Văn 9 Đề thi HSG Văn 9 Huyện

Minh Tín

Học sinh tiến bộ
Thành viên
22 Tháng mười 2017
1,221
693
166
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Cho một câu chuyện sau:
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán:
- Đó là bàn tay của bác nông dân!.
Một em khác cự lại:
- Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật.
Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Cô học trò cười ngượng nghịu:
- Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt em ấy ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

("Bàn tay yêu thương" - Quà tặng cuộc sống)
Anh/chị hãy nêu ý kiến của mình về câu chuyện trên.

2) Cho câu dưới:
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có"
(Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh)
Kết hợp với bài thơ "Bếp lửa" (Bằng Việt), hãy nêu ý kiến của anh chị về câu trên?
 
  • Like
Reactions: realjacker07

Nguyễn Nguyễn Đạt

Học sinh
Thành viên
24 Tháng chín 2019
25
15
21
18
Bắc Ninh
THCS Yên Phong
Câu 2 :
Tham khảo :
Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này.Thật thế ngay từ lúc tấm bé, chúng ta lớn lên qua những câu chuyện cổ tích thần tiên mà ông bà thường kể, bằng những điệu dân ca ngọt ngào mà mẹ hát ru . Lớn lên chúng ta tới trường rời xa vòng tay cha mẹ, chúng ta được học những bài thơ, những câu chuyện bổ ích, được đọc những cuốn tiểu thuyết sử thi tráng lệ...Cổ tích, ca dao, những bài thơ, những tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Trong bài ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh có viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Vậy điều đó có thể hiểu như thế nào? Điều đó được thể hiện qua những áng văn chương ra sao?
Trước hết, chúng ta cần hiểu được câu nói ấy có chứa hàm ý gì.Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã bàn luận, đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa, chức năng, công dụng của văn chương. Trong câu nói đó có thể thấy hai nội dung ở hai vế .Hoài Thanh cho rằng: “Văn chương… là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng”. Chữ “hình dung” ở đây được dùng như là danh từ (chứ không phải động từ), do đó có thể hiểu là “hình ảnh”, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương.. Nghĩa là ở vế thứ nhất, đây, tác giả nhấn mạnh đến một tính chất đặc trưng của văn chương: văn chương là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc.Còn ở vế thứ hai, tác giả bổ sung thêm quan điểm được nêu ra ở vế thứ nhất. Theo Hoài Thanh, văn chương không chỉ là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn “sáng tạo ra sự sống”. Ở đây, tác giả nhấn mạnh đến một khả năng và cũng là sức mạnh kì diệu của văn chương:đó là sức mạnh sáng tạo ra hiện thực bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành, nhà văn dựng nên trong tác phẩm bức tranh đời sống mà có thể cuộc sống hiện tại không có hoặc chưa có, để mọi người phấn đấu xây dựng biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.Nhận định của Hoài Thanh là kết quả được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế trong nghiên cứu văn học, từ vốn văn học, vốn sống giàu có, phong phú của nhà văn. Do đó, lý luận của nhà văn là hoàn toàn chính xác.Văn chương còn mang đặc trưng về phương tiện phản ánh và sáng tạo. Nếu như hội họa dùng màu sắc và đường nét làm chất liệu; điêu khắc dùng hình khối và những vật liệu cụ thể, hữu hình khác; điện ảnh dùng ánh sáng, âm thanh; âm nhạc dùng giai điệu và ngôn từ làm chất liệu thì văn chương lại được coi là “nghệ thuật của ngôn từ”.Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người.Văn chương được coi là một trong những phương tiện phản ánh hiện thực cuộc sống một cách trung thực và sống động nhất. Bắt nguồn từ lao động, từ cuộc sống, văn chương lại hướng đến cái đích cuối cùng là quay trở về phản ánh và phục vụ cuộc sống. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận định, đó là một “cuộc sống muôn hình vạn trạng”. . . Qua văn chương, ta hiểu được cuộc sống. Qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích, ta thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa đồng thời cũng phản ánh rõ sự tàn độc của chế độ phong kiến trong xã hội cũ.Truyện ngắn Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn lại ra đời vào những năm hai mươi của thế kỉ XX. Dưới ngòi bút miêu tả hiện thực chân thực, tỉ mỉ, sinh động, qua nghệ thuật tương phản và tăng cấp tạo độ kịch tính cao, tác giả đã trực tiếp phơi bày bản chất vô trách nhiệm, nhẫn tâm, “lòng lang dạ thú” của quan phụ mẫu. Bên cạnh đó, tác phẩm còn phản ánh số phận của người dân lao động trong chế độ thực dân nửa phong kiến- số phận của những con người “thấp cổ . bé họng”, bị quan phụ mẫu coi không bằng một ván bài cao thấp. Ở đây, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo hòa quyện vào nhau, soi chiếu lẫn nhau.Hay nhân vật Lão Hạc trong truyện cùng tên của nhà văn Nam Cao. Đó là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Để bảo toàn danh dự , nhân phẩm , quyết không để phạm vào tiền dành dụm cho con Lão đã tìm đến con đường chết một cách bi thảm. Qua văn chương ta hiểu thêm nhiều về những kiếp người những số phận bấp bênh trôi nổi trong đó có người phụ nữ.Đến với văn học trung đại Việt Nam, ta không thể quên áng thiên cổ kì bút” Truyền kì mạn lục” với thiên truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương “của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cả hai tác phẩm đều tập trung phản ánh thân phận bất hạnh, trôi nổi,luôn được nhìn bởi một ánh mắt khinh bỉ, luôn bị vùi dập của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nổi bật trong hai tác phẩm này là hình ảnh nàng Vũ Nương, vợ chàng Trương, trong Chuyện người con gái Nam Xương và hình ảnh Thúy Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn trong Truyện Kiều. Cả hai nhân vật này đều không chỉ “đẹp người” mà còn “đẹp nết”, có phẩm chất trong sáng, thủy chung, giàu tình nghĩa. Vậy mà họ lại phải chịu nhiều oan trái, đọa đầy. Ở Vũ Nương, nàng "thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi lấy Trương Sinh, biết chàng có tính hay ghen nên nàng "cũng giữ gìn khuôn phép, chưa từng lúc nào để vợ chồng xảy ra thất hòa". Nàng luôn một lòng, một dạ quý chồng thương con nên khi chàng Trương đi lính, nàng "không mong được đeo ấn phong hầu, chỉ cần ngày về được mang theo hai chữ bình yên". Có thể thấy, nàng là người con gái hiền lành, chất phác, cưới chàng Trương, nàng không hề mong danh lợi hay vinh hoa, phú quý mà chỉ vì một mong ước rất bình thường mà người phụ nữ nào cũng muốn "thú vui nghi gia, nghi thất". Khi chàng Trương đi lính, Vũ Nương một mình nuôi con, hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Lúc mẹ chồng bị bệnh, nàng đã hết mực chăm sóc, rồi khi bà mất, nàng làm ma chay, tế lễ chu đáo, nuôi con khôn lớn chờ đợi ngày Trương Sinh trở về. Đó là những nét đẹp về ngoại hình và cả trong tâm hồn của người phụ nữ xưa. Và đặc biệt phải kể đến cả Thúy kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn. Khi cha bị nghi oan, không có tiền để cứu cha, nàng đã bán mình chuộc cha dù đã có lời thề non