Địa [Địa lý 9] Kiến Thức Trọng Tâm

  • Thread starter banhuyentrang123
  • Ngày gửi
  • Replies 10
  • Views 13,796

B

banhuyentrang123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Sau một thời gian biên tập và biên soạn lại hệ thống kiến thức môn địa lý . Hôm nay mình xin mở một loạt bài về các kiến thức trọng tâm môn địa giúp học sinh chúng ta , những ai đã bỉ hổng kiến thức môn này hoặc những ai muốn nắm chắc nó hơn thì có thể đọc qua và dễ nhớ
- Hình thức bài viết của mình gồm 2 Phần :

+ A . Trọng Tâm Kiến thức : Nơi sẽ tóm gọn lại toàn bộ kiến thức của từng bài trong sách giáo khoa giúp các bạn học sinh có thể nhớ nó một cách dễ dàng hơn

+B: Bài Tập
Không Dài Dòng Nữa Sau Đây mình bắt đầu với địa lý 9


Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Các dân tộc ở Việt Nam
- Nước ta có 54 thành phần dân tộc, trong đó người kinh chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chiếm 13,8% (2006).
- Người kinh không những có số lượng lớn nhất mà còn có trình độ phát triển cao nhất, có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, các nghề thủ công tinh xảo.
- Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển không đều nhau.
- Người Việt định cư ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Mỗi dân tộc có những nét độc đáo riêng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán... tạo nên tính đa dạng, phong phú của văn hoá Việt.

2. Phân bố các dân tộc.

a. Dân tộc kinh

Người kinh phân bố rộng khắp trên cả nước nhưng nhiều nhất là ở các đồng bằng, duyên hải và trung du.

b
. Các dân tộc ít người

- Trừ người Chăm, Hoa và Khơ-me, phần lớn các dân tộc ít người đều tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Trung du miền núi Bắc Bộ có 30 dân tộc sinh sống đan xen nhau.
- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có khoảng 20 dân tộc ít người sống thành từng vùng khá rõ rệt.
- Khu vực đồng bằng Nam Trung Bộ - Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me.
- Người Hoa cư trú chủ yếu ở các thành phố, nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh.

c. Hiện nay, sự phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi
- Một số các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc đến sinh sống ở Tây Nguyên.
- Càng ngày càng có nhiều người Kinh lên sinh sống ở miền núi và trung du.
- Một số dân tộc sống du canh du cư trên núi đã xuống định canh định cư ở vùng thấp.

B. BÀI TẬP


Câu 1:
Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
Câu 2: Những thay đổi trong phân bố các dân tộc ở nước ta hiện nay.
 
Last edited by a moderator:
B

banhuyentrang123

Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

I. Số dân
- 79,7 triệu dân (2002).
- Đứng thứ 14 trên thế giới.
=> Việt Nam là một nước đông dân.

II. Gia tăng dân số
- Dân số nước ta tăng nhanh vào thế kỉ XX.
- Hiện nay, tỉ suất gia tăng tự nhiên đã giảm nhiều chỉ ở mức 1,41% (2002).
- Với mức gia tăng đó, mỗi năm dân số nước ta vẫn còn tăng thêm hơn 1 triệu người.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên khác nhau giữa các vùng.

III. Cơ cấu dân số
- Cơ cấu dân số trẻ.
- Tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng lên.
- Tỉ số giới tính mất cân đối, nhưng hiện đang cân đối dần.
- Tỉ lệ giới tính khác nhau giữa các địa phương.

B. BÀI TẬP

Câu 1: Trình bày đặc điểm về cơ cấu dân số nước ta theo giới tính và theo độ tuổi.
Câu 2: Cho biết cơ cấu dân số theo độ tuổi như hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - xã hội.
 
B

banhuyentrang123

Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

I. Mật độ dân số và phân bố dân cư
* Mật độ dân số
- Mật độ dân số cao.
- Năm 2003: 246 người/km2 (thế giới là 47 người/km2).

