H
haiquynh.710
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Mình có chút tài liêu jthi ĐH , post lên mọi người tham khảo nhé!
Nó khá đầy đủ!
Câu 1: Nêu đặc điểm tình hình dân số ở đồng bằng sông Hồng. Nguyên nhân hậu quả, hướng giải quyết.a) đặc điểm
-Là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước, dân số 14,8 triệu người chiếm 19,4 % dân số cả nước (năm 1999) , diện tích 1,3 triệu ha chiếm 3,8% diện tích cả nước.
Mật độ dân số các năm 1999 là 1180 người/1km2 gấp 5 lần mật độ dân số cả nước , gấp 3 lần đồng bằng sông cửu Long, 10 lần trung du miền núi phía bắc, 17,6 lần tây nguyên.
-Gia tăng dân số nhanh thời kỳ 1989-1999 là1,36%.
-Phân bố dân cư không đều giữa các khu vực trong vùng. Nơi dân cư đông đúc là Hà Nội, Hải Phòng , Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương các nơi khác là rìa núi phía bắc và đông bắc của đồng bằng dân cư thưa.
b) Nguyên nhân .
-Do lịch sử khai thác lãnh thổ đồng bằng sông Hồng là nơi được khai thác sớm nhất qua nhiều năm có sự tái sản xuất về dân cư.
-Do nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước nên đòi hỏi nhiều lao động.
-Trong vùng có nhiều trung tânm công nghiệp , Mạng lưới đô thị phát triển giầy đặc nên đã thu hút lao động từ các vùng khác.
-Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người như địa hình quá bằng phẳng, nguồn nước phong phú đất đai màu mỡ.
c) Hậu quả.
-Dân số đông lại tăng nhanh do đó tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.Vì vậy:
+Khó khăn cho sự phát triển kinh tế của đồng bằng
+Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và mới chỉ bằng1/2 mức cả nước.
+Bình quân lương thực so với đầu người thấp hơn bình quân so với cả nước. Năm 1999 cả nước là 448KG/người thì đồng bằng sông hồng là 414KG/người nếu dân số cứ tăng thì khó đảm bảo lương thực.
+Hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thời kỳ 1979-1989 nhịp độ tăng trưởng kinh tế là 4đến 5% thì gia tăng dân số là 2% như vậy không phù hợp.
+Không đáp ứng được nhu cầu tích luỹ tái sản xuất để cải thiện đời sống nhân dân
+Sức ép đối với vấn đề xã hội như: Giaó dục kinh tế, nhà ở , việc làm.
d) Hướng giải quyết.
-Giảm tỷ lệ sinh, triển khai có hiệu quả công tác kế hoạch hoá gia đình.
-Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước.
-Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý từng bước giải quyết việc làm tại chỗ.
-áp dụng thâm canh tăng năng xuất và sản lượng lương thực thực thực phẩm để nâng cao đời sống nhân dân .
Câu 2: Trình bày tình hình phân bố dân cư ở đồng bằng sông Hồng.Giải thích.a) Tình hình phân bố dân cư:
-Dân cư phân bố không đều.
Nơi dân cư tập trung đông nhất là Hà Nội 2883người/km2
Thái Bình 1183người/ km2Hải Phòng1113 người /km2. Hưng Yên 1204người/km2 (1999) .
ở các nơi khác như rìa phía bắc và đông bắc của đồng bằng dân cư thưa.
b) Giải thích .
*Dân cư đông đúc ở những nơi:
-Có hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển như Hà Nội , Hải Phòng.
-Nơi thâm canh lúa nước cần nhiều lao động như Thái Bình,Nam Định, Hưng Yên Những nơi này có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đị hình bằng phẳng, nguồn nước phong phú.
*Nơi dân cư thưa: Là không có các điều kiện trên:
Câu3: Trình bày những điệu kiện thuận lợi và khó khăn trong vấn đề giải quyết lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng. Biện pháp giải quyết những khâu còn yếu.
a) Thuận lợi.
*Tự nhiên.
-Đất được sử dụng và sán xuất nông nghiệp là 70 vạn ha chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên củađồng bằng sông Hồng . Đất chưa được sử dụng là 2 vạn ha đất ĐBSH do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên khá màu mỡ nhưng độ phì nhiêu của các loại đất không giống nhau. đất được bồi đắp hàng năm màu mỡ hơn , đất không được bồi đắp hàng năm. Đất thuộc châu thổ sông Hồng màu mỡ hơn đất ở châu thổ sông Thái Bình thuận lợi cho việc trồng cây lương thực (lúa)
-Nguồn nước phong phú(ao, hồ ,sông, ngòi dày đặc) là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho nông nghiệp và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
-Khí hậu có 2 mùa(1mùa nóng,1mùa lạnh) nên có thể trồng cây xứ nóng và cây xứ lạnh. Phía đông và phía nam giáp biển đông nên có nguồn lợi hải sản phong phú và điều kiện để phát triển ngành đánh bắt và nuôi thuỷ sản.
