Sử 12 Đề thi tuyển học sinh giỏi vòng trường lần 1 Trường THPT Thới Bình

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề thi tuyển học sinh giỏi vòng trường lần 1
Câu 1 ( 4đ ): Nguyên nhân nào thúc đẩy các nước tư bản phương Tây xâm lược các nước châu Á ở thế kỷ XĨ ? Nhận xét tình hình Việt Nam trong bối cảnh đó ?
Câu 2: Nêu và phân tích tác động của các sự kiện lịch sử chủ yếu trên thế giới và trong nước đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1925
Câu 3: Nguyên nhân thúc đẩy các nước tư bản phương Tây xâm lược các nước châu Á ở thế kỷ XIX:
Câu 4: Vì sao đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản. Tính cách mạng có khuynh hướng đó thể hiện như thế nào?
Câu 5: Nêu các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào Dân tộc dân chủ ở nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930. Từ kết cục của mỗi khuynh hướng hãy rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam ?
Câu 6: Tại sao từ năm 1929, việc hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã cấp thiết ? Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giữ vai trò như thế nào đối với Hội nghị thành lập Đảng cộng Sản Việt Nam từ năm 1930 ?

Đáp án vòng trường
Câu 1:
Nhận xét về thái độ, hành động của nhà Nguyễn và nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 đến 1884.

* Đáp án tham khảo
- Thái độ, hành động của nhà Nguyễn:
- Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhà vua và đa số quan lại trong triều đình có tư tưởng sợ Pháp. Trong quá trình chống xâm lược, nhà Nguyễn từ bỏ con đường đấu tranh và truyền thống của dân tộc mà đi theo con đường thương lượng. Triều đình có tổ chức không chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường tôi kháng chiến nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, có ảo tưởng với thực dân Pháp là thông qua việc thương thuyết để xin nền độc lập và vì thế bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp
- Đối với nhân dân, triều đình vẫn giữ thái độ thù địch, không dám đụng vào dân, không phát động được cuộc chiến tranh nhân dân. Do sơn dân nên triều đình chống lại nhân dân, bỏ rơi, xa lánh cuộc chiến của nhân dân, thậm chí ngăn cản nhân dân chống Pháp, ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp.
- Triều đình không biết chớp lấy thời cơ để tấn công Pháp. Cơ hội tốt nhất vào năm 1960 để có thể đánh thắng thực dân Pháp và với 2 lần chiến thắng Cầu Giấy năm 1873 và 1882 cũng đã mở ra cơ hội để ta tấn công tiêu diệt địch, buộc chúng rút khỏi Bắc Kỳ, song Triều đình Huế vẫn nuôi tư tưởng có thể thu hồi Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ bằng con đường thương thuyết hoà bình. Điều đó đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp đánh lấn dân, kết hợp hiến pháp quân sự với thủ đoạn chính trị để hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta. Với điều ước Hac-mang 1883 và Pa-to-not 1884, Triều đình Huế đã chính thức đầu hàng và thừa nhận sự thống trị của Pháp trên toàn cõi Việt Nam
* Thái độ, hành động của nhân dân tại
-Nhân dân ta không chịu khuất phục, kiên quyết chống giặc. Ngay từ đầu, nhân dân ta đã tắt cánh của quân đội triều đình chống Pháp xâm lược, thực hiện "vườn không nhà trống" làm cho quân Pháp gặp nhiều khó khăn, bị cầm chân ở bán đảo Sơn Trà.
- Khi Pháp đánh Gia Định, các đội dân binh, nghĩa binh chiến đấu dũng cảm, ngày đêm bám sát tiêu diệt địch, gây cho chúng nhiều khó khăn, tiêu biểu là nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến Hi Vọng của quân Pháp trên sông Vàm cỏ (12/1861).
- Nhân dân Nam Kỳ bất chấp lệnh bài bình của triều đình vẫn kiên quyết đánh Pháp. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông dùng văn thơ chấm bọn Việt gian bán nước. Tiêu biểu là hoạt động của nghĩa quân Trương Định ở Tân Hoà (Gò Công, đã mang đến cho nhân dân Nam Kỳ niềm tin tưởng, đồng thời khiến cho bé lũ cướp nước và bán nước phải khiếp sợ
-Khi ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ tới vào tay Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân tiếp tục tăng cao. Một số sĩ phu yêu nước thực hiện phong trào “tị địa - một số khác tiếp tục đấu tranh và trung chống Pháp bền bỉ, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
+ Ngay từ khi Pháp tấn công Hà Nội, quân dân Hà Nội đã chống trả quyết liệt, nhân dân bắt hợp tác với tdp. Khi quân Pháp từ Hà Nội đánh lấn ra, đi tới đâu chúng cũng bị quân dân ta chặn đánh quyết liệt, tiêu biểu là chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đã làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp thêm ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân, đồng thời làm cho quân Pháp hoàng mang, dao động.
Câu 2
Nêu và phân tích tác động của các sự kiện lịch sử chủ yếu trên thế giới và trong nước đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1925
Đáp án tham khảo

