Địa 12 Ôn tập - Thảo luận, chuẩn bị kiến thức cho năm học mới

H

hardyboywwe

Câu tiếp nào:
Nêu hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta và biện pháp bảo vệ ???
câu của bạn mình nhớ là nó đc nêu rất rõ trong bài 14 của Địa lý chuẩn 12.
câu tiếp:hãy chứng minh khu vực Bắc Trung bộ có khả năng phát triển thế mạnh liên hoàn về nông-lâm-ngư nghiệp
 
G

giotbuonkhongten

câu của bạn mình nhớ là nó đc nêu rất rõ trong bài 14 của Địa lý chuẩn 12.
câu tiếp:hãy chứng minh khu vực Bắc Trung bộ có khả năng phát triển thế mạnh liên hoàn về nông-lâm-ngư nghiệp


Ans:

- Lãnh thổ hẹp ngang, nơi nào cũng giáp biển, có núi, đồng bằng
- Tạo thế liên hoàn hợp tác phát triển theo không gian nhờ đó đẩy mạnh CNH - HĐH

ko nhớ rõ lắm phần này :(
 
H

hardyboywwe

Ans:

- Lãnh thổ hẹp ngang, nơi nào cũng giáp biển, có núi, đồng bằng
- Tạo thế liên hoàn hợp tác phát triển theo không gian nhờ đó đẩy mạnh CNH - HĐH

ko nhớ rõ lắm phần này :(

câu này bạn chỉ cần phân tích hình vẽ trong bài Bắc Trung bộ(SGK địa lý chuẩn 12) là được(sr,hiện mình ko có SGK nên ko nhớ chi tiết nó ở trang bao nhiêu,nhưng bạn chỉ cần mở bài bắc trung bộ là thấy đc hình vẽ đó)
*đi từ đông sang tây,ta sẽ thấy sự thay đổi ở khu vực này
phía tây là dãi đồi núi,thượng nguồn các con sông nên có lợi thế để phát triển lâm nghiẹp trồng rừng đầu nguồn
đi dần về phía đông,là các sườn dốc,điều kiện phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm
ở vùng đồng bằng,trồng đc cây nông nghiệp,cây lương thực và 1 số cây khác
ven biển có thể nuôi trồng thủy sản
 
Last edited by a moderator:
T

traitimbangtuyet

hãy chứng minh khu vực Bắc Trung bộ có khả năng phát triển thế mạnh liên hoàn về nông-lâm-ngư nghiệp

Hình thành cơ cấu Nông-Lâm-Ngư nghiệp
Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu Nông-Lâm-Ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ
Miền núi
Trung du
Đồng bằng
Ven biển
Biển

(*)Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
- Diện tích rừng: 2,46 triệu ha( 20%)
- Nhiều gỗ,chim thú có giá trị
Lâm nghiệp của vùng có nhiều thế mạnh
Bên cạnh thế mạnh thì lâm nghiệp của vùng gặp những khó khăn
Cháy rừng, thiếu vốn, csvc-kĩ thuật,thiếu lực lượng quản lí…
=> Khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ
(*)Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du , đồng bằng
và ven biển
Nông nghiệp của vùng có những
thế mạnh phất triển
- Đất đa dạng (phù sa, fe ralit…)
- Khí hậu nhiệt đới, có sự phân hoá
- Vùng đồi trước núi: chăn nuôi gia súc
=> Phát triển chăn nuôi gia súc, vùng chuyên canh cây CN và vùng thâm canh lúa
Khó khăn: Đất kém màu mỡ,nhiều thiên tai…=> Giải quyết LTTP và mở rộng thi trường

(*)Ngư nghiệp
- Đường bờ biển dài,khúc khuỷu,nhiều hải
sản quý
- Nhiều sông lớn( sông Cả, Sông Mã…)
=> Phát triển cả đánh bắt, nuôi trồng ở cả 3
môi trường nước : ngọt, lợ, mặn
 
V

volongkhung

hãy cho biết hiện trạng sản xuất chè ở nước ta hiện nay?