* Phân bố dân cư
- Không đồng đều.
- Dân đông: Các đồng bằng, đô thị, duyên hải.
- Thưa dân: Miền núi, trung du, hải đảo.

II. Các loại hình quần cư
1. Quần cư nông thôn
- Tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau.
- Tên gọi: Làng, xã, bản, buôn, sóc, ấp...
- Sản xuất: Nông nghiệp là chủ yếu (lâm nghiệp, ngư nghiệp).
- Quần cư mang tính chất phân tán.

2. Quần cư thành thị
- Có mức độ tập trung dân cao.
- Đô thị có nhiều chức năng, phần lớn các đô thị đều có nhiều chức năng.

III. Đô thị hoá
- Quá trình đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
- Tốc độ đô thị hoá ngày càng cao nhưng chất lượng còn thấp.
- Quy mô đô thị chủ yếu là vừa và nhỏ.

B. BÀI TẬP

Câu 1: Nêu đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta.
Câu 2: Sự phân bố dân cư của nước ta?
 
B

banhuyentrang123

Tìm Hiểu thêm về đô thị hóa

1. Đô thị hoá là gì?
Đô thị hoá là quá trình tăng tỉ lệ dân thành thị so với tổng số dân, mở rộng quy mô các thành phố và sự lan toả lối sống thành thị về nông thôn.

2. Đặc điểm đô thị hoá nước ta
So với thế giới và một số nước trong khu vực thì trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp. Tỉ lệ dân thành thị chỉ mới chiếm khoảng 26% (thế giới là 49%, các nước phát triển lên đến 75%).
Các đô thị của nước ta có quy mô nhỏ, lối sống xen lẫn thành thị với nông thôn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

3. Các quá trình
Theo khái niệm của ngành địa lí, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm:
* Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn.
* Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc như là sự nhập cư đến đô thị
* Sự kết hợp của các yếu tố trên.


4. Tác động của đô thị hoá
Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị hoá sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lí và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng đô thị" (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hóa cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư hạ tầng kĩ thuật và có tác động xấu đến sự phân hoá xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị.


5. Ảnh hưởng của đô thị hoá
* Đô thị hóa có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Đô thị hóa cũng tác động mạnh lên sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả nước.
* Đô thị là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
* Các thành phố thị xã là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.
 
C

congchuatuyet0911

pạn ui theo minh` là pạn nên soạn các pài ở học kì 2 ý. để cko các pạn khác nhớ lại để chuẩn pị thi học kì 2. đó là ý kiền kua? minh`
 
B

banhuyentrang123

Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM


A. TRỌNG TÂM KIÉN THỨC

I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới
-Trải qua nhiều giai đoạn phát triển.
+ Năm 1945 -> 1954: Chống Pháp.
+ Năm 1954 -> 1975: Miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam chống Mĩ.
+ Năm 1975 -> 1986: Cả nước đi lên xây dựng CNXH.

II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu ngành:
+ Nông, lâm, ngư nghiệp giảm.
+ Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
+ Vùng chuyên canh.
+ Vùng kinh tế.
+ Khu công nghiệp.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
+ Khu vực KT trong nước.
+ Khu vực KT có vốn đầu tư của nước ngoài.

2. Những thành tựu và thách thức
- Thành tựu:
+ Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.
+ Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.
+ Nền kinh tế đang hội nhập với khu vực và thế giới.

- Thách thức:
+ Nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn nghèo.
+ Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
+ Nhiều vấn đề xã hội còn bức xúc: việc làm, văn hoá, giáo dục, y tế...

B. BÀI TẬP

Câu 1: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
Câu 2: Một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta.
 
B

banhuyentrang123

Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP


A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

I. Ngành trồng trọt
1. Cây lương thực
- Lúa là cây lương thực chính (ngô, khoai, sắn).
- Cơ cấu mùa vụ thay đổi (...).
- ĐB sông Hồng, ĐBSCL là 2 vùng trọng điểm...