hẹn biển với Kim Trọng. Từ đó, nàng đã không biết bao nhiêu lần rơi vào tay của những tên bán người như Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh...lừa gạt. Ở nơi đất khách quê người, bị đẩy vào những chốn lầu xanh, nàng vẫn lo nghĩ cho Kim Trọng, cho cha mẹ mình hơn cả bản thân. Nàng nhớ đến Kim Trọng, nhớ đến những ngày thánh cùng chàng nguyện ước. Nàng lo không biết ai sẽ chăm lo cho cha mẹ, ai sẽ quạt cho cha mẹ mỗi khi hạ đến, ai sẽ ủ chăn cho cha mẹ mỗi khi sang thu. Một tâm hồn thủy chung và cao thượng. Họ, những người phụ nữ phong kiến đều là những con người đẹp người đẹp nết. Họ một lòng chung thủy, hiếu thảo với cha mẹ, luôn hết lòng chăm sóc gia đình thật tốt và chu đáo.Thông qua số phận của những người phụ nữ đức hạnh mà bất hạnh ấy, các tác giả đã phản ánh chân thực hiện thực chế độ xã hội phong kiến ở thời kì đen tối trước đây, qua đó lên tiếng tố cáo những thế lực bất nhân đã vùi dập, chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ. Mỗi tác giả qua mỗi tác phẩm đều có một cách diễn tả riêng tuy nhiên tất cả đều bắt nguồn từ hiện thực từ sự hình dung về cuộc sống.Vậy nên nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng phát biểu: “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Lão Hạc phải chết nhưng không phải chết để giải thoát khỏi kiếp đời đau khổ mà là để bảo toàn nhân phẩm không để mục nát trong cái xã hội thối nát kia vả lại còn vì long thương con vô hạn. Một Vũ Nương tính tình hiền dịu nết na vì một cơn ghen tuông vô cớ mà bị đánh , bị đập , bị đuổi , danh dự nhuốc nhơ phải tìm đến cái chết để minh chứng cho lòng này nhưng tác giả không để nàng phải chết oan tác giả đã cứu cánh cho nàng sống ở một thế giới tươi đẹp hơn nơi xứng đáng hơn với nàng. Thúy Kiều “mười phân vẹn mười” tuy nhiên đời nàng lại bấp bênh sóng gió , chịu kiếp đọa đầy nhưng cuối cùng nàng cũng được về bên người thân yêu.Và còn vô vàn tác phẩm khác . Đó chính là sự sáng tạo của văn chương: “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống” .Những người phụ nữ , những người nông dân bất hạnh ấy, các tác giả đã phản ánh chân thực hiện thực chế độ xã hội phong kiến ở thời kì đen tối trước đây, qua đó lên tiếng tố cáo những thế lực bất nhân đã vùi dập, chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, những người nông dân. Đồng thời, những tác phẩm giàu tính hiện thực ấy cũng chính là những trang viết thấm đượm tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, bởi nó bênh vực, ca ngợi con người, đòi quyền sống hạnh phúc cho mọi con người nói chung trong xã hội phong kiến.Tuy cái kết còn đau buồn nhưng tác giả luôn bên họ ,hiểu thấu về nỗi khổ giai cấp, về một xã hội phong kiến mục nát , luôn thấu hiểu vẻ đẹp của họ- vẻ đẹp “trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Văn chương không dừng ở thế.Đến với ca dao, dân ca, các bài thơ chúng ta sẽ thấy được đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú mà tinh tế của nhân dân lao động xưa. Người bình dân đã gửi gắm vào những lời ca dao, vào tiếng hát ngọt ngào ấy bao nỗi niềm tâm sự, bao cảm xúc. Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Ông cha ta còn có câu: “ Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm j` để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.
Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…
Ta còn lắng nghe trong những lời ca trữ tình, mềm mại ấy cả tâm sự của người phụ nữ trong xã hội xưa về số phận đầy bất hạnh, éo le của họ:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ dữa chợ biết vào tay ai

