Sử [ĐỊA 11] Thảo luận

W

woonopro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: hãy cho biết tại sao cuộc duy tân minh trị 1868 có ý nghĩa như 1 cuộc cách mạng tư sản ? ( 2 điểm )
Câu 2: Trong cuộc duy tân minh trị thì yếu tố nào là chìa khóa quyết định sự thành công ? giải thích rõ ( 2 điểm )
Câu 3: Trình bài diễn biến chiến tranh thế giới thứ 1 ? cho biết tại sao lại gọi là chiến tranh thế giới ? Chiến tranh thế giới có ảnh hưởng gì đến tình hình Việt Nam không ( 3 điểm )
Câu 4: So sánh cải cách Nhật, Trung Quốc và Xiêm ( 1 điểm )
Câu 5: So sánh CMTS và CM XHCN ? ( 1 điểm )
Câu 6: Vì sao mĩ tham gia chiến tranh muộn ? ( 1 điểm )
 
  • Like
Reactions: Quyên Trương
E

etete

1.Cuộc duy tân Minh Trị (xảy ra ở Nhật Bản vào những năm 1860-1870) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và "thời kì Minh Trị" là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Sau năm 1868, chính quyền không ở trong tay giai cấp tư sản mà là nền chuyên chế của Nhật hoàng, ra đời trên cơ sở liên minh quý tộc - tư sản để lật đổ Shogun. Các nhà lãnh đạo mới và tầng lớp ưu tú mới của đất nước đều có nguồn gốc võ sĩ, vì thế nước Nhật mới - Đại đế quốc Nhật Bản - vẫn mang nhiều tính chất quân phiệt. Điều này giải thích tại sao Nhật Bản có nhiều hoạt động quân sự quy mô cho đến tận Thế chiến thứ hai.

Nhưng, cuộc cách mạng 1868 cũng mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự năm 1905 sau khi đánh bại hải quân hoàng gia Nga và trước đó là chiến thắng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.

Với mong muốn đuổi kịp phương Tây, giáo dục đã rất được coi trọng. Và chỉ trong vòng hai, đến ba thế hệ, nước Nhật đã từ chỗ coi trọng thân phận con người theo nguồn gốc dòng dõi, chuyển sang cất nhắc cán bộ theo trình độ giáo dục (tân học). Điều này làm cho xã hội Nhật Bản trở nên bình đẳng một cách đáng kể, thậm chí hơn cả nước Anh cùng thời. Nhưng nó cũng làm cho tính giáo điều trở thành nếp trong suy nghĩ của người Nhật.

Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế Nhật bản khiến giai cấp công nhân Nhật bản ngày càng bị bóc lột nặng nề và điều kiện làm việc ngày càng tồi tệ dẫn đến sự đấu tranh của giai cấp công nhân. Năm 1901, đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập. Tháng 7/1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.
Nói cách khác, sau khi tiến hành cải cách, nước Nhật Bản phong kiến chính thức lùi vào dĩ vãng để mở đầu cho một chương lịch sử mới: Nước Nhật quân chủ lập hiến tiến dần theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở thành đế quốc chủ nghĩa.

1: Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như mội cuộc cách mạng tư sản bởi lí do sau : + Về chính trị: Nhật hàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ lỗi thời lạc hậu, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân, ban bố quyền tự do buôn bán đi lại. + Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ sự độc quyền riêng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cóng,phục vụ giao thông liên lạc " Những cải cách này nhằm xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, xây dựng nền kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa. + Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, ngoài ra còn tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài ... " Mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội mạnh, trang bị hiện đại giống quân đội phương Tây. + Về văn hóa - giáo dục: Trong khi Trung Quốc và một số nước khác vẫn duy trì giáo dục, văn hóa, đối tượng được học hành rất hạn chế thì Nhật Bản đã thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây. => Mục đích của cải cách trên là nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu thành một nước tư bản chủ nghĩa có một nền công nghiệp phát triển hiện đại, những chính sách cải cách đi theo hướng tư bản chủ nghĩa (theo phương Tây), song người thực hiện cải cách lại là một ông vua phong kiến. Cuộc Duy Tân đã giải quyết nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản : gạt bỏ những cản trở của chế độ phong kiến. Là một cuộc cách mạng xã hội toàn diện. Vì vậy, cải cách mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, nó có ý nghĩa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

5.CMTS:
mđích:
1.xóa bỏ chế độ pk
2. đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, mở đường cho chủ nghĩa TB phát triển
3. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân;
lđạo: gcấp TS,
lực lượng: nhân dân;
kết quả ý nghĩa: làm được mục đích 1và 2
CMXHCN
mđích: đánh đổ CNTB , xóa bỏ tàn dư pk, đưa gcấp vô sản lên nắm quyền
lđạo: gc vô sản
llượng: công nhân, nông dân...
kết quả ý nghĩa: xây dựng chủ nghĩa xã hội, đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

6.Mỹ muốn làm ngư ông đắc lợi. Đầu tiên là trung lập để thu lợi nhuận từ việc bán vũ khí cho các bên tham chiến, sau đó khi thấy thế trận đã rõ ràng, các nước cũng yếu dần đi thì nhảy vào đứng về bên đang thắng thế, đánh bại bên kia để được chia phần sau khi kết thúc chiến tranh.
 
