[Địa Lý 8]giúp mình đề cương ôn tập địa cần gấp

P

packjm_vuive

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1 nhận xét hướng nghiêng địa hình Việt Nam
Kể tên các dãy núi
câu 2 nêu đặc điểm khí hậu việt nam
cauu 3 so sánh đạc điểm sông ngòi bắc bộ, trung bộ, nam bộ
câu 4 vẽ biểu đồ cơ cấu cây trồng đông nam á - sản lượng lúa của đông nam á so với thế giới (SGK/57)
câu 6 trình bày lịch sử phất triển tự nhiên việt nam

Chú ý Tiêu đề :

[Địa Lý + lớp] + tiêu đề

~Thân
Boboiboydiatran
 
Last edited by a moderator:
L

ljnhchj_5v

Câu 1:
- Hướng nghiên địa hình: xu hướng chung là thấp dần từ nội địa ra biển, từ Tây Bắc xuống Đông Nam ( thể hiện qua hướng chảy của các dòng sông)
- Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Dinh, Pu Sam Sao, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam

Câu 2:Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là :
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Nhiệt độ trung bình năm cao: trên 21 độ C
- Lượng mưa : 1500 – 2000mm/năm
- Độ ẩm : trên 80% rất cao
- Mùa: mưa và khô (gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam)

Câu 3:
- Giống nhau:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Chủ yếu là sông nhỏ
+ Có hai mùa lũ và cạn
+ Nước thất thường
- Khác nhau:
+ Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
\Rightarrow do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
+ Miền Trung: mùa mưa đến chậm hơn các miền khác, nước lũ lên nhanh và rút rất nhanh.
\Rightarrow do mùa hạ gió thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại nên không gây mưa, đến mùa đông gió từ cao áp Xibia (Nga) thổi tới có đi qua biển -> mang theo nhiều hơi nước bị dãy Trường Sơn chắn lại -> gây mưa lớn ở miền Trung kèm theo hoạt động của các cơn bão và địa hình ở đây ngắn và dốc ( một bên là biển một bên là đất liền) => lũ lên rất nhanh và thoát nước cũng rất nhanh.
+ Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
\Rightarrow do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng nên nước chảy điều hòa hơn.

Câu 4: Cái này nên vẽ biểu đồ tròn (khi vẽ nhớ ghi tên biểu đồ)


Câu 6: Lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài của nước ta đã trải qua hàng triệu năm biến đổi , chia thành 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn Tiền Cambri tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ
- Giai đoạn Cổ kiến tạo phát triển , mở rộng và ổn định lãnh thổ
- Giai đoạn Tân kiến tạo nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn
 
H

heroineladung

Ấn đúng dùm mình nhé!Thanks nhiều!

;)Câu 1: nhận xét hướng nghiêng địa hình Việt Nam
Kể tên các dãy núi
*Hướng nghiêng:Vào thời kì tân kiến tạo do sự hoạt đọng của dãy núi himalaya nên địa hình nước ta cao mà vùng tây bắc ở nước ta gần himalaya nhất nên vùng tây bắc của nước ta cao nhất và độ cao sẽ giảm dần từ hướng tây bắc xuống .Vì thế các con sông ở Việt nam đều chảy theo hướng Tây bắc-Đônng nam ngoại trừ sông kì kùng chảy thheo hướng đông nam-Tây bắc.
* Các dãy núi:
Ngọn Phan xi păng, cao 3143m, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn cách thị trấn Sapa 9km về phía Tây Nam. Đây là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất 3 nước Đông Dương.
- Tây Côn Lĩnh cao 2431m thuộc tỉnh Hà Giang.
- Hoàng Liên Sơn ở phía nam Chapa thuộc địa phận tỉnh Lào Cai, cao 3142m.
- Ngọn Puhuat ở phía bắc huyện Mường Lam ( đoạn Trường Sơn - Nghệ An) cao 2452m.
- Ngọn Pu Xai Lai Leng ở phía Nam huyện Mường Sen. Cao 2711m.
- Dãy Kontum có ngọn Ngọc Lĩnh nằm trên ranh giới Quảng Tín - Kontum, cao 2590m.
- Cao nguyên Lâm Viên có ngọn Lâm Viên cao nhất vùng - 2163m.
- Ngọn Chư Yang Sin cao 2442m thuộc tỉnh Dak Lak.
Nếu tìm được thêm sẽ bổ sung sau.


