Địa 6 [Địa lý 6] [ASHM] Thảo Luận chuyên đề.

P

poro_poro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây sẽ là nơi thảo luận của "Hội Thiên Văn" chúng ta.

picture.php

Chú ý chấp hành các điều khoản sau:
- Một Số điều khoản cần chú ý: ( Sẽ bổ sung )
+ Không spam dưới mọi hình thức.
+ Tham gia đúng với trách nhiệm của mình.
+ Cùng xây dựng Thiên Văn phát triển ở Học Mãi.

Các bạn nhớ down phần mềm " Stellarium " về để thực hiện các bài tập quan sát vũ trụ nhá! ;)
+ Hướng dẫn sử dụng ~~> Click
+ Link download ~~> Click
 
Last edited by a moderator:
P

poro_poro

Câu hỏi cảu Hành Tinh Hardyboywwe :" về kepler thì có đến 3 định luật,các bạn nên tham gia thảo luận tiếp về 3 định luật của kepler nhá,vấn đề này mình nghĩ rất thú vị.

về khái niệm sao nhấp nháy(hay còn gọi là sao biến thiên)hãy cho biết chúng gồm những loại chính nào? "

Cùng giải đáp nào! ;)
 
P

poro_poro

Các bạn nên tham khảo các tự liệu trên google hay vi.wikipedia.org để có nhiều kiến thức giúp hội phát triển lành mạnh! :)
 
P

phuphu123


Thiên hà là một tập hợp từ khoảng 10 triệu (107) đến nghìn tỷ (1012) các ngôi sao khác nhau xen lẫn bụi, khí và có thể cả các vật chất tối xoay chung quay một khối tâm. Đường kính trung bình của thiên hà là từ 1.500 đến 300.000 năm ánh sáng. Ở dạng đĩa dẹt, thiên hà có các hình dạng khác nhau như thiên hà xoắn ốc hay thiên hà bầu dục. Khu vực gần tâm của thiên hà có kích thước ước chừng 1.000 năm ánh sáng, và có mật độ sao cao nhất cũng như kích thước các sao lớn nhất.
Tớ thấy cái này giống hố đen gớm ;)) (chắc nó òi 8-})
Mà tớ xem mấy phim (8-}) lại thấy hố đen lại do con ng` tạo ra, tạo ra 1 lỗ thủng để đi từ thiên hà này sang thiên hà khác, theo từ chợ búa là "lỗ chó" =))
Các bạn nghĩ sao về phần này? Thật ra hố đen là gì?


Và qua các hình ảnh tớ lại thấy mỗi thiên hà có 1 tâm
milky_way_vlrg_8a.standard.jpg
(như ảnh này)
Và mặt trời ta chỉ nằm trên 1 cánh của thiên hà mà nhiệt độ lại cao như vậy, chắc tâm khá khắc nghiệt nhỉ? Các bạn nghĩ sao về điều này ;))
 
Last edited by a moderator:
A

angle_lonely_97

Lỗ đen, hay hố đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên của nó (chân trời sự kiện), trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra trong khuôn khổ của lý thuyết tương đối, ở đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất.

Khái niệm lỗ "đen" trở thành thông dụng vì từ đó ánh sáng không lọt được ra ngoài, nhưng thực ra lí thuyết về lỗ đen không nói về một loại "lỗ" nào mà nghiên cứu về những vùng mà không có gì có thể lọt ra được. Lỗ đen không biểu hiện như những ngôi sao sáng bình thường, mà chúng chỉ được quan sát gián tiếp qua sự tương tác trường hấp dẫn của lỗ đen đối với không gian xung quanh.

Lý thuyết về lỗ đen là một trong những lý thuyết vật lí hiếm hoi, bao trùm mọi thang đo khoảng cách, từ kích thước cực nhỏ (thang Planck) đến các khoảng cách vũ trụ rất lớn, nhờ đó nó có thể kiểm chứng cùng lúc cả thuyết lượng tử lẫn thuyết tương đối. Sự tồn tại của lỗ đen được dự đoán bởi lý thuyết tương đối rộng. Theo mô hình thuyết tương đối rộng cổ điển, không một vật chất hay thông tin nào có thể thoát ra khỏi lỗ đen để tới tầm quan sát bên ngoài được. Tuy nhiên, các hiệu ứng của cơ học lượng tử, không có trong thuyết tương đối rộng cổ điển, có thể cho phép vật chất và năng lượng bức xạ ra khỏi lỗ đen. Một số lý thuyết cho rằng bản chất tự nhiên của bức xạ không phụ thuộc vào những thứ đã rơi vào trong lỗ đen trong quá khứ, nói cách khác lỗ đen xóa sạch mọi thông tin quá khứ, hiện tượng này được gọi là nghịch lý thông tin lỗ đen. Nghịch lý này dần bị các lý thuyết mới đây loại bỏ và cho rằng thông tin vẫn được bảo toàn trong lỗ đen.

