Đề hóa nâng cao_ôn thi đại học

N

nguyen_van_ba

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức Y, một ancol đơn chức Z, một este được tạo ra từ Y và Z. Khi đốt cháy hoàn toàn 6,2 g X thì thu được 0,31 mol CO2 và 0,28 mol H2O. Còn khi cho 6,2 g X phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thì thu được 0,04 mol Z. Thành phần % số mol của axit Y trong hỗn hợp X là:
A.36,72%.............B.42,86%...............C.32,15%...............D.57,14%

Bài này là một trong những bài tập cực hay về chuyên đề ancol-axit-este..................
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

Bài tập tham khảo

Hỗn hợp A gồm một axit đơn chức, một rượu đơn chức và một este tạo bởi axit và rượu đó. Đốt cháy hoàn toàn 1,55 g A thu đc 1,736 (l) CO2 và 1,26 g H20.Mặt khác khi cho 1,55 g hỗn hợp A tác dụng vừa hết với 125 ml dd NaOH 0,1 M tạo ra m(g ) muối. Sau phản ứng tổng số gam rượu thu đc là 0,74 gam và vs 0,01 mol.Tìm m?

Bài giải:​
m=1,175g. hihi.Bài này hay và rắc rối thật.Thi dh chắc ko ra đâu.
x mol RCOOH, y mol R1OH, z mol RCOOR1
bảo toàn kl và nguyên tố => n O trong A=0,03
=> 2(x+z)+y=0,03
x+z=0,0125=> y=0,005
y+z=0,01=> z=0,005,x=0,0075
Bảo toàn kl=> m muối=mA+mNaOH-mH2O-m ancol sau phản úng
=> m muối=1,175
Nếu tính tiếp => C2H3COOH , C4H9OH và C2H3COOC4H9

Bạn nguyen van ba có thể đọc bài này tham khảo để tìm ra cách giải cho bài bạn thắc mắc ở trên, thân
 
N

nguyen_van_ba

Câu 1: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức Y, một ancol đơn chức Z, một este được tạo ra từ Y và Z. Khi đốt cháy hoàn toàn 6,2 g X thì thu được 0,31 mol CO2 và 0,28 mol H2O. Còn khi cho 6,2 g X phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thì thu được 0,04 mol Z. Thành phần % số mol của axit Y trong hỗn hợp X là:
A.36,72%.............B.42,86%...............C.32,15%...............D.57,14%

Bài giải:
Gọi CT của
axit Y là RCOOH: y mol
ancol Z là R'OH: z mol
este là: x mol
nNaOH=0,05 mol
RCOOH + NaOH----> RCOONa + H2O
...y..............y....
RCOOR' + NaOH----> RCOONa + R'OH
...x..............x.................................x

\Rightarrow x+y=0,05 và x+z=0,04 (1)
Mặt khác: mX=mC(CO2) + mH(H2O) + mO
\Rightarrow 6,2=0,31.12+0,28.2+mO \Rightarrow mO=1,92 g \RightarrownO=0,12 mol
\Rightarrow 2x+2y+z=0,12 (2)
Từ (1) và (2) \Rightarrow x=0,02; y=0,03; z=0,02

Vậy %nY=42,86%\Rightarrow đáp án B
 
Last edited by a moderator:
N

nguyen_van_ba

Câu 2: Cho 1,5 gam hiđrocacbon X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 7,92 gam kết tủa vàng nhạt. Mặt khác 1,68 lít khí X (ở đktc) có thể làm mất màu được tối đa V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là:
A.0,2 l...................B. 0,25 l.................C.0,15 l...................D.0,3 l

Đây cũng là một câu tương đối hay về phần hiđrocacbon..................
 
Last edited by a moderator:
D

domtomboy

Câu 2: Cho 1,5 gam hiđrocacbon X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 7,92 gam kết tủa vàng nhạt. Mặt khác 1,68 lít khí X (ở đktc) có thể làm mất màu được tối đa V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là:
A.0,2 l...................B. 0,25 l.................C.0,15 l...................D.0,3 l
kt là CHAgCHAg
=--> vô lí
vậy kt có dạng CnH2n-3Ag
----> n= ?!?!?
:( tiếp đi bn
 
C

cacodemon1812

Câu 2: Cho 1,5 gam hiđrocacbon X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 7,92 gam kết tủa vàng nhạt. Mặt khác 1,68 lít khí X (ở đktc) có thể làm mất màu được tối đa V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là:
A.0,2 l...................B. 0,25 l.................C.0,15 l...................D.0,3 l

HC cần tìm là 1 ankin; n khí = 0.075 mol
TH1: phản ứng theo tỉ lệ 1 : 2
nCxH(y-2)Ag2 = (7.92 - 1.5)/ [(108-1)*2] = 0.03 mol
=> nCxHy = 0.03 mol => MCxHy = 1.5/0.03 = 50
=> CT là C4H2
=> nBr2 = 4*nC4H2 = 0.3 mol => V = 0.3 l

Th2: Phản ứng với tỉ lệ 1 : 1
=> nCxH(y-1)Ag = (7.92-1.5)/(108-1) = 0.06 mol
=>MCxHy = 1.5/0.06 = 25 g => loại

vậy đáp án đúng là D
 
N

nguyen_van_ba

Câu 3: Cho 14,4 gam hỗn hợp Mg, Cu, Fe có số mol bằng nhau vào 0,8 lít dung dịch H2SO4 1M (loãng). Cần phải thêm ít nhất bao nhiêu gam NaNO3 vào hỗn hợp sau phản ứng thì không còn khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra?
A.12,75 g................B.5,67 g................C.2,83 g..................D.8,50 g

Câu này thì cũng không khó lắm, mọi người hãy thử làm xem.............................
 
