Văn 10 Tấm Cám

vũ thị ngọc ánh

Học sinh
Thành viên
28 Tháng chín 2017
11
2
21
20
Hòa Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người giúp em vs
Câu 1 Cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua những câu ca dao sau
1.thân em như tấm lụa đào
phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
2.thân em như giếng giữa đàng
người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
từ đó liên hệ với người phụ nữ hiện nay
Câu 2 Sau khi trở thành hoàng hậu tấm bị mẹ con nhà cám tìm cách tiêu diệt bằng những lần hóa thân cô tầm mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở về với cuộc đời đòi lại hạnh phúc của mình nêu cảm nhận về một lần hóa thân của tấm mà em ấn tượng
câu 3 Có ý kiến cho rằng cô tấm -người con riêng vượt lên vượt lên số phận
bằn sự hiểu biết của em về truyện cổ tích tấm cám hãy trình bày cảm nhận của mình về ý kiến trên
 
Last edited by a moderator:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
mọi người giúp em vs
Câu 1 Cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua những câu ca dao sau
1.thân em như tấm lụa đào
phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
2.thân em như giếng giữa đàng
người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
từ đó liên hệ với người phụ nữ hiện nay
Câu 2 Sau khi trở thành hoàng hậu tấm bị mẹ con nhà cám tìm cách tiêu diệt bằng những lần hóa thân cô tầm mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở về với cuộc đời đòi lại hạnh phúc của mình nêu cảm nhận về một lần hóa thân của tấm mà em ấn tượng
câu 3 Có ý kiến cho rằng cô tấm -người con riêng vượt lên vượt lên số phận
bằn sự hiểu biết của em về truyện cổ tích tấm cám hãy trình bày cảm nhận của mình về ý kiến trên
Câu 1:
MB: Giới thiệu các câu ca dao, hình tượng người phụ nữ
TB:
1. Khái quát hình tượng người phụ nữ xưa
- Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, là những người không có quyền quyết định chính số phận của mình. Họ luôn phải nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ, người chồng.
- Cái xã hội phong kiến bất công đã tước đi hết quyền lợi của người phụ nữ, từ quyền được mưu cầu hạnh phúc tới quyền quyết định số phận của mình
- Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đẩy người phụ nữ vào đường cùng, họ buộc phải gắng chịu những lễ giáo hà khắc, những bất công vô lí. Cho dù có bị oan cũng không có quyền lên tiếng, đòi lại sự thật
- Mặc dù vậy, người phụ nữ xưa vẫn giữ cho mình những nét đẹp đáng quý: nho nhã, đoan trang, đầy đủ nữ công gia chánh, hiếu thuận với cha mẹ, giữ trọn đạo làm mẹ, làm vợ.....
2. Thân phận người phụ nữ qua ca dao
  • Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Câu ca dao được bắt đầu với motif quen thuộc “Thân em....” và thể thơ lục bát. Hai từ “Thân em” cất lên dường như bắt đầu cho sự trải lòng của người phụ nữ, từ “em” chính là chỉ thân phận của người phụ nữ nói chung.
- “Tấm lụa đào” là tấm lụa mỏng, đẹp, óng ả. Tác giả dân gian so sánh “thân em” với “tấm lụa đào” nhằm ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, họ không chỉ đẹp ở vẻ bề ngoài mà còn trong tính cách, trong tâm hồn. Họ mỏng manh, nhẹ nhàng nhưng có đủ phẩm hạnh tốt đẹp, có thể làm được nhiều việc giống như công dụng của tấm lụa đào vậy
- Nhưng tấm lụa đào có đẹp đến mấy, có tốt đến mấy, cuối cùng nó vẫn được đặt giữa chợ- nơi ồn ào, đông đúc, nhiều người qua lại. Thân phận của họ cũng giống như tấm lụa đào đó vậy, cứ đứng mãi giữa chợ, cuối cùng về tay ai cũng không thể tự quyết định.
- Một tấm lụa đào nhỏ nhoi, mỏng manh cứ đứng lẳng lặng trong hàng quầy, chờ đợi một ai đó nhìn thấu được giá trị của nó. Nhưng trên đời này, có mấy kẻ tinh tế được như thế.
- Như vậy, qua câu ca dao, ta hiểu hơn về thân phận nổi lênh của người phụ nữ xưa, số phận chỉ biết cam chịu, nghe theo sắp xếp của người khác
  • Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
- Câu ca dao tiếp tục với motif và thể thơ quen thuộc. Vừa đọc lên, ta lại thấy được nỗi niềm mà người phụ nữ muốn gửi gắm vào đây.
- Câu ca dao này, “thân em” được ví với “giếng giữa đàng”. Giếng là nơi sinh hoạt của làng, xã
- “Người khôn” chỉ người có trí tuệ, có con mắt tinh ý, nhìn ra được giá trị của “giếng”, vì vậy mà “rửa mặt”- hành động thể hiện sự tôn trọng, yêu quý.
- “Người phàm” không chỉ nói đến những người bình thường mà còn ám chỉ những kẻ mù quáng, cậy quyền cậy thế mà chà đạp lên quyền phụ nữ, hành động “rửa chân” là hành động thể hiện sự khinh miệt, rẻ rúng
- Người phụ nữ xưa khổ vậy đấy. Họ bị cả xã hội chà đạp, gặp phải “người phàm” thì số kiếp hẩm hiu, đôi khi may mắn thì sẽ được coi trọng, sống hạnh phúc hơn những người khác một chút
3. Bình luận
- Qua cả hai câu ca dao, ta nhận ra vẻ đẹp tiềm ẩn của người phụ nữ thời xưa: họ đẹp cả vẻ bề ngoài lẫn nhân cách. Mặc cho số phận có đưa đẩy thế nào, họ vẫn cam chịu, hi sinh, nhẫn nhịn....
- Ngày nay, phụ nữ đã dần lấy được quyền lời cho mình nhưng không vì thế mà họ mất đi vẻ đẹp vốn có. Bây giờ, họ đã khẳng định được mình, đồng thời cho thấy cả vẻ đẹp khi bản thân đứng ngang hàng với nam giới
KB: Tổng kết lại vấn đề, nêu cảm nghĩ bản thân

