoài xã hội hỗn loạn kia? Ngày xưa đâu có thế? Hay ngày xưa vẫn có thế nhưng mình không biết? Nhìn một người, nhiều lúc không biết còn có đáng tin nữa không, bên trong họ đang âm mưu gì với vỏ bọc trong sáng lịch lãm thế kia. Nhưng con người không thể không tin nhau, không tin thì làm sao có thể sống, làm việc. Của tin còn một chút này, dẫu biết thế nhưng lòng vẫn buồn. Man mác.

Cuộc sống là vậy. C'est la vie.

Một quan hệ mới được thiết lập. Một niềm vui, một hy vọng. Ngày qua ngày, đến một lúc nào đó, sự hy vọng bị dập tắt, thành sự thất vọng. Sự phản bội và sụp đổ. Con người, đã không vượt qua được sự cám dỗ của danh vọng, tiền bạc, đã bán đứng người khác. Ánh mắt vẫn ngơ ngác, nàng Mỵ Châu không tin đó là sự thật, vẫn rắc lông ngỗng trên đường. Và con đường đưa đến biển cả, máu nàng hòa trong sóng biển. Ngàn năm, nhắc hoài một trái tim thơ ngây. Một cơ đồ chìm đắm. Một tình yêu trái ngang, một lòng tin bị bội ước.

Cuộc sống là vậy. Sheng huo shi zhe yang de.

Dẫu biết rồi sẽ có sự ăn năn. Nhân rồi quả. Trọng Thủy gieo mình xuống giếng. Kết thúc cuộc đời, trả giá cho sự bội bạc. Người đời không giận anh, nghĩa tử là nghĩa tận, chết là hết, dù lúc sống họ có lầm lỗi thế nào. Trái tim người Việt bao dung là thế, nên mới giữ vững giang sơn sau bao lần ngoại xâm. Nếu người Việt cũng chứa trái tim hận thù như kiểu quân tử trả thù mười năm chưa muộn, thì mãi mãi sẽ chẳng đến đâu. Máu cứ trả bằng máu, tiếp nối mất mát và đau thương. Thôi thì hãy khép lòng mình lại, nhẹ nhàng.

Và ngoài kia nắng lên. Gió thổi nhẹ trên đường. Một ngày mới.

Ngày 29/05/2013

Búp phê với cái Hằng

Khoảng năm 96-97 gì đó, em Trương Thúy Hằng, bạn hạc cùng lớp, có rủ Tony đi ăn buffet ở một khách sạn sang trọng ở Sài gòn. Bạn ấy có được hai cái phiếu mời, chắc ai cho. Lúc đó khách sạn này còn gọi là Saigon Prince, giờ đổi tên thành Duxton thì phải, nằm ở đường Nguyễn Hợ. Ờ Sài gòn thời mới mở cửa, New World là sang trọng nhứt với câu cửa miệng là đi ăn ở New World (mấy bànội trợ đọc là Niêu quơ), sau đó thì Ca Ra Ven rồi Sai Gon Prince. Nên Tony hăm hở lắm, buổi trưa đó đã phải nhịn đói để buổi tối ăn cho nhiều, cho đã. Đi ăn buffet (đọc là búp-phê theo kiểu tiếng Pháp, chứ không phải Búp Phét theo tiếng Anh đâu nha) là ăn thoải mái nên phải có chiến lược bài bản, không được lãng phí và bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào.

Đang nằm ngủ trưa nhưng vì cồn cào trong bụng quá và cũng nôn nóng nữa nên ngủ mãi không được, khoảng 2 giờ thì đã phải dậy tắm rửa để đi ăn búp phê. Tắm rửa kỳ cọ thiệt sạch, tìm bộ đồ vía đẹp nhứt để mặc. Cái quần tây màu xanh dương đậm, cái áo thun màu trắng kem, đóng thùng, mang đôi dép có quai hậu. Mỗi lần co chân lên đạp thì cái ống quần lại lên tuốt trên đầu gối, lòi mắt cá và một khúc ổng quyển đầy lông và đầy phèn. Chân quê mà, lúc đó chưa “chân thành phố” như bây giờ.

Đạp tới khách sạn thì cũng đâu khoảng 4 giờ chiều. Gửi xe đạp ở khách sạn lớn sợ nó hổng nhận nên chạy qua tận trường Ngân hàng gần đó để gửi rồi lội bộ qua. Thong thả, rong rủi cố kéo dài thời gian... mãi cũng chỉ mới có 5 giờ, mà trên thiệp mời 6 giờ mới ác. Hai đứa bèn đứng trước khách sạn, nói chuyện trường chuyện lớp, nhưng bụng đói cồn cào, hoa mắt muốn xỉu...

6 giờ kém 15, hai đứa xuất hiện ngay trước nhà hàng. Tụi phục vụ còn chộn rộn dọn đồ vào ra, hai đứa ngó nghiêng quan sát chút nữa mình sẽ ăn cái gì. Nó bưng tôm ra kìa, nó bưng thịt gà ra kìa, nó bưng bánh mì ra kìa... 2 đứa nhìn theo nuốt nước bọt ừng ực

