Sử Đệ nhị thế chiến: Chiến trường Trung Quốc: Tưởng không mạnh??? Mạnh không tưởng!!!

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có một số hiểu nhầm rằng quân Trung Hoa Quốc dân Đảng của Tưởng là một đội quân yếu kém toàn diện, đánh nhau với Nhật thì toàn thua. Nói chung là phế toàn tập, không làm ăn được gì. Thực tế thì như thế nào???

Nếu xét về trang bị, quân Tưởng dù có được sự hỗ trợ của cả Đức và Liên Xô, sau đó là Mỹ (việc Mỹ viện trợ cho Tưởng qua ngả Đông Dương là một trong những nguyên nhân khiến Nhật tiến quân vào Đông Dương năm 1940) nhưng vẫn còn lâu mới so sánh được với quân Nhật. Quân Nhật có lợi thế vượt trội về không quân, pháo binh...hơn tuyệt đối về xe tăng, tinh thần chiến đấu thì khỏi nói. Bù lại quân Tưởng có lợi thế về số lượng, một điều rất dễ hiểu bởi Trung Quốc là đất nước đông dân nhất thế giới và tinh thần chiến đấu của họ cũng không hề tồi như nhiều người vẫn nghĩ. Một trong những minh chứng đó là trong các trận giao chiến thì thương vong phía Trung Quốc thường rất cao, cao hơn hẳn so với phía Nhật nhưng khá ít bị bắt.

Năm 1937, Nhật phát động cuộc chiến tranh toàn diện quy mô lớn xâm chiếm Trung Quốc, đại bộ phận lục quân Nhật tập trung cho nhiệm vụ này cho đến hết chiến tranh. Tuy nhiên, cuối cùng thì họ cũng chỉ chiếm được một phần đất đai ở vùng duyên hải phía đông chứ không đi sâu được vào nội địa. Tháng 12/1937, quân Nhật chiếm thủ đô Nam Kinh, Tưởng phải dời qua Vũ Hán. Tháng 10/1938, quân Nhật chiếm Vũ Hán, Tưởng phải dời qua Trùng Khánh. Những cũng từ đây, quân Nhật đã bị chặn lại trong suốt 7 năm sau đó mà không đe dọa gì nhiều được thủ đô kháng chiến của Trung Quốc khi đó. Các chiến trường khác cũng diễn ra tình trạng tương tự khi quân Nhật sau một vài thành công ban đầu thì đã bị cầm chân bởi đối phương, thậm chí có nơi còn bị dẩy bật trở lại.

Trung Quốc tuy là Đông Á bệnh phu nhưng lãnh thổ rộng lớn, dân số đông đúc đã khiến nó trở thành một miếng mồi quá lớn đối với Nhật bởi Nhật không có đủ nguồn lực để nuốt miếng mồi đó. Cộng hưởng với tình trạng nghèo tài nguyên của Nhật là viện trợ của Mỹ và Liên Xô cho phía Trung Quốc. Chính điều này đã khiến Nhật buộc phải tìm kiếm thêm các nguồn lực ở phía Bắc (Liên Xô) hoặc ở phía Nam (Đông Nam Á). Sau trận Khalkhyn Gol thì mọi việc đã được quyết định: tiến xuống phía Nam đồng nghĩa với đó là khai chiến với Mỹ, nước có những lợi ích to lớn tại đây.

Qua đây ta có thể thấy rằng bề ngoài thì quân Tưởng không mạnh nhưng thực ra họ mạnh không tưởng. Và họ mới là lực lượng chủ chốt và chủ yếu tác chiến với quân Nhật và cầm chân hơn 1 triệu quân Nhật tinh nhuê trong suốt cuộc chiến
Tưởng.jpg
 
  • Like
Reactions: Vie Hoàng

Vie Hoàng

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng hai 2019
624
699
116
Hà Nội
THPT Mỹ Đức B
Có một số hiểu nhầm rằng quân Trung Hoa Quốc dân Đảng của Tưởng là một đội quân yếu kém toàn diện, đánh nhau với Nhật thì toàn thua. Nói chung là phế toàn tập, không làm ăn được gì. Thực tế thì như thế nào???

