Địa [ Địa 6] Câu hỏi địa ôn thi HKII

Status
Không mở trả lời sau này.
T

trungrom3210

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 24: Biển và đại dương
1/ Độ muối trung bình của nước biển và đại dương ?
2/ Vì sao nước biển mặn ? Vì sao độ mặn các biển, đại dương không giống nhau?
3/ Phân biệt sóng, thủy triều, dòng biển (hiện tượng, nguyên nhân).
4/ Hướng chuyển động của dòng biển nóng và lạnh.
5/Tại sao các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của những vùng đất ven biển mà chúng chảy qua ?
Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
1/ Lớp đất là gì ?
2/ Trình bày những thành phần chính của đất, các nhân tố hình thành đất.
Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên
Trái Đất
1/ Khái niệm lớp vỏ sinh vật.
2/ Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào ?
 
N

nhokdangyeu01

1/ Độ muối trung bình của nước biển và đại dương ?

- Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 350/00 ( ba mươi lăm phần nghìn ).
- Độ muối của các biển không giống nhau .
2/Vì sao nước biển mặn ?


Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Có hai giả thuyết:

- Giả thuyết thứ nhất cho rằng ban đầu nước biển cũng ngọt y hệt nước sông, nước hồ. Sau đó, muối từ trong nham thạch và các lớp đất xói mòn, theo mưa chảy ra các dòng sông. Rồi các dòng sông đổ về biển cả. Nước biển bốc hơi, trút xuống thành những cơn mưa. Mưa lại đổ ra các dòng sông... Cứ như vậy, theo thời gian, muối đã lắng đọng dần xuống biển, khiến biển ngày càng mặn hơn. Theo đó, dựa vào hàm lượng muối trong nước biển, người ta có thể tính ra tuổi của nó.

- Giả thuyết thứ hai cho rằng, ngay từ đầu nước biển đã mặn như vậy. Lý do là các nhà khoa học thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển không tăng lên đều đặn theo tuổi của trái đất. Khi nghiên cứu những lớp đất đá trong các hang động bị nước biển tràn vào, người ta thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển luôn thay đổi, khi lên khi xuống chứ không cố định. Đến nay, người ta vẫn chưa biết tại sao lại như vậy.
Vì sao độ mặn các biển, đại dương không giống nhau?

Độ mặn của nước biển, đại dương cũng có sự biến thiên. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ băng tan, lượng nước chảy từ sông suối, mức độ bay hơi, lượng mưa, tuyết rơi, gió, chuyển động của sóng và chuyển động của các dòng hải lưu. Tất cả các yếu tố đó đều gây ra sự khác nhau về độ mặn của nước biển tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
3/ Phân biệt sóng, thủy triều, dòng biển (hiện tượng, nguyên nhân).


SÓNG BIỂN

Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, nguyên nhân gây ra sóng biển chủ yếu do gió.

Sóng thần là sóng thường có chiều cao khoảng 20-40m, có tốc độ truyền ngang đạt tới 400 – 800km/h.

THỦY TRIỀU

Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân : do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái đất.

Triều cường và triều kém

- Triều cường : Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn hơn rất nhiều ( triều cường)

- Triều kém : Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm vuông góc với nhau thì dao động thủy triều nhỏ nhất ( triều kém)

DÒNG BIỂN

- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở 2 bên xích đạo, chảy về hướng tây, khi gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực.

- Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 - 40º gần bờ đông của đại dương, chảy về phía xích đạo.

- Hướng chảy của các vòng hoàn lưu ( trong khoảng vĩ độ thấp) ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam thì ngược lại.

- Ở bán cầu Bắc có các dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía xích đạo.

- Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.

- Các dòng biển nóng và lạnh thường đối xứng nhau qua các bờ đại dương.

+ Sóng biển chủ yếu do gió gây ra, tràn từ biển vào gọt giũa địa hình ven biển, gió thổi các đợt sóng biển xô vào bờ không ngừng cả ngày lẫn đêm. Trong chuyển động sóng này, không những phần tử nước dao động lên xuống tại chỗ, chỉ khi gần bờ chạm đáy, biến dạng, tạo những sóng nước đập mạnh vào bờ. Sóng cao nhất đã do được 34m ở phía Tây Thái Bình dương, còn thường chỉ cao từ 0,6m đến 2,1m. Người ta phân sóng ra làm 3 loại, sóng nhỏ cao 0,3 – 0,9m, sóng vừa cao từ 1,0 – 2,4m, và sóng lớn cao trên 2,5m.

+ Thủy triều cũng là một dạng chuyển động của nước đại dương. Hằng ngày, toàn bộ mặt nước biển dâng lên hay hạ xuống một lần hoặc hai lần. Chu kỳ nâng lên hạ xuống kéo dài 12 giờ 25 phút ( nếu 2 lần/ngày) hoặc 24 giờ 50 phút ( nếu 1 lần/ngày) phù hợp với chu kỳ chuyển động của Mặt Trăng chung quanh Trái Đất được một vòng.

Sức hút của Mặt Trăng đã kéo lớp nước đại dương về phía mình là nguyên nhân gây ra thủy triều trên các biển và đại dương. Sự quay quanh của Trái Đất cân bằng sức hút của Mặt Trăng và ảnh hưởng đến độ cao khác nhau giữa thủy triều giữa các đại dương.

Ngoài ra con nước lớn, ròng hành ngày, mỗi tháng có một lần thủy triều lên cao nhất ( triều cường) và một lần thủy triều xuống thấp nhất ( triều kiệt) do Trái Đất còn chịu ảnh hưởng của sức hút Mặt Trời, nhưng yếu hơn Mặt Trăng vì ở xa. Triều cường thường xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng đứng thẳng hàng, vào ngày sóc là ngày không trăng hoặc ngày vọng là ngày rằm. Còn triều kiệt xảy ra khi Trái Đất nằm vuông góc với Mặt Trời và Mặt Trăng trong các ngày huyền, trăng nửa vành.
 
Last edited by a moderator:
Z

zidokid

Hướng chuyển động của dòng biển nóng và lạnh.

Hướng chảy:
+ Dòng biển nóng: Từ xích đạo về vùng cực
+ Dòng biển lạnh: Từ cực về xích đạo
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom