đề chuyên đồng nai

V

vipboy_2009

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN TỈNH NĂM 2009
Môn thi: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC -----------------------
(Đề này có 1 trang gồm 6 câu )
Câu I:(1 điểm)
Chỉ có nước và khí cacbonic,có thể phân biệt được năm chất bột trắng sau đây hay không: NaCl ; Na2­SO4 ; Na2CO­­3 ; BaSO4,BaCO3.Nếu được hãy trình bày cách phân biệt

Câu II: (1 điểm)
Cho hỗn hợp gồm 3 oxit: Al2­O3 ; CuO ;K2O.Tiến hành các thí nghiệm sau:
-Thí nghiệm 1: Nếu cho hỗn hợp X vào nước lấy dư,khuấy kĩ thì còn 15g chất rắn không tan
-Thí nghiệm 2: Nếu cho thêm vào hỗn hợp X một lượng Al2­O3 bằng 50% lượng Al2­O3 trong X ban đầu rồi lại hoà tan vào nước lấy dư.Sau thí nghiệm còn lại 21g chất rắn không tan
-Thí nghiệm 3: Nếu cho thêm vào hỗn hợp X một lượng Al2­O3 bằng 75% lượng Al2­O3 trong X rồi lại hoà tan vào nước lấy dư.Sau thí nghiệm còn lại 25g chất rắn không tan
Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu?

Câu III: (2.75 điểm)
Hoà tan 9.96g hỗn hợp Al và Fe bằng 1.175 lít dung dịch HCl 1M lấy dư ta được dung dịch A.
Thêm 800g dung dịch NaOH 6% vào dung dịch A,lọc ấy kết tủa rửa sạch và nung ngoài không khí cho đén khối lượng không đổi thì thu được 13.65g chất rắn
a) Viết các ptpứ có thể xảy ra
b) Tính khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp đầu

Câu IV: (2 điểm)
Muối ăn NaCl bị lẫn các tạp chất là: Na2­SO4 ; MgCl2 ; MgSO4 ; CaCl2 ; CaSO4 ; Ca(HCO3)2 ; Mg(HCO3)2.Hãy trình bày phương pháp hoá học để tách riêng NaCl tinh khiết

Câu V:( 1.25 điểm)
Đốt cháy hooàn toàn 0.42g hợp chất hữu cơ A chỉ thu được CO2 và H2O.Khi dẫn toàn bộ sản phẩm và bình chứa dung dịch nước vôi trong thì khối lượng bình tăng thêm 1.86g và cóp hai gam kết tủa trắng tạo thành sau đó kết tủa từ từ tan,kết thúc pứ lượng kết tủa còn lại 1g.
Xác định CTPT của A
Biết rằng khi hoá hơi m gam A thì VA =40% V của m gam N2 (đo ở cùng điều kiện)

Câu VI: (2 điểm)
Hoà tan 43.71g hh 3 muối cacbonat,cacboant axit, clorua của một kim loại kiềm vào một thể tích dung dịch HCl (lấy dư) thu được dung dịch A và 17.6g khí B
Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:
Phần I: Cho t/d với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 68.88 g kết tủa trắng
Phần II: pứ vừa đủ với 125ml dd KOH 0.8M.Sau pứ cô cạn dd thu được 29.68g hh muối khan
a) Viết các ptpứ có thể xảy ra
b) Xác định tên kim loại kiềm
c) Tính % khối lượng mỗi muối có trong hh đầu
--------------Hết------------------
 
Last edited by a moderator:
C

cuopcan1979

Có bạn nào có đề thi HSG Hoá học 9 tỉnh thanh hoá năm học 2008-2009 cho mình xin với
 
C

cuopcan1979

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN TỈNH NĂM 2009
Môn thi: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC -----------------------

(Đề này có 1 trang gồm 6 câu )

Câu I:(1 điểm)
Chỉ có nước và khí cacbonic,có thể phân biệt được năm chất bột trắng sau đây hay không: NaCl ; Na2­SO4 ; Na2CO­­3 ; BaSO4.Nếu được hãy trình bày cách phân biệt.
Bạn ới với 4 chất này thì khong thể phân biệt được đâu. Chac phải có BaCO3 hoặc CaCO3 thì mới phân biệt được.
 
