Hóa 12 Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 đề 2

The Ris

Cựu TMod Hóa
Thành viên
20 Tháng bảy 2020
925
1,304
141
20
Thái Bình
THPT Thái NInh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. Ancol etylic không phản ứng được với chất nào sau đây?

A.[imath]Na[/imath]
B. [imath]HCl[/imath]
C. [imath]NaOH[/imath]
D. [imath]O_2[/imath]

Câu 2. Cho 4,6 gam ancol etylic phản ứng hoàn toàn với [imath]Na[/imath] (dư) thu được V lít khí [imath]H_2[/imath] (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24 lít
B. 0,56 lít
C. 3,36 lít
D. 1,12 lít

Câu 3. Dãy chất nào sau đây phản ứng với dung dịch [imath]AgNO_3/NH_3[/imath]

A. [imath]HCOOH, HCHO, CH≡C-CH=CH_2[/imath]
B. [imath]CH_3CHO, HCOOH, CH_3-C≡C-CH_3[/imath]
C. [imath]C_2H_4, CH_3CHO, HCOOH[/imath]
D. [imath]CH_2≡C-CH=CH_2, HCHO, C_2H_4[/imath]

Câu 4. Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là

A. etan
B. metan
C. propan
D. butan

Câu 5. Chất nào sau đây thuộc anken?

A. [imath]CH_3-CH_3[/imath]
B. [imath]CH_2=CH_2[/imath]
C. [imath]CH_2=CH-CH=CH_2[/imath]
D. [imath]CH Ξ CH[/imath]

Câu 6. Cho các chất: metan, etilen, axetilen, buta-1,3-đien, benzen và stiren. Có bao nhiêu chất có khả năng phản ứng làm mất màu dung dịch nước brom

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 7. Ancol nào tác dụng với [imath]Cu(OH)_2[/imath] tạo dung dịch màu xanh lam?

A. metanol
B. etanol
C. glixerol
D. propan-1-ol

Câu 8. Ancol nào sau đây thuộc ancol bậc 2?

A. [imath]CH_3CH_2OH[/imath]
B. [imath]CH_3OH[/imath]
C. [imath]CH_3CH(OH)CH_3[/imath]
D. [imath]C(CH_3)_3OH[/imath]

Câu 9. Cho các chất sau: [imath]Na, NaOH, Br_2, HCl[/imath] Số chất tác dụng được với phenol là

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 10. Oxi hóa ancol nào sau đây bằng [imath]CuO[/imath] (điều kiện thích hợp) tạo sản phẩm có chất [imath]CH_3CHO[/imath]?

A. [imath]CH_3CH_2OH[/imath]
B. [imath]CH_3OH[/imath]
C. [imath]CH_3CH(OH)CH_3[/imath]
D. [imath]CH_3CH_2CH_2OH[/imath]

Câu 11. Cho các chất: [imath]HCHO, CH_3OH, CH_3CHO, CH_3COOH, C_6H_5OH, CH_3COCH_3[/imath]. Số chất trong dãy tác dụng được với [imath]Na[/imath] sinh ra [imath]H_2[/imath] là:

A. 4
B. 5
C. 3
D. 6

Câu 12. Trong phân tử ankin A, hidro chiếm 10,0% về khối lượng. Công thức phân tử của A là

A. [imath]C_2H_2[/imath]
B. [imath]C_3H_4[/imath]
C. [imath]C_4H_6[/imath]
D. [imath]C_5H_8[/imath]

Câu 13. Cho sơ đồ phản ứng sau: [imath]CH_3-C≡CH + AgNO_3/ NH_3 → X + NH_4NO_3[/imath]

X có công thức cấu tạo là?

A. [imath]CH_3-CAg≡CAg[/imath]
B. [imath]CH_3-C≡CAg[/imath]
C. [imath]AgCH_2-C≡CAg[/imath]
D. A, B, C đều có thể đúng.

Câu 14. Trùng hợp etilen, sản phẩm thu được có cấu tạo là:

A. [imath](CH_2=CH_2)_n[/imath]
B. [imath](CH2-CH2)_n[/imath]
C. [imath](CH=CH)_n[/imath]
D. [imath](CH3-CH3)_n[/imath]

Câu 15. Thực hiện phản ứng tách hiđro hợp chất [imath]CH_3-CH_2-CH_3[/imath] ta thu được hợp chất nào sau đây?

