Đề: Viết đoạn văn (từ 5 - 7 câu) nói về lòng khiêm tốn trong đó có sử dụng 1 cụm chủ vị.

Y

yulyulk

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình nghe thầy mình nói đề có thể sẽ ra như vậy (mà hầu như lần nào thầy cũng đúng - giống như thầy ra đề ý!!). Mọi người giúp mình nhaaaaaaaaaa. Câu có cụm chủ vị mọi người gạch dưới nha.

Giúp mình gấp chiều nay kiểm tra rồiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii!!!!

Kí tên: Svnny *xoẹt xoẹt*
 
L

lililovely

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=68026


Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người.

Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người. Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính là "cơ sở vật chất" cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm "cái neo" để không vượt quá hiện thực. Nếu không có "cái neo" này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay.
Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Khiêm tốn trong phát ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ "đao to búa lớn" hay "cao siêu huyền bí". ở đây, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình, không khoe khoang:

Trong thái độ ứng xử, khiêm tốn có nghĩa là "nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người", không quá tự tin hay độc quyền chân lý, luôn "kính trên nhường dưới". Thái độ khiêm tốn trong phê phán, đóng góp cho người khác đó là: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác - nhất là đối với người lớn tuổi.
Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lý. Biểu hiện rõ nhất của tính khiêm tốn.

Bản thân mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu "thắng không kiêu, bại không nản",
 