Những mặt được:
- Chè Việt Nam phát triển tăng dần cả về diện tích và sản lượng, đã hình thành những vùng sản xuất tập trung, duy trì được những vùng chè đặc sản góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy năng suất bình quân cả nước còn thấp nhưng một số doanh nghiệp đã đạt được năng suất chè búp tươi bình quân khá cao.
- Các công ty chế biến đã có những chuyển biến khá mạnh. Các xí nghiệp liên doanh và hợp tác với nước ngoài về sản xuất chè đã thu hút hàng triệu USD vốn đầu tư, tiếp thu được thiết bị - kỹ thuật - công nghệ mới và hiện đại.
- Ngành chè đã mở ra thêm được một số thị trường xuất khẩu khá lớn tạo điều kiện cho sản xuất ổn định, tăng được giá mua chè búp tươi (2259đ/kg bình quân 1998) làm thu nhập cho người làm chè khá lên. Năm 1998 đã thu mua chè tươi với giá trị tiền mặt là 506 tỷ đồng.
Những tồn tại:
- Trong quá trình trồng mới các vườn chè trước đây không có giống tốt, giống đặc sản, nên chất lượng chè búp tươi thấp, năng suất vườn chè thấp do lượng đầu tư không đủ. Bón quá nhiều phân hóa học dẫn đến tình trạng đất đai bị nghèo kiệt dinh dưỡng và trai cứng. Cây bóng mát trong vườn chè quá ít.
- Trồng và sản xuât chè con độc canh, chưa chú ý đến chăn nuôi và các loại cây trồng khác.
- Thiết bị chậm được đổi mới, thực hiện quy trình kỹ thuật yếu nên chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế thấp.
- Ngành chè chưa đa dạng hóa sản phẩm ở mức sản xuất hàng hóa.
- Thị trường tiêu thụ chưa thực sự bền vững.
- Cán bộ khoa học kỹ thuật thiếu nhiều do địa bàn sản xuất chủ yếu là trung du - miền núi.
- Tổ chức quản lý ngành chè chưa ổn định, vấn đề quản lý giữa trung ương và địa phương, quản lý ngành và theo lãnh thổ còn cần phải làm rõ thêm.
- Chưa có chính sách đặc thù cho ngành chè, người đầu tư vào cây chè bị thiệt thòi rất nhiều so với đầu tư vào các ngành hàng khác.
 
H

hardyboywwe

thêm 1 câu hỏi thảo luận về chè nữa:
hãy cho biết chè được trồng nhiều ở đâu?điều kiện thuận lợi của các ùng này để phát triển trồng và sản xuất chè?
 
A

anhtraj_no1

ở Lâm Đồng
vì vùng Lâm Đồng (hay các vùng núi cao nguyên khác) có khí hậu núi cao mát khô thích hợp, đồng thời thổ nhưỡng feralit núi rất thích hợp với các cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, tiêu, điều....
Đồng thời do kinh nghiệm trồng chè từ xa xưa của con người vùng cao, nên lượng chè ngày càng được cải tiến, và do cải tiến và du nhập thêm nhiều loại chè mới lạ khác từ các nước khác (như Ô Long chẳng hạn), làm tăng uy tín địa phương, thúc đẩy địa phưong tiếp tục nỗ lực phát triển món đặc sản này hơn nữa.
 
V

volongkhung

thêm 1 câu hỏi thảo luận về chè nữa:
hãy cho biết chè được trồng nhiều ở đâu?điều kiện thuận lợi của các ùng này để phát triển trồng và sản xuất chè?
Cây chè được trồng nhiều ở vùng núi phía bắc !
Vì khu vực này có:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi
+ Bên cạnh đó còn nhờ nhiều chính sách của nhà nước giúp khuyến khích việc trồng, sản xuất và chế biến chè
+ Đầu ra thuận lợi
+ Nguồn lao động dồi dào
+ Kinh nghiệm được tích llũy qua nhiều năm



Các bạn còn ý nào nữa không ???
 
V

volongkhung

Tiếp nhé:
Phân tích những mặt mạnh và còn hạn chế của nguồn lao động ở Việt Nam ??
 
