Sử DẤU ẤN NGUYỄN THỊ BÌNH TRONG “KỲ TÍCH NGOẠI GIAO VIỆT NAM"

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cách đây 46 năm, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết tại Paris ngày 27/1/1973 giữa bốn bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa. Nhân dịp này, chúng tôi muốn nhắc đến một người phụ nữ, có tầm vóc và ảnh hưởng đến Hội nghị Paris. Bà là Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người được biết đến là một trong những nhân vật chủ chốt của Hội nghị Paris năm 1973. Bà từng chia sẻ: “Hội nghị Paris mang lại rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong đàm phán ngoại giao. Kinh nghiệm là phải biết đánh giá tình hình, ta và địch như thế nào. Thứ hai là phải biết chớp thời cơ. Thứ ba là phải có sách lược khôn ngoan”
Trong suốt gần 5 năm diễn ra cuộc đàm phán ở Hội nghị Pari (từ 1968 – 1973) ngoài tên tuổi của những nhà ngoại giao tầm cỡ như Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, thì bà Nguyễn Thị Bình – nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam, trưởng đoàn đàm phán Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam) tại Hội nghị Pari năm ấy vẫn được nhân dân Việt Nam và thế giới nhắc đến với lòng ngưỡng mộ về một người phụ nữ xinh đẹp, thông minh và đầy bản lĩnh
Suốt gần 5 năm diễn ra cuộc đàm phán ở Paris, báo giới phương Tây đã rất ấn tượng với hình ảnh “madame Bình”. Họ ấn tượng không chỉ bởi trước mắt họ là hình ảnh một người phụ nữ nhỏ nhắn đến từ vùng đất đầy khói lửa chiến tranh nhưng lại có phong cách giao tiếp lịch lãm, sang trọng, nét mặt và nụ cười luôn cởi mở, thân thiện, mà họ còn rất ấn tượng bởi những lời phát biểu đầy thuyết phục, thông minh, lúc rắn rỏi, khi ví von dí dỏm khiến cho thế giới phải nể trọng. Bà tham dự các cuộc họp báo, các hội nghị quốc tế, trả lời phỏng vấn với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao, đi khắp nơi trên thế giới tuyên truyền, vận động, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho sự nghiệp đấu tranh vì chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Trong những năm tháng tiến hành đàm phán, ngoài đấu tranh trực tiếp trên bàn đàm phán, bà Nguyễn Thị Bình còn tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, các đoàn thể, các cá nhân thuộc các đoàn thể ở Mỹ, các nước phương Tây và các nước xã hội chủ nghĩa khác bằng cách tuyên truyền, vận động qua báo chí và gặp gỡ trực tiếp. Bà là người trực tiếp phát biểu tại nhiều cuộc họp báo và trả lời phỏng vấn nhiều nhà báo quốc tế
Đối với bà Nguyễn Thị Bình và những người tham gia đàm phán năm ấy, ngày ký kết Hiệp định Paris có lẽ là một ngày đáng nhớ nhất trong đời. Bà chia sẻ: “Khi đặt bút ký vào bản Hiệp định Paris, tôi vô cùng xúc động, nghĩ đến những đồng bào, đồng chí, đến bạn bè ở cả hai miền Nam, Bắc, nghĩ đến những người đã ngã xuống không còn có thể biết được sự kiện trọng đại này, tôi bỗng trào nước mắt. Đó có lẽ là kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời ngoại giao của tôi. Vai trò và sự đóng góp của vị "sứ giả hoà bình" Nguyễn Thị Bình là một biểu tượng sáng giá của Việt Nam ở những nǎm cuối thế kỷ XX.

inbound1238786066277866957.jpg
Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình tại lễ ký hiệp định Paris

Nguồn: bảo tàng lịch sử quốc gia vietnam
 
Top Bottom