Từ năm 1964, khi ngôi sao "tàng hình" Cygnus X-1 của một hệ sao đôi nằm cách Trái Đất 8.000 ly trong chòm sao Thiên Nga được coi là chòm sao đầu tiên, chứng minh cho sự tồn tại của lỗ đen, các lỗ đen khác không chỉ được phát hiện trong Ngân Hà mà còn ở nhiều thiên thể khác. Lỗ đen không chỉ là những "xác chết" của những sao có khối lượng lớn hơn 1,4 MSun symbol.svg, khi chúng bùng nổ thành các siêu tân tinh trong phạm vi các thiên hà, mà hiện nay nhiều ý kiến cho rằng, tất cả các thiên hà đều chứa một lỗ đen siêu lớn trong vùng nhân.
 
P

poro_poro

Tớ thấy cái này giống hố đen gớm ;)) (chắc nó òi 8-})
Mà tớ xem mấy phim (8-}) lại thấy hố đen lại do con ng` tạo ra, tạo ra 1 lỗ thủng để đi từ thiên hà này sang thiên hà khác, theo từ chợ búa là "lỗ chó" =))
Các bạn nghĩ sao về phần này? Thật ra hố đen là gì?


Và qua các hình ảnh tớ lại thấy mỗi thiên hà có 1 tâm
milky_way_vlrg_8a.standard.jpg
(như ảnh này)
Và mặt trời ta chỉ nằm trên 1 cánh của thiên hà mà nhiệt độ lại cao như vậy, chắc tâm khá khắc nghiệt nhỉ? Các bạn nghĩ sao về điều này ;))

Câu hôi này mình xin giải đáp: Chưa hẳn các vật chất tối ở tâm đều là lỗ đen vũ trụ, các vật chắc thường không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ để quan sát nên chưa ai biết vật chất tối như thế nào cả! Về các " lỗ chó" bạn nói thì thường trong phim khoa học viễn tưởng đấy là một hố đen nhân tạo để có thể dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác hay thời gian này đến thời gian khác. Thật sự chưa có hố đen nhân tạo như vậy cả!

Thông thường trong 1 thiên hà có rất nhiều hệ mặt trời giống chúng ta, chúng cũng nằm rải rác ở trong thiên hà nhưng không phải là trong tâm. Do chưa biết rõ về vấn đề này mình không dám khẳng định:

Sau đây là hình ảnh tâm thiên hà Milky Way - Ngân Hà :
http://www.baomoi.com/Home/KhoaHoc-...uyet-voi-o-tam-thien-ha-Milky-Way/3489202.epi
 
A

angle_lonely_97

Tương lai của trái đất này có quan hệ mật thiết với Mặt Trời. Là kết quả của sự tăng cường nguyên tử heli một cách từ từ trong lõi của Mặt Trời, độ sáng của ngôi sao này đang từ từ tăng lên. Độ sáng của Mặt Trời sẽ tăng 10% trong 1,1 tỷ năm tới, 40% trong 3,5 tỷ năm tới. Các mô hình khí hậu chỉ ra rằng việc các tia phóng xạ chạm đến Trái Đất nhiều hơn sẽ tạo nên các hậu quả khủng khiếp, bao gồm sự biến mất của các đại dương.

Sự tăng nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất sẽ đẩy nhanh chu trình CO2 phi sinh học, giảm mật độ của khí này cho đến khi các loài cây trồng chết (10 ppm đối với thực vật C4) trong vòng 900 triệu năm. Sự thiếu hụt các loại cây xanh sẽ tạo ra hiện tượng thiếu ôxy trong bầu khí quyển, khiến cho các loại động vật trên Trái Đất sẽ bị tuyệt chủng hoàn toàn trong vài triệu năm sau đó. Vài tỷ năm sau toàn bộ nước trên bề mặt sẽ biến mất và nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ đạt tới 70°C. Trái Đất được mong đợi rằng có thể hỗ trợ sự sống thêm 500 triệu năm nữa, dù thời gian này có thể kéo 2,3 tỉ năm nếu nitơ được loại bỏ khỏi bầu khí quyển. Cho dù Mặt Trời có tồn tại vĩnh cửu và không thay đổi, quá trình lạnh đi của Trái Đất sẽ khiến cho lượng CO2 giảm dần do sự suy giảm của các hoạt động núi lửa và 35% nước của các đại dương lặn xuống lớp phủ do quá trình lưu thông hơi nước của sống núi giữa đại dương giảm.

