Địa [ĐỊA 8] Đông Nam Á

B

baobadao2512

Hơi dài 1 chút, mong bạn chịu khó đọc

1. Về hợp tác chính trị-an ninh

Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong 16 năm tham gia ASEAN, ta đã tham gia đầy đủ và sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, từ chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và quan hệ đối ngoại của Hiệp hội và có những đóng góp quan trọng cho sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN, từ xác định các mục tiêu và quyết sách lớn đến việc tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, đẩy mạnh quan hệ đối ngoại và nâng cao vai trò và vị thế của Hiệp hội.

Thông qua đó, ta đã thu được những kết quả to lớn và thiết thực; hỗ trợ đắc lực cho an ninh, phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của nước ta, tạo hình ảnh một nước Việt Nam đang đổi mới, phát triển năng động, một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm đồng thời là một đối tác tin cậy trong ASEAN và trong cộng đồng quốc tế.

Thực tiễn và kết quả tham gia ASEAN 16 năm qua khẳng định chủ trương gia nhập ASEAN là một quyết sách đúng đắn, kịp thời, có ý nghĩa lịch sử và chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Việc tham gia ASEAN là phù hợp với những xu thế lớn của thế giới trong giai đoạn hiện nay cũng như đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới.

Kết quả lớn nhất là đã góp phần quan trọng triển khai tốt chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước ta; giúp tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, hỗ trợ đắc lực cho an ninh và phát triển cũng như nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của nước ta.

Về chính trị-an ninh, nhìn tổng thể, ta đã góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Đông Nam Á, nhất là qua việc thúc đẩy hình thành ASEAN-10; xây dựng được mối quan hệ mới về chất giữa các nước Đông Nam Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định, lâu dài và hợp tác toàn diện ngày càng chặt chẽ cả về đa phương và song phương cũng như trong quan hệ giữa các Chính phủ, Quốc hội, Đảng cầm quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.

Ta đã trực tiếp tham gia và đóng góp quan trọng trong việc xác định phương hướng phát triển và các quyết sách lớn của ASEAN cũng như giữ vững các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, phù hợp với yêu cầu và lợi ích của ta; xác lập được vai trò quan trọng và có uy tín của Việt Nam trong hợp tác ASEAN, góp phần duy trì vai trò chủ đạo của ASEAN đối với hòa bình và phát triển ở Đông Nam Á, hạn chế sự can thiệp và chi phối của các nước bên ngoài. Ta cũng có điều kiện xác định lập trường phù hợp của ta và phối hợp lập trường với các nước ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế phức tạp. Việc thống nhất lập trường chung trong ASEAN, tuy còn có mức độ, nhưng cũng hỗ trợ đáng kể cho ta trong việc xử lý các vấn đề phức tạp, nhất là trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta ở Biển Đông, Mê-công...

Về cụ thể, năm 1995, Việt Nam tham gia ASEAN, mở đường cho các nước khác ở khu vực là Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma gia nhập trong các năm tiếp theo. Sự kiện này khởi đầu cho một ASEAN mới gồm đủ các quốc gia Đông Nám Á bước sang một thời kỳ mới của quan hệ hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.

Chỉ 3 năm sau khi gia nhập ASEAN và trong bối cảnh khủng hoảng tài chính-tiền tệ của khu vực, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998). Sự kiện này không chỉ đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Việt Nam mà còn là đóng góp thực chất của một thành viên mới cho sự ổn định của toàn Hiệp hội. Những quyết định của Cấp cao ASEAN 6 đã mở đường cho ASEAN vượt qua khủng hoảng tài chính, tăng cường hợp tác nội khối và đưa ra những đường lối mới cho hội nhập khu vực. Chương trình Hành động Hà Nội thông qua tại Cấp cao ASEAN 6 đã góp phần quan trọng tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác, khôi phục hình ảnh ASEAN, đặc biệt định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp hội trong những năm tiếp theo để thực hiện Tầm nhìn 2020.

Là Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) trong năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam đã phấn đấu hoàn thành trọng trách của mình. Thành công của các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao 34 (AMM 34) và các Hội nghị liên quan, ASEAN đã chuyển hẳn sang một bước phát triển mới đẩy nhanh hơn tiến trình thực hiện các chương trình kế hoạch được thông qua trong những năm trước.

Trong bối cảnh ASEAN hướng tới xây dựng cộng đồng, Việt Nam đóng vai trò tích cực cùng các nước ASEAN xây dựng và thông qua Tuyên bố hòa hợp ASEAN II tại Bali, In-đô-nê-xia (10/2003), đề ra những định hướng chính lược cho sự phát triển của ASEAN, hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2020 (sau này ASEAN quyết định rút ngắn quá trình này vào năm 2015) với ba trụ cột chính là Cộng đồng an ninh ASEAN, Công đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng văn hóa – xã hội.

Bước sang giai đoạn mới xây dựng Hiến chương ASEAN nhằm tạo khung pháp lý và khuôn khổ thể chế hỗ trợ ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng cộng đồng, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia ngay từ đầu vào quá trình hình thành ý tưởng, sau đó là soạn thảo, ký kết, phê chuẩn cũng như triển khai Hiến chương. Sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà Lãnh đạo ASEAN ký thông qua Hiến chương (11/2007), Việt Nam là một trong những nước sớm phê chuẩn Hiến chương (6/3/2008) và tích cực tham gia vào các hoạt động chung của ASEAN triển khai đưa Hiến chương vào cuộc sống; đồng thời đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng cũng như triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN gồm các Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch công tác về Sáng kiến liên kết ASEAN giai đoạn 2 (2009-2015), được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 (9/2009).

