[Địa 9] Bài 35: Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

D

depvazoi

1) Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên dể phát triển kinh tế- xã hôị ở đồng bằng sông Cửu Long.
Với diện tích tương đối rộng, địa hình bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, sự đa dạng sinh học, ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lơi để phát triển sản xuất như:
- Đất đai: diện tích gần 4 triệu ha, trong đó đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn đất mặn 2,5 triệu ha -> đất đai phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất lương thực
- Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn, trong rừng giàu nguồn lợi động thực vật
-Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, lượng mưa dồi dào. Sông ngòi kênh rạch chằng chịt tạo nên tiềm năng cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nước để cải tạo đất phèn mặn là địa bàn đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông vận tải đường sông
- Vùng biển và hải đảo: Có nhiều nguồn hải sản phong phú. Biển ấm, ngư trường rộng lớn thuận lợi cho khai thác hải sản, du lịch

2) Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Sử dụng được hết nguồn tài nguyên đất.
- Phục hồi tài nguyên rừng đã mất.
- Có sự bố trí hợp lý lại các vùng chuyên canh nông nghiệp (vùng dân cư, vùng công nghiệp, không còn sử dụng diện tích đất phù sa cho nông nghiệp).
- Cải tạo được hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi đáp ứng dân số đông.
- Tạo điều kiện xây dựng hạ tầng cho kinh tế phát triển.

3) Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?
- Đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Dân đông.
+ Có nhiều dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa...
+ Lao động cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với nền SX hàng hoá.
+ Mặt bằng dân trí chưa cao.
- Vì Yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng vùng động lực kinh tế

 
Top Bottom