N

nguyen_van_ba

Câu 3: Cho 14,4 gam hỗn hợp Mg, Cu, Fe có số mol bằng nhau vào 0,8 lít dung dịch H2SO4 1M (loãng). Cần phải thêm ít nhất bao nhiêu gam NaNO3 vào hỗn hợp sau phản ứng thì không còn khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra?
A.12,75 g................B.5,67 g................C.2,83 g..................D.8,50 g

Bài giải:
nH2SO4=0,8 mol
n(H+)=1,6 mol
Gọi a là số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp
\Rightarrow a(24+64+56)=14,4 \Rightarrow a=0,1 mol

* Phản ứng với H2SO4:
Mg + H2SO4 ---> MgSO4 + H2
0,1...->...0,1
Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2
0,1...->...0,1
Sau phản ứng có:
0,1 mol FeSO4
0,1 mol Cu

* Khi cho NaNO3 vào hỗn hợp sau phản ứng:
3Fe(2+) + 4H+ + NO3- ----> 3Fe(3+) + NO + 2H2O
..0,1.......0,4/3.....0,1/3
3Cu + 8H+ + 2NO3- ----> 3Cu(2+) + 2NO + 4H2O
0,1.....0,8/3.....0,2/3
Vì H+ còn dư nên Fe2+ và Cu phản ứng hết
Vậy m(NaNO3)=(0,1/3 + 0,2/3).85=8,5 g
 
N

nguyen_van_ba

Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 7,8 gam Zn vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít NO duy nhất (ở đktc) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A.47,78 g..................B.46,88 g................C.41,3 g....................D.41,58 g

Mọi người hãy cùng làm nào.............................................
 
P

pepun.dk

Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 7,8 gam Zn vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít NO duy nhất (ở đktc) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A.47,78 g..................B.46,88 g................C.41,3 g....................D.41,58 g

Mọi người hãy cùng làm nào.............................................

[TEX]Fe{\to}Fe^{3+}+3e[/TEX]
0,1---------->0,3
[TEX]Zn{\to}Zn^{2+}+2e[/TEX]
0,12--------->0,24

[TEX]3e+N^{5+} \to N^{+2}[/TEX]
0,45<--------0,15

[TEX]8e+N^{5+} \to N^{3-}[/TEX]
0,09<-------0,01125------------------[TEX](NH_4NO_3)[/TEX]

[TEX]m=m_{Fe}+m_{Zn}+m_{NO_3^-}+m_{NH_4NO_3}=5,6+7,8+(0,3+0,12).62+0,01125.80=47,78[/TEX]
 
N

nguyen_van_ba

Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 7,8 gam Zn vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít NO duy nhất (ở đktc) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A.47,78 g..................B.46,88 g................C.41,3 g....................D.41,58 g

Bài giải:
7c7f913a23fef875b98eece13eeef32a_36069086.hoa1.bmp
 
N

nguyen_van_ba

Câu 5: Nung nóng 34,6 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và Cu trong bình kín đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ 500 ml dung dịch H2SO4 loãng 0,5M. Khối lượng Cu(NO3)2 trong X là:
A.18,8 g............B.23,5 g................C.28,2 g........D.14,1 g

Mọi người cùng làm nào............................................
 
N

nguyen_van_ba

Câu 5: Nung nóng 34,6 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và Cu trong bình kín đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ 500 ml dung dịch H2SO4 loãng 0,5M. Khối lượng Cu(NO3)2 trong X là:
A.18,8 g............B.23,5 g................C.28,2 g........D.14,1 g

Bài giải:
1baa1016e1c1bcd9e24e8c7c4adf74e3_36071645.hoa3.bmp
 
Last edited by a moderator:
N

nguyen_van_ba

Câu 6: Cho dung dịch axit axetic có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH có nồng độ 20% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Giá trị của x là:
A.15......................B.10.........................C.18,67......................D.20

Mọi người hãy cũng làm nào......câu này khá hay đấy................
 
N

nguyen_van_ba

Câu 6: Cho dung dịch axit axetic có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH có nồng độ 20% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Giá trị của x là:
A.15......................B.10.........................C.18,67......................D.20

Bài giải:
070777eb08e504960f830d6b6293df4c_36072905.hoa4.bmp
 
Last edited by a moderator:
N

nguyen_van_ba

Câu 7: Hòa tan hết 2,32 gam hỗn hợp FeO, Fe3O4, Fe2O3 (trong đó FeO, Fe2O3 có số mol bằng nhau) trong 80 ml dung dịch HCl 1M thu được dd X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được bao nhiêu gam chất không tan ?
A.16,80................B.11,48...................C.1,08.................D.12,56

Mọi người hãy cùng làm nào................................
 
D

desert_eagle_tl

Câu 7: Hòa tan hết 2,32 gam hỗn hợp FeO, Fe3O4, Fe2O3 (trong đó FeO, Fe2O3 có số mol bằng nhau) trong 80 ml dung dịch HCl 1M thu được dd X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được bao nhiêu gam chất không tan ?
A.16,80................B.11,48...................C.1,08.................D.12,56

Mọi người hãy cùng làm nào................................

Coi hh chỉ có Fe3O4 ==> mol Fe3O4 = 0,01 mol
mol HCl = 0,08
Fe3O4 + 8HCl -----------> FeCl2 + 2FeCL3 + 4H2O
0,01------0,08-------------->0,01

mol Fe2+ = 0,01
mol Cl- = 0,08
==> m = 0,01 . 108 + 0,08 . 143,5 = 12,56 gam
 
D

domtomboy

n Al = 0,2 mol
n Fe(NO3)3 = 0,15 mol
n cu(NO3)2= 0,15 mol
chất rắn: Cu( 0,15), Fe( 0,075)
m =13,8 --> D
 
Top Bottom