Last edited by a moderator:
P

pttd

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN TỈNH NĂM 2009
Môn thi: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC -----------------------
(Đề này có 1 trang gồm 6 câu )
Câu I:(1 điểm)
Chỉ có nước và khí cacbonic,có thể phân biệt được năm chất bột trắng sau đây hay không: NaCl ; Na2­SO4 ; Na2CO­­3 ; BaSO4.Nếu được hãy trình bày cách phân biệt

>>> Bóc tem thử 1 bài...^^!...bài này làm mãi rùi...nhưng mà tớ thích số (I) vì nó là 1 sự khởi đầu nên tớ chọn làm bài 1 naz
Bài này làm như sau:
Bài1: Lấy 1 lượng nhỏ từ mỗi chất làm mẫu thử , đánh dấu mẫu thử .
Cho nước lần lượt vào các mẫu thử :
+Mẫu thử không tan là : [TEX]BaCO_3, BaSO_4[/TEX] (nhóm A)
+ Mẫu thử tan là : [TEX]NaCl, Na_2CO_3, Na_2SO_4[/TEX] (nhóm B)
tiếp theo sục khí [TEX]CO_2[/TEX] vào các mẫu thử nhóm A:
+ kết tủa trắng tan dần(chất rắn dần tan) => [TEX]BaCO_3[/TEX], có phản ứng :
[TEX]BaCO_3+CO_2+H_2O -------> Ba(HCO_3)_2[/TEX]
+ chất rắn không tan khi sục khí [TEX]CO_2=> BaSO4[/TEX]
Dùng luôn sản phẩm [TEX]Ba(HCO_3)_2[/TEX] tác dụng lần lượt với các mẫu thử nhómB
+ Mẫu thử không có hiện tượng là NACl,
+Mẫu thử có kết tủa trắng xuất hiện là : [TEX]Na_2SO_4: Na_2CO_3[/TEX], do phản ứng:
[TEX]Ba^{2+} +{SO_4}^{ 2-} ----- > BaSO_4[/TEX] (kết tủa)
[TEX]Ba^{2+} +CO_3}^{ 2-} -------> BaCO_3[/TEX] (kết tủa)
Sau đó lại lần lựot sục khí [TEX]CO_2[/TEX] vào sản phẩm kết tủa (cách nhận biết tương tự như nhận biết [TEX]BaCO_3[/TEX] và [TEX]BaSO_4[/TEX] ở trên)
Nhận biét được BaCO_3(kết tủa tan khi sục khí [TEX]CO_2)==> [/TEX]dung dịch ban đầu là [TEX]Na_2CO_3---> [/TEX]chất rắn là [TEX]Na_2CO_3[/TEX]
nhận biết được [TEX]BaSO_4 ====> [/TEX]chất rắn ban đầu là [TEX]Na_2SO_4[/TEX]
 
N

nhok_quay_18

Câu II: (1 điểm)
Cho hỗn hợp gồm 3 oxit: Al2­O3 ; CuO ;K2O.Tiến hành các thí nghiệm sau:
-Thí nghiệm 1: Nếu cho hỗn hợp X vào nước lấy dư,khuấy kĩ thì còn 15g chất rắn không tan
-Thí nghiệm 2: Nếu cho thêm vào hỗn hợp X một lượng Al2­O3 bằng 50% lượng Al2­O3 trong X ban đầu rồi lại hoà tan vào nước lấy dư.Sau thí nghiệm còn lại 21g chất rắn không tan
-Thí nghiệm 3: Nếu cho thêm vào hỗn hợp X một lượng Al2­O3 bằng 75% lượng Al2­O3 trong X rồi lại hoà tan vào nước lấy dư.Sau thí nghiệm còn lại 25g chất rắn không tan
Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu?
Câu này giống y hệt đề thi HSG của tỉnh tớ dợt vừa rồi
mCuO= 15(g)
mAl2O3= 16(g)
mK2O= 16,6(g)
 
