Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn (chung) Sở GD Nghệ An 2020-2021

Bảo Đan

Học sinh
Thành viên
22 Tháng sáu 2019
15
10
21
TP Hồ Chí Minh
ST
Câu 1
a. Câu chủ đề của đoạn văn: (1) Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai.
b. Thành phần biệt lập tình thái trong câu 2 là: “dường như”.
c. Từ láy trong câu (6): “nhẹ nhõm”, “nhỏ nhoi”.
d. Nội dung của đoạn văn:
Qua đoạn văn trên, tác giả bộc lộ tình yêu đối với cái đẹp và suy nghĩ về thái độ sống hết mình thông qua hình ảnh cây lau sậy đẹp mà mau tàn. Từ đó, thể hiện rõ sự tiếc nuối, trân trọng cái đẹp và đưa đến bài học biết sống tích cực, không chìm đắm trong danh lợi.
Câu 2
Dàn bài:
1. Xác định vấn đề cần nghị luận
Đại dịch Covid - 19 đã buộc con người thay đổi một số thói quen trong cuộc sống.
2. Triển khai vấn đề
* Giải thích
- Thói quen là gì? Là những hành động có tích lặp đi lặp lại trong đời sống, trở thành một phần tích cách của con người, được hình thành do tác động của môi trường, hoàn cảnh xung quanh
- Đại dịch Covid - 19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Xuất hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.
- Đại dịch đã làm thay đổi một số thói quen trong cuộc sống.
* Bàn luận
- Nhiều thói quen đã được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn
+ Nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân trước dịch bệnh, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.
+ Cách sống mang lại hiệu quả cao: không tụ tập sau giờ làm tiết kiệm thời gian và tài chính. Người dân hạn chế tụ tập ở những tụ điểm giải trí đông người: quán bar, karaoke…
+ Bảo đảm sức khỏe hơn: Người dân có ý thức hơn trong việc đeo khẩu trang, rửa tay, vệ sinh cá nhân, tập thể dục và quan tâm đến sức khỏe của mình bằng việc luôn cập nhật thông tin trên các trang web...
+ Dạy và học chủ động hơn: Chuyển từ cách dạy và cách học truyền thống sang dạy và học trực tuyến, yêu cầu giáo viên và học sinh phải làm việc nhiều hơn, phải chủ động và tích cực hơn.
+ Có nhiều thời gian để quan tâm và hiểu nhau hơn, tăng sự tương tác và biết quý trọng thời gian dành cho nhau, tạo ra sự gắn kết gia đình nhiều hơn, đồng thời hình thành nên các thói quen tốt như chơi với con cái, chăm đọc sách, tự giải trí ở nhà…
- Bên cạnh đó, nhiều thói quen tiêu cực cũng xuất hiện
+ Tiêu tốn thời gian vào những việc vô bổ.
+ Trì trệ trong đời sống cá nhân, lười lao động, vận động, chỉ sử dụng điện thoại.
* Bài học nhận thức và hành động
Cần tỉnh táo để nhận biết các hành động đúng/sai, duy trì và phát triển các thói quen tốt.
Câu 3
1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy và tác phẩm
- Giới thiệu vị trí, nội dung của đoạn thơ cần cảm nhận
2. Thân bài
a. Tình huống con người gặp lại ánh trăng
- Nhà thơ đã đặt con người vào một bước ngoặt mới: “Thình lình đèn điện tắt/ phòng buyn-đinh tối om”. Đây là một tình huống rất quen thuộc, rất thực nhưng cũng tình huống ấy đã tạo nên bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm.
- Hai từ "thình lình, đột ngột” được đảo trật tự, tạo nên nhịp thơ nhanh, nhấn mạnh sự việc bất thường: “đèn điện tắt, phòng tối om” > < "Vầng trăng tròn" toả sáng (sáng >< tối) => gợi cảm giác ngỡ ngàng, bất ngờ của con người khi gặp lại vầng trăng.
- Động từ “vội” diễn tả chân thực khao khát giải phóng, mở cửa tâm hồn của con người trong không gian tối tăm, tù túng.
=> Khổ thơ là một bước ngoặt quan trọng, giúp thức tỉnh tâm hồn của người lính.
b. Cuộc gặp gỡ giữa con người và ánh trăng
- Điệp từ “mặt” gợi giây phút con người đối diện với vầng trăng. Nhà thơ đối diện với mặt trăng, người bạn tri kỷ mình đã lãng quên, vầng trăng đối diện với con người hay nói cách là quá khứ >< hiện tại; thuỷ chung tình nghĩa >< bạc bẽo, vô tình với lãng quên -> tự thú về sự bội bạc của mình. Đối diện với trăng nhà thơ làm thức tỉnh tình cảm, lương tâm con người như nhìn thấy cả mặt trong đó và tư vấn lương tâm, hổ thẹn, ân hận về sự thay đổi của mình.
- Từ láy “rưng rưng” diễn tả chân thực nỗi xúc động, bồi hồi của con người khi gặp lại gương mặt thân quen của người bạn tri kỉ, tình nghĩa.
- Cuộc sống hiện tại như ngừng lại để con người soi vào quá khứ, soi vào chính mình:
+ Giọng thơ trầm lắng, chậm rãi cùng các điệp ngữ như dồn về những lớp sóng của hoài niệm.
+ Những không gian quen thuộc “đồng, sông, bể, rừng” hiện về trong tâm tưởng nhân vật trữ tình, nhắc nhở về một thời thơ ấu, thời trưởng thành, thời chiến tranh… từng gắn bó, chan hòa với thiên nhiên, đất nước.
c. Cảm nhận nghệ thuật của đoạn thơ
- Thể thơ 5 chữ, phù hợp với phương thức biểu đạt kết hợp hài hoà giữa biểu cảm (trữ tình) và tự sự.
- Chỉ viết hoa chữ cái đầu trong mỗi khổ thơ.
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật điệp kết hợp với các từ láy gợi hình gợi cảm.
3. Kết bài:
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. Cảm nhận về đoạn thơ đó.
 
Top Bottom