P

phamducanhday

tham khảo nha bạn



Ăng-ghen nói: “hành trang quan trong nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”. Câu nói rất đúng trong xã hội hiện nay. Nếu lòng chân thành giúp ta có một thế đứng vững chắc trong quan hệ giao tiếp thì tính giản dị giúp con người tránh xa những thất bại tầm thường, tính khiêm tốn cho ta những thành công trong cuộc sống. vậy bây giờ ta đặt câu hỏi:
Khiêm tốn là gì?
Lòng khiêm tốn cho những con người đứng đắn, biết nhìn xa. Người khiêm tốn là người nhã nhặn, không tính tự cao tự đại, hướng thiện, nêu cao óc học hỏi, không đề cao cá nhân với người khác....người khiêm tốn luôn cho mình là kém cõi cần phải học hỏi thêm.
Tại sao phải khiêm tốn?
Cuộc sống là một cuộc chiến, nếu chúng ta dừng lại với thành công của mình ở hiện tại tức là đã chấp nhận thất bại ở tương lai, ở lại quá khứ làm kẻ thua cuộc. con người có tài cán bao nhiêu đi chăng nữa thì cái khôn ngoan hiện hữu ấy cũng không thể được quả quyết là không ai hơn được. đương nhiên ta nhìn xuống thì có nhiều người kém cõi ta, nhưng nếu ta đem so sánh như vậy thì là điều vô lí vô cùng. Hãy nhìn lên phía trên kia kìa! Bạn là người tài giỏi ư? Tôi tin ngoài xã hội còn hàng vạn người hơn bạn. bạn là một doanh nhân thành đạt ư? Ngoài đời còn hành tá tỉ phú mà bạn không thể dếm nổi số thứ tự của mình đâu. Nếu trong lòng bạn muốn nuôi dưỡng một tư tưởng tuyệt đối hơn người thì không có lợi ích nào cho bạn ngoài cái “hạnh phúc” vô lí!
Trong khiêm tốn người ta tự cho mình là kém và cân học nữa, họ coi thành công như sự an ủi. các nhà bác học càng lớn càng thấy mình cần phải khiêm tốn là lẽ đương nhiên. Nhà vật lí học Niuton đã so sánh mình như một đứa trẻ dạo chơi trên bài biển may mắn nhặt được hòn sỏi đẹp và trước mắt là bể chân lí bao la. Ông còn nói: sở dĩ tôi nhìn xa là vì tôi ngồi trên vai người khổng lồ. Lê-nin có lời khuyên với thanh niên về cách nghĩ và hành động khiêm tốn: nếu tôi biết tôi biết ít tôi sẽ tìm cách để hiểu biết hơn, nhưng nếu anh tuyên bố là người cộng sản không cần biết điều cơ bản thì ở anh không có chút gì công sạn hết.Điều ta nên nhớ là Le-nin có tói 9000 sách của 15 thứ tiếng và 9 ngoại ngữ Anh,Pháp, Đức,...tính khiêm tốn không cho phép mình nghĩ ngơi trên những thành công đã đạt được và còn nhiều minh chứng cho tính chất đó ví dụ như ở Anhxtanh, Sodrat, Alecxander,..
Ở một khía cạnh nào đó, khiêm tốn phải đi đôi với gỉan dị. vậy giản dị là dị? Giản dị là cách sống hòa nhập, tự nhiên hóa cuộc sống, sống phù hợp với hoàn cảnh, không cầu kì xa hoa. Giản dị thể hiện ở nhiều khía cạnh: cách ăn nói cẩn thận, không khoa trương, lời nói đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu, không quan trọng hóa vấn đề, xem xét vấn đề dưới cái nhìn khoa học...Tại sao phải giản dị? tại vì đó cách sống khoa học. Thử hỏi cái đích của cuộc sống có phải là chân thiện mĩ? Con người vứt bỏ phiền toái ở xã hội và từ trong tâm trí họ sống hòa nhập với thiên nhiên, thân thiện với mọi người. tính giản dị rất cần trong cuộc sống, nó giúp ta tiết kiệm thời gian, khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta, ta trở thành người biết cách ứng xử, gấn gũi chan hòa với mọi người.
Bác Hồ cảu chúng ta là một mẫu mực về tính giản dị và cả khiêm tốn được cả thế giới công nhận. Bác là chủ tịch nước nhưng lại ở nhà sàn, trồng rau, đi dép cao su,.. trong chiến dịch việt-bắc Bác ở hang Pác Pó, dùng đá làm bàn, ăn chao bẹ rau măng, uống nước sông suối,..Bác nói chuyện thân mật cởi mở như gia đình. Gs.Ngô Bảo Châu người vừa nhận giải Field toán học ăn mặc cũng bình thường, nhà khá nhưng đi học bằng dép cao su. Ông ăn nói giản dị khi khao bạn bè thì nói : “chẳng mấy khi tao giàu hơn *********”.Noí đến giản dị phải kể đến người Nhật, họ giàu có nhưng ra đường thì cho dù là quan chức hay học sinh, là doanh nhân hay trí thức cũng trang phục bình dị như nhau, căn nhà họ sống không trang trí bằng những món đồ công nghệ đắt giá, mà trái lại là những thứ mang dậm tính bản sắc dân tộc.
Vậy là ta đã định nghĩa được khiêm tốn và giản dị trong câu nói của Ăng-ghen. Hai đức tính này nếu dược phát huy tốt sẽ tạo nên những hiệu ứng dặc biệt. Nhưng thật buồn vì những giá trị này không được chú ý. Có người tự mãn với số vốn kiến thức sẵn có, có người học đến một học vị nào đó rồi cho là “công thành danh toại” không cần nghiên cứu nữa. có người giàu có và tự cho là đủ nên chỉ lo ăn chơi tiêu xài, không lo phát triển, đến khi trắng tay rồi mới hối hận. có hiện tượng tương tự là thói khiêm tốn giả tạo-là thói khiêm tốn quá mức hóa ra là thói tự cao tự đại, nấp dưới bóng dáng của khiêm tốn thật sự. những hiện tượng trên mau chóng xóa bỏ sự tồn tại của đức tính khiêm tốn. bên cạnh đó thói đua đòi xa xỉ, chi xài của cải thời gian vào việc vô bổ cũng thật sai lầm. ăn mặc lòe loẹt chi vậy? nó không tạo cho ta cái đẹp thâm chí làm trò “lố bịch” cho thiên hạ. “Mốt thời trang đã khiến ta mất dần cái tính giản dị, do đó phải ăn mặc cho phù hợp với hoàn cảnh.
Khiêm tốn giản dị chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải biết đánh giá không thiên vị thực tài, không được coi thường thế hệ nhỏ tuổi, nêu cao ý thức học tập, phát triển không ngừng tư duy sáng tạo; sống cho phù hợp với hoàn cành và các giá trị chân-thiện-mĩ.
Nói tóm lại, chỉ có khiêm tốn chúng ta mới có thể tiến bộ, chỉ có giản dị chúng ta mới có thể hòa nhập tự nhiên. Ăng- ghen đã nói đúng. Khiêm tốn và giản dị là công cụ đắt lực phục vụ ta trên đường đời. Có khiêm tốn và giản dị cùng với lòng chân thành thành công tự nhiên sẽ đến với bạn.