Bên cạnh việc tăng cường thúc đẩy hợp tác và liên kết nội khối, Việt Nam cũng tích cực tham gia thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác bên ngoài trên nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần đề cao và giữ vai trò chủ đạo của ASEAN tại các tiến trình hợp tác khu vực. Với tư cách là nước điều phối quan hệ đối thoại giữa ASEAN với nhiều đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Ôt-xtr ây-lia và Canada (hiện nay là EU), Việt Nam đã phát huy vai trò là cầu nối tích cực tăng cường quan hệ giữa ASEAN và các đối tác này. Đồng thời, Việt Nam cũng đóng góp tích cực giữ vững vai trò chủ đạo của ASEAN tại các tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, Cấp cao Đông Á.. qua đó, góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Hiệp hội.

Năm 2010, với trọng trách là Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2010, dưới chủ đề Hướng tới Cộng đồng ASEAN: từ Tầm nhìn đến Hành động và với phương châm ‘tích cực, chủ động, và có trách nhiệm, Việt Nam đã hoàn thành tốt cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010, đạt được tối đa những mục tiêu đã đề ra, tạo ra sự chuyển biến thực chất và cụ thể hoá một bước quan trọng mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015; đạt nhiều tiến triển cụ thể trong việc triển khai Hiến chương ASEAN và Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội cũng như các kế hoạch quan trọng khác, nhất là về Kết nối ASEAN.

Đồng thời, quan hệ đối ngoại và vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực được tăng cường và nâng cao, thể hiện rõ qua những tiến triển mới và có ý nghĩa của các khuôn khổ hợp tác khu vực do ASEAN giữ vai trò chủ đạo như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Nhiều quyết định quan trọng góp phần định hình nên một cấu trúc khu vực năng động đã được hiện thực hóa tại Việt Nam như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác (ADMM+) và mời Mỹ và Nga tham gia Cấp cao Đông Á.

Kết quả năm Chủ tịch ASEAN 2010 nói riêng và quá trình 19 năm tham gia ASEAN nói chung một lần nữa khẳng định tầm quan trọng chiến lược và lợi ích lâu dài của Việt Nam khi tham gia ASEAN. Những nỗ lực to lớn và đóng góp quan trọng của Việt Nam cho ASEAN thêm một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán của chúng ta coi trọng ASEAN cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, luôn nỗ lực hết mình vì một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết ngày càng chặt chẽ hơn.

Nhìn chung lại, trong suốt chặng đường 19 năm kể từ khi trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN và đặc biệt, trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đã và đang nỗ lực hết sức mình, chung tay, góp sức cùng các nước ASEAN hướng tới xây dựng thành công một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, gắn kết và phát triển vào năm 2015 vì hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở ở Đông Nam Á cũng như Châu Á thái bình dương.

2. Về hợp tác kinh tế

Sau 19 năm tham gia ASEAN, quan hệ kinh tế-thương mại của Việt Nam-ASEAN đã có sự phát triển vượt bậc, cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Về thương mại, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với ASEAN hiện đạt 22 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và gấp gần 2 lần tổng giá trị thương mại của Việt Nam với bên ngoài ở thời điểm trước năm 1995. Tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam với ASEAN đạt trung bình 15-16%/ năm trong suốt 15 năm qua. Nhiều mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp thuộc thế mạnh của Việt Nam đã trở nên quen thuộc tại nhiều nước ASEAN. Về đầu tư, ASEAN liên tục nằm trong số các nhà đầu tư lớn nước ngoài tại Việt Nam. Tính đến hết năm 6/2010, Việt Nam đã cấp giấy phép đầu tư cho 1449 dự án của các nước ASEAN với vốn đăng ký xấp xỉ 44 nghìn tỷ USD, trong đó, vốn thực hiện đạt trên 12 nghìn tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam sang các nước ASEAN, tuy còn khiêm tốn, song đang có chiều hướng gia tăng trong những năm tới, đặc biệt tại các thị trường Lào, Campuchia và Myanmar.

Mặc dù là một nước thành viên mới, tham gia sau với trình độ phát triển kinh tế còn chênh lệch lớn so với các nước bạn trong Hiệp hội, song với quyết tâm và ý thức trách nhiệm cao, Việt Nam đã tham gia tích cực vào hầu hết các chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ, tài chính-tiền tệ, nông-lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và bưu điện viễn thông, năng lượng, du lịch, hải quan v.v…
 
L

leduc22122001

Đóng góp quan trọng đầu tiên của Việt Nam là góp phần tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 quốc gia ở Đông Nam Á; Tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội tháng 12/1998, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế của Hiệp hội trong thời điểm khó khăn nhất.

Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quốc sách lớn của ASEAN, như xây dựng tầm nhìn 2020, Chương trình Hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển... Việt Nam cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế bảo đảm an ninh khu vực.

Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán và thúc đẩy hợp tác và tự do hoá về thương mại, dịch vụ, đầu tư trong và với các Đối tác bên ngoài như thực hiện AFTA, Hành lang Đông - Tây; tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN.

Trong quan hệ đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước Đối thoại, góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của ASEAN trên thế giới.
 
Top Bottom