Đúng 6 giờ, hai đứa lao vào ngay. Ngồi sát mép quầy dọn thức ăn. Cả nhà hàng chỉ có hai đứa vì sớm quá, chưa ai vào. Ngồi xuống. Lấy khăn phủ đùi. Lấy hai ly nước lọc, vì chỉ miễn phí nước lọc. Xong cái lon ton chạy ra quầy bày thức ăn. Đầu tiên là mình ăn gỏi bưởi tôm thịt, cha mẹ ơi, ngon quá, Tony quất một dĩa to, cái Hằng nói ông ngu quá từ từ chưa gì đã ăn gỏi, no sao ăn cái khác. Thấy mình ngu thật nhưng hổng lẽ tự nhiên đổ dĩa gỏi, nên ráng ăn xong, chạy qua ăn thịt cừu. Lấy một miếng to, thịt cừu thì mình chưa ăn bao giờ trong đời, chỉ đi học Anh văn, cô giáo bảo Lamb là thịt cừu nên lấy ăn cho biết. Ăn vào trong họng thì ôi thôi, muốn ói quá. Cái mùi gì kinh khủng, nhưng hổng lẽ ói trong khách sạn 5 sao, ráng nuốt. Tony thông minh nghĩ ra cách lấy thêm cà chua ăn kèm vào sẽ át đi mùi cừu. Vật vã mãi hai đứa cũng hết dĩa cừu nướng. Cái Hằng bảo, thôi mình phải ăn cái gì sang trọng thôi, tôm hùm đi. Hai đứa tới quầy tôm hùm, nhìn nhìn nhưng không chắc là có miễn phí hay phải trả thêm tiền, nên không dám lấy, cứ đứng coi. Một lúc thì Tony đánh bạo hỏi anh đầu bếp là tụi em ăn cái này có được không anh, ổng trả lời được được, giờ làm món gì? Cái Hằng nhanh nhảu bảo nướng bơ tỏi đi, tụi em thích ăn bơ và tỏi.

Một đứa hai con tôm hùm xong thì thấy nó cũng chả ngon lành gì. Nhìn sang bên cạnh thì thấy mấy ông khách đang ăn hàu sống và cá hồi sống một cách ngon lành, thế hai đứa cũng ra quất cho hai dĩa to, ăn thử cho biết. Trệu trạo và sợ hãi, lần đầu tiên mình ăn động vật chưa qua chế biến như vầy. Nhưng rồi cũng xong hai dĩa hàu và cá hồi. Sau đó chuyển qua ăn bánh mì Pháp, rồi ốc hương, rồi lại bánh mì đen, rồi lại ăn tôm sú luộc. Tuyệt nhiên không đụng đến rau và cơm, ngu gì...

Đến 10 thì khách về hết, chỉ còn hai đứa. Hai ly kem to là món ăn cuối cùng, thật sự nuốt không vào nữa, nhưng cái Hằng cứ ép ăn đi chứ uổng quá ông, hai ly kem nước ngoài này ở ngoài bán mấy chục ngàn lận đó. Thế là ráng. Cái Hằng quất được hai muỗng còn Tony ráng được một nửa ly thì ớn óc quá phải đứng lên ra về. Khi ra về, bẽn lẽn đưa hai cái phiếu ăn miễn phí cho cô phục vụ trong sự ngỡ ngàng của cả nhà hàng...

Tối đó ngủ không được. Nước bọt trong cứ tiết ra hoài. Trở qua trở lại một lúc thì thấy muốn ói, nhưng phải kiềm lại. Ói uổng chết, công trình ăn từ chiều đến giờ, ráng cho nó tiêu được bao nhiêu thì tiêu. Nhưng đến 2 giờ sáng thì chịu không nổi nữa, vào toilet ói sạch trơn, cái bụng lại trống không, lúc đó mới ngủ được. Giấc ngủ của anh ấy đêm ấy không sâu, chập chờn và có nhiều tiếc nuối...

Ngày 30/05/2013

Chuyện cô Cao và thầy hiệu trưởng (tiếp)

(Tóm tắt cốt truyện phần một la mã và hai la mã: Cô Cao có công ty du lịch Oan Lạc, tổ chức tour đi Nha Trang cho một trường hạc trên Củ Chi. Thu trước 70%, còn lại 30% đi về rồi thu. Đi về, trường này nói chất lượng tour không đạt, không trả 30 triệu còn lại. Cô Cao nhờ Tony đòi nợ giùm, bị ông hiệu trưởng chửi thậm tệ. Giờ phần tiếp theo nha)

III. Ba La Mã: Cô Cao giải trình

Lúc đó, Tony nói thôi Cao à, mình kinh doanh phải có trước có sau, chứ nghe khách hàng nói vậy chắc cũng có lý do. Cốt để về mình quản trị lại doanh nghiệp, dù ổng chửi nhưng mình xem là một lời góp ý, là cơ hội để sửa chữa. Lúc này thì cô Cao mới phân trần là giá tour lẽ ra phải 200 triệu mới đủ các chi phí cho cả trường đi chơi như thế, nhưng vì cạnh tranh khốc liệt quá, nên cô chào giá còn phân nửa. Và với số tiền ít ỏi đó, để thực hiện được tour, cô phải bóp mồm bóp miệng, cắt giảm mọi chi phí có thể, thậm chí giảm số sao khách sạn, ăn uống... Cô nói cái ông này lúc ký hợp đồng thì vui vẻ lắm. Nên cô cũng nhân lúc vui vẻ mà lồng ghép một số cái bất lợi mà lúc sales hổng dám nói như là có khi tụi em sẽ ghép chung 5 người một phòng được không thầy, ổng nói vậy càng vui, đi chơi chủ yếu là thức chơi chứ ngủ nghê gì, quay qua còn nói với mấy ông thầy khác tao ngủ với mày, mày ngủ chung với thằng kia con kia... cười ha hả mà. Cô nói khéo là ăn uống em sẽ rau nhiều hơn thịt cá nhé, ổng bảo là được em, giờ thịt cá ớn quá rồi, tụi anh thích ăn rau lắm, nhất là rau sạch. Rồi cô cũng nói có đi mua sắm không để tụi em biết, ông bảo phải đi chứ, tụi anh dành dụm cả năm nên ra đó em cứ đưa đi mua sắm. Rồi thằng hướng dẫn nó nói, tối hôm trước nó xin phép ngủ sớm để sáng mai đưa các thầy cô lãng mạn đi dọc bãi biển nhặt vỏ sò mượn hồn hút gió, nhưng mấy ông thầy có cả ông hiệu trưởng nữa, 12 đêm còn tụ tập qua phòng nó, đem bia ra rồi ép nó uống, nói mày say thì mai nằm nghỉ, đi đón bình minh bình miếc làm cái éo gì. Ông này trùm nói tục mà. Nên nó mới say và ngủ quên. Cô nói, đã nói như vậy rồi, xác nhận hết rồi nhưng về, biến thành nội dung khác, vì không muốn trả tiền. Làm ăn thì mệt vụ đòi nợ lắm ông à.