. ST .


 
L

lililovely

sưu tầm

Song song với những thứ nhu yếu tinh thần, mà con người chúng ta cần phải có trong lãnh vực giao tiếp với mọi người chung sống với mình trong xã hội, như có lần tôi đã trình bày cùng bạn trong những tiêu đề trên, chúng ta phải công nhận một cách thẳng thắn rằng, không phải con người muốn thành công trên đường đời chỉ cần một vài thứ nhu cầu quan yếu căn bản trong nghệ thuật xử thế và tiếp nhận là đủ, trái lại trách nhiệm con người đối với nghệ thuật xử thế là cả một vấn đề đòi hỏi ở con người những đường nét linh động và rất tế nhị nữa.

Cùng chung quan niệm trên, giờ đây tôi xin đề cập đến một tính nết tối cần trong nghệ thuật chinh phục lòng người trên một phương diện xử thế, đó là tính khiêm tốn.

Nếu lòng chân thành giúp con người tạo cho mình một thế đứng trong quan niệm giao tiếp với mọi người, thì tính giản dị giúp con người tránh xa được những thất bại tầm thường, lòng khiêm tốn là một thứ nhu cầu quan yếu giúp ích cho đời sống con người chúng ta những bước tiến thành công trọng đại trong lĩnh vực tinh thần cũng như về phương diện giao tiếp với mọi người bên ngoài đời sống nữa.

Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và tiếp nhận.

Điều quan trọng là khiêm tốn chính nó tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội, lòng khiêm tốn còn tượng trưng cho những con người đứng đắn, luôn luôn biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người có lòng khiêm tốn bao giờ cũng là những con người thường hay thành công trong lĩnh vực giao tiếp với con người.

Nói như thế chúng tôi tin rằng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của hai tiếng khiêm tốn rồi.

Vậy nếu giờ đây chúng ta đặt thành câu hỏi:

- Khiêm tốn là gì?

Tôi xin định nghĩa hai tiếng đó một cách đơn giản như sau:

- Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng nêu cao óc học hỏi. Hoài bão trọng đại của cá nhân là tiến mãi không ngừng, chủ đích là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác.

Người vốn có tính khiêm tốn thường cho mình là kém, còn phải tiến thêm nữa và càng phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa. Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên.

Định nghĩa lòng khiêm tốn là như thế.

Tại sao con người lại cần phải có tính khiêm tốn?

Cuộc đời là một trường tranh đấu bất tận, tài nghệ của một cá nhân so ra quan trọng, nhưng thật sự đối với tất cả mọi người thì tài cán kia chỉ là những giọt nước bé bỏng giữa một đại dương vô tận. Sự hiểu biết của một cá nhân không thể đem so sánh với mọi ngươi cùng sống chung với mình, vì thế con người dù tài cán đến đâu cũng luôn luôn phải tìm học thêm … học thêm mãi mãi.

Tôi không chối cãi với bạn, là con người khi tự tạo cho mình một tài năng cao siêu, quán chúng, một địa vị lẫy lừng, một tiếng tăm vang dội, tạo được cho mình một đời sống sung túc ấm no ai lại không lấy đó làm mừng. Nhưng, thưa bạn, đối với chính cá nhân con người là như thế, song bạn có dám quả quyết là những tài ba ấy, những kinh nghiệm ấy, những khôn ngoan ấy có thể là một định luật bất di bất dịch đối với tất cả mọi người không? Bạn có đủ tự tin tưởng rằng với những thứ mình đã thực hiện được trên đời không ai có không.

Thưa bạn.

Làm sao ước đoán được phải không bạn.

Tôi tin tưởng là không bao giờ, và trái lại tôi còn dám quả quyết là con người dù tài cán bao nhiêu chăng nữa, cái tài ấy, cái khôn ngoan hiện hữu ấy không bao giờ quả quyết là không ai hơn được. Những ai còn tin tưởng như vậy là sai lầm, là khờ dại là chưa biết nghệ thuật xử thế.

