[ địa lí 9 ] Những câu hỏi ôn tập kiểm tra 45'

B

boy_100

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Nêu đặc điểm nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta ?
Câu 2 : Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay ?
nêu những thành tựu và thách thức ?
Câu 3 : Phân tích những nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp ở nước ta ?
Câu 4 :Chứng minh nước ta có cơ cấu công nghiệp khá đa dạng ?
Câu 5 : Nêu tình hình phát triển và phân bố của nghành thương mại, du lịch ở nước ta ?
MÌNH CẦN GẤP MONG CÁC BẠN CHIẾU CỐ GIÚP MÌNH NHANH NHANH NHA !
 
H

hellangel98

Câu 1:
-Đặc điểm nguồn lao động:
+Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.Bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động
+Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn
+Người lao động VN có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật.Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao
+Tuy nhiên người lao động nước ta còn có hạn chế vềthể lực và trình độ chuyên môn,tác phong công nghiệp kém,k</SPAN>hả năng làm việc độc lập còn yếu, đội ngũ cán bộ quản lí , công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu và yếu,số lao động chưa qua đào tạo còn nhiều
-Sử dụng lao động:
+Số lao động có việc làm ngày càng tăng(cụ thể hơn bạn lấy dẫn chứng thêm nhé,SGK có mà)
Cơ cấu sử dụng theo ngành kinh tế thay đổi theo hướng tích cực:Giảm tỉ lệ lao động nông, lâm, ngư nghiệp,tăng tỉ trọng lao động các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ

Câu 2:
-Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay:
+Chuyển dịch cơ cấu ngành:giảm tị trọng khu vực nông,lâm,ngư nghiệp;tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng.Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng vẫn còn nhiều biến động
+Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp,các lãnh thổ tập trung công nghiệp,dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế nhiều thành phần
+Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:từ nên kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần
+Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới,các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn;ba vùng kinh tế trọng điểm(Bắc Bộ,phía Nam,miền Trung)

-Những thành tựu và thách thức:
Thành tựu
+kinh tế tăng trưởng vững chắc,cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa
+Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm,nổi bật là ngành dầu khí,điện,chế biến thực phẩm,sản xuất hàng hóa tiêu dùng
+Hoạt động ngoại thương và đầu tư của nước ngoài dc thúc đẩy phát triển.Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu
Thách thức
+Ở nhiều huyện,tỉnh nhất là các vùng miền núi còn các xã nghèo
+Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức,môi trường bị ô nhiễm
+Vấn đề việc làm,phát triển văn hóa,giáo dục,y tế,xóa đói giảm nghèo,…vẫn chưa đáp ứng dc nhu cầu của xã hội

Câu 3:
-Tài nguyên đất:
+là tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất không thể thiếu trong nông nghiệp
+Đa dạng:có 14 nhóm,trong đó chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit
Đất phù sa: -> diện tích khoảng 3 triệu ha
-> Phân bố: ĐBSH, ĐBSCL, duyên hải miền Trung
-> Trồng lúa nước, các loại cây ngắn ngày
Đất feralit: -> Diện tích khoảng 16 triệu ha
-> Phân bố: Trung du và miền núi
-> Thích hợp trồng cây CN lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu…), sắn, đậu tương, ngô,…và một số loài cây công nghiệp ngắn ngày

-Tài nguyên khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm -> cây cối phát triển quanh năm, sinh trưởng nhanh, trồng được nhiều 2~3 trong năm.

- Khí hậu phân hóa đa dạng theo chiều B-N,theo mùa và theo độ cao: trồng được nhiều loại cây, giữa các vùng có sự khác nhau về cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng
+Các thiên tai(bão,gió Tây khô nóng,sương muối,rét hại,….)gây thiệt hại ko nhỏ cho nông nghiệp

-Tài nguyên nước:
+Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước có giá trị thủy lợi.Nguồn nước ngầm khá dồi dào là nguồn nước tưới quan trọng cho mùa khô

+Khó khăn:về mùa mưa thường có lũ lụt gây thiệt hại lớn,về mùa khô lại thường bị cạn kiệt,thiếu nc tưới

-Tài nguyên sinh vật:Tài nguyên thực,động vật phong phú,là cơ sở để thuần dưỡng,tạo nên các giống cây trồng,vật nuôi

Câu 4:
-Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có các cơ sở nhà nước,ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nc ngoài
-Có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực
-Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã dc hình thành như khai thác nhiên liệu,điện,cơ khí,điện tử,hóa chất,lương thực thực phẩm,…

Câu 5:<câu này mình nói ngắn gọn,bạn tham khảo thêm trong sgk>
-Nội thương:
+phát triển mạnh, không đông đều giữa các vùng. Vì thị trường tiêu thụ, sự phát triển của các hoạt động kinh tế và chính sách ưu tiên khác nhau.
+Hàng hóa dồi dào,đa dạng,tự do lưu thông;hệ thống các chợ hoạt động tấp nập
+2 trung tâm thương mại lớn và đa dạng:Hà Nội và TP HCM

Ngoại thương:
+Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng, giúp giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, tăng cường mối giao lưu với các nước.
+Xuất khẩu: khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công và hàng nông lâm thủy sản
+Nhập khẩu: công nghệ, máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu và hàng tiêu dùng
+Các lãnh thổ buôn bán với Việt Nam chủ yếu là châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ và châu Úc. Các quốc gia buôn bán với Việt Nam là Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Hoa Kì …

+Ý nghĩa:
Giải quyết đầu ra cho các sp
Đổi mới công nghệ
Mở rộng sx với chất lg cao
Cải thiện đời sống ND

-Du lịch
+Ý nghĩa:
Đem lại nguồn thu nhập lớn
Góp phần mở rộng giao lưu giữa nc ta với các nc trên thế giới
Cải thiện đời sống nd

+Tài nguyên du lịch giàu có:
Tài nguyên du lịch tự nhiên<dẫn chứng bằng phong cảnh,bãi tắm đẹp,khí hậu tốt,…>
Tài nguyên du lịch nhân văn<các công trình kiến trúc,di tích lịch sử,lễ hội truyền thống,…>
Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng dc công nhận là di sản VHTG<Vịnh Hạ Long,Động Phong Nha,…>

-Khách du lịch trong nc và quốc tế ngày càng đông

-Sản phẩm du lịch đa dạng



 
Last edited by a moderator:
Top Bottom