Tony ngồi giữa nghe thì thấy bên nào trình bày cũng thuyết phục, nên thôi im lặng uống hết ly cà phê rồi về văn phòng làm việc. Lúc cô Cao lấy xe máy chạy về, dáng người cao nhòng ốm nhách trên chiếc Mio màu đỏ, Tony nhìn thấy thiệt là tội nghiệp. Mình không biết làm gì để giúp cô ấy. Tính hồi đó hay bao đồng, thấy bạn bè mất tiền mà mình thở dài thườn thượt cả buổi.

IV. Bốn La Mã: Cô Cao và giải pháp đòi nợ

Đâu hai tháng sau thì cô Cao gọi mình ra quán cà phê, khoe là đã đòi được nợ ông Tuấn rồi. Mình hỏi ủa sao hay vậy, kể nghe. Cô kể thì tui lập ra một trung tâm du lịch mới, tên là trung tâm du lịch Rạng Đông, tui cử một đứa lanh lợi giỏi giang qua chào ông Tuấn tham quan Sở thú cho hạc sinh cả trường. Tụi nó có chương trình ngoại khóa tham quan sở thú. Tui chào giá tổng cộng 45 triệu, rẻ phân nửa đối thủ. Cái bên đó đồng ý liền, tui trích ngay tiền lại quả commission cho ông hiệu trưởng 3 triệu. Bên đó chuyển trước cho tui 70%, tức khoảng 30 triệu. Nhận được tiền, coi như xong nợ, tui thanh lý hợp đồng cũ. Tui đòi mãi không được nên nghĩ ra cái mưu này để lấy lại tiền, và số tiền lấy đúng là số tiền cũ, không lường gạt một xu.

Cô Cao còn kể, tui nhận tiền xong cái muốn cho ông hiệu trưởng một bài học. Hiệu trưởng gì mà hay chửi tục quá đi. Nên tui im lặng không nói gì. Sáng hôm đó, bên trường vẫn tổ chức đi tham quan cho thầy cô và các em. Tờ mờ sáng, các em học sinh đã nô nức đeo khăn quàng, được phụ huynh chở lên trường ngồi chờ. Các thầy các cô thì nào cơm nắm trái cây nước trà đá..., cũng ngồi chờ sớm từ lúc 6 giờ sáng. Đợi mãi đến 7 giờ vẫn không thấy, các thầy phụ trách đội mới cho các em múa hát và các trò chơi sinh hoạt tập thể trong lúc chờ đợi. Hát hết bài này đến bài khác, múa hết bài này đến bài khác, sinh hoạt chán chê mà xe vẫn chưa thấy đâu. Ông hiệu trưởng gọi vào máy di động lẫn máy bàn hoài mà tui không thèm bắt máy. Đâu 9 giờ 30 tui mới gọi lại giả bộ hỏi ổng: “Chớ thầy gọi em có gì hem”. Ổng nói ủa sao xe công ty giờ vẫn chưa thấy lên, cả trường đang ngồi chờ nè. Cái tui nói chờ đợi chi thầy ơi, thầy cho các bạn giải tán hết đi. Có trung tâm du lịch Rạng Đông nào đâu, công ty Oan Lạc đó, lấy lại tiền nợ cũ đi Nha Trang đó thầy.

Ông hiệu trưởng mất mấy phút lắp bắp mới nói lại được, nói cô, cô dám, dám... tôi sẽ sẽ sẽ kiện, sẽ thưa. Cái cô Cao nói dạ muốn thưa muốn kiện gì thì tùy thầy, em có cái băng ghi âm lúc thầy nhận 3 triệu nè, em cũng trình ra luôn. Nên thầy nói các bạn giải tán hết đi nha, về sớm nghỉ ngơi chứ nắng. Nói rồi tui cúp máy, tới giờ hổng thấy ổng gọi lại...

Tony nghe xong mà người toát mồ hôi. Đúng như truyện kiếm hiệp Kim Dung, núi cao ắt có núi cao hơn. Mà bạn mình, tên Oan Lạc, họ Cao, làm gì cũng cao cơ. Nên ông hiệu trưởng kia thua trí là phải.
 
  • Like
Reactions: Tree B

Tree B

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng chín 2017
727
1,021
154
21
Hà Nội
STNA
Em đọc cuốn: "trên đường băng" luôn chưa
Mình cũng có quyển Cà phê cùng Tony với Trên đường băng, đọc thích ghê.

(đọc hay không cũng được, tui gọi mấy ông bà vào mục đích chính là mong mấy ông bà like câu này cho tui nhé, tui like hết cho mấy ông bà rồi đó :rolleyes::rolleyes:)

