

Dẫu biết rằng trong mỗi câu truyện cổ tích, nhân dân luôn gửi vào đó những khát vọng công lý, dựa trên những hình tượng nhân vật mà phản ánh lên sự nghiệt ngã, xấu xa của xã hội nhưng khi đọc truyện Tấm Cám, tuy biết rằng cái thiện chắc chắn sẽ chiến thắng cái ác nhưng số phận của nàng Tấm để lại trong em nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ hơn cả: vừa xót thương, lại vừa yêu mến, cảm phục. (1). Tấm sinh ra đã là cô bé mồ côi, sống trong cảnh “dì ghẻ-con chồng”, sống một cuộc đời cơ cực “hằng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc."(2). Chưa dừng lại ở đó, Tấm bị Cám lừa “trút hết tép vào giỏ rồi ba chân bốn cẳng về trước” nhưng Tấm chỉ có thể nhẫn nhịn mà “bưng mặt khóc hu hu” và bỏ qua không một lời oán trách.(3) Phần thưởng cái yếm đào bị mất, Tấm khóc không chỉ vì bị mất phần thưởng mà còn khóc bởi một chút tình cảm, hơi ấm gia đình, sự công bằng cũng bị cướp mất đi(4). Đau lòng thay, ngay cả người bạn tinh thần của nàng- cá bống cũng bị mẹ con dì ghẻ bắt đi làm thịt(5). Số phận nàng Tấm vô cùng bất hạnh, bị tước đoạt mọi quyền lợi, tước đoạt hết cả vật chất lẫn tinh thần(6). Sự nhẫn nhịn, chịu đựng của nàng khiến em cảm thấy xót xa nhưng cũng đầy bất bình trước sự yếu đuối của nàng(6). Thân phận con ghẻ, tiếng khóc đầy tủi hờn, tội nghiệp vang lên sau những lần bị ức hiếp như là minh chứng cho sự bất hạnh tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt của cuộc đời cô Tấm khiến em vô cùng thương cảm và càng thêm yêu thương con người nhỏ bé này hơn(7). Phải chăng tiếng khóc của Tấm không chỉ là tiếng khóc của sự uất ức mà còn là tiếng khóc than của nhân dân, của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội vốn xem trọng tiền bạc và quyền lực này được gửi gắm vào nhân vật Tấm?(8) Nhờ sự giúp đỡ của ông Bụt, của con cá bống, con gà và chim sẻ, Tấm trở thành hoàng hậu, trở thành minh chứng cho triết ký sống “ở hiền gặp lành” của ông bà ta nhưng đó chỉ là mở đầu của cuộc hành trình quyết liệt giành lấy sự sống và hạnh phúc của nàng(9). Những lần Tấm bị mẹ con Cám hãm hại: trèo cau bị hại, té chết, biến thành con chim hoàng oanh, hoàng anh bị làm thịt mọc thành cây xoan đào, cây bị chặt lại hóa thành khung cửi, khung cửi bị đốt hóa thành quả thị trước khi trở lại làm người (10). Cuộc đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng ấy được thể hiện qua chi tiết chim hoàng anh vạch mặt Cám “Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, rách áo chồng tao” đến nguyền rủa, đe dọa “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra” cũng là minh chứng cho việc nàng không khoan nhượng (11). Chính sự không khuất phục, quyết liệt ấy lại càng khiến em thêm đau lòng cho Tấm khi nàng phải đấu tranh để giành lấy những thứ vốn phải thuộc về nàng nhưng chính sự hóa thân kiên cường ấy làm em càng thêm khâm phục và ngưỡng mộ nàng hơn(12). Cuộc chiến đấu giữa Tấm và mẹ con Cám tuy gian nan, chông gai nhưng cuối cùng, Tấm đã chiến thắng.(13) Đây chính là chiến thắng tất yếu của cái thiện, một bức tranh hoàn mỹ dành cho cô Tấm- đại diện cho cái thiện chiến thắng cái ác.(14) Qua hình ảnh cô Tấm, em càng hiểu rõ hơn về những sự tủi nhục, bất công và khát vọng công lí về xã hội lý tưởng của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội xưa và càng thêm tin tưởng rằng chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu(15)
Mọi người góp ý giúp em với ạ, đây là bài biểu cảm về số phận của Tấm mà em không biết thế này đã ổn chưa. Cảm phiển mọi người tốn ít thời gian góp ý giúp em với, em cảm ơn ạ.
Mọi người góp ý giúp em với ạ, đây là bài biểu cảm về số phận của Tấm mà em không biết thế này đã ổn chưa. Cảm phiển mọi người tốn ít thời gian góp ý giúp em với, em cảm ơn ạ.