;)Câu 2 nêu đặc điểm khí hậu việt nam

Đặc điểm khí hậu Việt Nam

1.Khí hậu VN là khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm:

Mang tính bao trùm trong khí hậu VN, nhưng không đồng nhất trên toàn lãnh thổ VN vì VN nằm trải dài theo hướng kinh độ ( 15 vĩ độ ).

Cực B cách chí tuyến bắc 0o04 nên khí hậu miền Bắc mang tính chí tuyến nóng ẩm.

Cực N cách xích đạo 8o30 nên miền Nam khí hậu mang tính xích đạo nóng ẩm, ranh giới ở 160oB ( Bạch Mã ).

Tính chất nội chí tuyến ẩm được thể hiện như sau:
a. Tính chất nội chí tuyến:
- Do VN nằm gọn trong vùng nội chí tuyến, làm cho mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm nhưng không đồng nhất về thời gian.
Làm cho miền Bắc chỉ có một cực đại và một cực tiểu, còn ở miền Nam là 2 cực đại và 2 cực tiểu trong nhiệt chế và vũ chế, từ đó ảnh hường đến biên độ nhiệt năm.
- VN có góc nhập xạ vào giữa trưa lớn, Đồng Văn có góc nhập xạ nhỏ nhất ( 43o12 ), Cần Thơ ( 56o40 ), làm cho quanh năm có bức xạ cao khoảng 130Kcal/km2/năm, cân bằng bức xạ luôn luôn dương, nhiệt độ TB năm trên 20oC.
- VN có quang kì ngắn ( lúc mặt trời mọc đến lặn ), độ dao động ngày và đêm nhỏ. Càng gần XĐ chênh lệch càng nhỏ.
- Có sự hiện diện của gió Tín Phong
b.Tính chất gió mùa:
Khí hậu Việt Nam mang tính chất nội chí tuyến gió mùa vì các yếu tố khí hậu diễn biến theo nhịp điệu mùa rõ rệt.
Nguyên nhân cơ bản của tính chất này là do “sự thay đổi ( theo mùa ), ảnh hưởng theo mùa của các khối khí có tính chất khác nhau trong thời gian nhất định trong năm. Sự thay đổi này diễn ra theo một nhịp điệu tương đối ổn định và thành qui luật.”
Gió mùa mùa Đông:
Còn gọi là gió mùa đông bắc. Là khối khí cực lục địa NPc từ áp cao Sibir thổi về.
Hình thành vào mùa đông từ tháng 11 – 3 ở miền bắc, do lạnh và khô ( ở tâm từ -15oC đến -40oC, ẩm 1g/1kg ). Nên đặc trưng thời tiết khi có NPc đi qua là lạnh đột ngột và khô. Do đặc tính và thời gian mà chia ra làm 2 loại :
NPc đất.
NPc biển.

Gió mùa mùa hạ:
Tháng 4 – 5 mặt trời di chuyển từ xích đạo lên bắc bán cầu. NPc yếu dần và bị triệt tiêu là thời gian hoạt động của các khối khí chí tuyến ( Tm, Tp )
Từ tháng 5 – 6, lục địa Au – Á bị đốt nóng, các hạ áp hình thành và hút gió từ An Độ Dương vào, lúc này có gió tây nam đến VN có nguồn gốc từ vịnh Bengan, đây là khối khí nhiệt đới chí tuyến nên có tên là TBg ( Triopical Bengale ). TBg có tính chất nóng và ẩm, gây mưa vào mùa hạ, là tác nhân gây ra gió Lào ở bắc Trung Bộ và Tây Bắc.
Từ tháng 6 – 10 do có hạ áp BBC hoạt động ổn định và hút gió mạnh tạo điều kiện cho các khối khí Tín Phong NBC vượt xích đạo đổi hướng tây nam đến VN. Do vượt qua vùng biển xích đạo đến VN nên có tên là Em ( Equatorial Maritine )
Có sự hiện diện của CIT và bão
c. Tính chất ẩm:
- Là sự tác động tương hỗ giữa gió mùa , tín phong trong điều kiện cụ thể của địa hình.

- Khí hậu VN có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ( NPc ), nhưng chỉ trong thời gian ngắn, còn qui luật đai cao chỉ có tác dụng ở 15% diện tích, do đó đặc trưng của khí hậu VN vẫn là nội chí tuyến gió mùa ẩm.