Mình vẫn chẳng biết ai là TnBS nhưng mình khá tin là ông đó chưa thể nào quá 35 tuổi. Còn chắc chắn là trên 20. Trên 20 bởi vì có mấy cái về thực tế mà mình nghĩ bọn trẻ con chưa thể biết được. Còn dưới 35 ( mình nghĩ con chả đến 30 nhưng sợ sai nên tăng mốc lên tí) vì có mấy cái hơi trẻ con và rất giàu trí tưởng tượng
Lần đầu đọc Cà phê mình thấy hay phết, thế là mình mua thêm quyển Đường băng, tiện thể lên trang của ông chú để tìm thêm. Nhưng đọc xong nó thì nhận ra ông chú này có mấy sự suy nghĩ hơi mang tính tưởng tượng rồi suy luận chứ thực tế thì chắc ông chưa trải nghiệm bao giờ. Với cả mình cũng đọc và tiếp thu ý kiến từ cả nhiều ông khác của cả Việt, Nhật và Mỹ nên thấy ngay lối suy nghĩ của ông chú
Và mình cũng hiểu luôn tại sao sách bán chạy được. Đơn giản vì nó nói quá dễ hiểu cho đủ loại đối tượng. Những điều ông ấy nói cũng toàn là những điều ai cũng hiểu mang máng, một phần khác là dựa theo sự hiểu biết còn chưa rõ ràng. Cộng thêm lối đặt ví dụ vô tội vạ nghe nhue thật của ông chú mà lần đầu đọc khi chưa kịp tìm hiểu về TnBS mình đã tin sái cổ.
Nhưng ông ấy cứ thử viết theo lối suy nghĩ lệch với các quan niệm đương thời đi, đơn giản nhất là về lối nghĩ sáng tạo.. Mình xin ví dụ quyển SUY NGHĨ NGƯỢC của ông nào đó người Nhật. Lần đầu đọc mình bị đơ ở một vài chương vì chưa hiểu lối suy nghĩ của ông bác ý!
Nhưng mà nói chung là ông ý viết hay !! Kiểu gì cũng phải nói là hay :D:D
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
CHƯƠNG 10:Đề Bài: Em Hãy Mô Tả Quang Cảnh Phòng Chờ Sân Bay
Em có dịp đi Hà Nội bằng máy bay. Xong thì em quay về lại thành phố. Làm thủ tục xong và vào phòng chờ sân bay Nội Bài, em vừa yên tọa, bỗng giật mình bởi tiếng của một cô gái mặc áo dài xanh đứng núp trong cánh cửa, tay cầm cái mi cờ rô: “Nây đi èn gen tờ mìn, Việt nam è lãi, phờ nai năm bờ Vi En Oanh Oanh Phò... hát bin đì lây.”(đoán là Ladies and Gentlemen, Vietnam Airlines, Flight Number 114 had been delayed.). Một cậu tre trẻ ngồi bên cạnh em liền chửi thề bằng tiếng Mỹ fax you man. Cậu lầm bầm nên đổi tên là Đì Lây È Lãi cho rồi. Lầm bầm xong, cậu móc điện thoại gọi điện cho người thân để thông báo. Cậu nói biết thế thì đã đi Jet Sờ Ta Pa Si Phíc È Lãi. Em xếp cậu này thuộc nhóm rành sinh ngữ hay đang mần cho công ty nước ngoài, vì thấy nói chuyện không có câu nào mà đầy đủ tiếng Việt. Ví dụ một câu của cậu này là “Ối giời ơi nó lại đì lây (delay) rồi, nên em nâu nít (no need) ra đón anh sớm, khi nào có i xác thai (exact time) anh sẽ còn phơm (confirm) lại”.

Mấy cô mấy cậu khác thì em thấy đang chúi mũi vào cái lap tóp chắc để oánh gem chát chúa hay dạo chơi trên mạng, la hét om sòm cười nói như ở nhà riêng. Em xếp vào nhóm rành tin học.

Trong một góc, các bô lão đang hãnh diện kể cho nhau nghe về con A, thằng B của tôi... đang làm gì ở Sài Gòn. Lâu lâu vẫn quy thóc giá vé máy bay rồi chép miệng. Em xếp vào nhóm phu huynh có con cái Nam tiến, làm ăn có chút tiền muốn báo hiếu bằng cách ép các cụ sử dụng phương tiện giao thông hiện đại cho biết.

Một nhóm mấy bà mấy cô vội vã chạy vào quầy để mua sắm chè xanh, mơ, sấu, bánh đậu xanh..., mấy cô mậu dịch viên mặc áo dài hồng vây quanh tươi cười tiếp chuyện. Em xếp vào nhóm Hãy chọn giá đúng.

Phần lớn hành khách đắm chìm và say mê nhắn tin qua di dộng, lâu lâu lại cười hi hí. Với một số người Việt, ĐT di động là báu vật, cứ mấy phút phải móc ra coi một lần, thấy không có ai nhắn tin thì lại bỏ lại vô túi quần. Em xếp vào nhóm Đam mê Truyền Thông.

Vài ông nhìn da trắng meng méc chắc Đài Loan, Trung Hoa gì đó đang nói cười với mấy cô em xinh đẹp gốc Miền Tây, nói về Hở Nei, Xia Lỏng Wạn (Hà Nội, Hạ Long)...Mấy cô em hạnh phúc ra mặt sau chuyến trăng mật. Em xếp vào nhóm hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Một nhóm say mê nhìn màn hình tivi đang phát chương trình gem sô gì đó thấy người chơi chạy nhảy lung tung và hai MC ra sức lùa người chơi vào cái ô cho đúng luật, dạo này gem sô nhiều quá không biết cái nào là cái nào. Kết luận: Nhóm văn hóa nghe nhìn.

Mấy khách du lịch ngoại quốc mắt xanh đang ngồi thành một góc. Tất cả im phăng phắc và mỗi người một cuốn sách trên tay. Để ý thấy Tây hay đọc sách trong sân bay, nhà ga, phòng chờ... cứ có thời gian rỗi là họ đọc. Cảm giác bình thường không nôn nóng mấy. Em xếp vào nhóm cộng đồng văn hóa đọc, không thấy người Việt nào trong nhóm này, từ lâu rồi em không thấy người Việt nào đọc sách ở chốn công cộng.

Đợi lâu quá nên cậu trai rành sinh ngữ mon men tới ngồi cạnh đám khách Tây chắc để thực tập sinh ngữ. Cậu hỏi ngay một bà Tây rất già đang run run cầm sách (Chắc bị Parkinson nhưng cũng bon chen vui thú reading) “hoe oa ziu phờ zôm? –đoán là where are you from”. Bà Tây có vẻ bị làm phiền nhưng cũng mấp máy trả lời cho nó có văn hóa với người bản địa...

Quan sát tới đây thì đã quá mệt, em bèn ngủ gục.

Ngày 05/06/2013

Đói thì cho sạch...

Ai đã từng học qua môn Marketing căn bản đều biết đến Philip Kotler. Hiện ông đang dạy bên đại học Northwestern, Chicago.