P

phat_tai_1993

Hoà tan 9.96g hỗn hợp Al và Fe bằng 1.175 lít dung dịch HCl 1M lấy dư ta được dung dịch A.
Thêm 800g dung dịch NaOH 6% vào dung dịch A,lọc ấy kết tủa rửa sạch và nung ngoài không khí cho đén khối lượng không đổi thì thu được 13.65g chất rắn

a) Viết các ptpứ có thể xảy ra
b) Tính khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp đầu
Gọi x, y mol lần lượt là số mol của Al và Fe trong hh: => 27x + 56y = 9,96. (*)
Số mol HCl ban đầu : nHCl bđ = 1,175. 1 =1,175 mol.
Theo pt phản ứng:
Al + 3HCl => AlCl3 + 3/2H2
1 mol 3 mol 1 mol
x mol 3x mol x mol
Fe + 2HCl => FeCl2 + H2
1 mol 2 mol 1 mol
y mol 2y mol y mol
dd A thu được gồm : AlCl3 , FeCl2, HCl dư.
=> nHCl dư = 1,175 – (3x + 2y) mol
Khối lượng NaOH bằng: (800.6)/100 = 48g => nNAOH = 48/40 = 1,2 mol
Theo các pt phản ứng:
3NaOH + AlCl3 => 3NaCl + Al(OH)3 (1*)
2NaOH + FeCl2 => 2NaCl + Fe(OH)2 (2*)
NaOH + HCl => NaCl + H2O (3*)
Tuy ko biết rõ xút có dư hay ko nhưng ta vẫn phải xét phản ứng:
NaOH + Al(OH)3 => NaAlO2 + 2H2O (4*)
Từ (3*) => nHCl dư = nNaOH (3*) = 1,175 – (3x +2y )
Trường hợp 1: xút ko đủ để hòa tan Al(OH)3:
nNaOH (1* + 2*) = 1,2 – [1,175 – (3x + 2y)] => 3x + 2y + 0,025.
Từ (1*) : nNaOH (1*) = 3nAlCl3 = 3x mol
(2*): nNaOH (2*) = 2nFeCl2 = 2y mol
=> 3x + 2y = 3x + 2y +0,025 (vô nghiệm) => loại trường hợp 1.
Vậy là NaOH đã dư và hòa tan hết Al(OH)3
Từ (4*): nNaOH (4*) = nAl(OH)3 = x mol
Vậy ta có pt: 3x + 2y + x = 3x + 2y + 0,025 => x = 0,025
Từ (*) => y = 1857/11200
Khối lượng Al :27.0,025 = 0,675 g
Khối lượng Fe: 9,96 – 0,675 = 9,285 g
Muối ăn NaCl bị lẫn các tạp chất là: Na2­SO4 ; MgCl2 ; MgSO4 ; CaCl2 ; CaSO4 ; Ca(HCO3)2 ; Mg(HCO3)2.Hãy trình bày phương pháp hoá học để tách riêng NaCl tinh khiết

+ Ngâm hh trong dd NaOH loãng dư loại được MgCl2 , MgSO4, Ca(HCO3)2 và
Mg(HCO3)2. Lọc tách kết tủa Mg(OH)2, CaCO3 và MgCO3.
hh khi này gồm: NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, Na2CO3 và NaOH dư.
+ Cô cạn dd loại NaOH dư.
+ Rót Ba(OH)2 dư vào hh trên loại Na2SO4, CaSO4 và Na2CO3. Lọc tách bỏ kết tủa BaSO4, BaCO3.
hh khi này gồm: NaCl, NaOH, Ca(OH)2 và Ba(OH)2 dư
+ Cô cạn dd loại NaOH, Ca(OH)2 và Ba(OH)2 dư
làm khô chất rắn còn lại thu được NaCl tinh khiết.
 