L

linhphoebe

mặt mạnh :
- nguồn lao động dồi dào, hàng năm nước ta lại tăng thêm 1 triệu lao động. VD. năm 2005 số dân hoạt động kt ở nước ta là 42,53 tr/n chiếm 51,2% tổng dân số
- Nguồn lao động có kinh nghiệm sản xuất gắn với truyền thống của dt, được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Đặc biệt đức tính cần cù, sáng tạo ,chịu khó cũng là những yếu tố mạnh của người lao động ở nước ta ..
- chất lượng ngày càng được nâng cao Chủ yếu là nhờ những thành tựu trong phát triển các lĩnh vực như : vh-gd- y tế ....
mặt hạn chế
- tác phong làm việc trong Công nghiệp cũng như trong kĩ thuật lao động chưa đạt yêu cầu
-lực lượng nguồn lao động có trình độ cao còn chiếm phần ít. Nhất là đội ngũ cán bộ quản lí công nhân kĩ thuật lành nghề , lực lượng lao động chưa qua đào tạo vẫn còn ở mức cao so với đã qua đào tạo . VD năm 1996 : lao đông chưa qua đào tao chiếm 87,7 % trong khi đã qua đào tạo chỉ chiếm 12.3% so với cả nước .... Năm 2005 .. tỷ lệ % chưa qua đào tạo vẫn ở con số khá cao là 75% ....
 
V

volongkhung

Phân tích những điều kiện phát triển ngành thủy sản và tình hình khai thác thủy sản nước ta?
 
L

linhphoebe

điều kiện phát triển :
+ Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indo.... và Thái Lan
+ Việt Nam có hơn 1 triệu km đường bờ biển và 1,4 triệu hecta mặt nước nội địa vì vậy nguồn cung thủy hải sản rất dồi dào và ổn định [ Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn]............
 
V

volongkhung

điều kiện phát triển :
+ Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indo.... và Thái Lan
+ Việt Nam có hơn 1 triệu km đường bờ biển và 1,4 triệu hecta mặt nước nội địa vì vậy nguồn cung thủy hải sản rất dồi dào và ổn định [ Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn]............
Còn 1 ý là tình hình khai thác thủy sản ở nước ta nữa bạn !!! :D
 
L

linhphoebe

uhm- biết chứ !! nhưng với kiến thức hiện tại mình đang có thì mình vẫn chưa yên tâm về câu trả lời của ý sau tí nào , cứ cảm thấy nó thiếu thiếu ==> chưa đủ sức thuyết phục :D . Nên mình chưa làm câu tiếp .. hi
 
V

volongkhung

uhm- biết chứ !! nhưng với kiến thức hiện tại mình đang có thì mình vẫn chưa yên tâm về câu trả lời của ý sau tí nào , cứ cảm thấy nó thiếu thiếu ==> chưa đủ sức thuyết phục :D . Nên mình chưa làm câu tiếp .. hi

Mình có vài ý cho bạn tham khảo nek:
Tình hình khai thác:
- Sản lượng khai thác ngày càng tăng (lấy DC trong AL)
- Loại khai thác nhiều nhất là cá, tôm, mực,…
- Các địa phương khai thác nhiều nhất là ĐBSCL như: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu...
 
L

linhphoebe

có cả việc nước ta đang đẩy mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản sang các thị trường tiêu thụ lớn như :EU, Nhật, Bắc Mỹ ...
 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

Tiếp theo:
Nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
 
T

traitimbangtuyet

Tiếp theo:
Nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của chiến lược bảo vệ toàn cầu (WSC) do IUCN đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững.
Các nhiệm vụ chiến lược đề ra là:
- Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người;
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gien các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lơi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại;
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được;
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người;
- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.
Để thực hiện được các nhiệm vụ chiến lược quốc gia trên, ngày 10 tháng 1 năm 1994, Nhà nước đã ban hành luật bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường nêu mục tiêu nhằm phòng, chống, khắc phục sự suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường để đảm bảo một môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường của khu vực và của toàn cầu.
Vì thế, để mỗi người dân hiểu và thi hành luật, trong điều luật đã giải thích nội dung, nhiệm vụ của việc bảo vệ môi trường và quy định bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân.
Luật cũng đã quy định rõ sự thống nhất quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường, trách nhiệm thi hành pháp luật bảo vệ môi trường của mỗi tổ chức, cá nhân, quy định khen thưởng và xử lí vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc thi hành luật.
 
Top Bottom