Năm 2007, giáo sư Kotler sang Việt Nam để giao lưu, nôm na là đi dạy cho các doanh nghiệp Việt Nam biết làm thương hiệu. Học phí cũng đâu có ít, vài trăm USD/ngày, nhưng thôi cũng ráng ăn khoai ăn cỏ để tham gia. Có cả ông tây bà đầm học nữa. Trong lúc cao hứng, ông có đề nghị Việt Nam tìm một thương hiệu quốc gia, ví dụ như là cái nhà bếp của thế giới (kitchen of the world) chẳng hạn. Học trò ngồi dưới xôn xao, hay quá hay quá. Chưa nước nào nghĩ ra. Một Amazing Thailand hay một Truly Asia cũng chẳng thể sánh bằng. Rồi đây, thế giới sẽ biết tay ta. Muốn ăn thì thì lăn sang nước Việt...

Nghe đến đây, Tony liền bỏ học, chạy ra ngoài reo lên Eureka (nhưng hem có nude)! Thì ra, anh ấy đã tìm được công thức làm giàu cho bản thân mình (xong phần mở bài).

Vô thân bài nè: Thật ra cái Tony nghĩ cũng chẳng có sáng tạo gì, kiểu xe công nông cải tiến. Tony nghĩ Việt Nam có thể mang thương hiệu “nhà tắm của thế giới” (bathroom of the world) được hông?. Thôi thì bố trí nhà tắm khắp nơi, từ sân bay bến cảng, đến cửa khẩu, nông thôn thành thị làng mạc phố xá... đều có bảng hiệu “nhà tắm here” giăng giăng. Khách vào ra gì cũng bắt tắm. Tắm rồi mới cấp visa. Vào Việt Nam, câu đầu tiên hướng dẫn viên du lịch hỏi là “mày tắm chưa?”. Các tour du lịch rộn ràng với các chương trình tắm trọn gói. Tắm nắng rồi tắm mưa. Tắm sông rồi tắm suối, tắm hồ rồi tắm bể. Tắm khô rồi tắm bùn. Tắm hồ bơi, tắm sauna, tắm khoáng, tắm cao nguyên và tắm đồng bằng, tắm miền duyên hải và tắm nơi rẻo cao. Tắm trà xanh. Tắm cà phê. Nhà nhà tắm, người người tắm.

Hòa chung không khí tắm táp đó, Tony mở thêm một công ty nữa có tên là “Tắm Việt”- theo model cái gì cũng có chữ Việt ở phía sau. Hoa hậu Áo Tắm trong cuộc thi hoa hậu toàn quốc sẽ phụ trách mảng marketing. Đài truyền hình sẽ có chương trình gameshow ăn khách là “tắm với ngôi sao”, bữa thì mời Thanh Bạch, bữa thì mời Hồng Vân, bữa thì mời Công Lý, Quang Tèo, Lý Hùng, Lệ Thủy, Ngọc Giàu... Công ty Tắm Việt sẽ nổi tiếng với câu slogan “Hãy về mà tắm ao ta, dù trong dù đục cũng là đi tăm” (tức đi tắm, vì gieo vần lục bát nên phải thành tăm).

Sau đó thì Cổ phần ngay! Mời một vài thiên tài trong lĩnh vực đồn thổi cổ phiếu. Một ngày nghĩ ra một dự án. Vẽ vời nào lấn biển để xây nhà tắm nghỉ dưỡng, đục núi để xây hang tắm. Dự án vừa thủy điện vừa tắm trên cái hồ chứa (nhớ lưu ý kẻo kẹt chân vào tua bin máy phát điện nghen). Trồng cao su cũng có chương trình “tắm trong rừng cao su”. Đầu tư quốc tế để có chương trình trái phiếu ủng hộ “tắm với Khơ Me Đỏ”, “tắm với voi Lào”. Dân chúng mê tít mắt, mua cổ phiếu trái phiếu khí thế. Và thế là, Tony lại tha hồ đếm tiền trong nhà tắm!!!

P/S: Thông báo mới nhất: Sau bao năm cầm cự, công ty Tắm Việt chuẩn bị giải thể. Công ty nợ lương nhân viên cả năm rồi và năm nào cũng thưởng tết bằng các suất tắm miễn phí. Có bữa hẻm có khách hàng nào, chỉ toàn cán bộ công nhân viên tắm rửa kỳ cọ lưng cho nhau nhưng mặt ai cũng buồn thiu. Hôm qua, nhân viên trung thành nhất cuối cùng cũng rời bỏ công ty. Thằng này lúc vào gần 80kg giờ chỉ còn 45kg vì thiếu ăn. Hai gò má nó tóp lại và cái miệng dài ra thành cái mỏ. Hôm qua nó vào phòng Tony, vừa gõ cửa đã thấy cái mỏ vào trước, Tony giật mình không biết thể loại chim cò nào lạ quá bay vô đây, nó bảo, không phải chim đâu anh, em nè. Nó lại mặc cái áo vàng khè làm mình nhìn thấy giống tụi bán pizza hóa trang thành vịt Donald đi giao bánh. Nó khóc với Tony: “Giờ suốt ngày em chỉ nghĩ đến việc ăn thôi anh à, lương anh không trả, em đói bụng quá mà suốt ngày bắt tắm cho khách coi, em tắm không nổi. Em biết đói thì phải sạch, nên cứ mỗi lần đói bụng, em lại đi tắm. Nhưng bữa nay, tay em cầm cục xà bông không nổi nè anh. Em trả lại mấy vé tắm miễn phí, em đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc đây”. Nó nói rồi quày quả bước đi, nước mắt rơi lã chã nhưng không ướt được cái cằm vì bị cái mỏ hứng hết.

Nói đến Hàn Quốc, Tony tự nhiên thèm kim chi. Thèm gà đẻ thải dai nhách của nó nữa, đẻ mấy chục đợt và đầy kháng sinh bên trong, hết đẻ được nên bị thải, xuất qua Việt Nam được công ty nhập khẩu phù phép thành gà ta thả vườn. Dai nên ai cũng thích vì có cái để nhai được lâu. Trong năm 2012 vừa qua, Việt Nam - 1 nước với 70% dân số làm trong lĩnh vực nông nghiệp - đã nhập từ Hàn Quốc, một nước công nghiệp phát triển với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 15.54 tỷ USD, ngoài máy móc trang thiết bị hóa chất xe hơi, còn có cả... gà đông lạnh. Góp phần tạo nên cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của nước ta thêm phong phú.