Tôi xin bạn nhớ cho rằng tài cán con người là một chuyện đương nhiên, nhưng tài quán chúng tuyệt đối với mọi người là một chuyện khác, con người chúng ta chỉ hơn được là đó, với những kẻ nhỏ hơn ta, thua kém ta, nhưng nếu so sánh với mọi người thì thật là điều vô lý vô cùng.

Nếu bạn là một người tài giỏi, tôi tin ngoài xã hội còn hàng vạn người hơn bạn.

Nếu bạn là một nhà nghệ sĩ tài hoa ư?

Xin thưa, ngoài trường đời còn lắm người tỷ phú giàu sang phú quí hơn bạn nhiều lần v.v…

Tất cả những thứ ấy đều có người hơn hẳn con người cá nhân chúng ta, chúng ta chỉ có thể lấy những thứ tài cán ấy làm một lợi khí trau dồi đời sống vật chất, dùng nó làm một bước tiến trên đường đời dễ dàng thành công với chính cá nhân bạn so với những kẻ thiếu may mắn hơn bạn mà thôi. Ngược lại, nếu trong lòng bạn còn nuôi dưỡng tư tưởng tuyệt đối hơn người là một công việc quá đáng, thật sự không mang đến cá nhân bạn một sự lợi ích nào cả.

Nói theo một quan niệm triết lý thì con người nên tự nhìn xuống giai cấp dưới mình thì hơn, vì lúc nhìn xuống ta thấy hơn được bao nhiêu người khác, nhưng chỉ ngẩng đầu lên bạn thấy bạn chỉ là một con đom đóm trong một vùng sáng bao la của một mặt trăng, mà ở đó ánh sáng của con đom đóm chưa có thể làm cho ai lạ lùng mà trái lại nó chỉ là một vệt lửa quá tầm thường trơ trẽn nữa. Trường hợp đó con đom đóm kia chẳng những không tạo cho ai một sự chú ý mà ngược lại còn làm thành một con vật vô duyên đáng ghét.

Với một trường hợp như thế, chúng ta thấy rằng muốn thành công trên đường đời một cách dễ dàng, con người cần phải có một lòng khiêm nhượng nghĩa là luôn luôn phải biết hướng thiện, nhìn tới trước và luôn luôn tự mình cải thiện lấy cuộc đời có như vậy con người mới có thể đi tới thành công một cách hoàn thiện được.

Trong đức tính khiêm tốn, người có tài luôn luôn tự cho mình còn kém và cần phải học thêm nữa, người nào mang trong lòng một đức tính khiêm tốn luôn tự coi những thành công của mình như một sự an ủi và coi thường địa vị của mình từ tinh thần hạ mình như thế mà những người có đức tính khiêm tốn thường thành công ra ngoài những ước vọng của mình.

Điều này làm tôi nhớ đến một câu nói của một văn hào Tây Phương – Vauvenargues – đã từng nói một câu nói chí lý về tính khiêm tốn mà tôi luôn nhớ mãi.

Vauvenargues cho rằng:

- “Con người nên chính mình tự an ủi vì mình không có những lỗi lạc cũng như con người đã thường tự an ủi vì không có những chức vụ quan trọng. Chính nhờ cái tư tưởng đó mà con người có thể tự vượt qua được tất cả tiền tài lẫn địa vị”.

Làm một con người sống trong xã hội mình phải tự biết thực chất chân giá trị của công việc mình làm, không nên quá ỷ lại vào những tài năng hiện hữu mà coi thường tất cả mọi người chung quanh là tầm thường, là non kém.

Điều đáng nói hơn cả là con người có tính khiêm tốn thường thấy xa, nhìn rộng, tránh được những thói xấu tầm thường là tự cao, tự đại, hủy diệt trong lòng mình tính tự phụ và khinh bạc ngạo nghễ.

Tuy nhiên, đối với con người có tính khiêm tốn cũng không vì tính thích là kẻ thua thiệt mà tự mình hạ uy tín của mình, không coi thường công trình cá nhân và do đó là những việc làm vô lý.

