Địa [ Địa 8] Ôn tập

Erza Scarlet.

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tám 2017
856
544
154
20
Bình Thuận
THCS Lương Sơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Tỉnh nào của nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, Lào ,Campuchia.
-Tỉnh nào vừa giáp Trung Quốc và Lào.
-Tỉnh nào vừa giáp Lào và Campuchia.
2.Vùng biển nào của nước ta có chế độ nhật triều được xem là điển hình thế giới.
3.Vùng đặc quyền kinh tế của nước Việt Nam tính từ đường cơ sở thành một vùng biển rộng bao nhiêu hải lí.
4.Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
5. Việt Nam trên bản đồ Thế Giới.
6.Vị trí của nước ta có ý nghĩa về mặt tự nhiên với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
7.Những thuận lợi và khó khăn đối với biển nước ta? Biện pháp bảo vệ.
 
  • Like
Reactions: Ngô Ánh_11

Như Ngọc_HD

Học sinh
Thành viên
14 Tháng một 2018
106
20
26
23
Hải Dương
THPT Đồng Gia
Câu 1 thì tra bản đò trên gg hoặc attlat là có bạn nhé
câu 2 tra gg vậy mk hông biết câu này
Câu 3 200 hải lí
c4 cái này dài quá trong tư liệu hs giỏi mk có thấy ghi á
c6: thì bạn nêu các đảo->du lịch
Giao thông-> giao lưu hàng hoá
Khí hâu->sinh vật
nằm trên Vành đai khoáng sản
...
Mình nghĩ là vậy á ^^
 

Beo1206

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
11 Tháng mười 2017
2,347
3,064
474
17
Vĩnh Phúc
THPTXH
1.Tỉnh nào của nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, Lào ,Campuchia.
-Tỉnh nào vừa giáp Trung Quốc và Lào.
-Tỉnh nào vừa giáp Lào và Campuchia.

-Tỉnh nào vừa giáp Trung Quốc và Lào : Điện Biên
-Tỉnh nào vừa giáp Lào và Campuchia : Kon Tum

2.Vùng biển nào của nước ta có chế độ nhật triều được xem là điển hình thế giới.

- Vịnh Bắc bộ

3.Vùng đặc quyền kinh tế của nước Việt Nam tính từ đường cơ sở thành một vùng biển rộng bao nhiêu hải lí.

- 200 hải lí , tính từ đường cơ sở.

4.Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

Lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài của nước ta đã trải qua hàng triệu năm biến đổi , chia thành 3 giai đoạn chính :
- Giai đoạn Tiền Cambri tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ ;
- Giai đoạn Cổ kiến tạo phát triển , mở rộng và ổn định lãnh thổ ;
- Giai đoạn Tân kiến tạo nâng cao địa hình , hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn .

5. Việt Nam trên bản đồ Thế Giới.


upload_2018-3-9_20-10-14.png
upload_2018-3-9_20-10-33.png

7.Những thuận lợi và khó khăn đối với biển nước ta? Biện pháp bảo vệ.


- Thuận lợi:
+ Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...) thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy hải sản.
+ Khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại) giúp cho việc khai thác và cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến khoáng sản.
+ Có nhiều bãi biển đẹp, dễ dàng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo.
+ Có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản,
+ Tạo điều kiện cho phát triển giao thông vận tải biển...
+ Là cửa ngõ nối liên các đường vận tải biển thuận lợi cho việc giao lưu và buôn bán với các nước khác trên thế giới.
- Khó khăn:
+ Nhiều thiên tai: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
+ Nhiều khoábg sản ở vùng khó khai thác còn chưa thể khai thác được.
+ Khó khăn trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo vì có đường bờ biển kéo dài và nhiều đảo, quần đảo ngoài xa.
- Biện pháp bảo vệ :
+ Về phía Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương
Nhà nước chỉ đạo, bộ, ngành phối hợp và đề ra cách chính sách để đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ. Khuyến khích các thành phần kinh tế có kinh nghiệm sản xuất, có năng lực tài chính, có khả năng quản lý, đóng tàu công suất lớn, hiện đại có đủ điều kiện hậu cần dịch vụ, thông tin liên lạc, neo đậu trú bão, dự báo ngư trường để bám biển dài ngày và khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu. Chú trọng công tác an ninh để đảm bảo sự an toàn của ngư dân đánh bắt xa bờ. Việc đánh bắt xa bờ luôn tiềm tàng nhiều mối đe dọa với những ngư dân, đặc biệt vào thời gian gần đây thường xuyên xuất hiện nhiều cơn bão và áp thấp. Do đó, các cấp chính quyền cần chú trọng công tác truyền thông liên lạc cũng như triển khai những cuộc tập dợt phối hợp giữa bộ đội biên phòng và ngư dân để sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu nhất.
+ Về phía ngư dân
Theo dõi các chính sách của nhà nước, địa phương, phối hợp tốt với các doanh nghiệp để tổ chức sản xuất.
Ngư dân cần đoàn kết với nhau, tăng cường hoạt động của các tổ/ đội sản xuất trên biển. Các mô hình tổ/ đội sản xuất trên biển được hình thành đã giúp đỡ nhau chia sẻ được thông tin về ngư trường, thời tiết, kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau xử lý rủi ro trên biển, tổ chức dịch vụ hậu cần, tiêu thụ sản phẩm, tương trợ, giúp đỡ gia đình các tổ viên, phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển.
 

duthichuc04@gmail.com

Học sinh
Thành viên
20 Tháng chín 2017
150
52
41
20
Hà Nội
trường trung cơ sở chu văn an
câu 1
cao bằng, hà giang, lào cai, lai châu, lạng sơn,quảng ninh- trung quốc
 
Top Bottom