2. Cây công nghiệp
- Cây CN lâu năm: cà phê, hồ tiêu, cao su...
- Cây CN hằng năm: mía, lạc, dâu...
==> Vai trò:
+ Bảo vệ môi trường.
+ Nguyên liệu xuất khẩu, chế biến.
+ Tạo việc làm
- Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 2 vùng trọng điểm trong pt cây công nghiệp.

3. Cây ăn quả
- Ngày càng phát triển mạnh (xoài, cam...).
- Đông Nam Bộ và ĐBSCL là 2 vùng trọng điểm về trồng cây ăn quả.

II. Ngành chăn nuôi
1. Chăn nuôi trâu, bò
- Cung cấp: Sức kéo, thịt, sữa, phân bón.
- Số lượng:
+ Bò > 4 triệu con.
+ Trâu > 3 triệu con.
- Phân bố:
+ Bò: DH Nam Trung Bộ.
+ Trâu: Trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ.

2. Chăn nuôi lợn
- Cung cấp: Thịt, phân bón.
- Số lượng: 23 triệu con.
- Tập trung ở các vùng đồng bằng.

3. Chăn nuôi gia cầm
- Cung cấp: Thịt, trứng.
- Số lượng: > 230 triệu con.
- Tập trung ở các vùng đồng bằng, khu công nghiệp.

B. BÀI TẬP

Câu 1: Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.
Câu 2: Trình bày tình hình phát triển chăn nuôi ở nước ta.
 
B

banhuyentrang123

Bài 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP


A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

I. Các nhân tố tự nhiên
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.
- Một số tài nguyên có trữ lượng lớn => phát triển các ngành CN trọng điểm.
- Sự phân bố các tài nguyên là cơ sở quan trọng cho sự phân bố công nghiệp.

II. Các nhân tố kinh tế - xã hội
1. Dân cư và lao động
- Đông, dồi dào.
- TL: Có khả năng tiếp thu KH-KT nhanh.
- KK: Tiếp thu CN nước ngoài còn hạn chế.

2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng
- Nhà máy, xưởng, máy móc...
- TL: Ngày càng được cải thiện.
- KK: Chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao, máy móc tốn nhiều nhiên liệu.

3. Chính sách
- TL: Có nhiều chính sách mới, các cs khuyến khích đầu tư nước ngoài.
- KK: cs nước ta còn nhiều cửa -> hạn chế sự đầu tư của nước ngoài vào nước ta.

4. Thị trường
-TL: Thị trường rộng lớn.
- KK: Nhiều cạnh tranh, thị trường biến động, chất lượng thấp.

B. BÀI TẬP

Câu 1: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến LTTP.
Câu 2: Thị trường có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của công nghiệp nước ta.
 
B

banhuyentrang123

Các bạn nào cho mình hỏi ? Chuơng trình các bạn học kỳ II bắt đầu từ bài nào để mình đưa bài đó lên trước để chúng ta cùng thảo luận sau đó đưa lại các bài đầu để sau này các khóa sau có thể vô học hỏi nhiều không cần phải tìm kiếm lâu
 
C

coolbreeze

Ý kiến của mình nè

Theo mình bạn không cần phải up kiến thức học kỳ II đâu, vì mình mới vào năm lớp 9 nên cũng chẳng biết học kì II học bài nào!! Bạn cứ up từ từ từng bài 1 đi. Bạn up nhanh lên nhé để cho mình chép phần kiến thức trọng tâm để còn học bài cũ nữa... Số là thầy mình chỉ toàn là giảng bài, không cho ghi chép gì nhiều... mà mình thì "d ố t đặc" môn này nên cứ mỗi lần học bài cũ là phải lên internet xem phần tóm tắt kiến thức mà học... hihi... Bạn up sớm vào nhé, mình rất rất cần đấy ;)
 
Last edited by a moderator:
T

thaicam

ai giúp mình giải bài tập 1;2 trong bài sự phát triển và phân bố nông nghiệp vơi .thank nhiều!!!!!!!!!!!!!!:khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15):
 
Top Bottom