Mặt Trời, trong quá trình tiến hóa của nó, sẽ trở thành một sao khổng lồ đỏ trong khoảng 5 tỷ năm nữa. Các mô hình cho thấy rằng Mặt Trời sẽ mở rộng, tăng bán kính lên gấp 250 lần hiện tại, xấp xỉ 1 AU (150.000.000 km). Tương lai của Trái Đất kém rõ ràng hơn. Dưới dạng một sao khổng lồ đỏ, Mặt Trời sẽ mất đi 30% khối lượng, khiến cho, không tính đến các ảnh hưởng về thủy triều, Trái Đất sẽ chuyển đến quỹ đạo 1,7 AU (250.000.000 km) so với Mặt Trời khi ngôi sao này đạt đến bán kính tối đa. Do đó người ta hy vọng rằng Trái Đất sẽ thoát khỏi được lớp không khí bao quanh Mặt Trời, dù rằng phần lớn, không phải tất cả, các loài sinh vật còn lại cũng sẽ nhanh chóng bị tuyệt chủng khi độ sáng của Mặt Trời tăng lên. Nhưng, các mô phỏng gần đây cho thấy quỹ đạo của Trái Đất sẽ biến mất do tác dụng của thủy triều và lực hút, làm cho nó bị hút vào bầu không khí bao quanh Mặt Trời và bị phá hủy.


bạn nghĩ sao về vấn đề này??????
 
H

hardyboywwe

sao bắc cực
Sao Bắc cực là tên gọi cho ngôi sao nằm gần thiên cực trên thiên cầu bắc, phù hợp nhất cho nghề hàng hải ở bắc bán cầu. Ngôi sao phù hợp nhất hiện nay là sao Polaris trong chòm sao Tiểu Hùng

Sao Bắc cực trong lịch sử đã được các nhà thám hiểm, hàng hải, người đi rừng sử dụng để xác định vĩ độ của họ trên Trái Đất. Từ một điểm bất kỳ trên bán cầu bắc, giá trị của góc từ đường chân trời tới sao Bắc cực (cao độ của nó) là bằng vĩ độ của người quan sát trên Trái Đất. Ví dụ, người quan sát nhìn thấy sao Bắc cực nằm cách chân trời 30°, thì người quan sát đang có mặt tại vĩ tuyến 30°.

Polaris có độ sáng biểu kiến là 1,97m. Khoảng 3000 TCN, sao Thuban trong chòm sao Thiên Long nằm gần thiên cực bắc nên được coi là sao Bắc cực. Với cấp sao biểu kiến 3,67 m, sao Bắc cực khi đó mờ hơn sao Bắc cực ngày nay khoảng năm lần. Ngôi sao sáng Vega trong chòm sao Thiên Cầm sẽ trở thành sao Bắc cực vào khoảng năm 14.000.

So sánh với các ngôi sao sáng nhất: sao Thiên Lang (tiếng Anh: Sirius) −1,46 m, Mặt Trời −26,8m.

Hiện tại, không có Sao Nam cực có lợi ích giống như Polaris; ngôi sao mờ σ Octantis nằm gần thiên cực nam nhất. Tuy nhiên, chòm sao Nam Thập Tự hay còn gọi là sao Nam Tào, chỉ thẳng tới nam cực của thiên cầu.
 
H

hardyboywwe

SAO ĐẠI HÙNG
Chòm sao Đại Hùng, (tiếng La Tinh: Ursa Major) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh Gấu Lớn. Chòm sao này là một trong những chòm sao nổi tiếng nhất, không những bởi độ sáng của các ngôi sao thành viên, mà còn bởi huyền thoại Hy Lạp lí thú về chòm sao này.

Chòm sao Gấu Lớn gồm 7 ngôi sao có độ sáng gần như đồng đều nhau. Trong đó đặc biệt có 2 ngôi sao gọi là sao Chỉ (pointers), vì nối 2 ngôi sao đó và kéo dài, chúng ta sẽ tìm được vị trí của sao Bắc Cực (Polaris). Chòm sao Gấu Lớn không giữ nguyên hình dạng của nó, mà các ngôi sao trong chòm đang di chuyển theo những hướng khác nhau, dù với tốc độ rất chậm.

Chòm sao lớn này có diện tích 1280 độ vuông, nằm trên thiên cầu bắc, chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.