-Vùng có hệ thống đê điều và những bãi cỏ rộng, hơn nữa điều kiện sản xuất lương thực phát triển nên vùng có khả năng phát triển chăn nuôi gia súc và gia cầm.
*Điều kiện kinh tế xã hội
-đồng bằng sông hồng là địa bàn được khai thác lâu đời nên người dân có kinh nghiệm trong
trong việc trồng lúa nước với trình độ thâm canh cao nhất cả nước.
Các chính sách mới của nhà nước(Giao đất, khoán sản xuất, trợ cấp vốn, kỹ thuật) đã góp phần khuyến khích nông dân hăng hái sản xuất.
-Có thị trường tiêu thụ rộng (trong vùng, cả nước, xuất khẩu)
-Vùng đã có một số cơ sở chế biến và có sự đầu tư của cả nước.
b) Khó khăn:
-Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm56% đất tự nhiên của cả vùng mà dân sốmà dân số lại đông nên diện tích đất canh tác bình quân đầu người là thấp nhất so với cả nướcvà lại đang bị thu hẹp.
-Hiện tượng thừa nước về mùa mưa, thiếu nước về mùa khô, gây úng lụt hạn hán.
-Dân số đông lại tăng nhanh làm cho bình quân lương thực đầu người thấp.
-Chăn nuôi chưa tương xứng với tiềm năng do cơ sở chế biến thức ăn còn ít, giống và kỹ thuật còn hạn chế.
c.Hướng giải quyết:
-Khai thác diện tích đất chưa sử dụng đẩy mạnh thâm canh tăng năng xuất quy hoạch cụ thể đất nông nghiệp khi sử dụng vào mục đích khác.
-Xây dựng hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới và tiêu nước.
-Giảm tỷ lệ sinh phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước chuyển dân từ ĐBSH đi xây dựng các vùng kinh tế mới ở tây bắc, tây nguyên, đông nam bộ (Đồng Nai) .
-Giải quyết tốt vấn đề thức ăn cho chăn nuôi chọn giống tốt áp dụng khoa học kỹ thuật và mở rộng quy mô nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho chăn nuôi.
Nó khá đầy đủ!
Câu 1: Nêu đặc điểm tình hình dân số ở đồng bằng sông Hồng. Nguyên nhân hậu quả, hướng giải quyết.a) đặc điểm
-Là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước, dân số 14,8 triệu người chiếm 19,4 % dân số cả nước (năm 1999) , diện tích 1,3 triệu ha chiếm 3,8% diện tích cả nước.
Mật độ dân số các năm 1999 là 1180 người/1km2 gấp 5 lần mật độ dân số cả nước , gấp 3 lần đồng bằng sông cửu Long, 10 lần trung du miền núi phía bắc, 17,6 lần tây nguyên.
-Gia tăng dân số nhanh thời kỳ 1989-1999 là1,36%.
-Phân bố dân cư không đều giữa các khu vực trong vùng. Nơi dân cư đông đúc là Hà Nội, Hải Phòng , Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương các nơi khác là rìa núi phía bắc và đông bắc của đồng bằng dân cư thưa.
b) Nguyên nhân .
-Do lịch sử khai thác lãnh thổ đồng bằng sông Hồng là nơi được khai thác sớm nhất qua nhiều năm có sự tái sản xuất về dân cư.
-Do nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước nên đòi hỏi nhiều lao động.
-Trong vùng có nhiều trung tânm công nghiệp , Mạng lưới đô thị phát triển giầy đặc nên đã thu hút lao động từ các vùng khác.
-Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người như địa hình quá bằng phẳng, nguồn nước phong phú đất đai màu mỡ.
c) Hậu quả.
-Dân số đông lại tăng nhanh do đó tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.Vì vậy:
+Khó khăn cho sự phát triển kinh tế của đồng bằng
+Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và mới chỉ bằng1/2 mức cả nước.
+Bình quân lương thực so với đầu người thấp hơn bình quân so với cả nước. Năm 1999 cả nước là 448KG/người thì đồng bằng sông hồng là 414KG/người nếu dân số cứ tăng thì khó đảm bảo lương thực.
+Hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thời kỳ 1979-1989 nhịp độ tăng trưởng kinh tế là 4đến 5% thì gia tăng dân số là 2% như vậy không phù hợp.