Ngày 06/06/2013

Du hạc lần 1.

Kiếm một đống tiền từ chứng khoán và nhà đất rồi, thế là Tony đi du hạc lần 1. Còn mấy ngày nữa lên đường, tự nhiên thấy chộn rộn quá hà. Mấy bữa nay, người cứ tưởng tượng đang ở Mỹ không thôi. Sáng nay ngủ dậy, tự nhiên cảm thấy bị jet lag (tình trạng say máy bay và do chênh lệch múi giờ).

Hôm qua đi Củ Chi thăm đất xây nhà máy, cậu tài xế mở radio, ca sĩ ca bài Quê hương là chùmkhế ngọt, Tony ngồi nghe mà khóc rấm rứt, bứt tóc bứt tai... vì nhớ Việt Nam. Tụi Singapore ngồi cùng xe (tụi nó qua Việt Nam góp vốn lòm en với Toni) ngạc nhiên, hỏi ủa sao mày khóc, nên Toni sẵn tiện dịch luôn nội dung bài hát (hometown is a bunch of sweet starfruits, Tony giỏi quá cái chi cũng dịch được). Tụi nó nghe xong xúc động quá, và cũng thích thú nữa, bắt ghé chợ mua trái quê hương để ăn cho biết. Tối qua ăn hết mấy trái quê hương ngọt, còn để dành trong tủ lạnh một đống quê hương chua, sợ ăn nhiều thì bị anh Tào Tháo rượt (nói vậy chứ anh Tào anh hùng nổi tiếng trong thiên hạ, tự nhiên đi rượt đuổi mấy đứa ỉa chảy làm chi).

Sang Quê Kì lần này, hành trang mang theo chủ yếu là cái camera cả chục chấm. Mục đích chính là đi chụp hình về khoe. Chắc tốt nghiệp xong, kiến thức sách vở đâu không thấy chỉ thấy mang về nước mấy vali toàn Album và Album... Các chủ đề toni và bạn hữu, toni và giáo sư, toni và thư viện, toni và căng tin, toni và đường phố, toni và x xì, tony và y cà rốt... đều được bọc giấy kính cẩn thận, ghi rõ thời gian địa điểm chụp để không có đứa nào cãi được là dùng phô tô xốp. Chỉ sợ tụi nó không tin, đó là điều căng thẳng nhất trong suốt thời gian du hạc của Tony.

Còn phải mang theo tiền nữa chớ. Ở bên này ai xin cũng không cho, ki bo keo kiệt, qua bên kia, mỗi lần nghe Quê hương là chùm khế ngọt do Cẩm Ly ca, Toni lập tức đến Western Union thực hiện hành vi kiều hói. Biết viết sai chữ “hói” rồi nhưng cố tình sai cho nó ra Việt kiều... Đúng là khả năng hòa nhập nhanh dễ sợ.

Rồi đang search thử Nasa hay Boeing ở bang nào nữa chớ, ở bên này đi làm thêm cắt cỏ hay làm móng mệt thấy bà, về nước phải nổ, lúc rảnh rỗi, ngoài giờ lên lớp, Tony có đi làm kỹ sư lắp ráp máy bay Bô Ing hay làm phi hành gia Nasa cho bà con sợ hãi...

Ngày 07/06/2013

Du hạc đợt hai ở Căm Rai

Kinh tế cứ suy thoái hoài, chờ mãi cũng chả thấy dấu hiệu nào khả quan. Chả ai làm ra tiền lúc này cả. Giờ thì phải làm răng? Làm răng? (có 32 cái làm hoài)

Suy nghĩ mấy đêm, Tony quyết định đi du hạc trở lại. Tony cứ nhức đầu là thay đồ đi du hạc. Năm nào cũng đăng ký một trường. Từ trường đại học Thanh Hoa đến Harvard, đều bon chen xin vô cho được, rồi hạc nửa chừng thì bỏ, không hạc nữa vì phải về nước bán phân. Nghe mình trình bầy lý do nghỉ học, Tony nói lý do là yêu môi trường và sự trong lành của quả đất, rằng phân là một phần của sự sống, của màu xanh trên hành tinh này... Nghe xong, thầy cô lẫn đồng môn đều òa khóc nức nở, lật đật làm farewell party rồi hát vang bài “Tiễn bạn lên đường” trong nước mắt. Kể từ đợt du hạc lần 1, mấy năm nay gián đoạn bởi ở nhà lo trùng tu ngoại quan,e.g.nhổ tóc bạc, kéo căng da mặt, xóa dấu chân chim, hút mụn bọc, tắm trắng, tẩy lông vĩnh viễn, bọc răng sứ... Ngoại quan giờ khá rồi nên đi hạc tiếp đợt 2, dự kiến kéo dài đến năm 2015 để lấy bằng về khè mấy người trong xóm.

Thật ra, thời khủng hoảng, hạc là một cách trú bão hay nhất. Vừa có kiến thức, vừa ngoại ngữ, vừa có mạng lưới quan hệ quốc tớ. Qua khủng hoảng lại về làm ăn. Mà học cái gì và trường nào đây? Bèn search top 10 trường đại học tốt nhất thế giới, in ra bỏ trong rổ và ngồi lựa. Harvard hông ta? Thôi lạnh lắm, không hạc ở khu vực lạnh lẽo này nữa đâu. Hay Standford, nghe chữ Ford hổng thấy hay, nghe giống xe hơi, Oxford cũng vậy, nghe cứ thế nào. Hay Cambridge (mình phát âm là “Căm bờ rai” hồi nhỏ đến giờ hổng ai sửa, hôm bữa mình nói mình học tiếng Anh giáo trình Căm Bờ Rai bị một giáo sư người UK nói mày khùng). Bèn mở goole image ra coi cơ ngơi trường thế nào. Ừa trường này được nè, vì mình cũng thích chèo thuyền (Mình sẽ ghi rõ trong đơn nhập học là lý do chọn học là row row your boat, gently down the stream... cho nó dễ thương).

