Sử 12 Đề kiểm tra thử thi học sinh giỏi lần 2 ( Khánh Thới )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề kiểm tra thử thi học sinh giỏi lần 2
Câu 1 (3,0 điểm)
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nhân tố nào đã tạo cơ hội thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ? Nhờ những biểu hiện sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản
Câu 2 (2,0 điểm)
Trình bày và nhận xét hoạt động của tư sản Việt Nam trong những năm 1919 – 1923
Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào ? Sự chuyển biến đó có tác động gì đối với phong trào Dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1930
Câu 4 (2.0 điểm)
Trình bày chủ trương quá trình và ý nghĩa việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân 1975.
Đáp án tham khảo
Câu 1 (3,0 điểm)
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nhân tố nào đã tạo cơ hội thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ? Nhờ những biểu hiện sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản

Trả lời
a) Những nhân tố tạo cơ hội thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển
- Tháng 6 - 1950: Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên, sự kiện này được coi là "ngọn gió thần" đối với nền kinh tế Nhật Bản, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ.
+ Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội mới để đạt sự tăng trưởng cao. Từ một nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã đạt những thành tựu to lớn được đánh giá là phát triển thần kì.
b) Những biểu hiện của sự phát triển “thần kỳ”
- Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển nhanh tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8% 1970 – 1973 tuy có giảm nhưng vẫn đạt mức 7,8%). Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ).
- Tới năm 1968, Nhật Bản đã vươn lên là cường quốc kinh tế tư bản, đứng thứ hai sau Mỹ, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới (cùng Mỹ và Tây Âu ).
- Nhật bản tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng với các hàng hoá tiêu dùng nổi tiếng thế giới (tivi, tủ lạnh, ôtô), các tàu chở dầu có trọng tải lớn (1 triệu tấn), cầu đường bộ dài 19,4 km nối hai đảo Hônsu và Sicôcu...
Câu 2 (2,0 điểm)
Trình bày và nhận xét hoạt động của tư sản Việt Nam trong những năm 1919 – 1923

Trả lời
a) Hoạt động của tư sản Việt Nam
- Từ năm 1919, từ sản Việt Nam mở cuộc vận động "chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá"; đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì.
- Năm 1923, một số tư sản và đại địa chủ ở Nam Kỳ thành lập Đảng Lập hiến. Đảng này cùng nếu một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để tranh thủ quần chúng.
- Ngoài ra còn có nhóm Nam phong và nhóm Trung Bắc tân văn hoạt động ở Bắc Kì. Họ mở các cuộc vận động đòi tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do buôn bán.
b) Nhận xét về các hoạt động yêu nước của tư sản
- Về lực lượng chủ yếu là tư sản và địa chủ lớp trên
- Về mục tiêu nhằm thay đổi một số chính sách trong khuôn khổ của chế độ thuộc địa, tạo điều kiện cho tư sản Việt Nam sản xuất, kinh doanh
- Mũi nhọn đấu tranh mới nhằm vào bộ phận tư sản Hoa kiều hoặc một số công ti của tư bản Pháp, chưa dám chống lại toàn bộ nền thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Về tính chất nhìn chung, phong trào mang nặng tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ chế độ thực dân, phong kiến, nên khi được Pháp nhượng bộ cho ít quyền lợi hoặc thẳng tay đàn áp, thì họ lại đi vào con đường đầu hàng, thoi hiếp, nên nhanh chống bị phong trào quần chúng vượt qua.
Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào ? Sự chuyển biến đó có tác động gì đối với phong trào Dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1930
Trả lời
a) Sự chuyển biến giai cấp trong xã hội Việt Nam
- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai trên quy mô lớn và chính sách thống trị của thực dân Pháp, cơ cấu giai cấp cho xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến. Các giai cấp cũ của xã hội phong kiến như địa chủ và nông dân ít nhiều có biến đổi, giai cấp công nhân (ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhất) phát triển về số lượng các giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời.
Tình hình mỗi giai cấp, tầng lớp chuyển biến như sau:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hoá thành ba bộ phận: tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Một bộ phận tiểu, trung địa chủ có ý thức chống đế quốc và tay sai.
+ Giai cấp nông dân bị bần cùng hoá, mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và
địa chủ phong kiến rất gay gắt, đây là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng.
+ Giai cấp tiểu tư sản ra đời, ngày cũng tăng về số lượng, có ý thức dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sau, nhạy bén với thời cuộc. Đặc biệt là bộ phận tri thức rất tích cực tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do.
+ Giai cấp tư sản ra đời, phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc, trong đó tư sản dân tộc ít nhiều có ý thức chống đế quốc, phong kiến.
+ Giai cấp công nhân phát triển về số lượng, đến năm 1929 có 22 vạn người. Họ bị thực dân, phong kiến và tư sản áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nhanh chóng vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
b) Tác động đến phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 – 1930
Tạo ra những lực lượng mới cho phong trào dân tộc, dân chủ, đồng thời tạo cơ sở xã hội cho sự tiếp thu những hệ tư tưởng mới truyền bá vào Việt Nam, kể cả tư tưởng tư sản và tư tưởng vô sản, để làm vũ khí đấu tranh.
- Những gai cấp mới và những hệ tư tưởng mới làm cho phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam mang những tính chất mới mà các phong trào yêu nước trước kia không thể nào có được.
- Hình thành nên hai khuynh hướng khác nhau trong phong trào dân tộc khuynh hưởng tư sản và khuynh hướng vô sản. Cả hai khuynh hướng này đều vươn lên giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc. Đây là đặc điểm của phong trào dân tộc Việt Nam Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.
Câu 4 (2.0 điểm)
Trình bày chủ trương quá trình và ý nghĩa việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân 1975.

Trả lời
a) Chủ trương
- Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, trong ở mỗi miền vẫn tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước răng biệt. Nguyện vọng của nhân dân cả nước là xem có một nhà nước chung, một cơ quan quyền lực chung
- Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
b) Quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị hiệp thương chính trị giữa hai đoàn đại biểu hai miền Nam, Bắc họp tại Sài Gòn, nhất trí về chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
khoá Vụ được tiến hành trong cả nước với hơn 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra 492 đại biểu.
- Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, Quốc hội khoá VI, kì họp thứ nhất đã thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước Việt Nam thống nhất.
+ Đặt tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, Quốc ca là bài Tiến quân ca. Thủ đô là Hà Nội, Thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của đất nước,
+ Thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp. Ngày 18-12-1980, Hiến pháp mới đã được Quốc hội khoá I thông qua. Đây là bản Hiến pháp thứ ba của nước Việt Nam mới, báo Hiến pháp đầu tiên của thời kì cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
c) Ý nghĩa
Thể hiện ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc lập và xã hội chủ nghĩa.
- Tạo cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Tạo điều kiện phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước để xây dựng kinh tế phát triển văn hóa, tăng cường khả năng quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
 
Top Bottom