A. [imath]CH_3-CH=CH_2[/imath]
B. [imath]CH_3-CH_2-CH_2-CH_3[/imath]
C. [imath]CH_2-CH_2-CH_3[/imath]
D. [imath]CH_3-CH(CH_3)-CH_3[/imath]

Câu 16. Công thức phân tử nào phù hợp với propen?

A. [imath]C_3H_6[/imath]
B. [imath]C_5H_{12}[/imath]
C. [imath]C_5H_8[/imath]
D. [imath]C_5H_{10}[/imath]

Câu 17. Có hai dung dịch phenol và etanol riêng biệt không dãn nhãn. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt:

A. Dung dịch brom
B. Kim loại [imath]Na[/imath]
C. Dung dịch [imath]HCl[/imath]
D. Dung dịch [imath]NaCl[/imath]

Câu 18. [imath]CH_3CHO[/imath] có tính oxi hóa khi tác dụng với:

A. Dung dịch brom
B. [imath]O_2 (Mn^{2+},t^0)[/imath]
C. [imath]AgNO_3/NH_3,t^0[/imath]
D. [imath]H_2 (Ni,t^0)[/imath]

Câu 19. Hợp chất nào sau đây tác dụng được với [imath]AgNO_3/NH_3[/imath]

A. [imath]HCOOH[/imath]
B. [imath]C_2H_5OH[/imath]
C. [imath]CH_3COOH[/imath]
D. [imath]C_2H_6[/imath]

Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai anken thu được 7,2 gam [imath]H_2O[/imath] .Dẫn toàn bộ khí [imath]CO_2[/imath] sinh ra đi qua dung dịch [imath]Ca(OH)_2[/imath] dư thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 20g
B. 40g
C. 60g
D. 80g

Câu 21. Trung hòa vừa đủ 18,8 gam phenol cần dùng V lít dung dịch [imath]NaOH[/imath] 0,5M. Giá trị V là

A. 0,4
B. 2
C. 0,2
D. 4

Câu 22. Để trung hòa 8,8 gam một axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần 100ml dung dịch [imath]NaOH[/imath] 1M.Công thức phân tử của axit:

A. [imath]C_2H_4O_2[/imath]
B. [imath]C_3H_6O_2[/imath]
C. [imath]C_4H_8O_2[/imath]
D. [imath]C_5H_{10}O_2[/imath]

Câu 23. Dẫn hỗn hợp X gồm 0,224(l) đktc mỗi khí [imath]C_2H_4[/imath] và [imath]C_2H_2[/imath] vào một lọ đựng dung dịch [imath]AgNO_3[/imath] trong [imath]NH_3[/imath] dư.Sau phản ứng thu được nhóm sản phẩm là:

A. 4,8g kết tủa vàng nhạt và 0,448 lít khí là chất hữu cơ
B. 2,4g kết tủa vàng nhạt và 0,224 lít khí là chất hữu cơ
C. 1,2g kết tủa vàng nhạt và 0,112 lít khí là chất hữu cơ
D. 1,2g kết tủa vàng nhạt và 0,224 lít khí là chất hữu cơ

Câu 24. Cho 0,92gam hỗn hợp gồm [imath]C_2H_2[/imath] và [imath]CH_3CHO[/imath] tác dụng vừa đủ với [imath]AgNO_3/NH_3[/imath] thu được 5,64gam hỗn hợp rắn.Phần trăm khối lượng của [imath]C_2H_2[/imath] và [imath]CH_3CHO[/imath] tương ứng là:

A. 28,26% và 71,74%
B. 25,73% và 74,27%
C. 40% và 60%
D. Kết quả khác

Câu 25. Cho dung dịch chứa m(g) hỗn hợp gồm phenol và axit axetic tác dụng vừa đủ với nước brom thu được dung dịch X và 33,1 gam kết tủa.Trung hòa hoàn toàn dung dịch X cần vừa đủ 500ml dung dịch [imath]NaOH[/imath] 1M.Giá trị cuả m là:

A. 21,4
B. 24,8
C. 33,4
D. 39,4
 
Top Bottom