Ai đang đọc cái này, thì cũng nên đi du hạc cho rồi. Nếu bạn có chút tiền và có chút i ốt, hãy du hạc. Hổng có tiền như Tony thì gởi thư qua trường xin hạc bổng, gửi 10 lá thì cũng được một cái đúng chính tả, Tây nó đọc nó hiểu thì nó cho liền. Cứ nói Việt Nam dân tộc vừa thoát khỏi chiến tranh, đáng thương nhất thế giới thì ai đọc không mủi lòng. Ở trong nước cũng chẳng làm được gì, khởi nghiệp thì cũng tiêu, tìm việc tốt thì không có. Mở báo lá cải ra đọc toàn các tin tiêu cực có dấu sắc như té, móc, chích, quánh, cướp, hiếp, giết, ói, cắn, đốt... Nếu đang kinh doanh không thành công mấy hay mới bị đuổi việc, đừng lo: hãy sang Mỹ hay Anh du hạc...

Vì vậy, nào ta cùng đi du hạc. Không đi Mỹ thì đi Úc, Anh, Liên Xô, Trung Quốc... đều được hết (nếu không du hạc thì du lịch, du mục, du canh, du cư, du côn, du đãng... miễn có DU là được)

Nói vậy thôi chứ ai không đi cũng được, ở Việt Nam cũng được. Ở Việt Nam vui hơn nhiều, ăn ốc và hột vịt lộn cực ngon, bên kia làm gì có mấy món ốc xào me, chem chép nướng mỡ hành, ốc gạo luộc? Đi hạc làm gì, hạc đã đời về nước cũng vậy hà. Hạc cho lắm về cũng thất nghiệp. Vả lại, lúc nhỏ hẻm đi thì thui, giờ luống tuổi rồi đi du hạc mệt lém, hạc nhức đầu thấy mẹ.

Ngày 08/06/2013

Đời cua, đời cáy...

Khi còn hạc ở HBS, có lần giáo sư đặt câu hỏi, theo bạn, doanh nhân là ai. Rất nhiều quan niệm khác nhau được đưa ra, vì lớp hạc là một hợp chủng quốc, đến từ nhiều nền văn hóa. Sau đó thì thầy mới đưa ra quan niệm của thầy, cũng như của các giáo sư trong trường, thành một quan điểm hay còn gọi là trường phái Harvard về doanh nhân. Nôm na là doanh nhân là người lãnh đạo, có thểlàm chủ hay không phải làm chủ, nhưng phải là lãnh đạo doanh nghiệp hay tổ chức có lợi nhuận. Mục tiêu là lợi nhuận nhưng doanh nhân phải lèo lái làm sao đó để không xung đột với đạo đức xã hội. Doanh nhân phải giải quyết sao cho sự phát triển của doanh nghiệp của mình không gây phương hại đến môi trường thiên nhiên. Doanh nhân phải làm từ thiện xuất phát từ tâm của mình, từ tình đồng loại chứ không phải vì nhu cầu marketing. Và cuối cùng là doanh nhân phải biết chia sẻ, với thế hệ sau, về cả tiền bạc lẫn vốn sống, kiến thức... nhằm tạo ra một thế hệ doanh nhân mới khi mình chết đi. Các quan niệm tuy có khác đi chút ít, song vẫn tựu trung các ý trên. Thành một chuẩn thế giới.

Nói chung là diễn giải từ tiếng Anh qua tiếng Việt, Tony nói thấy nó không có trơn tru gì hết. Và lúc đó mình cũng hoảng hồn, thấy mắc cỡ. Vì mang tiếng là doanh nhân đã lâu, ngày 13/10 nào cũng tổ chức ăn uống hát hò tặng bằng khen treo đầy nhà, nhưng mình đã làm được gì. Chẳng làm được gì cho cộng đồng và chẳng chia sẻ với ai một cách tự nguyện. Bạn bè hỏi, ở Việt Nam, doanh nhân là thế nào. Tony thật sự lúng túng, và nói ở Việt Nam muốn làm doanh nhân không có tiêu chuẩn hay ai cấp phép, nên tụi tao thường phải đăng ký vào câu lạc bộ doanh nhân, là xong. Đó là tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Thế là ngồi suy nghĩ lại, thế giới người ta quan niệm doanh nhân nó khác mình. Vậy nước mình chắc không có ai, hay có mà mình chưa biết. 15 năm đi làm, gặp n người gọi là doanh nhân, mình thấy không ai thỏa hết các điều kiện của chuẩn thế giới như thế cả. Có người thì làm giàu một cách nhanh chóng nhờ lấy tài nguyên thiên nhiên, chặn dòng chảy của các con sông làm thủy điện, xả nước thải ra sông mặc cá tôm chết sạch. Có người làm giàu bằng bóc lột sức lao động của đồng loại mình một cách quá đáng, ép quần quật bán sức lao động cho họ nhưng tới lúc lãnh lương thì kỳ kèo, o ép, hẹn tới hẹn lui mới trả. Có người đoạt giải anh hùng từ thiện, quán quân từ thiện... nhưng lu loa lên cho cả thiên hạ biết, ghi rõ tên mình hay doanh nghiệp mình lên phong bì, chỉ cho vài triệu đồng nhưng phải bắt những thân phận đáng thương kia phải khóc phải cười phải cám ơn xỉu lên ngất xuống... để quay lên ti vi, chụp hình lên báo. Có người có con đường làm giàu bí hiểm, không ai biết làm sao họ giàu vì họ không muốn chia sẻ, vì cái khôn của người Trung Quốc dạy ta là “cho bạc cho vàng, không ai trỏ đàng đi buôn”. Bao nhiêu tỷ phú thế giới lúc họ chia gia tài, chỉ để lại cho con vài đồng gọi là, còn tất cả đều đưa vào quỹ từ thiện, trong khi bên ta thì ngược lại. Nhà thường thường bậc trung có hai đứa con thì ông cha bà mẹ cũng cày gần chết để có hai cái nhà cho chúng nó làm của. Còn doanh nhân ta thì làm quần quật, o ép đối tác từng đồng, kỳ kèo với người làm từng xu... để con cháu mua siêu xe, đốt tiền nấu trứng như công tử Bạc Liêu một thời. Thương con hay không thương. Tụi Tây nói vậy là không thương. Vì như vậy là làm cho nó hỏng.