- Nguyên nhân cơ bản là các khối khí thổi đến VN có nhiệt độ cao và ẩm lớn, từ đó hình thành một lượng mưa dồi dào từ B – N ( Hà Nội 1706mm, Huế- 2867mm, TPHCM 1910mm ), nó đã xoá đi tính khô hạn với thảm thực vật bán hoang mạc và sa mạc mà đáng lẻ VN phải có
 
H

heroineladung

Thanks mình nha!

2. Khí hậu VN có sự phân hoá theo không gian:
a. Sự phân hoá Bắc – Nam:
Do VN trải dài qua nhiều kinh độ, cũng như sự tham gia của gió mùa đông bắc làm cho:
Miền Bắc có tổng nhiệt độ là 7500oC
Miền Nam do gần xích đạo nên có tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn á xích đạo là 9500oC, với ¾ diện tích là đồi núi , quy luật đai cao làm cho nhiệt độ giảm khi lên cao

b. Tương quan giữa nhiệt – ẩm ( K ):
Do lượng mưa phân bố không đều, nơi đón gió mưa nhiều, nơi khuất gió mưa ít, làm cho cả nước có 5 kiểu tương quan nhiệt ẩm: Khô, Hơi khô, Hơi ẩm, Am, Am ướt


c. Phối hợp giữa nhiệt lượng (∑0 ) và tương quan nhiệt ẩm ( K ). Ta có 11 kiểu khí hậu :

- A xích đạo khô ở Ninh Thuận
- A xích đạo hơi khô ở Sông Ba – Khánh Hoà – Bình Thuận.
- A xích đạo hơi ẩm ở Bình Định – Phú yên – Đông Nam Bộ
- A xích đạo ẩm ở Quảng Nam – Quảng Ngãi – Sông Bé – Minh Hải
- Chí tuyến khô ở Mường Xén ( Thanh Hoá )
- Chí tuyến hơi khô ở Yên Châu – sông Mã
- Chí tuyến hơi ẩm ở Đông Bắc – Thanh Hoá – Nghệ An
- Chí tuyến ẩm ở Hà Tĩnh – Bình Trị Thiên
- A chí tuyến hơi ẩm ở vùng núi thấp
- A chí tuyến ẩm ở vùng núi trung bình
- Ơn hoà ẩm ướt ở các đỉnh núi cao

;)Cau 3 so sánh đạc điểm sông ngòi bắc bộ, trung bộ, nam bộ
giống nhau:
+ mạng lưới dày đặc
+ chủ yếu là sông nhỏ
+ có hai mùa lũ và cạn
+ nước thất thường
khác nhau:
+) Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
=> do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
+) Miền Trung: mùa mưa đến chậm hơn các miền khác, nước lũ lên nhanh và rút rất nhanh.
=> do mùa hạ gió thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại nên không gây mưa, đến mùa đông gió từ cao áp Xibia (Nga) thổi tới có đi qua biển -> mang theo nhiều hơi nước bị dãy Trường Sơn chắn lại -> gây mưa lớn ở miền Trung kèm theo hoạt động của các cơn bão và địa hình ở đây ngắn và dốc ( một bên là biển một bên là đất liền) => lũ lên rất nhanh và thoát nước cũng rất nhanh.
+) Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
=> Do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng nên nước chảy điều hòa hơn.
;)Câu 6 trình bày lịch sử phất triển tự nhiên việt nam .
1. Giai đoạn Tiền Cambri
- Cách đây ít nhất 570 triệu năm.
- Đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
- Là giai đoạn tạo lập nền móng sơ khai.


2. Giai đoạn Cổ kiến tạo
- Kéo dài 500 triệu năm, cách đây ít nhất 65 triệu năm.
- Gồm 2 đại: Cổ sinh và Trung sinh.
- Có nhiều cuộc tạo núi lớn, phần lớn lãnh thổ là đất liền.
- Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ.
- Có nhiều khối núi đá vôi hùng vĩ được hình thành.
- Là giai đoạn phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ.

3. Giai đoạn Tân kiến tạo
- Là giai đoạn ngắn nhưng quan trọng.
- Cách đây khoảng 25 triệu năm.
- ĐH lãnh thổ được nâng cao, giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện.
- Quá trình Tân kiến tạo vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay..

 
Top Bottom