-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi, nước Nga Xô Viết ra đời đã làm tăng chuyển thế giới, thức tỉnh các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam, tìm ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức,
- Tháng 3/1919, Quốc tế cộng sản (Quốc tế ta III) thành lập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1970), có sự đóng góp của Nguyễn Ái Quốc tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mac-Lenin truyền bá vào Việt Nam.
- Sự thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc (1921) và sự phát triển của phong trào cách mạng ở Trung Quốc đã tạo điều kiện cho những người yêu nước Việt Nam có thể dừng chân, gây dựng và chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước.
- “Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp với quy mô lớn và triệt để đã tạo trên những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam. Sự phân hóa giai cấp sâu sắc, nhất là sự phát triển của giai cấp công nhân và sự ra đời của các giải cấp tư sản và tiểu tư sản
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã xác định con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và nhân dân ta đi theo con đường cách mạng vô sản. -
- Những sách bí mật của Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài gửi về có tác dụng thức tỉnh nhân dân ta, thúc đẩy phong trào cách mạng trong nước phát triển lên một bước mới.
Câu 3 Nguyên nhân thúc đẩy các nước tư bản phương Tây xâm lược các nước châu Á ở thế kỷ XIX:
Đáp án tham khảo

- Sau những cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ. Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, tìm kiếm thị trường. Các nước ở châu Á giàu tài nguyên thiên nhiên, đông dân, chế độ phong kiến đang giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng
- Làn sóng xâm lược thuộc địa của các nước tư bản phương Tây sang phương Đông dâng lên ở nhiều nước châu Á đã bị xâm lược, Việt Nam cũng không tránh khỏi bị nhòm ngó, trở thành đối tượng xâm lược và là miếng mồi béo bở của tư bản phương Tây, đặc biệt là Pháp
* Nhà Nguyễn (thành lập 1802) đã ra sức khỏi phục, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế và đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hoá những đã bộc lộ những dấu hiệu khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Kinh tế ngày càng sa sút, tài chính gặp nhiều khó khăn.
- Đường lối đối ngoại thiển cận sau làm bế quan toả cảng”, nhất là cấm đạo và bài xích đạo Thiên chúa, đuổi giáo sĩ phương Tây, làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc làm cho Việt Nam
ngày càng bị cô lập và tạo điều kiện cho kẻ thù bên ngoài lợi dụng
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng yếu kém, ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Câu 4:
Vì sao đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản. Tính cách mạng có khuynh hướng đó thể hiện như thế nào?
Đáp án tham khảo