Lúc thảo luận, mình có ngồi chung nhóm có hai bạn Trung Quốc. Thấy các bạn nói là bên Trung Quốc, vẫn có khái niệm không ai giàu ba họ. Tức giàu cho lắm, 3 thế hệ thì cũng hết, nhưng ở phương Tây, họ giàu đến cả chục thế hệ, cụ thể trong nhóm vẫn có một anh người Ý là thế hệ thứ 5 của một tập đoàn sản xuất các sản phẩm cà chua. Mình chợt nhớ lại hình ảnh cậu con của Ba Huy, công tử Bạc Liêu lừng lẫy những năm 1930-1940, với cả trăm ngàn hecta đất ruộng lúa và ruộng muối, với chiếc máy bay và sân bay tư nhân đầu tiên, thế nhưng thằng con sau này chạy xe ôm, sau này nhà nước phát hiện ra nên cho về làm bảo vệ khách sạn công tử Bạc Liêu. Du khách đến tham quan, ông vẫn dắt khách chỉ trỏ đây là phòng ngủ của ba tui, đây là chỗ đá gà của tui, đây là chỗ tui chỉ con gà con vịt nào... là gia nhân sẽ bẻ cổ ngay lập tức để luộc tui ăn, đây là giường nóng, đây là giường lạnh... Từ hội đồng Trạch đến Ba Huy giàu có vậy, mà tới thế hệ thứ 3 thì chạy xe ôm. Ủa sao kỳ vậy, tụi Trung Quốc nói bên tao cũng vậy. Vậy Âu, Á có gì khác biệt.

Cái Tony với hai người bạn Trung Quốc đi tìm hiểu tiếp. Vô thư viện search tài liệu đọc, rồi phỏng vấn bao nhiêu là người. Cuối cùng cũng tạm rút ra được nguyên nhân trong một cổ thư Trung Quốc thế kỷ 15, họ cũng làm thống kê trong cả mấy ngàn năm lịch sử TQ và châu Á, nên nhóm tạm tin và dùng làm cơ sở nghiên cứu tiếp. Cuốn sách nói về sức mạnh của sự chia sẻ. The power of giving. Một người sinh ra, để thành đạt, có một phần tài, hai phần đức và 7 phần phúc. Nôm na cái phúc này là cái may mắn, phúc phần của gia đình tổ tiên để lại. Sinh ra có phúc, nó đẹp đẽ khôi ngô lành lặn, nói một hiểu mười. Cái đó sẽ quyết định 70% sự thành đạt. Vấn đề là con người mình không biết cái phúc của mình bao nhiêu, nên con người muốn thành đạt phải tích đức, tức tăng tỷ lệ trong cái zoom 20% đó. Phải luyện tài, để đạt max trong cái zoom 10%.

Có ví dụ ông Trương ở Hàng Châu, một nhà buôn nổi tiếng thời Đường. Số phận của ông là thương gia, nên thang đo sự thành công là số tiền có được. Phúc của ông là được 100,000 lượng vàng, đó là tới điểm cực đại của đồ thị sự nghiệp của ông. Tức ông nếu chỉ có 50,000 lượng, thì công việc cứ vẫn phát đạt, vì đồ thị vẫn còn đi lên. Nhưng khi ông có 100,000 lượng rồi mà vẫn cứ tích lũy tiếp, thì sự nghiệp bắt đầu xuống dốc. Rủi ro xui xẻo, rồi bịnh đau, đủ thứ chuyện cho nó mất dần mất dần, rồi xuống con số 0. Đó là thế hệ thứ 3 của ông sẽ phải gánh chịu.

Nên người phương Tây họ nắm bắt cái này sớm, họ đưa ra giải pháp. Đó là bí mật của nhà giàu phương Tây. Họ chỉ nuôi con nuôi cháu đến 18 tuổi, rồi muốn học nữa thì đi vay, của chính phủ hay của gia đình, có hợp đồng luật sư đàng hoàng. Xong ra trường, tụi này cũng cày quần quật như bao nhiêu người khác, để trả nợ. Sau một thời gian dài mới vô công ty của gia đình làm, rồi leo dần lên như người ngoài vậy. Nên tụi nó quý trọng đồng tiền. Các tỷ phú phương Tây vì không biết cực đại của cuộc đời mình là bao nhiêu, nên họ chủ động bỏ bớt. Khi đến con số 99,000 lượng, họ cho đi 90,000 lượng vào quỹ từ thiện, chỉ còn 9,000. Số phận của họ lại được tiếp tục 91,000 lượng nữa, nên làm ăn cứ lại phát đạt. Cứ như thế, tới đời con đời cháu, cứ phát đạt hoài... Chưa kể khi cho đi, sức mạnh của sự chia sẻ, nó lại làm cho cực đại của họ cao hơn, mức cực đại lần sau sẽ là 150,000 lượng chứ không phải 100,000 lượng nữa.

Đọc xong. Thở dài. Hiểu. Thôi thì “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”. Thôi giờ lo cho tụi nhỏ thế hệ Tony junior hưởng một chương trình giáo dục thật tốt. Rồi thôi, không để lại một xu cho nó, rồi nó muốn làm gì thì làm, muốn siêu xe biệt thự gì thì tự nó làm lấy. Mình, mảnh đất bé xinh ở một góc đồi Đà Lạt, cất cái nhà nhỏ ẩn trong rừng thông, bình yên, sáng pha ấm trà Cầu Đất, xong đạp xe đi dạy hạc, truyền cho thế hệ sau những cái mình đã biết. Chiều tưới cây tưới hoa trong vườn, viết thơ, viết văn, đọc sách, đối ẩm với bạn hiền. Chờ trăng lên và gió ngàn vi vút qua đồi thông trước mặt.

Hổng biết có làm được không nữa. Thấy cũng khó... nhưng ráng.
 
Top Bottom