Last edited by a moderator:
W

woonopro

ĐỂ MÌNH GIẢI HẾT ĐÁP ÁN NHÁ, ĐƯA RA ĐỀ MÀ KHÔNG GHI CÂU TRẢ LỜI, SORY NHIỀU
1. Cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 đã tạo ra mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ( 0.25 đ )
- Sau cuộc cải cách, giai cấp tư sản công thương hìnht hành, kinh tế hàng hóa phát triển ( 0.25 đ )
- Minh trị tiến hành cải cách có tính chất như 1 cuộc cách mạng tư sản trong tất cả mọi mặt: Kinh tế, chính trị, xã hội
+ Lật đổ chế độ Sogun
+ Mở đường kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
+Quyền lợi thống trị thuộc về quý tộc và tư sản hóa
>>> (0.5 đ )
- Sau cải cách, Minh trị tiến hành công nghiệp hóa theo hướng tập trung công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng, nhiều công ti độc quyền hình thành (0.5 đ )
- Như vậy, cải cách Min Trị đã mở đường CNTB phát triển ở Nhật, giúp Nhật thoát khỏi số phận bị các nước phương Tây xâm lược, trở thành 1 đế quốc hùng mạnh ở Châu Á (0.5 đ )
2. Yếu tố chìa khóa trong cuộc duy tân minh trị là " Giáo dục "
- Khi được giáo dục, người dân Nhật mới đủ bản lĩnh tiếp theo nền tri thức tiến bộ của các nước phương Tây ( 1 điểm )
- Từ sau khi lĩnh ngộ được tri thức, người Nhật mới có thể thoát khỏi 1 nước Nông Nghiệp lạc hậu, trở thành 1 nước tư bản hùng mạnh, sau đó là 1 nuớc đế quốc ở Châu Á ( 1 điểm )
3. - Trình bày diễn biến: các bạn cứ ghi trong tập, tùy vào trường, giáo viên mà cách ghi khác nhau, nên minh không trình bày ý này ( 1 điểm )
- Gọi là chiến tranh thế giới vì: Chiến tranh không chỉ đơn thuần xảy ra ở 1 quốc gia, 1 khu vực mà lan rộng ra toàn thế giới. Ban đầu từ 5 nước sau đó có 38 nước nhảy vào vòng chiến. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng ngay cả những nước ở thế Trung lập. ( 1 điểm )
- Ảnh hưởng: pháp khai thác tài nguyên việt nam, bắt thanh niên việt nam chết thay. tăng cường khai thác thuộc địa ( 1 điểm )
Còn các câu sau mai mình sẽ giải

3.
* Giống nhau ( 0.25 điểm )
- Hoàn cảnh: đứng truớcc nguy cơ bị xâm lược bởi các nước phương Tây
- Mục đích: Giúp đất nước thoát khỏi số phận thuộc địa, phụ thuộc các nước phương Tây. Giúp nền kinh tế TBCN phát triển
* Khác nhau
- Hoàn cảnh: Nhật, Xiêm còn tương đối độc lập. Trung Quốc thì đã thành thuộc địa ( 0.25 )
- Lãnh đạo: Nhật, Xiêm là những người có địa vị lớn, đứng đầu đất nước, được sự ủng hộ đông đảo từ phía nhân dân còn Trung Quốc chỉ là các sỹ phu yêu nước, dù vua Quang Tự ủng hộ nhưng lực lượng quá ít ( 0.25 điểm )
- Cơ sở: Nhật, Xiêm đã có tiền đề kinh tế - văn hóa làm cơ sở nên đã thành công,, thuận lợi duy tân, còn Trung Quốc thì không có nên thất bại (0.25)
4.
CMTS CMXHCN
Mục đích (0.5): Lật đô chế độ phong kiến Lật đổ chính quyền tư sản
Lực lương(0.25): Nông dân và tầng lớp khác Nông dân và tầng lớp khác
Ý nghĩa: (0.5) Mở đường kinh tế tư bản chủ nghĩa Lập chính quyền vô sản, phát triển XHCN
phát triển
5. - Mĩ âm thầm bán vũ khí cho 2 phe để thu nhiều lợi nhuận (0.25)
- Chờ xem tình thế chiến trận để quyết địnnh nên đứng về phe nào sẽ lợi hơn (0.25)
- Lúc này phong trào phản đối chiến tranh lên cao bắt đầu lan rộng. Mĩ lo sợ phong trào sẽ lan đến Mĩ, giai cấp vô sản Mĩ sẽ chống chính quyền Tư sản nên nhanh chóng kết thúc chiến tranh. (0.5)

Đáp án đấy, các bạn xem rùi có gì cứ ghi ra mình trả lời
 
Last edited by a moderator:
M

matnarom@gmail.com

sử 10:
1. Hãy giải thích 4 phát minh kĩ thuật của Trung Quốc thời pk lại quan trọng nhất?
2. Nêu những cuộc phát kiến địa lí? Vì sao kh-kt lại quan trọng nhất?
Help me! mai mình kiểm tra rồi
 
Top Bottom