Nếu xét về trang bị, quân Tưởng dù có được sự hỗ trợ của cả Đức và Liên Xô, sau đó là Mỹ (việc Mỹ viện trợ cho Tưởng qua ngả Đông Dương là một trong những nguyên nhân khiến Nhật tiến quân vào Đông Dương năm 1940) nhưng vẫn còn lâu mới so sánh được với quân Nhật. Quân Nhật có lợi thế vượt trội về không quân, pháo binh...hơn tuyệt đối về xe tăng, tinh thần chiến đấu thì khỏi nói. Bù lại quân Tưởng có lợi thế về số lượng, một điều rất dễ hiểu bởi Trung Quốc là đất nước đông dân nhất thế giới và tinh thần chiến đấu của họ cũng không hề tồi như nhiều người vẫn nghĩ. Một trong những minh chứng đó là trong các trận giao chiến thì thương vong phía Trung Quốc thường rất cao, cao hơn hẳn so với phía Nhật nhưng khá ít bị bắt.

Năm 1937, Nhật phát động cuộc chiến tranh toàn diện quy mô lớn xâm chiếm Trung Quốc, đại bộ phận lục quân Nhật tập trung cho nhiệm vụ này cho đến hết chiến tranh. Tuy nhiên, cuối cùng thì họ cũng chỉ chiếm được một phần đất đai ở vùng duyên hải phía đông chứ không đi sâu được vào nội địa. Tháng 12/1937, quân Nhật chiếm thủ đô Nam Kinh, Tưởng phải dời qua Vũ Hán. Tháng 10/1938, quân Nhật chiếm Vũ Hán, Tưởng phải dời qua Trùng Khánh. Những cũng từ đây, quân Nhật đã bị chặn lại trong suốt 7 năm sau đó mà không đe dọa gì nhiều được thủ đô kháng chiến của Trung Quốc khi đó. Các chiến trường khác cũng diễn ra tình trạng tương tự khi quân Nhật sau một vài thành công ban đầu thì đã bị cầm chân bởi đối phương, thậm chí có nơi còn bị dẩy bật trở lại.

Trung Quốc tuy là Đông Á bệnh phu nhưng lãnh thổ rộng lớn, dân số đông đúc đã khiến nó trở thành một miếng mồi quá lớn đối với Nhật bởi Nhật không có đủ nguồn lực để nuốt miếng mồi đó. Cộng hưởng với tình trạng nghèo tài nguyên của Nhật là viện trợ của Mỹ và Liên Xô cho phía Trung Quốc. Chính điều này đã khiến Nhật buộc phải tìm kiếm thêm các nguồn lực ở phía Bắc (Liên Xô) hoặc ở phía Nam (Đông Nam Á). Sau trận Khalkhyn Gol thì mọi việc đã được quyết định: tiến xuống phía Nam đồng nghĩa với đó là khai chiến với Mỹ, nước có những lợi ích to lớn tại đây.

Qua đây ta có thể thấy rằng bề ngoài thì quân Tưởng không mạnh nhưng thực ra họ mạnh không tưởng. Và họ mới là lực lượng chủ chốt và chủ yếu tác chiến với quân Nhật và cầm chân hơn 1 triệu quân Nhật tinh nhuê trong suốt cuộc chiến
View attachment 123650
Quân Tưởng từng ảo tưởng rằng có thể chiếm được Bắc Việt Nam :>
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
em nghĩ chắc Nhật không thể xâm chiếm được Trung Quốc đâu đúng không nhỉ ??
Với lại cái hình mà chị @Ruka93 đăng lên í , em thấy đông ghê luôn !
Quân Nhật vượt trội hơn hẳn quân TQ cả về vũ khí trang bị nhưng TQ là 1 miếng bánh quá to, họ phải đối đầu 2 lực lượng của Tưởng và Mao mà 2 team này chả có j ngoài đạn thịt nên thường Nhât thắng nhưng TQ có 1 nguồn bổ sung binh lực quá dồi dào cho cả 2 team trên nên Nhật cơ bản là sa lầy, chỉ chiếm đc khu vực mãn châu, nam kinh vs các khu lân cận và các vùng duyên hải . càng vào sâu bên trong Nhật mất đi sự yểm trợ của không quân và hải quân nên khó mà tiến xa được. Chưa kể theo chính sách cấm vận dầu mỏ của Mỹ năm 1937, Nhật càng thiếu nguyên liệu, nhiên liệu để mở rộng xâm chiếm TQ mà phải tràn xuống ĐNA vì TQ ko có trữ lượng dầu đủ lớn cho Nhật để vận hành bộ máy chiến tranh
 
Top Bottom