Câu 2:
- Lần 1: Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót, chim là hoá thân của Tấm để quay trở về bên hoàng thượng
- Lần 2: Tấm hóa thành cây xoan đào. Cây xoan đào cành lá xanh tươi xòe bóng che mát cho nhà vua
- Lần 3: Tấm hoá thành khung cửi
- Lần 4: Tấm hóa thành cây thị.
Có thể chọn một trong những lần hoá thân của Tấm để nêu cảm nhận. Cần có các ý sau:
- Phân tích chi tiết
- Bàn luận:
+ Là chi tiết kì ảo
+ Thể hiện sự trường tồn của cái tốt
+ Thể hiện ước mơ về công lí, về một xã hội công bằng của nhân dân ta

Câu 3:
MB: Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện “Tấm Cám”
TB:
1. Tóm tắt câu chuyện “Tấm Cám”
2. Phân tích hình tượng cô Tấm

- Cô Tấm xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện, cô hiện lên là một người hiền lành, ngoan ngoãn, làm việc chăm chỉ. Ngược lại, Cám- đứa em khác cha khác mẹ của cô lại ngày ngày chơi bời lêu lổng. Mặc dù vậy, Tấm vẫn không kêu ca, than vãn, cố gắng làm việc
- Cho dù Tấm có ngoan hiền như vậy, mẹ con Cám vẫn ra sức chèn ép, hãm hại Tấm. Trong một lần đi mò cua bắt ốc, Cám đã lừa Tấm để được chiếc yếm đỏ. Vì buồn mà Tấm đã khóc. Và từ đây, ông bụt xuất hiện, giúp đỡ cô. Ông giúp cô có được cá bống bầu bạn, giúp cô có đồ đẹp để đi dự tiệc, giúp cô gọi chim sẻ xuống nhặt thóc
- Ý nghĩa, vai trò của ông bụt
+ Thể hiện ước mơ về công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người tốt gặp được điều thiện, mang lại tốt lành
+ Ông bụt chính là hiện thân của thần linh, giúp người dân thực hiện ước mơ về hạnh phúc ngoài đời thực
+ Đồng thời, sự xuất hiện của ông bụt giúp câu chuyện thêm phần kịch tính, hấp dẫn hơn
- Tuy nhiên, đến phần sau, ông bụt không còn xuất hiện nữa. Thay vào đó, Tấm đã tự mình hoá thân, trở về để đòi lại công bằng, quyền lợi cho bản thân (phân tích các lần hoá thân)
+ Lần 1: Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót, chim là hoá thân của Tấm để quay trở về bên hoàng thượng
+ Lần 2: Tấm hóa thành cây xoan đào. Cây xoan đào cành lá xanh tươi xòe bóng che mát cho nhà vua
+ Lần 3: Tấm hoá thành khung cửi
+ Lần 4: Tấm hóa thành cây thị.
- Ý nghĩa của những lần hoá thân:
+ Sau nhiều lần được giúp đỡ, Tấm phải trở nên kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn. Đó là ước mơ, hi vọng của nhân dân về cái tốt sẽ chiến thắng cái ác
+ Tấm bị hại 4 lần tương ứng với 4 lần hoá thân trở về. Điều đó cho thấy sức sống mãnh liệt của cái thiện, không bao giờ mất đi
+ Mỗi lần Tấm hoá thân là một ước mơ, khát vọng của nhân dân về lẽ công bằng, quyền được hạnh phúc
3. Bàn luận
- Tấm chính là tấm gương vượt khó, vươn lên khó khăn để đòi lại quyền lợi vốn có
- Có thể nói, cô Tấm chính là hiện thân của suy nghĩ tích cực, khát vọng và ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống tốt đẹp hơn
4. Liên hệ
KB: Tổng kết lại vấn đề, nêu cảm nghĩ bản thân
 
Top Bottom