Chòm sao Đại Hùng nằm kề các chòm sao Thiên Long, Lộc Báo, Thiên Miêu, Tiểu Sư, Sư Tử, Hậu Phát, Lạp Khuyển, Mục Phu.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bc/Ursa_Major2.jpg
 
H

hardyboywwe

ngắm nhìn sự kì ảo của thiên hà:

Kính viễn vọng không gian Hubble chụp được hình ảnh chi tiết về thiên hà đôi Antennae, một vùng tạo sao trong vũ trụ hình thành khi hai thiên hà bắt đầu va vào nhau cách đây 200 tới 300 triệu năm. Những sao mới có màu xanh lục sáng được bao quanh bởi vô số đám mây khí hydro màu hồng. Nhiều nhà thiên văn học cho rằng, trong vài tỷ năm nữa, dải Ngân hà của chúng ta cũng sẽ va chạm với thiên hà Andromeda.

Thiên hà Andromeda, còn được gọi là Messier 31, là thiên hà lớn nhất gần dải Ngân hà. Trong bức ảnh này (được chụp vào năm 2003), những vùng màu xanh dương sáng dọc theo nhánh của Andromeda là nơi tập trung các sao mới hình thành, còn vùng màu cam sáng chứa những ngôi sao già và lạnh.

Messier 81 là thiên hà sáng nhất mà kính viễn vọng từ Trái đất có thể nhìn thấy.

Bức ảnh này được tạo nên bằng cách ghép những hình ảnh do 4 kính thiên văn chụp thiên hà Cartwheel, gồm kính viễn vọng không gian Hubble, kính viễn vọng không gian Spitzer, kính thiên văn Galaxy Evolution Explorer và kính Chandra X-ray. Các chuyên gia thiên văn cho rằng một thiên hà nhỏ hơn (có lẽ là một trong hai vùng sáng nhỏ ở phía trên) đã đi qua trung tâm của Cartwheel từ 100 triệu năm trước.

Thiên hà Whirlpool mang đầy đủ đặc trưng của một thiên hà hình xoắn ốc: Những ngôi sao mới tập trung ở các nhánh ngoài cùng, còn những ngôi sao già hơn tập trung ở vùng trung tâm màu vàng. Một thiên hà nhỏ hơn có tên NGC 5195 đang hút một nhánh của Whirlpool về phía nó. Các nhà thiên văn ước tính rằng NGC-5195 đã nằm gần Whirlpool từ vài trăm triệu năm trước.

Những đám mây bụi từ một ngôi sao nổ tung bay xung quanh thiên hà Large Magellanic Cloud. Với khoảng cách xấp xỉ 180 nghìn năm ánh sáng, Large Magellanic Cloud là "hàng xóm gần" của dải Ngân hà. Chúng ta có thể nhìn thấy nó ở bán cầu nam của địa cầu mà không cần kính viễn vọng.

Bức ảnh do kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA chụp năm 2008 cho dải Ngân hà hình xoáy trôn ốc có 2 nhánh nhỏ và 2 nhánh lớn.

Thiên hà Mắt đen (còn gọi là Mắt quỷ) có những đám bụi khí hấp thụ ánh sáng phía trước hệ thống sao ở vùng trung tâm. Các nhà khoa học cho rằng Mắt đen có diện mạo đáng sợ sau khi nó va chạm với một thiên hà khác cách đây khoảng 1 tỷ năm.

Hai thiên hà cách Trái đất 140 triệu năm ánh sáng đang hòa nhập vào nhau tạo nên một hình ảnh mà ta có thể gặp trên một mặt nạ hóa trang nào đó. "Đôi mắt" màu xanh dương thực là lõi của hai thiên hà. NGC 2207 và IC 2163 - tên của hai thiên hà - bắt đầu điệu nhảy tango của chúng cách đây khoảng 40 triệu năm dưới tác động của lực hấp dẫn. Theo thời gian chúng sẽ trở thành một thiên hà duy nhất.

Thiên hà Messier 82 có một vùng đầy sao màu xanh dương và trắng ở trung tâm được bao quanh bởi một đám mây bụi khí khổng lồ màu đỏ. Đám mây này - gồm nhiều hợp chất hydrocarbon - được hàng trăm triệu sao mới trong thiên hà thổi ra ngoài trong quá trình hình thành.

Thiên hà NGC 300, nằm cách Trái đất khoảng 7 triệu năm ánh sáng, có dạng xoắn ốc giống dải Ngân hà. Các chấm màu xanh dương là những ngôi sao mới. Chúng tạo thành các nhánh ngoài của NGC 300. Những ngôi sao già (lạnh hơn nhiều so với sao mới) tập trung ở khu vực trung tâm và có màu vàng, xanh lục.

Hàng triệu đám bụi khí bay quanh NGC 1316, một thiên hà hình elip hình thành từ vài tỷ năm trước sau khi hai thiên hà hình xoắn ốc gặp nhau
 
Top Bottom