Đề văn khó cực kì đây. Giúp tớ với!!!

H

hoangkute96

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Những bạn nào giỏi văn lớp 7,8 thì làm hộ tớ 1 bài văn với. Đề bài là: " Hãy chứng minh ca dao than thân VN thường dùng các con vật gần gũi , nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng ẩn dụ cho tâm trạng con người." Làm giúp tớ sớm nha. Tớ cảm ơn trước.
 
N

ngoisaotim

Bài này có gì khó đâu @@
Hix... bít nói thế nào nhở? Thui, cứ chép vài câu ra đây cho bạn tham khảo, có lẽ cũng dễ hiểu thui!
*Thân em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay!
*Thân ai khổ như thân con rùa
Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia
Thân ai khổ như thân anh kia
Ngày đi cuốc bãi, tối về nằm suông...
(hem bít đúng ko, bận rùi, phải đi gấp!)
 
T

thuha193

Chj chỉ có thể đưa ra dàn ý cho bài này của em còn việc viết thành một bài văn hoàn chỉnh thì em nên tự viết bằng chính suy nghĩ của mình, dàn ý của chj cũng chỉ nên để tham khảo thui:)

Để chứng minh, em cần đưa ra những dẫn chứng cụ thể trong từng bài ca dao để làm rõ vấn đề

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Bài ca dao gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh con cò một mình kiếm ăn nơi nước non, ghềnh thác mà vẵn không đủ miếng ăn khi bể đầy, ao cạn. Thác, ghềnh vốn là nơi có đá chắn ngang, nước chảy xiết, kiếm ăn vô cùng nguy hiểm, khó khăn. Bể và ao là chỗ cò thường kiếm ăn, nhưng khi bể đầy, ao cạn thì cũng là khi chỗ kiếm ăn của cò không còn~~> Qua đây có thể hình dung cuộc sống của cò luôn gặp nhiều khó khăn, ngang trái.
Dân gian đã phát hiện những điểm tương đồng giữa cò - con vật gần gũi quen thuộc với người nông dân lam lũ: nhỏ bé, đơn độc, cặm cụi làm ăn những cuốc sống vẵn thất thường khó nhọc. Do vậy dùng thân cò để ám chỉ thân phận con người vừa chính xác vừa sinh động, vừa dễ hiểu lại xúc động lòng người.
~~> Tiếng kêu thương của nhân dân cho thân phận bé mọn, cơ cực của con người; oán trách xã hội không tạo cơ hội nào để người nông dân được no đủ.

Môptíp: Thương thay <-> Điệp ngữ -> tỏ thái độ trực tiếp rõ ràng đối với đói tượng nhưng cũng chính là sự suy ngẫm và than thở về chính bản thân mình.
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Tằm suốt đời chỉ ăn lá dâu, cuối đời phải rút ruột tận cùng để làm thành tơ quý cho người~~> Hi sinh nhiều, hưởng thụ ít.

Thương thay lũ kiến tí ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi .
Kiến là loài sinh vật nhỏ bé nhất, cần ít thức ăn nhất, thức ăn tầm thường nhất nhưng từng đàn phải kéo đi kiếm ăn hàng ngày.~~> Kiếm sống triền miên, vất vả, hưởng thụ rất ít ỏi.

Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Hạc - một cánh chim muốn tìm đến nơi nhàn tản phóng khoáng nhưng cánh chim ấy lang thang vô định giữa bầu trời~~> Hạc trong câu ca này biểu tượng cho cuộc đời phiêu bạt, vô định và những cố gắng tuyệt vọng của người lao động trong xã hội cũ.

Thương thay con cuốc giữa trời
Dẫu kêu ra máu có người nào nghe.
Con cuốc giữa trời gợi hình ảnh một sinh vật nhỏ nhoi cô độc giữa không gian rộng lớn vô tận. Kêu ra máu là tiếng kêu đau thương khắc khoải tuyệt vọng về những điều oan trái~~> Tiếng kêu vô vọng thê thảm của những thân phận nhỏ bé bế tắc trong xã hội cũ.

~~> Có vô vàn nỗi khổ đau trong rất nhiều những cuộc đời bé mọn. Qua đây ta có thể cảm nhận đc sự đồng cảm, thương xót của nhan dân vs những mảnh đời bất hạnh trong XH cũ.

 
H

hoangkute96

Cảm ơn dàn ý của chị Thu Hà nhìu lắm!!! Thôy 3m đành tự viết vậy!!!
 
L

linh7a

Đề văn khó cực kì đây. Giúp tớ với!!!