Tóm lại, con người khiêm tốn là một con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chủ bại mang nhiều mặc cảm của cuộc đời đối với mọi người.
 
M

maxskill

Văn nghị luận xã hội về đức tính khiêm nhường

“Đức tính khiêm nhường là một điều thật lạ lùng. Ngay giây phút bạn nghĩ bạn đã đạt được nó, thì cũng ngay giây phút đó, bạn đã đánh mất nó”.
Có một số người hiểu lầm, cho rằng khiêm nhường có nghĩa là xem mình là thấp kém, là không đáng kể, cho mình chỉ là “cái thảm chà chân” để mọi người khác dẫm lên trên. Nếu có một người luôn miệng nói rằng: “Ôi, tôi chẳng là ai cả. Đừng quá quan tâm tới tôi”, thì người này, thoạt tiên chúng ta tưởng như một người khiêm nhường, nhưng thực ra, đây là một người kiêu ngạo ngầm bên trong.
Vì khi một người luôn miệng tự tuyên bố rằng “tôi chẳng là ai cả”, “tôi chẳng có tài cán gì cả”, thì người đó muốn được người khác chú ý đến “sự hạ mình” của mình. Người đó muốn những người chung quanh khen ngợi mình là một người khiêm nhường và dĩ nhiên, đây không phải là một thái độ khiêm nhường đúng nghĩa.
Người khiêm nhường đúng nghĩa là người trung thực với chính bản thân mình và trung thực với những người chung quanh. Một người khiêm nhường thực sự có nhận định trung thực về giá trị bản thân của mình, công nhận những ưu điểm và cũng như những khuyết điểm nào mà mình có. Nhưng quan trọng hơn thế nữa, người khiêm nhường cũng nhìn nhận giá trị của người khác. Qua thái độ nhìn nhận giá trị người khác, người khiêm nhường thực sự bày tỏ sự tôn trọng và lòng quan tâm đến quyền lợi, nhu cầu, sự an ninh và niềm hạnh phúc của người xung quanh mình, đặt những điều này lên trên quyền lợi, nhu cầu, sự an ninh và niềm hạnh phúc của chính bản thân mình.
Một người khiêm nhường đúng nghĩa, không cần phải tự hạ bệ mình xuống, không cần phải đánh giá thấp về chính bản thân mình. Một người khiêm nhường thực sự không bận rộn nói về mình, khoe về sự hạ mình qua những câu như “tôi chẳng ra gì”, “tôi chẳng có tài cán chi”, nhưng người đó thường bày tỏ sự quan tâm đến người chung quanh, lắng nghe những nhu cầu và nguyện vọng của người khác, cũng như tạo ra những dịp tiện hay nhường lại những cơ hội để người khác có thể thăng tiến.
Người khiêm nhượng thực sự không quan tâm lắm đến việc xem xét mình đã đạt đến mức độ nào trong nấc thang khiêm nhường, cũng không bận rộn nói về chính mình hay khoe khoang về thái độ khiêm nhường của mình.
Khiêm nhường là sẵn sàng bước xuống, để nhường cho người khác có thể bước lên, như Kinh Thánh có diễn tả: “Đừng làm việc gì để thỏa mãn tham vọng cá nhân hoặc tự đề cao, nhưng hãy khiêm tốn, coi người khác hơn mình” (Phi-líp 2:3).
Khiêm nhượng không có nghĩa là yếm thế, nhu nhược, nhưng hoàn toàn ngược lại, người khiêm nhượng có tấm lòng can đảm, hào hiệp và sẵn sàng hy sinh cho tha nhân.
Khiêm nhường không dính líu gì đến địa vị hay cấp bậc của một người trong xã hội. Một người ở địa vị thấp kém vẫn có thể kiêu ngạo, và ngược lại, một nhà học giả uyên bác vẫn có thể rất khiêm nhường, bởi vì khiêm nhường không phải là tự hạ bệ mình xuống, nhưng là biểu hiện của sự tôn trọng và lòng quan tâm đến với tha nhân.
Khiêm nhường đi song hành với tình yêu thương, hay nói một cách khác, quý vị và tôi không thể yêu thương một người mà đồng thời lại lên mình, kiêu ngạo, lấn lướt người đó được, như sứ đồ Phao-lô có trình bày: “Tình yêu hay nhẫn nại, nhân từ; tình yêu chẳng ghen tị, khoe mình hay kiêu căng”
 
S

sonsuboy

Để học tốt ngữ văn

Bạn có thể tham khảo
Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời.