+Không đáp ứng được nhu cầu tích luỹ tái sản xuất để cải thiện đời sống nhân dân
+Sức ép đối với vấn đề xã hội như: Giaó dục kinh tế, nhà ở , việc làm.
d) Hướng giải quyết.
-Giảm tỷ lệ sinh, triển khai có hiệu quả công tác kế hoạch hoá gia đình.
-Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước.
-Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý từng bước giải quyết việc làm tại chỗ.
-áp dụng thâm canh tăng năng xuất và sản lượng lương thực thực thực phẩm để nâng cao đời sống nhân dân .
Câu 2: Trình bày tình hình phân bố dân cư ở đồng bằng sông Hồng.Giải thích.a) Tình hình phân bố dân cư:
-Dân cư phân bố không đều.
Nơi dân cư tập trung đông nhất là Hà Nội 2883người/km2
Thái Bình 1183người/ km2Hải Phòng1113 người /km2. Hưng Yên 1204người/km2 (1999) .
ở các nơi khác như rìa phía bắc và đông bắc của đồng bằng dân cư thưa.
b) Giải thích .
*Dân cư đông đúc ở những nơi:
-Có hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển như Hà Nội , Hải Phòng.
-Nơi thâm canh lúa nước cần nhiều lao động như Thái Bình,Nam Định, Hưng Yên Những nơi này có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đị hình bằng phẳng, nguồn nước phong phú.
*Nơi dân cư thưa: Là không có các điều kiện trên:
Câu3: Trình bày những điệu kiện thuận lợi và khó khăn trong vấn đề giải quyết lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng. Biện pháp giải quyết những khâu còn yếu.
a) Thuận lợi.
*Tự nhiên.
-Đất được sử dụng và sán xuất nông nghiệp là 70 vạn ha chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên củađồng bằng sông Hồng . Đất chưa được sử dụng là 2 vạn ha đất ĐBSH do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên khá màu mỡ nhưng độ phì nhiêu của các loại đất không giống nhau. đất được bồi đắp hàng năm màu mỡ hơn , đất không được bồi đắp hàng năm. Đất thuộc châu thổ sông Hồng màu mỡ hơn đất ở châu thổ sông Thái Bình thuận lợi cho việc trồng cây lương thực (lúa)
-Nguồn nước phong phú(ao, hồ ,sông, ngòi dày đặc) là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho nông nghiệp và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
-Khí hậu có 2 mùa(1mùa nóng,1mùa lạnh) nên có thể trồng cây xứ nóng và cây xứ lạnh. Phía đông và phía nam giáp biển đông nên có nguồn lợi hải sản phong phú và điều kiện để phát triển ngành đánh bắt và nuôi thuỷ sản.
-Vùng có hệ thống đê điều và những bãi cỏ rộng, hơn nữa điều kiện sản xuất lương thực phát triển nên vùng có khả năng phát triển chăn nuôi gia súc và gia cầm.
*Điều kiện kinh tế xã hội
-đồng bằng sông hồng là địa bàn được khai thác lâu đời nên người dân có kinh nghiệm trong
trong việc trồng lúa nước với trình độ thâm canh cao nhất cả nước.
Các chính sách mới của nhà nước(Giao đất, khoán sản xuất, trợ cấp vốn, kỹ thuật) đã góp phần khuyến khích nông dân hăng hái sản xuất.
-Có thị trường tiêu thụ rộng (trong vùng, cả nước, xuất khẩu)
-Vùng đã có một số cơ sở chế biến và có sự đầu tư của cả nước.
b) Khó khăn:
-Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm56% đất tự nhiên của cả vùng mà dân sốmà dân số lại đông nên diện tích đất canh tác bình quân đầu người là thấp nhất so với cả nướcvà lại đang bị thu hẹp.
-Hiện tượng thừa nước về mùa mưa, thiếu nước về mùa khô, gây úng lụt hạn hán.
-Dân số đông lại tăng nhanh làm cho bình quân lương thực đầu người thấp.
-Chăn nuôi chưa tương xứng với tiềm năng do cơ sở chế biến thức ăn còn ít, giống và kỹ thuật còn hạn chế.
c.Hướng giải quyết:
-Khai thác diện tích đất chưa sử dụng đẩy mạnh thâm canh tăng năng xuất quy hoạch cụ thể đất nông nghiệp khi sử dụng vào mục đích khác.
-Xây dựng hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới và tiêu nước.
-Giảm tỷ lệ sinh phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước chuyển dân từ ĐBSH đi xây dựng các vùng kinh tế mới ở tây bắc, tây nguyên, đông nam bộ (Đồng Nai) .
-Giải quyết tốt vấn đề thức ăn cho chăn nuôi chọn giống tốt áp dụng khoa học kỹ thuật và mở rộng quy mô nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho chăn nuôi.