Địa [Địa lí 11]Câu hỏi ôn tập

T

tinasuco96

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cho biết lãnh thổ nước ta gồm những bộ phẬN nào? Nêu khái quát các bộ phận đó. Phân tích ý nghĩa vị trí địa lý và lãnh thổ đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta.
Câu 2: Nêu đặc điểm địa hình nước ta
Phân tích những thế mạnh và hạn chế của địa hình đồi núi với phát triển kinh tế- xã hội
Câu 3: dựa vào atlat và kiến thức hãy phân tích sự đa dạng địa hình đồi núi nước ta
Độ cao đồi núi đã ảnh hưởng đến sự phân hoá đất ở VN như thế nào?
Câu 4: Trình bày đặc điểm chính của vùng núi Tây Bắc? Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu vùng này như thế nào?
Câu 5: Hãy nhận xét và giải thích chế độ mưa ở nước ta . Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn độ dương có tác động đến nước ta như thế nào?
Câu 6:Nhận xét và giải thích sự khác nhau vê địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn nam
Tại sao nói trong các thành phần địa lí tự nhiên địa hình đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân hoá thiên nhiên nước ta
Câu 7: C/m khí hậu VN mang biểu hiện của quy luật địa đới và phi địa đới
Câu 8: So sánh đặc điểm khí hậu Tây Nguyên và duyên hải Nam trung bộ
Mọi người cùng làm nha
Chú ý cách đặt tiêu đề ~> Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
H

huck

Tham khảo nha^^~

Câu 1:
*Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đồi núi chiếm tớỉ 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tich.
- Đồi núi thấp (dưới 1000 m ) chiếm hơn 60o/o diện tích cả nước, núi cao (trên 2000 m) chỉ chiếm 1o/o diện tích.

*Cấu trúc địa hình khá đa dạng.

- Địa hình nước ta được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
- Gồm 2 hướng chính :
+ Hướng tây bắc - đông nam thể hiện rõ rệt ở vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
+ Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
- Địa hình Việt Nam phân chia thành các khu vực : khu vực núi cao, các khu vực đồi núi thấp và trung bình, các vùng trung du chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng, các đồng bằng, ô trũng xen kẻ…tạo nên tính đa dạng và phức tạp của địa hình Việt Nam.

Câu 4:

* Đặc điểm chính:

+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.


+ Địa hình cao nhất nước ta với ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc- đông nam.


- Phía đông là dải núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143m).


- Phía tây là địa hình núi trung bình của các dải núi chạy dọc biên giới Việt - Lào từ Khoan La San đến sông Cả.


- Ở giữa thấp hơn là các dải núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình- Thanh Hóa. Xen giữa các núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.


* Ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của vùng:


+ Hướng địa hình của vùng Tây Bắc là TB-ĐN nên chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc yếu hơn vùng Đông Bắc. Nhưng do Tây Bắc có địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh.


+ Là vùng duy nhất của nước ta có đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi (là vùng duy nhất có đủ ba đai khí hậu).


Câu 6:

* Đặc điểm của Trường Sơn Bắc :

-Phạm vi : Phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã


-Đặc điểm chung :

+ Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
- Các dạng địa hình :
+ Phía bắc là vùng núi Nghệ An, giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình, phía nam là vùng núi tây Thừa Thiên-Huế
+ Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 16oB ( là ranh giới với Trường Sơn Nam và cũng là bức chắn ngăn các khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống phía nam )

* Đặc điểm : Trường Sơn Nam


- Phạm vi : Phía nam dãy Bạch Mã đến vĩ tuyến 11oB.


- Đặc điểm chung :

+ Gồm các khối núi và cao nguyên theo hướng bắc - tây bắc, nam - đông nam.
+ Sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.

-Các dạng địa hình :

+ Phía đông là khối Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ mở rộng và nâng cao.
+ Phía tây là các cao nguyên Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông có bề mặt tương đối bằng phẳng với độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000 m.
+ Sự bất đối xứng giữa hai sườn đông -tây
rõ hơn ở Trường Sơn Bắc.

Câu 3:
a) Các thế mạnh :
- Tập trung nhiều loại khoáng sản là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
- Có các bề mặt cao nguyên san bằng và các thung lũng, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và một số nơi có thể trồng cây lương thực.
- Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng trong đó có nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
- Có tiềm năng lớn về thuỷ điện.
- Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái.

b) Các mặt hạn chế :
- Ở nhiều vùng núi địa hình bị chia cắt, gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
- Do mưa nhiều, độ dốc lớn nên miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (đá lở, đất trượt, lũ quét, lũ bùn …) gây ảnh lớn tới sản xuất và đời sống dân cư.

Câu 2:
1. K hu vực đồi núi
- Chiếm 3/4 diện tích đất liền, kéo dài liên tục từ B -> N.
- Chia làm 4 vùng:
+ Tây Bắc
+ Đông Bắc
+ Trường Sơn Bắc
+ Trường Sơn Nam

2. Khu vực đồng bằng
- Chiếm 1/4 diện tích đất liền.
- ĐB sông Cửu Long: gần 40 000 km2.
- ĐB sông Hồng: 15 000 km2.
- Các ĐB duyên hải miền Trung: 15 000 km2.

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
- Dài 3260 km từ Móng Cái -> Hà Tiên.
- Có 2 dạng: bờ biển bồi tụ & bờ biển mài mòn.
- Thềm lục mở rộng tại vùng biển miền Bắc + miền Nam, thu hẹp ở miền Trung.

*Đồng bằng:
- Thế mạnh
+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là gạo
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, lâm sản và thủy sản
+ Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại
- Hạn chế của khu vực đồng bằng
Thường xuyên chịu nhiều thiên tai (bão lụt, hạn hán) gây thiệt hại lớn về người và của .

 
Top Bottom