Cuối thế kỷ XIX, phong trào thanh niên của nhân dân ta theo ngọn có phong kiến bị đàn áp và thất bại. Đầu thế kỷ XX, tác động cần điều kiện khách quan và chủ quan, ở Việt Nam đã xuất hiện khuynh hướng đầu tranh mới theo con đường dân chủ tư sản. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cơ cấu kinh tế, xã hội
Việt Nam có nhiều thay đổi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào bên cạnh quan hệ sả xuất phong kiến, các giải cấp và tầng lớp mới được ra đời công nhân, tư sản, trí thức tiểu tư sản - - Một bộ phân ưu tú trong hàng ngũ tri thức phong kiến đã nhận thấy những hạn chế từ chế độ Nho giáo và sau lầm lỗi của triều đình phong hiến
- Đúng lúc đó, các Tân Thư, tân báo Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được (đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước tiếp nhận một cách nóng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị cũng củng cố niềm tin của họ vào con thưởng cách mạng tư sản.
- Yêu cầu về thay đổi chế độ xã hội và công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đường cho sự phát triển của đất nước để theo kịp thời đại
- Đây chính là những điều kiện xã hội và tâm lý làm nảy sinh, thúc đẩy phong trúc yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ XX, trong đó, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những nhân vật tiêu biểu,
-Tính cách mạng của khuynh hưng trên thể hiện:
- Các sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam có nhu cầu hưởng theo cái mới, cứu nước và cải cách xã hội theo tư duy cách mạng. Chủ trương, đường lối. Thoát ra khỏi phạm trù và cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến, hướng tới mục tiêu giành độc lập dân tộc, gắn giải phóng dân tộc với các cách xây dựng xã hội tiến bộ, đưa nước ta tiến lên văn minh như các nước tư bản khác.
- Tham gia phong trào đông đảo với nhiều tầng lớp xã hội như văn thân , sĩ phu yêu nước tiến bộ, nông dân, binh lính; có sự tham gia của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc,..
-Biện pháp đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong phương pháp đấu tranh vũ trung như trước đây mà còn hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng như phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục,...
- Phong trào tuy thất bại nhưng đã đạt được những bước tiến về trình độ tổ chức cách thức hoạt động và đấu tranh với quy mô rộng lớn vượt ra khỏi phạm vi quốc gia làm thức tỉnh tỉnh thần dân tộc, ý thức tự lực tự cường, dọn đường và tạo điều kiện cho sự xuất hiện một khuynh thông đấu tranh mới — khuynh hướng vô sản
Câu 5: Nêu các khuynh hướng chính trị với những biểu hiện của nó trong phong trào Dân tộc dân chủ ở nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930. Từ kết cục của mỗi khuynh hướng hãy rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam .
Đáp án tham khảo

+ Các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó
- Khuynh hướng tư sản, biểu hiện qua những cuộc đấu tranh chấn hưng nội hoá và bài trừ ngoại hoá, chống độc quyền Thương cảng Sài Gòn và sức cảng lúa ở Nam Kỳ, thành lập Đảng lập hiến, thành lập các tổ chức chính trị ( Việt Nam Nghĩa Đoàn, Phục việt, Đảng thanh niên), lập các nhà xuất bản ( Nam đồng thư xã, Cường học thư xã ), ra báo tiến bộ đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, chi điệu và để tang Phan Chu Trinh, Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái. -
- Khuynh hướng vô sản biểu hiện qua sự phát triển của phong trào công nhân từ tự phát đến tự giác, những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc gắn liền với sự ra đời hoạt động của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và cuộc vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Từ kết cục của mỗi khuynh hướng có thể rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản đều thất bại, chứng tỏ hệ tư tưởng tư sản không đáp ứng được yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam và không đủ sức giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ. Vì thế, độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa tư bản.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản giành được thắng lợi với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội.
Câu 6 : Tại sao từ năm 1929 việc hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam là cấp thiết. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giữ vai trò như thế nào đối với Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1930 ?
+ Việc hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam là cấp thiết vì:
- Từ năm 1929 đến đầu năm 1930, phong trào Dân tộc Dân chủ, đặc biệt phong trào công nhân ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, trong đó giai cấp công nhân trở thành lực lượng tiên phong. Thực tiễn đó, đòi hỏi cấp thiết sự lãnh đạo của một đảng cộng sản thống nhất. - Trong khi đó, ở Việt Nam đã xuất hiện ba tổ chức cộng sản và hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn. Điều đó không phù hợp với lợi ích của cách mạng nguyên tắc tổ chức của Đảng cộng sản.
+ Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc...
- Với cương vị là phái viên của Quốc tế Cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Quốc triệu tập vào chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản vào ngày 06 tháng 01 năm 1930 tại Cửu Long ( Hương Cảng - Trung Quốc )
- Tại Hội nghị hợp nhất, người đã phân tích tình hình, phê phán những điểm sai lầm và mọi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình Hội nghị.
- Với uy tính và tài năng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã nhất trí tán thành hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam - nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Người soạn thảo chính cương vắn tắt, sách luớc vắn tắt, điều lệ vắn tắt và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua. Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, là ngọn cờ cách mạng cho chói lội, soi đường dẫn lối của nhân dân ta tiến lên trong công cuộc chống đế quốc và phong kiến.
- Người vạch kế hoạch về nước hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Last edited:
Top Bottom