:M_nhoc2_16:Có ngay đây:
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn ''Cổng trường mở ra'' của Lý Lan
 
Q

quynh7b

Mở bài nè:
Những chiếc lá vàng cuối thu rơi xào xạc trên các hè phố báo hiệu năm học mới đã đến rồi. Có biết bao cô câu học trò bỡ ngỡ bám chặt tay mẹ khi mới bước đến cổng trường có biết bao bà mẹ hồi hộp chờ đợi từng phút giây đến ngày khai trường của con. Hiểu rõ tâm trạng đó nhà văn Lí Lan đã nói lên tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường của con mình qua văn bản " Cổng trường mở ra"
Thân bài:
Nếu văn bản" tôi đi học" viết về tâm trạng cua một bạn học sinh khi mới ngày đầu đến trường thì văn bản" cổng trường mở ra" lại viết về tâm trạng của một người mẹ trước ngày khai trương đầu tiên của con. Trước đêm hôm ấy tâm trạng của ngươi con rất thanh thản, nhẹ nhàng vô tư chỉ có một nổi bận tâm nho nhỏ là ngày mai phai dậy đúng giờ đẻ đi học, thì trái lại với người con, ngưởi mẹ lại thao thức không ngủ được, không tập chung được việc gì cả bởi vì không người mẹ nào không mong muốn con mình khôn lớn để được đi học. Vì vậy mả mẹ lên giường nhưng trằn trọc, suy nghĩ lo lắng vì mẹ một lòng vì con chăm sóc chu đáo cho con chứng tỏ mẹ là người rất ân cần, tỉ mỉ, quan tâm cho con hết mực. Mẹ lấy giấc ngủ của con làm niềm vui của mình. Không chỉ thế mà mẹ còn đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mình. Mẹ nhớ lại ngày bà ngoại dắt mẹ đi học, nhớ tâm trạng khi mẹ đứng trước cổng trường. Khi nhớ lại nhưng kỉ niệm ấy, lòng mẹ rạo rực những cảm xúc bâng khuâng xao xuyến. Tác giả đã sử dụng từ láy liên tiếp gợi cảm xúc rất phức tạp trong lòng mẹ. Người mẹ đã không trực tiếp nói chuyện với con hoặc với ai cả. Nhưng mẹ nhìn con ngủ như muốn tâm sự với con. Nhưng thực ra mẹ đang nói với chính mình, đang ôn lại kỉ niệm của riêng mình. Vì thế bài văn đả làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa tình cảm yêu thương sâu nặng của người mẹ khó nói bằng lời. Điều đó cho thấy bà là một người mẹ giàu cảm xúc, giàu tình yêu thương con.
Kết bài nè:
Văn bản" cổng trường mở ra" như những dòng nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng đã làm cho ta hiểu hơn về tình cảm của người mẹ đối người con của mình trước ngày khai trường đầu tiên, ngày đó có ý nghĩa đặc biệt của mỗi người.
CHÚC HỌC TỐT:khi (24)::khi (24)::khi (24)::khi (24):
 
C

congchuatuyet_2009

:M_nhoc2_16:Có ngay đây:
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn ''Cổng trường mở ra'' của Lý Lan

;)) Ôi, hôm nay mềnh vừa học xong cái bài ế, vui thiệt, ngồi trong lớp cứ lắc lư suốt, chả cần giơ tay phát biểu :)) Còn dưới đây là cảm nhận của mình về bài Cổng trường mở ra:

Vào đêm trước ngày khai trường của con người mẹ cảm thấy háo hức, rạo rực, xao xuyến có đôi chút hồi hộp. Người mẹ lo cho con, tin tưởng con và yêu thương con hết mực. Khi lo lắng cho con mà trằn trọc không sao ngủ được, những cảm xúc xưa ùa về, kỷ niệm xưa ấy, cái kỷ niệm "ngày đầu tiên đi học ấy" ko bao giờ phai nhoà được, với bất kỳ ai. Người mẹ bâng khuâng nghĩ lại cái kỷ niệm hồi ấy - ngày đầu tiên tới trường gặp thầy mới, bạn mới,... Người mẹ tâm sự với chính bản thân mình tạo nên 1 nghệ thuật độc thoại nội tâm đặc sắc (đừng có nhầm là độc thoại nội công nhá =))), Người mẹ muốn khắc sâu, thật tự nhiên ấn tượng ngày đầu tiên vào lớp Một vào kí ức của con, để rồi khi trong đời nghĩ lại, nhìn lại ngày hôm ấy vẫn là một kỷ niệm đẹp mãi. Lời văn đậm chất chữ tình của Lí Lan , không sự việc, không cốt truyện nhưng vẫn thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ với đứa con, làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ rất rõ tâm tư tình cảm, diễn đạt được những từ không nói ra được bằng lời trực tiếp. Đồng thời bài văn cho thấy rõ tầm quan trọng của giáo dục, người mẹ nói, bước qua cổng trường là cả thế giới kỳ diệu sẽ mở ra bởi nhà trường chính là nơi bồi đắp cho ta tri thức, tình cảm,... giúp ta hoàn thiện nhân cách.

Trong khi người mẹ hồi hộp, tâm trạng bâng khuâng thì với sự vô tư, thanh thản của mình, người con chỉ lo thức dậy cho kịp giờ khai giảng. Người con chỉ háo hức như với một chuyến đi chơi xa, giấc ngủ đến với con dễ như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo Bằng chất trữ tình, nhẹ nhàng, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, rõ nét nhà văn Lý Lan đã đưa chúng ta trở về thế giới êm đềm của tuổi thơ, quãng thời gian đẹp nhất trong đời. Bài văn giúp ta thấy được rõ vẻ đẹp, đức hi sinh của tình mẫu tử, yêu con đến quên mình và tầm quan trọng của giáo dục.
 
Top Bottom