Hay những lời xót xa, nuối tiếc trong câu ca dao:
Em tưởng nước giếng sâu, em nối sợi gầu dài
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.

Và vượt lên tất cả là nghĩa tình thủy chung giữa người với người trong cuộc sống, là niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai:
Chớ than phận khó ai ơi
Còn da, lông mọc, còn chôi, nảy cây.

Có thể nói, ca dao, dân ca hay chính văn chương chính là tấm gương sáng trong phản ánh chân thực đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm, cả những ước mơ và khát vọng bao đời của người bình dân xưa.
Nhìn sang những nền văn học đồ sộ của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Pháp, Mĩ…, chúng ta lại được dịp “du lịch” đến những vùng đất mới, trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, qua các tác phẩm văn học. Từ bộ sử thi vĩ đại của người ấn “Ramayana” đến tác phẩm “AQ. chính truyện”, từ tiểu thuyết- sử thi “Chiến tranh và hòa bình” (Li-ép Tôn-xtôi) đến bộ tiểu thuyết lớn về “Những người khốn khổ” (Víc-to Huy-gô) hay “Tấn trò đời” (Ban-dắc)… đều là những tấm gương khổng lồ bao quát cả một thời kì lịch sử từ cổ xưa đến hiện đại, phản ánh biết bao cuộc đời, bao số phận con người trong những biến cố vĩ đại của lịch sử dân tộc.
Không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống và con người ở mọi thời kì, mọi vùng đất trên trái đất, văn chương còn có sức mạnh “sáng tạo nên hiện thực”. Bằng trí tưởng tượng phong phú đến kì diệu của mình, các nhà văn đã xây dựng nên những nhân vật, những thế giới hiện thực hoàn toàn mới lạ đối với kinh nghiệm của con người. Hiện thực được mở rộng, không chỉ là hiện thực chân xát, gần giống như hiện thực xã hội mà ta đang sống, mà hiện thực bị xóa mờ biên giới giữa hư và thực, tỉnh và mơ, cái bình thường và cái kì dị, khác thường…Không phải ngẫu nhiên mà trẻ em ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng đều say mê truyện cổ tích. Trong những câu chuyện đó, bên cạnh những con người bình thường, cũng sinh hoạt, nói năng như chúng ta hiện nay, còn xuất hiện rất nhiều những yếu tố kì ảo (ví dụ như các phương tiện thần kì như lọ nước thần, nỏ thần, cái gậy thần…; hay các ông Bụt, bà Tiên, những mụ phù thủy…; rồi những phép biến hóa thân kì…). Đối với đa số trẻ em, truyện cổ tích là cả một thế giới huyền diệu, hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng và cảm xúc phong phú của trẻ thơ Xây dựng những thế giới kì ảo với những nhân vật mang tính chất thần kì, nhân dân lao động đã gửi gắm ước mơ, hy vọng của mình về một thế giới tốt đẹp hơn, nhân văn hơn và thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của con người.Tiểu thuyết Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài lại xây dựng thế giới của các loài vật đa dạng và sống động; các nhân vật đều có hành động, ngôn ngữ, có suy nghĩ, tình cảm, khát vọng… như con người. Bạn đọc say sưa dõi theo câu chuyện về cuộc phiêu lưu của chú Dế mèn, Dế trũi, của Bọ ngựa, Châu chấu, Kiến vàng… Đó là thế giới do nhà văn sáng tạo ra nhưng mang dáng dấp, hình bóng của thế giới con người.Đó chính là sự sáng tạo của văn chươngNhư vậy, có thể nói, nhận định của Hoài Thanh về bản chất phản ánh và sáng tạo hiện thực của văn chương rất đúng đắn, chính xác.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, văn chương dù viết về người hay về loài vật, về cây cỏ, dù mang tính hiện thực hay tưởng tượng, suy cho cùng, đều là sự soi chiều đời sống hiện thực và tâm tư, tình cảm, ước vọng của con người. Ví như đọc truyện cổ tích, ta có cảm giác bước vào một thế giới vừa thực, vừa kì ảo. Dùng những phép biến hình, những công cụ thần kì, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một hiện thực tốt đẹp hơn thế giới thực của họ. Còn ở những tác phẩm khoa học viễn tưởng, ta có thể thấy được yếu tố hiện thực của tư tưởng con người, của khát khao khám phá, chinh phục tự nhiên và phần nào đã trở thành hiện thực. .Một điều cũng có thể thấy rõ là một tác phẩm văn học chân chính không bao giờ sao chép “nguyên xi” hiện thực mà là hiện thực đã được soi chiếu qua “lăng kính nghệ thuật”, thấm đẫm tính chủ quan của nhà văn. Dựa trên chất liệu hiện thực mà cũng có yếu tố tưởng tượng, sáng tạo trong đó. Hiện thực trong tác phẩm là hiện thực đã được chọn lọc và tái tạo lại qua cái nhìn của các nhà văn.
Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người, giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.
 
Top Bottom