V

vipboy_2009

Trích phat_tai1993[/SIZE][/FONT]
+ Ngâm hh trong dd NaOH loãng dư loại được MgCl2 , MgSO4, Ca(HCO3)2 và
Mg(HCO3)2. Lọc tách kết tủa Mg(OH)2, CaCO3 và MgCO3.
hh khi này gồm: NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, Na2CO3 và NaOH dư.
+ Cô cạn dd loại NaOH dư.
+ Rót Ba(OH)2 dư vào hh trên loại Na2SO4, CaSO4 và Na2CO3. Lọc tách bỏ kết tủa BaSO4, BaCO3.
hh khi này gồm: NaCl, NaOH, Ca(OH)2 và Ba(OH)2 dư
+ Cô cạn dd loại NaOH, Ca(OH)2 và Ba(OH)2 dư
làm khô chất rắn còn lại thu được NaCl tinh khiết.[/QUOTE]


------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tai sao CaSO4 là chất ít tan,vậy thì chất ít tan này đâu có pứ với Ba(OH)2
 
T

trang14

------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tai sao CaSO4 là chất ít tan,vậy thì chất ít tan này đâu có pứ với Ba(OH)2
[TEX]CaSO_4[/TEX] là chất ít tan vì độ tan của nó nhỏ hơn 1g/100g nước.
Chất ít tan vẫn có thể tham gia P Ư trao đổi [TEX]CaSO_4[/TEX] vẫn tham gia PƯ vs [TEX]Ba(OH)_2[/TEX].
[TEX]CaSO_4 + Ba(OH)_2 ---> Ca(OH)_2 + BaSO_4[/TEX]
 
P

phat_tai_1993

Theo quy tắc phản ứng tráo đổi, muối tác dụng với bazo thì cả 2 chất đều phải tan. Tuy nhiên trường hợp của CaSO4 và Ag2SO4 là 2 trường hợp rất đặc biệt. Nếu đề bài ko nói gì thêm thì ta coi như CaSO4 tan và Ag2SO4 ko tan mặc dù thật tế chúng ít tan!
 
L

lethyhung

Câu VI: (2 điểm)
Hoà tan 43.71g hh 3 muối cacbonat,cacboant axit, clorua của một kim loại kiềm vào một thể tích dung dịch HCl (lấy dư) thu được dung dịch A và 17.6g khí B
Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:
Phần I: Cho t/d với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 68.88 g kết tủa trắng
Phần II: pứ vừa đủ với 125ml dd KOH 0.8M.Sau pứ cô cạn dd thu được 29.68g hh muối khan
a) Viết các ptpứ có thể xảy ra
b) Xác định tên kim loại kiềm
c) Tính % khối lượng mỗi muối có trong hh đầu

Gọi kim loại kiềm là M ta có các muối M2C03, MHC03, MCl
Hỗn hợp :M2C03,MHC03,MCl có số mol là a,b,c
Ta có: (2M+60)a +(M+61)b +(M +35.5)c =43,71 (1)

--Tác dụng với HCl dư ; nHCl= x (mol)
Các PTHH
M2C03 +2HCl -->2MCl +H20 + C02
a------- 2a ------2a------------ a mol
MHCO3 +HCl ->MCl + C02 +H20
b-------- b------ b----- b mol
nCO2 = a+b =0.4 (2)
-- Dd A MCl : (2a+b+c) mol
--------- HCl dư (x - (2a+b)) mol
*Phần 1: Tác dụng với AgNO3

MCl + AgNO3 ---> MNO3 + AgCl

HCl + AgN03 ---->HNO3 + AgCl
Kết tủa AgCl có số mol 1/2 [(2a+b+c)+x-(2a+b)] = 0,48 (3)

*Phần 2 (Chỉ có HCl dư t/d với KOH)
HCl +KOH ----> KCl +H20
Số mol HCl dư = nKOH = 0,125 x0,8 = 0,1
--> 1/2 [x-(2a+b)] =0,1 = > Thay vào (3) =>(2a+b+c)= 0,76 mol (4)
Muối khan: mMCl ko p.ư : 1/2 (2a+b+c) = 0,38 mol
---------------m KCl tạo thành: 0,1 mol
Ta có: (M+35,5).0,38 + 74,5.0,1= 29,68 (5)
Giải (5) được M = 23 = > M là kim loại Natri (Na)
*Phần trăm k.lg mỗi muối trong hỗn hợp đầu
Giải (1), (2), (4) được a= 0,3 ; b= 0,1 ; c=0,06
%m Na2CO3 = 72,75%
%m NaHCO3 = 19,22%
%m NaCl = 8,03%
 
Top Bottom