Đánh giá một con người phải dựa trên chiều sâu của lối sống tâm hồn chứ không phải là thước đo của danh vọng. Khiêm tốn cũng giống như một bài học đầu tiên và thiết yếu của cái tâm hồn đó. Phải chăng những người khiêm tốn là những người nghiêm trang và đạo mạo? Con người ta thường đánh giá sai về hai chữ thành công của bản thân mình. Nhiều người tự cho mình là lỗ đen của vũ trụ hay “nhu thiết” không ai có thể thay thế. Họ đã sai và tự lầm tưởng. Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tích cực, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của những con người ấy là cố gắng không ngừng, nhưng đó không phải cái cớ để tự đề cao bản thân, khoe khoang mình trước người khác. Chính những bật kỳ tài trong lịch sử cũng chỉ dám nghĩ mình “có thể có ích” cho xã hội loài người. Vậy tại sao một số người có thể đặt mình cao hơn người khác. Người có tính khiêm tốn luôn hướng đến mục tiêu phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, muốn trao đổi, học hỏi nhiều hơn nữa. Họ không bao giờ chấp nhận thành công nơi hiện tại, mà luôn lấy thành công của người khác làm tấm gương cao hơn để phấn đấu trong tương lai. Đẹp thay cho những con người “nhượng từ và tự khiêm”. Thanh cao từ trong chính tâm hồn đến lối sống. Những con người dễ gần, dễ chia sẻ, chân thực và dễ cộng tác. Khiêm tốn phải xuất phát từ tự đáy lòng, bằng sự trung thực của bản thân, mắt không bị lu mờ bởi những danh lợi phù phiếm. Họ không ngại thiệt thòi, không sợ đời không thấy được cái giá trị đích thực mà họ xứng đáng phải có. Có câu “trời không phụ lòng người” con người có tài ắt sẽ được mọi người tìm đến và quí trọng. Không giống như những ai kia “khẩu phật tâm xà” kiểu cách, lễ nghi, khiêm tốn chỉ từ giả dối, muốn làm thanh cao. Sách có câu “một khiêm tốn bằng bốn tự kiêu” chỉ những người vờ khiêm tốn để tự nâng cao bản thân mình. Những con người kiêu căng có chút thành công, được chút ca ngợi lại tự ngộ nhận chốc chốc khoe khoang mình không tránh khỏi ánh mắt lố bịch và hợm hĩnh của những người xung quanh. Họ đã chủ quan và ngủ quên trong thành tích hay xa hơn là mãn dương tự đắc. Đáng thương thay cho những con người nông cạn!

“Làm người chớ thấy tài mà cậy,

Có nhọn bao nhiêu lại có tù”

Thứ huênh hoang ấy hẳn phải tự xấu hổ với chính mình khi cho người khiêm tốn chỉ đạo đức giả nhưng họ lại không có được sự thanh liêm, chính trực, cần cù, dễ mến mà cái kiêu ngạo chẳng bao giờ sánh nổi. Có thể nói những con người khiêm tốn không bao giờ biết mệt mỏi – luôn cống hiến không ngừng. Bởi cuộc sống không chỉ rãi đầy hoa hồng mà nó còn là sự đấu tranh dài bất tận. Cuộc chiến này qua đi, cuộc chiến khác lại đến tiếp nối nhau từng giây phút. Dừng lại, tự kiêu chính là đi lùi với văn minh hiện đại. Kiến thức của mỗi con người cũng giống như hạt cát giữa sa mạc mênh mông, không thể đem so sánh với người khác. Mỗi người có điểm mạnh khác nhau, không có thành công nào tồn tại bất diệt. Vậy nên chúng ta phải “học, học nữa, học mãi” để hoàn thiện bản thân và cống hiến cho nhân loại.
Nguồn:Sưu tầm

Rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.
 
Top Bottom